Giáo án Vĩnh biệt cửu trùng đài trích kịch “ vũ như tô ” Nguyễn Huy Tưởng

Giúp học sinh:

1.- Về kiến thức:

- Nắm được xung đột kịch, mâu thuẫn thứ hai của đoạn trích: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý muôn đời và lợi ích trực tiếp thiết thực của nhân dân.

- Phân tích được diễn biến tâm trạng bi kịch của Vũ Như Tô, rút ra đặc điểm tính cách và ý nghĩa nhân vật.

- Thấy được quan điểm nhân dân của Nguyễn Huy Tưởng, thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng của tác giả đối với những nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng lớn nhưng lại lâm vào mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội tạo điều kiện để thực hiện khát vọng ấy.

- Nắm được nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch qua đoạn trích.

2.- Về kỹ năng:

- Kỹ năng phân tích nhân vật kịch.

3.- Về giáo dục:

- Giúp học sinh có thái độ cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô và trân trọng tài năng cuả người nghệ sĩ nhiều tâm huyết.

- Nắm được ý nghĩa lịch sử, bài học lịch sử từ bi kịch của Vũ Như Tô.

II.- PHƯƠNG TIỆN, CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

1.- Chuẩn bị:

- Giáo viên:

+ Máy chiếu qua đầu.

+ Xem trọn vẹn vở kịch Vũ Như Tô.

+ Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.

- Học sinh:

+ Đọc kỹ đoạn trích.

+ Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa, chú ý nhân vật Vũ Như Tô.

2.- Phương pháp:

- Đàm thoại – phát vấn, gợi mở – nêu vấn đề khơi gợi phát huy khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh.

- Xác định trọng tâm bài học: Tam trạng và bi kịch của Vũ Như Tô.

III.- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP: 01 PHÚT.

2.- KIỂM TRA BÀI CŨ : 05 PHÚT.

- Câu hỏi: Em hãy trình bày mâu thuẫn giữa đời sỗng xa hoa của hôn quân bạo chúa cùng vây cánh của nó và cuộc sỗng lầm than của nhân dân.

3.- BÀI MỚI: 39 PHÚT.

* Giới thiệu bài mới: ở tiết trước, các em đã tìm hiểu nội dung vở kịch Vũ Như Tô, trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài cùng xung đột thứ nhất của vở kịch. Vậy phải chăng trong đoạn trích, Nguyễn Huy Tưởng chỉ đặt vấn đề mâu thuẫn giữa hôn quân bạo chúa ăn chơi truỵ lạc và đời sống lầm than của nhân dân? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu đoạn trích này để xem ông còn đưa ta đến những khám phá nào khác .

