Giáo trình Tâm lý học đại cương

Thoạt xem câu hỏi này tưởng như đơn giản, vì có thể trả lời rằng đó là khoa học về Tâm lý.

Nhưng nghĩmột chút thì không đơn giản như vậy. Vì sau câu trả lời vừa nói lại phải giải thích khoa học

là gì? Và, cứ theo cái đà này thì còn biết bao câu hỏi xuất hiện. Như vậy, có thể nói khoa học là một

chuỗi câu trả lời. Đặt ra được câu hỏi trên là bắt đầu có tri thức về lĩnh vực đó: “Biếtvề điều chưa biết”.

Những tri thức này giữ một vai trò rất quan trọng trong nhận thức của từng người nói riêng và của cả

loài người nói chung.

Đáng chú ý là khi thấy đứa trẻ đặt câu hỏi đầu tiên về một sự vật và xem đến tuổi nào thì nó

“mở miệng ra là hỏi”. Sự kiện này về sau được nhà sinh lý Liên Xô (cũ) vĩ đạiI.P.Paplốp đặt tên là

“phản xạ có định hướng”. Đi sâu vào nghiên cứu về mặt sinh lý học cũng như về tâm lý học, phát hiện

ra các quy luật của các hiện tượngđó ngày càng thấy rõ kết quả hoạtđộng của con người phụ thuộc rất

nhiều vào cơ sở định hướng. Cơ sở này càng tốt bao nhiêu thì hoạt động đựa trên cơ sở đó càng tốt bấy

nhiêu.

