11 sự thật về hệ tuần hoàn

1. Hệ tuần hoàn cực kì dài

Nếu bạn trải hết động mạch, mao mạch và tĩnh mạch của một người trưởng thành ra, từ đầu đến cuối, chúng sẽ có độ dài vào khoảng 100.000 km (60.000 dặm). Thêm vào đó, mao mạch, loại mạch máu nhỏ nhất, sẽ chiếm khoảng tầm 80% độ dài này.

So sánh với Trái đất, chu vi của Trái đất xấp xỉ bằng 40.000 km (25.000 dặm). Điều đó có nghĩa là mạch máu của một người có thể quấn quanh hành tinh khoảng 2,5 vòng!

2. Các tế bào hồng cầu phải 'chui' qua mạch máu

Mao mạch rất nhỏ, trung bình đường kính của chúng bằng khoảng 1/3000 inch, hay bằng khoảng 1/10 đường kính một sợi tóc. Tế bào hồng cầu có kích cỡ bằng mao mạch chúng đi qua nên các tế bào hồng cầu phải di chuyển theo hàng một trong mao mạch.

Hồng cầu di chuyển trong mao mạch.

Tuy vậy, một vài mao mạch còn nhỏ hơn cả tế bào hồng cầu, bắt buộc các tế bào phải biến đổi hình dạng để có thể đi qua mao mạch.

3. Cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng chậm

Trong vương quốc động vật, nhịp tim có quan hệ tỉ lệ nghịch với kích cỡ cơ thể, nói cách khác, con vật nào càng lớn thì nhịp tim của nó càng chậm. Một người trưởng thành có nhịp tim trung bình vào khoảng 75 nhịp đập một phút, tương tự như ở một con người trưởng thành.