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7533 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vĩnh biệt cửu trùng đài trích kịch “ vũ như tô ” Nguyễn Huy Tưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/12/2008 Ngày giảng: 10/12/2008 Tiết: 62. Đọc văn: Vĩnh biệt cửu trùng đài Trích kịch “ Vũ Như Tô ” Nguyễn Huy Tưởng I.- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1.- Về kiến thức: - Nắm được xung đột kịch, mâu thuẫn thứ hai của đoạn trích: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý muôn đời và lợi ích trực tiếp thiết thực của nhân dân. - Phân tích được diễn biến tâm trạng bi kịch của Vũ Như Tô, rút ra đặc điểm tính cách và ý nghĩa nhân vật. - Thấy được quan điểm nhân dân của Nguyễn Huy Tưởng, thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng của tác giả đối với những nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng lớn nhưng lại lâm vào mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội tạo điều kiện để thực hiện khát vọng ấy. - Nắm được nghệ thuật xây dựng nhân vật kịch qua đoạn trích. 2.- Về kỹ năng: - Kỹ năng phân tích nhân vật kịch. 3.- Về giáo dục: - Giúp học sinh có thái độ cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô và trân trọng tài năng cuả người nghệ sĩ nhiều tâm huyết. - Nắm được ý nghĩa lịch sử, bài học lịch sử từ bi kịch của Vũ Như Tô. II.- phương tiện, cách thức tiến hành: 1.- Chuẩn bị: - Giáo viên: + máy chiếu qua đầu. + Xem trọn vẹn vở kịch Vũ Như Tô. + Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng. - Học sinh: + Đọc kỹ đoạn trích. + Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa, chú ý nhân vật Vũ Như Tô. 2.- Phương pháp: - Đàm thoại – phát vấn, gợi mở – nêu vấn đề khơi gợi phát huy khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh. - Xác định trọng tâm bài học: Tam trạng và bi kịch của Vũ Như Tô. III.- Tiến trình dạy học: 1.- ổn định tổ chức lớp: 01 phút. 2.- Kiểm tra bài cũ : 05 phút. - Câu hỏi: Em hãy trình bày mâu thuẫn giữa đời sỗng xa hoa của hôn quân bạo chúa cùng vây cánh của nó và cuộc sỗng lầm than của nhân dân. 3.- Bài mới: 39 phút. * Giới thiệu bài mới: ở tiết trước, các em đã tìm hiểu nội dung vở kịch Vũ Như Tô, trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài cùng xung đột thứ nhất của vở kịch. Vậy phải chăng trong đoạn trích, Nguyễn Huy Tưởng chỉ đặt vấn đề mâu thuẫn giữa hôn quân bạo chúa ăn chơi truỵ lạc và đời sống lầm than của nhân dân? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu đoạn trích này để xem ông còn đưa ta đến những khám phá nào khác . Hoạt động của giáo viên ( GV ) và học sinh ( HS Thời gian Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mâu thuẫn 2 của đoạn trích: + GV gợi mở: hãy tìm và liệt kê những lời thoại trong đoạn trích thể hiện thái độ của Vũ Như Tô với Cửu Trùng Đài và thái độ của nhân dân với Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài. + HS tìm dẫn chứng + GV chiếu bảng liệt kê, nhận xét bổ xung( Slide2). + GV phát vấn: Vậy thái độ của Vũ Như Tô và nhân dân với Cửu Trùng đài có sự khác biệt như thế nào?. Từ đó đoạn trích đã thể hiện mâu thuẫn nào của vở kịch?. + HS suy nghĩ và trả lời. + GV tổng kết và chiếu bảng nhận xét( Slide 2). - GV phát vấn: Từ mối quan hệ giữa nhân dân và người nghệ sĩ em hay cho biết nguyên nhân vì sao có mâu thuẫn này?. - HS suy nghĩ trả lời, GV khái quát và chiếu nhận xét. - GV phát vấn: Vâỵ trong hồi 5, mâu thuẫn được giải quyết như thế nào?. Vũ Như Tô có tội hay không có tội, Vũ Như Tô đúng hay những kẻ giết ông đúng, tác giả trả lời câu hỏi nầy như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời. GV chiếu tổng kết. - GV phát vấn: Từ mâu thuẫn trên mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống được biểu hiện như thế nào? ý nghĩa của mâu thuẫn? - HS suy nghĩ và trả lời, GV khái quát và chiếu l ên máy( Slide 3) Hoạt động 2: Tìm hiểu tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô. GV phát vấn: Dựa vào đoạn phim, đoạn trích, anh(chị ) hãy nêu hoàn cảnh (Khách quan, chủ quan) mà Vũ Như Tô gặp phải trong tình huống này? Nhận xét. HS quan sát, trả lời, GV củng cố lại. chiếu Slide 4. GV chia HS làm 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 5 phút : yêu cầu: + Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh và phản ứng của Vũ Như Tô (qua lời thoại) trong lớp 1. + Nhóm 