Tiết 22: NAM CHÂM VĨNH CỬU
A- MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
-Mô tả được từ tính cửa nam châm.
-Biết cách xác định câc cực từ Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu.
-Biết được các cực từ loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.
-Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.
2- Kỹ năng:
-Xác định cực của nam châm.
-Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng.
3- Thái độ: Yêu thích môn học, trung thực, có ý thức thu thập thông tin.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 22: Nam châm vĩnh cửu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2011
Ngày dạy: 04/11/2011
Tiết 22: NAM CHÂM VĨNH CỬU
A- MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
Mô tả được từ tính cửa nam châm.
Biết cách xác định câc cực từ Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu.
Biết được các cực từ loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.
Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.
2- Kỹ năng:
Xác định cực của nam châm.
Giải thích được hoạt động của la bàn, biết sử dụng la bàn để xác định phương hướng.
3- Thái độ: Yêu thích môn học, trung thực, có ý thức thu thập thông tin.
B- CHUẨN BỊ:
- 2 thanh nam châm thẳng, trong đó có một thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực.
- Một ít vụn sắt trộn lẫn trong vụn gỗ, nhôm, đồng, nhựa xốp.
- 1 la bàn.
- 1 giá thí nghiệm và một sợi dây để treo tranh nam châm.
C - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Bài mới:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 (7 ph) Giới thiệu mục tiêu chương II – Tổ chức tình huống học tập
Yêu cầu 1 hs đọc mục tiêu chương II (trang 57-sgk).
ĐVĐ: chúng ta đã được biết nam châm vĩnh cửu ở lớp 5 và lớp 7. Vậy nam châm vĩnh cửu có những loại nào? Chúng tương tác với nhau ra sao? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
- Hs đọc mục tiêu chương II. Điện từ học.
Hoạt động 2 (10 phút) Nhớ lại kiến thức ở lớp 5, lớp 7 về từ tính của nam châm
- Gv tổ chức Hs nhớ lại kiến thức cũ
- Gv hướng dẫn Hs thảo luận để đưa ra phương án đúng.
- Yêu cầu Hs tiến hành thí nghiệm câu C1.
- Yêu cầu Hs báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Gv nhấn mạnh: Nam châm có tính hút các vật liệu từ.
Hs nhớ lại kiến thúc cũ, trả lời câu hỏi.
Hs tham gia thảo luận dưới sự chỉ đạo của Gv.
Hs tiếân hành thí nghiệm câu C1.
Hs báo cáo kết quả thí nghiệm.
Hs nắm thông tin từ Gv cung cấp.
Hoạt động 3 (12 phút) Phát hiện thêm tính chất của nam châm
Gv:Yêu cầu Hs đọc SGK để nắm vững yêu cầu của câu C2, yêu cầu Hs nhắc lại nhiệm vụ.
Giao dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, nhắc Hs theo dõi để rút ra kết luận.
Yêu cầu Hs thảo luận về kết luận.
Gọi hs đọc phần thông báo SGK để Hs ghi vở.
Gọi Hs liên liên hệ vật thật chủ ra các cực từ của nam châm
Hs đọc SGK, triển khai câu C2.
Hs nhận dụng cụ thí nghiệm, tiến hành C2.
Hs thảo luận kết luận.
Hs đọc SGK thông tin thông báo.
Hs liên hệ vật thật để trả lời các cực từ của nam châm..
Hoạt động 4 (7 phút) Tìm hiểu tương tác giữa hai nam châm
- Yêu cầu hs dựa vào hình vẽ 21.3 SGK và các yêu cầu ghi trong câu C3, C4 làm thí nghiệm theo nhóm.
Huớng dẫn Hs thảo luận câu C3, C4 qua kết quả thí nghiệm.
Gọi 1 Hs nêu kết luận về tương tác giữa hai nam châm qua thí nghiệm. Yêu cầu hs ghi vở.
Hs làm thí nghiệm thneo nhóm để trả lời câu hỏi C3, C4.
Hs tham gia thảo luận trên lớp câu C3, C4.
Kết luận: Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.
Hoạt động 5 (8 phút) Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà
- Gv yêu cầu cá nhân hoàn thành câu C5, C6.
Gv yêu cầu Hs thảo luận câu C7, C8
Yêu cầu Hs đọc phần “Có thể em chưa biết”
Học bài và làm bài tập bài 19(SBT).
Cá nhân hoàn thành câu C5, C6..
Hs thảo luận câu C7, C8.
Hs đọc phần “Có thể em chưa biết”
Hs lưu ý đến những dặn dò của Gv.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- TIET 229.doc