Nhưng một con cá voi xanh, với kích cỡ bằng với cả chiếc xe hơi, chỉ có nhịp đập cỡ 5 nhịp một phút. Mặt khác, một con chuột chù có nhịp đập tim khoảng 1000 nhịp một phút.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 11 sự thật về hệ tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11 sự thật về hệ tuần hoàn (Dân trí) - Hệ tuần hoàn bao gồm tim, các mạch máu và máu, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tật và duy trì cân bằng nội môi cơ thể (điều hòa nhiệt độ và cân bằng độ pH). Chức năng chính của hệ thống là vận chuyển máu, chất dinh dưỡng, các chất khí và hormone từ tế bào này đến tế bào khác trong khắp cơ thể. Sau đây là 11 sự thật thú vị về hệ tuần hoàn mà có thể bạn chưa biết. 1. Hệ tuần hoàn cực kì dài Nếu bạn trải hết động mạch, mao mạch và tĩnh mạch của một người trưởng thành ra, từ đầu đến cuối, chúng sẽ có độ dài vào khoảng 100.000 km (60.000 dặm). Thêm vào đó, mao mạch, loại mạch máu nhỏ nhất, sẽ chiếm khoảng tầm 80% độ dài này. So sánh với Trái đất, chu vi của Trái đất xấp xỉ bằng 40.000 km (25.000 dặm). Điều đó có nghĩa là mạch máu của một người có thể quấn quanh hành tinh khoảng 2,5 vòng! 2. Các tế bào hồng cầu phải 'chui' qua mạch máu Mao mạch rất nhỏ, trung bình đường kính của chúng bằng khoảng 1/3000 inch, hay bằng khoảng 1/10 đường kính một sợi tóc. Tế bào hồng cầu có kích cỡ bằng mao mạch chúng đi qua nên các tế bào hồng cầu phải di chuyển theo hàng một trong mao mạch. Hồng cầu di chuyển trong mao mạch. Tuy vậy, một vài mao mạch còn nhỏ hơn cả tế bào hồng cầu, bắt buộc các tế bào phải biến đổi hình dạng để có thể đi qua mao mạch. 3. Cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng chậm Trong vương quốc động vật, nhịp tim có quan hệ tỉ lệ nghịch với kích cỡ cơ thể, nói cách khác, con vật nào càng lớn thì nhịp tim của nó càng chậm. Một người trưởng thành có nhịp tim trung bình vào khoảng 75 nhịp đập một phút, tương tự như ở một con người trưởng thành. Nhưng một con cá voi xanh, với kích cỡ bằng với cả chiếc xe hơi, chỉ có nhịp đập cỡ 5 nhịp một phút. Mặt khác, một con chuột chù có nhịp đập tim khoảng 1000 nhịp một phút. 4. Trái tim không cần đến một cơ thể Trong một cảnh của bộ phim 'Indiana Jones và đền thờ Doom' (1984), một người đàn ông đã lôi trái tim vẫn đập của một người khác ra khỏi lồng ngực. Tuy sử dụng tay không để moi tim người khác hoàn toàn là khoa học viễn tưởng, sự thực thì tim vẫn có thể đập được sau khi bị tách rời khỏi cơ thể. Điều kì quái này xảy ra vì trái tim tự tạo ra xung điện riêng của mình, khiến cho nó có thể đập được. Miễn là tim nhận được oxy, nó vẫn sẽ tiếp tục đập, kể cả khi đã bị tách ra khỏi phần còn lại của cơ thể. 5. Người ta đã nghiên cứu về hệ tuần hoàn trong hàng ngàn năm Những ghi chép sớm nhất về hệ tuần hoàn được tìm thấy trên Eber Papyrus, một tài liệu y học của Ai Cập cổ đại có niên đại từ thế kỉ thứ 16 trước Công nguyên. Tài liệu nói về một kết nối sinh lý giữa trái tim và các động mạch, cụ thể là khi một người hít thở không khí vào phổi, không khí sẽ đi vào tim và chảy vào các động mạch. Tuy vậy nó lại không đề cập gì đến vai trò của các tế bào hồng cầu. Một điều thú vị nữa là, người dân Ai Cập cổ đại là những người quy tâm: họ cho rằng trái tim - thay vì não bộ - là nguồn gốc của cảm xúc, trí tuệ và kí ức. Thực tế, trong quá trình làm xác ướp, người Ai Cập cổ đại lấy tim và các nội tạng khác ra khỏi cơ thể rồi cẩn thận lưu giữ, trong khi não bộ bị lôi ra qua mũi rồi loại bỏ. 6. Các nhà vật lý học đã sử dụng một mô hình hệ tuần hoàn không chính xác trong 1500 năm Vào thế kỉ thứ 2, các nhà vật lý học Hy Lạp và nhà triết học Galen từ Pergamon đã xây dựng được một mô hình hệ tuần hoàn đáng tin cậy. Ông tin rằng hệ thống tuần hoàn liên quan đến tĩnh mạch (màu đỏ thẫm) và động mạch (màu đỏ tươi) và hai loại mạch này có những chức năng khác nhau. Tuy vậy, ông cũng đề xuất rằng hệ tuần hoàn gồm có hai hệ thống phân phối máu một chiều (thay vì một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất), rằng gan là bộ phận sản xuất ra máu mà cơ thể sử dụng. Ông cũng cho rằng trái tim là một cơ quan hút máu chứ không phải cơ quan bơm máu. Lý thuyết của Galen được phổ biến rộng rãi