2: Nêu hoàn cảnh và phản ứng của Vũ Như Tô (qua lời thoại) trong lớp 2, 3. + Nhóm 3: Nêu hoàn cảnh và phản ứng của Vũ Như Tô (qua lời thoại) lớp 4. + Nhóm 4: Nêu hoàn cảnh và phản ứng của Vũ Như Tô (qua lời thoại) 5,6,7,8. + Nhóm 5: Nêu hoàn cảnh và phản ứng của Vũ Như Tô (qua lời thoại) trong lớp 9. Két hợp với câu trả lời của HS chiếu lên máy( Slide 5). GV phát vấn: + Từ những dẫn chứng vừa tìm được, anh( chị) hãy cho biết tâm trạng của Vũ Như Tô trong 8 lớp Kịch đầu? ( gợi ý: Vũ có tin mình có tội không, thái độ của Vũ với Cửu Trùng Đài?) HS suy nghĩ, thảo luận theo bàn và trả lời. GV nhận xét , tổng kết, chiếu lên máy (Slide 5 ). - GV chiếu đoạn phim trích lớp 9 của vở kịch Vu Như Tô GV phát vấn: Tâm trạng của Vũ Như Tô ở lớp 9 có gì khác biệt so với các lớp trên? Vì sao có sự khác biệt đó? HS quan sát, kết hợp với SGK thảo luận và lí giải. GV củng cố, chiếu Slide 6 - GV phát vấn: Từ mâu thuẫn 2 và diễn biến tâm trạng, hãy khái quát lên bi kịch của Vũ Như Tô. HS thảo luận theo bàn và trả lời. GV khái quát, chiếu lên máy( Slide 6). - GV gợi mở: : Qua bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng gợi những suy sâu sắc về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và hiện thực đời sống của nhân dân Vậy, yêu cầu đặt ra với người nghệ sĩ là gì? - HS thảo luạn và trả lời - GV nhận xét, khái quát, chiếu lên máy( Slide 7). 15ph. 22ph 5 ph. 10ph. 4ph. 3ph. I.- Tìm hiểu chung II.- Đọc hiểu: 1.- Tìm hiểu xung đột kịch trong đoạn trích. Mâu thuẫn 1. Mâu thuẫn 2 * Quan hệ giữa Vũ Như Tô và dân chúng: Cửu Trùng Đài(cái Đẹp) Chia năm đã được một phần. Vài năm nữa, đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai… Vũ Như Tô ( cái Tài) - Tôi làm gì nên tội. - Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết với Cửu Trùng Đài, tôi không thể xa Trùng Đài một bước, hồn tôi để cả đây thì tôi chạy đi đâu? - Tướng quân tha cho ông cả, nước ta còn cần nhiều nhân tài để tô điểm ( Lời Đan Thiềm) - Ta tội gì không, ta chỉ có hoài bão là tô điểm đát nước… Ta xây nốt Cửu Trùng Đài dựng kỳ công muôn thủa. - Đời ta không quý bằng Cửu Trùng đài. Vũ Như Tô coi Cửu Trùng Đài là phần xác, phần hồn của mình, là hiện thân của cái Đẹp cao siêu, thuần tuý. -.Cái Đẹp mà ông theo đuổi - trong thời đại ông- không phục vụ nhu cầu đất nước, nhân dân mà chỉ phục vụ cho hôn quân bạo chúa ăn chơi, hưởng lạc. Dân chúng (cái thiện) - Ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vi ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông…. - Cần thợ tài để tô điểm, để hao hụt ngân khố, để dân gian lầm than. - Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư, người ta oán mày hơn oán quỷ. - Đốt Cửu Trùng đài dẫn Vũ Như Tô pháp trường. Nhân dân coi Cửu Trùng Đài là hiện thân của sự ăn chơi xa xỉ, hiện thân của tội ác. Họ không cần Cửu Trùng Đài, Cửu Trùng Đài không nuôi sống họ được, thậm chí vì nó mà họ phải chịu bao thảm cảnh. - Họ coi Vũ Như Tô - Cha đẻ của Cửu Trùng Đài là kẻ thù, nổi loạn đòi giết Vũ Như Tô. Nẩy sinh mâu thuẫn giữa nhân dân và Vũ Như Tô, giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý muôn đời và lợi ích trực tiếp thiết thực của nhân dân. Cao hơn là mâu thuẫn giữa cái Đẹp và cáa Thiện. * Nguyên nhân của mâu thuẫn: - Người nghệ sĩ thiên tài đày tâm huyết không thể thi thố tài năng của mình để đem lại cái đẹp cho đời, niềm tự hào cho dân tộc khi dân còn nghèo khổ, lầm than. * Kết cục của mâu thuẫn: - Vũ Như Tô bị giết mà không bao giờ trả Lời câu hỏi “ Ta tội gì ” - Dân chúng kéo Vũ Như Tô ra pháp trường thiêu rụi Cửu Trùng Đài mà vẫn không hiểu được ý nghĩa cao cả và khát vọng của Vũ Như Tô khi xây Cửu Trùng Đài Mâu thuẫn chưa được giải quyết triệt để trong thời đại Vũ Như Tô. Chân lý một nửa thuộc về Vũ Như Tô, một nửa thuộc về dân chúng. * ý nghĩa của mâu thuẫn: - Đặt ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. người nghệ sĩ muốn khẳng định tài năng phải xuất phát từ lợi ích thiết thực của nhân dân. 2.- Tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô, Đan Thiềm a.