Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt và thép – Nam châm điện

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

- Mô tả được thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt và thép.

- Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện.

- Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật

II. CHUẨN BỊ:

* / Mỗi nhóm học sinh:

- 01 ống dây. - 01 la bàn.

- 01 nguồn điện. - 01 ampe kế.

- 01 khoá. - 04 dây nối điện.

- 01 lõi sắt. - Một ít đinh sắt.

* / Giáo viên: Một bộ thí nghiệm như của một nhóm học sinh có thêm lõi thép, màn hình, đèn chiếu, máy tính.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 - Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt và thép – Nam châm điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 – Tiết 27: Bài 25: SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT VÀ THÉP – NAM CHÂM ĐIỆN I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Mô tả được thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt và thép. - Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện. - Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật II. CHUẨN BỊ: * / Mỗi nhóm học sinh: - 01 ống dây. - 01 la bàn. - 01 nguồn điện. - 01 ampe kế. - 01 khoá. - 04 dây nối điện. - 01 lõi sắt. - Một ít đinh sắt. * / Giáo viên: Một bộ thí nghiệm như của một nhóm học sinh có thêm lõi thép, màn hình, đèn chiếu, máy tính. III. KIỂM TRA BÀI CŨ: 1. Điền từ hoặc cụm từ đúng vào chỗ trống: - Phần từ phổ ở bên ngoài có dòng điện chạy qua rất giống phần từ phổ ở bên ngoài . - Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của .. trong lòng ống dây. 2. Học sinh trả lời lại câu C4, C5, C6 trang 67 sách giáo khoa bằng hình vẽ. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Đặt vấn đề. - Có một ôtô hỏng giữa đường, các em có biện pháp nào để đưa ôtô đó về nơi sửa xe không? - Để có thể hút được cả xe ôtô, ta phải dùng loại nam châm đặc biệt là nam châm điện. Vậy nam châm điện được cấu tạo như thế nào và có tác dụng ra sao. Ta tìm hiểu ở bài 25. * Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt và thép. - Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp ráp dụng cụ thí nghiệm. Cần lưu ý các quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm. - Quan sát hướng của la bàn. - Sau khi đóng mạch điện, nhận xét về hướng chỉ của la bàn. - Cho lõi sắt vào ống dây, đóng mạch điện. Cho học sinh nhận xét về hướng của nam châm. So sánh góc lệch của hai trường hợp. - Giáo viên làm thí nghiệm cho học sinh quan sát. Thay lõi sắt bằng lõi thép. - Nhận xét và so sánh tác dụng từ của ống dây khi có lõi sắt và khi có lõi thép nếu không còn dòng điện đi qua ống dây. - Cho học sinh đọc câu C1 trả lời, ghi bài. - Cho học sinh quan sát kết luận của phần I. - Ngoài sắt, thép, ta còn có các vật liệu nào có từ tính? Khi đặt trong từ trường, có gì xảy ra với chúng? Vậy các em có câu kết luận như thế nào? - Sau khi đã bị nhiễm từ, giữa sắt non và thép chất nào còn giữ được từ tính lâu dài? - Giáo viên chỉnh sửa câu trả lời của học sinh và cho ghi bài. * / Hoạt động 3: Tìm hiểu nam châm điện. - Dựa vào sự mất từ tính của ống dây có lõi sắt, người ta chế tạo ra nam châm điện. Vậy nam châm điện được cấu tạo ra sao và tác dụng của chúng phụ thuộc vào các yếu tố nào? - Cho học sinh xem hình 25.3, đọc câu C2 và trả lời. (chỉ lưu ý các con số 0, 1000, 500). Khi thay đổi số vòng dây thì đại lượng nào thay đổi? - Yêu cầu học sinh ghi bài. - Cho học sinh xem hình 25.4, đọc câu C3 và trả lời. (lưu ý học sinh so sánh theo từng nhóm ống dây có liên quan theo đề bài, và chú ý chỉ so sánh 1 đại lượng n hoặc I). - Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách nào? * / Hoạt động 4: Củng cố kiến thức về khả năng nhiễm từ của sắt, thép. Vận dụng vào thực tế. - Yêu cầu học sinh lần lượt đọc và trả lời các câu C4, C5, C6. - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chỉnh sửa, giải thích thêm và cho học sinh ghi bài. - Học sinh trả lời theo sự hiểu biết của bản thân. - Các nhóm lắp ráp mạch điện và tiến hành làm thí nghiệm. - Các nhóm thảo luận và nêu nhận xét. - La bàn chỉ theo hướng nam bắc. - La bàn không còn chỉ theo hướng nam bắc. - Kim la bàn lệch khỏi hướng nam bắc một góc nhiều hơn trường hợp không có lõi sắt. - Học sinh quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. - Khi không còn dòng điện đi qua, ống dây có lõi sắt mất hết từ tính còn ống dây có lõi thép vẫn còn từ tính. - Học sinh đoc lại câu C1 và trả lời, ghi bài. - Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ - Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài. - Học sinh ghi bài. - Học sinh đọc câu C2 và trả lời. Các con số đó là số vòng dây (n) tương ứng của từng cuộn dây và làm thay đổi cường độ dòng điện. - Học sinh ghi bài. - Học sinh đọc câu C3 và trả lời. b mạnh hơn a, d mạnh hơn c, e mạnh hơn b và d. - Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây. - Học sinh lần lượt đọc và trả lời các câu C4, C5, C6. - Học sinh ghi bài. V. CỦNG CỐ: - Sau khi sắt non và thép đã bị nhiễm từ, chất nào còn giữ được từ tính. - Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách nào? VI. DẶN DÒ: - Xem trước nội dung bài 26: Ứng dụng của nam châm. - BTVN: 25.1 à 25.4 (SBT).

File đính kèm:

  • docbai 25.doc