Giáo án Vật lý lớp 6A tiết 30: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Tiết 30: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

A- Mục tiêu

- Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc tốc độ bay hơi vào nhiệt, gió và thoáng. Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố tác động cùng một lúc. Tìm được thí dụ thực tế.

- Vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt độ và mặt thoáng lên tốc độ bay hơi.

- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.

B- Chuẩn bị

- Mỗi HS: 1 giá thí nghiệm, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 đèn cồn, 2 đĩa nhôm nhỏ, 1 cốc nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 6A tiết 30: Sự bay hơi và sự ngưng tụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 30: Sự bay hơi và sự ngưng tụ A- Mục tiêu - Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc tốc độ bay hơi vào nhiệt, gió và thoáng. Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố tác động cùng một lúc. Tìm được thí dụ thực tế. - Vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt độ và mặt thoáng lên tốc độ bay hơi. - Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm. B- Chuẩn bị - Mỗi HS: 1 giá thí nghiệm, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 đèn cồn, 2 đĩa nhôm nhỏ, 1 cốc nước. C- Tổ chức hoạt động dạy học I- Tổ chức Lớp: II- Kiểm tra HS1: Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy và sự đông đặc? HS2: Chữa bài tập 24-25.3 và 24-25.5 (SBT) III- Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(5ph) - GV dùng khăn ướt lau lên bảng, yêu cầu HS quan sát và hỏi: Nước đã biến đi đâu mất? - GV: Đó cũng chính là nguyên nhân nước mưa trên mặt đường nhựa biến mất (H26.1/ SGK) - GV nhắc lại : nước và mọi chất lỏng đều có thể tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí và cũng có thể chuyển hoá từ thể này sang thể khác. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự chuyển thể của chất từ thể lỏng sang thể hơi. - Yêu cầu HS tìm ví dụ và ghi vào vở một ví dụ về sự bay hơi của một chất (khác nước) - GV rút ra kết luận HĐ2: Quan sát hiện tượng bay hơi và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi (8ph) - GV hướng dẫn HS quan sát H26.2 để rút ra nhận xét. Yêu cầu HS phải mô tả lại hiện tượng trong hình, so sánh hình A1 với hình A2, B1 và B2, C1 và C2. Yêu cầu HS phải dùng các thuật ngữ “tốc độ bay hơi”, “nhiệt độ”, “gió”, “mặt thoáng” để mô tả và so sánh các hiện tượng trong hình vẽ. - Yêu cầu HS hoàn thành câu C4 - Tổ chức thảo luận để thống nhất câu trả lời. HĐ3: Thí nghiệm kiểm tra dự đoán (18ph) - GV: Tốc độ bay hơi của chất chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố, ta chỉ có thể kiểm tra tác động của từng yếu tố một, giữ nguyên 2 yếu tố còn lại. - Muốn kiểm tra yếu tố nhiệt độ phải làm thí nghiệm như thế nào (dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm)? - Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau? - Tại sao phải đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió? - Tại sao chỉ hơ nóng một đĩa? - GV hướng dẫn và theo dõi HS làm thí nghiệm. Yêu cầu HS thảo luận về kết quả thí nghiệm và rút ra được kết luận: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ HĐ4: Vạch kế hoạch thí nghiệm kiểm tra tác động của gió và mặt thoáng (3ph) - Hướng dẫn HS về nhà vạch kế hoạch kiểm tra tác động của gió và mặt thoáng - HS suy nghĩ, nêu nguyên nhân nước biến thành hơi bay đi. - Ghi đầu bài I- Sự bay hơi 1- Ví dụ về sự bay hơi - HS ghi ví dụ vào vở và nêu trước lớp - Nhận xét: Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi 2- Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào? a) Quan sát hiện tượng - HS quan sát tranh vẽ, mô tả hiện tượng xảy ra - Trả lời các câu hỏi C1, C2, C3. b) Nhận xét - Nêu nhận xét theo hướng dẫn của GV: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng - Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu C4. Thảo luận để thống nhất câu trả lời. C4: + Nhiệt độ càng cao (thấp) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ) + Gió càng mạnh (yếu) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ) + Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn (nhỏ) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ) c) Thí nghiệm kiểm tra - HS thảo luận và đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra: dụng cụ và cách tiến hành. C5: Lấy 2 đĩa nhôm có diện tích lòng đĩa như nhau để diện tích mặt thoáng của nước ở hai đĩa như nhau C6: Đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió để loại trừ tác động của gió C7: Chỉ hơ nóng một đĩa để kiểm tra tác động của nhiệt độ - HS lắp thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Thảo luận về kết quả thí nghiệm và kết luận. C8: Nước ở đĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng. - HS tiến hành hoạt động ở nhà (có thể tiến hành theo nhóm) IV- Củng cố - GV khắc sâu những kiến thức cơ bản (phần ghi nhớ) - Yêu cầu HS trả lời và thảo luận câu C9, C10 C9: Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn C10: Nắng nóng và có gió V- Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 26-27.1, 26-27.2 (SBT) - Đọc trước bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ(tiếp theo) ************************

File đính kèm:

  • docTiet 30(6).doc
Giáo án liên quan