- Vũ Như Tô * Hoàn cảnh: - Khách quan: Cửu Trùng Đài chia 5 đã được một phần thì gặp cơn biến loạn: Dân gian đói kém nổi lên, Trịnh Duy Sản mượn tiếng đi dẹp giặp quay binh về làm loạn, thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo quân khởi loạn, đòi giết Vũ Như Tô đốt Cửu Trùng Đài. - chủ quan: Vũ Như Tô bị động, không hề biết không khí bạo loạn bên ngoài. Tình huống căng thẳng, bất ngờ, xung đột giữa Vư Như Tô và dân chúng lên đến đỉnh điểm . * Diễn biến tâm trạng: Lớp kịch Phản ứng của Vũ Như Tô Tâm trạng - Lớp 1: Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô đi trốn, nói rõ dân cho Vũ Như Tô là thủ phạm gây lên cơn loạn biến. - Lớp 2, 3: Hoàng thượng bị giết, Nguyễn Vũ tự sát Hoàng Hậu nhẩy vào lửa. - Lớp 4: thợ Cửu Trùng Đài quá nửa theo quân phản nghịch, nội giám báo Cửu Trùng Đài bị đốt, tiếng quân reo tìm Vũ phanh thây. - Lớp 5,6,7,8: Quân sĩ kéo vào bắt Kim Phượng Đam Thiềm, lệnh Vũ về trình chủ tướng - Lớp 9: - Cửu Trùng Đài bị đốt trớc mắt Vũ Như Tô. - Vũ Như Tô không tin mình có tội, thề sống chết với Cửu Trùng Đài: “tôi làm gì nên tôị?; Phá Cửu Trùng Đài? Không đời nào! Mà tôi thì không làm gì nên tội. Họ hiểu nhầm; Tôi không trốn đâu.Người quân tử không bao giờ sợ chết…Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước” - Nhìn thây Nguyên Vũ và nói “ Thảm não chưa ”. “Thợ theo quan phản nghịch? Thế còn Cửu Trùng Đài?” - “vô lý” - Vẫn chìm đắm trong mộng ảo xây Cửu Trùng Đài: “ Đời ta chưa cạn, mệnh ta chưa cùng, ta sẽ xây một toà lâu đài Vĩ Đại để tạ lòng tri kỉ; Ta tội gì? Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây dựng cho đất nước một toà lâu đài hoa lệ,thách cả ngững công trình sau trước, tranh tinh xảo với hoá công. Vậy thì ta có tội gì?...” - Vũ Như Tô rú lên kinh hoàng “ Đốt thật rồi ”… Trời ơi phú cho ta cái tài làm gì? ôi mộng lớn! ôi Đam Thiềm! ôi Cửu Trùng Đài ! - Vũ Như Tô trong 8 lớp đầu vẫn không tin mình có tội, vẫn tách biệt hẳn với không khí bạo loạn bên ngoài. - Vũ không quan tâm đến lẽ sống chết của mình mà chỉ quan tâm đến sự còn mất của Cửu Trùng Đài. - .Là một người quân tử, Vũ kiên định, cứng cỏi . Là một nghệ sĩ, Vũ có lí tưởng, có khát vọng lớn lao nhưng mơ hồ,, xa rời thực tế. Chưa tận mắt chứng kiến cảnh Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ còn nuôi ảo mộng xây Cửu Trùng Đài( lớp 8). - Vũ Như Tô vỡ mộng kêu lên tiếng kêu bi thiết vĩnh biệt khát vọng, vĩnh biệt ngời tri kỳ, vĩnh biệt cái đẹp siêu việt mà ông tôn thờ. - Như Vậy, với Vũ Như Tô, khát vọng biến thành ảo vọng và cuối cùng là niềm tuyệt vọng, đảy người nghệ sĩ đến nỗi đau tột cùng và kết cục bi đát :. + Bị chính những người dân mà mình yêu quý trả thù. + Kết thúc cuộc đời mà Vũ không thể trả lời câu hỏi “ ta tội gì ?”. + Cửu Trùng Đài- sinh mệnh của Như Tô bị đốt cháy cũng có nghĩa Vũ Như Tô cũng bị chôn vùi theo lớp tro tàn của nó. * Bi kịch của Vũ Như Tô : - là bi kịch của người nghệ sĩ có tài và có hoài bão lớn, nhưng không giải quyết được những mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống, đặc biệt là không giải quyết được thực sự đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì, cuôí cùng là cái chết oan nghiệt . - Đằng sau bi kịch của người nghệ sĩ là bi kịch của cái tài, cái đẹp trước cuộc đời phù du. . * ý nghĩa nhân vật: Qua nhân vật Vũ Như Tô, một lần nũă Nguyễn Huy Tưởng gợi những suy sâu sắc về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với hoạt động sáng tạo nghệ thuật và hiện thực đời sống của nhân dân : không có cái đẹp tách rời cái chân, cái thiện, tác phẩm nghệ thuật không chỉ mang cái đẹp thuần tuý mà còn phải có mục đích phục vụ nhân dân, người nghệ sĩ có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời nhưng cũng phải biết xử lí đũng đắn mối quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế của cuộc sống, với đòi hỏi của muôn dân.( Mối quan hệ giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh.) - Nguyễn Huy Tưởng còn hướng người đọc hôm nay có thái độ trân trọng cái tài, cái đẹp của cuộc đời. Để rồi một lúc nào đó “khi đã cảm thấy vững vàng trên hai bàn chân trần nâu nho nhỏ của mình, chũng ta sẽ lại đững thảng và vươn tay lên được với những điều vĩ đại. Chân ta chạm đất và tay ta lại vươn thẳng lên bầu trời. ảo vọng hay hi vọng? Và có lẽ, mặt trời cũng là một ảo vọng mòn mỏi cho những ai kiếm tìm”. 3. Củng cố hết tiết học: (2 ph) - Yêu cầu học bài, tâp trung phân tích tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô, so sánh Vũ Như Tô và Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. - Chuẩn bị bài mới: nhân vật Đan Thiềm.

File đính kèm:

  • docVinh biet cuu trung dai (1).doc
Giáo án liên quan