trong y học phương Tây cho đến tận năm 1600, khi nhà vật lý học người Anh William Henry đưa ra một mô hình hệ tuần hoàn chuẩn xác hơn. 7. Các tế bào hồng cầu rất đặc biệt Tế bào hồng cầu Khác với hầu hết các tế bào khác trong cơ thể, tế bào hồng cầu không có nhân. Do thiếu cấu trúc lớn này, mỗi tế bào hồng cầu đều có thêm khoảng trống để mang lượng oxy cơ thể cần. Nhưng do không có hạt nhân, các tế bào không thể tự phân chia hay tổng hợp thành phần tế bào mới. Sau khi lưu thông trong cơ thể khoảng 120 ngày, một tế bào hồng cầu sẽ chết vì lão hóa hoặc hư hỏng. Nhưng đừng lo lắng, tủy sống của bạn liên tục sản xuất tế bào hồng cầu để thay thế những cái cũ. 8. Kết thúc một mối quan hệ có thể làm trái tim 'tan nát' Có một bệnh gọi là căng thẳng cơ tim khiến cho cơ tim bị suy yếu tạm thời. Điều này dẫn đến những triệu chứng tương tự như bệnh đau tim, gồm có đau tức ngực, khó thở và đau nhức cánh tay. Tình trạng này thường được biết đến với cái tên 'hội chứng trái tim tan vỡ' vì nó có thể được gây ra bởi một sự kiện căng thẳng, ví dụ như cái chết của một người thân yêu, một cuộc ly dị, chia tay hay phải xa cách người thân. 9. Việc tự thử nghiệm dẫn đến những bước đột phá mới Thông tim là một kỹ năng y tế được thực hiện rộng rãi ngày nay, liên quan đến việc chèn một ống thông dài, mỏng vào mạch máu của bệnh nhân rồi lồng vào tim. Các bác sĩ sử dụng kĩ thuật này để thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán các bệnh về tim mạch, bao gồm đo lượng oxy trong các phần khác nhau của cơ quan này và kiểm tra lưu lượng máu trong động mạch vành. Tiến sĩ, bác sĩ người Đức Werner Forssmann đã hoàn tất thủ thuật này vào năm 1929 - khi ông tự thử nghiệm trên cơ thể mình. Ông đề nghị một y tá giúp mình, nhưng cô quả quyết rằng ông phải thực hiện thí nghiệm này trên cô. Ông giả vờ đồng ý, yêu cầu cô nằm trên một cái bàn phẫu thuật, sau đó buộc chặt cánh tay và chân cô. Tiếp đến, ông gây tê cánh tay trái của mình mà không để cho y tá biết. Ông vờ chuẩn bị cánh tay cô để thực hiện thí nghiệm, cho đến khi thuốc gây tê có tác dụng. Người y tá phát hoảng khi biết ông tự đưa ống thông vào tay. Sau đó, họ đi vào căn phòng X-ray ở tầng dưới, nơi Forssmann sử dụng một ống thông dài 60 cm và đưa nó vào tim mình. 10. Máu người có nhiều màu Loại máu giàu oxy chảy qua động mạch và mao mạch của bạn có màu đỏ tươi. Sau khi đưa oxy đến các mô cơ thể, máu bạn chuyển thành màu đỏ sậm và quay trở về tim qua tĩnh mạch. Bạn có thể nhìn tĩnh mạch màu xanh dương qua da, nhưng đó không phải vì máu có màu xanh dương. Màu tĩnh mạch 'đánh lừa' mắt chúng ta do các bước sóng ánh sáng với độ dài khác nhau xuyên qua da, được hấp thụ và phản chiếu lại về mắt. Chỉ có ánh sáng với năng lượng cao (màu xanh dương) mới có thể đi từ tĩnh mạch đến mắt bạn và ngược lại. Tuy vậy, cũng không thể nói rằng máu không bao giờ có màu xanh dương. Màu máu của hầu hết các động vật thân mềm và một số các động vật chân khớp không có hemoglobin - huyết sắc tố cung cấp cho con người màu máu đỏ. Thay vào đó, máu của chúng có hemocyanin. Điều này khiến cho máu của một số loài vật có màu xanh dương khi được oxy hóa. 11. Sống trong không gian gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn Trạm vũ trụ quốc tế ISS Trên Trái đất, máu của một người thường tập trung ở chân do trọng lực (tĩnh mạch chân có van giúp duy trì lưu lượng máu từ chân lên trở lại tim). Trong không gian thì mọi chuyện lại khác. Thay vì tập trung tại chân, máu tập trung trong ngực và đầu (một hiện tượng gọi là sự chuyển đổi chất lỏng), khiến các phi hành gia bị nghẹt mũi, đau đầu và khuôn mặt họ thì sưng húp. Sự chuyển đổi chất lỏng này cũng làm tim nở rộng, giúp nó có có khả năng xử lý lưu lượng máu tăng trong khu vực xung quanh tim. Mặc dù lượng chất lỏng trong cơ thể vẫn duy trì như cũ, não bộ và các hệ thống khác trong cơ thể coi sự chuyển đổi chất lỏng như một sự gia tăng đột ngột chất lỏng trên toàn cơ thể. Để phản ứng lại, cơ thể sử dụng các quá trình khác nhau để loại bỏ chất lỏng dư thừa, dẫn đến sự sụt giảm tổng thể khối lượng máu lưu thông của cơ thể. Hồng Ngọc Theo LiveScience

File đính kèm:

  • doc11_su_that_ve_he_tuan_hoan.doc
Giáo án liên quan