pdf65 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10388 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Tâm lý học đại cương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT F 7 G GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG HOÀNG ĐỨC LÂM Khoa Sư Phạm Tâm lý học đại cương - 2 - Hoàng Đức Lâm Khoa Sư Phạm MỤC LỤC PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ ................................................................................4 CHƯƠNG I. TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC ..................................................................................4 I. TÂM LÝ HỌC LÀ GÌ ?........................................................................................................................4 1. Đặt vấn đề........................................................................................................................................4 2. Tâm lý là gì? ....................................................................................................................................4 II. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC .............................................................................................5 1.Tâm lý học thời cổ đại ......................................................................................................................6 2. Tâm lý học cận đại ..........................................................................................................................7 3. Sự bế tắc của tâm lý học duy tâm....................................................................................................8 4. Tâm lý học thế kỷ XX .....................................................................................................................9 5.Tâm lý học hoạt động......................................................................................................................11 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC........................................................................14 CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG CỦA TÂM LÝ TRONG ĐỜI SỐNG ..........................................................15 I. CHỨC NĂNG, VỊ TRÍ,VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ TRONG ĐỜI SỐN ..............................................15 1.Chức năng chung của tâm lý...........................................................................................................15 2. Vị trí của tâm lý học ......................................................................................................................15 3 . Vai trò của tâm lý trong đời sống .................................................................................................15 II. Ý THỨC ............................................................................................................................................16 1.Định nghĩa.......................................................................................................................................16 2. Đặc điểm của ý thức ......................................................................................................................16 3. Vô thức là gì ? ................................................................................................................................16 III. CƠ SỞ SINH LÝ CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG LÝ............................................................................17 IV. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ CON NGƯỜI....................17 1. Những nguyên tắc cơ bản ..............................................................................................................17 2. Các phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................18 Phần II : CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ ...................................................................................................20 CHUƠNG I: NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA CÁC QÚA TRÌNH TÂM LÝ...................................20 I. CẢM GIÁC ........................................................................................................................................20 1. Định nghĩa ......................................................................................................................................20 2. Đặc điểm........................................................................................................................................20 3. Phân loại ........................................................................................................................................20 4. Các quy luật cơ bản của cảm giác .................................................................................................21 II. TRI GIÁC..........................................................................................................................................23 1. Khái niệm chung ............................................................................................................................23 2. Những đặc điểm quan trọng của tri giác ........................................................................................24 3. Phân loại ........................................................................................................................................25 4. Vai trò của tri giác trong đời sống .................................................................................................28 III. BIỂU TƯỢNG .................................................................................................................................29 1. Khái niệm chung ............................................................................................................................29 2. Chức năng của biểu tượng .............................................................................................................30 3. Vai trò của biểu tượng trong quá trình tri giác..............................................................................30 4. Ý nghĩa của biểu tượng trong hoạt động tâm lý ............................................................................31 IV. TRÍ NHỚ .........................................................................................................................................31 Tâm lý học đại cương - 3 - Hoàng Đức Lâm Khoa Sư Phạm 1. Khái niệm chung ............................................................................................................................31 2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ ....................................................................................................32 3. Phân loại.........................................................................................................................................33 4. Sự quên ..........................................................................................................................................35 V. TƯ DUY............................................................................................................................................36 1.Khái niệm chung.............................................................................................................................36 2. Đặc điểm........................................................................................................................................36 3. Các thao tác của tư duy ..................................................................................................................37 4. Các quy luật và hình thức cơ bản của tư duy .................................................................................38 5. Phân loại và hệ thống hóa .............................................................................................................39 6.Các loại tư duy và phẩm chất của nó..............................................................................................40 VI. TƯỞNG TƯỢNG.............................................................................................................................41 1.Khái niệm chung.............................................................................................................................41 2. Những cách phản ánh tái tạo hiện thực trong quá trình tưởng tượng.............................................41 3. Các loại tưởng tượng ......................................................................................................................42 4. Vai trò của trí nhớ và tư duy trong tưởng tượng. ............................................................................42 Chương II : CẢM XÚC VÀ Ý CHÍ............................................................................................................44 I. CẢM XÚC..........................................................................................................................................44 1. Khái niệm chung ............................................................................................................................44 2. Những đặc điểm cơ bản của sự rung động cảm xúc ......................................................................44 3. Phân loại cảm xúc..........................................................................................................................45 4. Đời sống tình cảm của lứa tuổi thanh niên. ...................................................................................46 5. Sự phát triển của cảm xúc..............................................................................................................46 II. Ý CHÍ – HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ.........................................................................................................47 1. Ý chí...............................................................................................................................................47 2. Hành động ý chí .............................................................................................................................48 III. NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP..........................................................................................................49 1. Ngôn ngữ........................................................................................................................................49 2. Giao tiếp.........................................................................................................................................50 CHƯƠNG III. CÁ NHÂN – NHÂN CÁCH – HOẠT ĐỘNG ...................................................................52 I. CÁ NHÂN ..........................................................................................................................................52 1.Khái niệm chung.............................................................................................................................52 2. Những đặc điểm tâm lý cá nhân ....................................................................................................52 3. Bản chất sinh vật và bản chất xã hội của cá nhân.........................................................................53 II. NHÂN CÁCH VÀ CẤU TRÚC NHÂN CÁCH...............................................................................54 1. Nhân cách là gì ?............................................................................................................................54 2. Cấu trúc của nhân cách..................................................................................................................55 III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ HỌC HOẠT ĐỘNG...................................................................59 1. Khái niệm chung về hoạt động và những đặc điểm tâm lý của con người....................................59 2. Động cơ của hoạt động. .................................................................................................................60 3. Hoạt động và tâm lý.......................................................................................................................61 4. Những dạng hoạt động cơ bản. .......................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ............................................................................................................64 Tâm lý học đại cương - 4 - Hoàng Đức Lâm Khoa Sư Phạm PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ CHƯƠNG I. TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC I. TÂM LÝ HỌC LÀ GÌ ? 1. Đặt vấn đề Thoạt xem câu hỏi này tưởng như đơn giản, vì có thể trả lời rằng đó là khoa học về Tâm lý. Nhưng nghĩ một chút thì không đơn giản như vậy. Vì sau câu trả lời vừa nói lại phải giải thích khoa học là gì? Và, cứ theo cái đà này thì còn biết bao câu hỏi xuất hiện. Như vậy, có thể nói khoa học là một chuỗi câu trả lời. Đặt ra được câu hỏi trên là bắt đầu có tri thức về lĩnh vực đó: “Biết về điều chưa biết”. Những tri thức này giữ một vai trò rất quan trọng trong nhận thức của từng người nói riêng và của cả loài người nói chung. Đáng chú ý là khi thấy đứa trẻ đặt câu hỏi đầu tiên về một sự vật và xem đến tuổi nào thì nó “mở miệng ra là hỏi”. Sự kiện này về sau được nhà sinh lý Liên Xô (cũ) vĩ đại I.P.Paplốp đặt tên là “phản xạ có định hướng”. Đi sâu vào nghiên cứu về mặt sinh lý học cũng như về tâm lý học, phát hiện ra các quy luật của các hiện tượng đó ngày càng thấy rõ kết quả hoạt động của con người phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở định hướng. Cơ sở này càng tốt bao nhiêu thì hoạt động đựa trên cơ sở đó càng tốt bấy nhiêu. 2. Tâm lý là gì? Tâm lý là cuộc sống tinh thần. Cuộc sống đòi hỏi mỗi người mang nó phải có đủ các loại hiện tượng của cuộc sống. Từ chỗ phải biết kịp thời sự nóng lạnh của bầu không khí quanh ta đến chỗ có kiến thức về quy luật khí quyển, về quy luật của quá trình mỗi người cảm giác thấy một nhiệt độ nhất định tác động vào cơ thể và quá trình mỗi người phản ứng lại sự tác động đó như thế nào. Tất nhiên có chuyện khi mát ta thấy khoan khoái, khi oi bức ta thấy khó chịu. Như vậy, với con người chỉ một tác động của không khí đã gây ra một loạt các hiện tượng tâm lý cảm giác, cảm xúc, tư duy… Đấy là chưa nói tới chuyện ta làm gì để tránh cái khó chịu, tăng sự khoan khoái, tức là hành động của con người trong tình huống đó. Hành động đó trong những điều kiện nhất định của tiến bộ khoa học kỷ thuật dẫn đến một hoạt động lao động sáng tạo, sản xuất một loạt các phương tiện cho mọi người giải quyết một cách hợp lý tình huống đặt ra cho con người. Cuộc sống phức tạp, đa dạng, sinh động chừng nào thì tâm lý phức tạp, đa dạng, sinh động chừng đó. Thế giới tâm lý còn được gọi là thế giới nội tâm nhưng hoàn toàn không có nghĩa là chỉ bao gồm những hiện tượng xảy ra bên trong tâm hồn con người. Cái “bên trong” này và những gì biểu hiện ra bên ngoài ta có thể trông thấy, nghe thấy v.v… gọi tắt là cái “bên ngoài” hay thế giới hành vi không tách biệt nhau như lâu nay người ta thường nghĩ. Ví dụ một em bé cầm bút viết, ở đây ta thấy có cả hành vi bề ngoài và cả những hiện tượng bên trong: tay cử động, mình uốn, xuất hiện dòng điện trong não… Đấy là chưa nói đến trong cử động viết có cả các cử động của lưỡi, uốn môi, các cơ quan của bộ máy phát âm. Hành vi bề ngoài, cử động bên trong và các hiện tượng khác được tạm coi là thuần khiết nội tâm gắn bó với nhau chặt chẽ. Dùng từ “thế giới nội tâm” để chỉ thế giới tâm lý là thế giới khác với thế giới của các hiện tượng vật lý, hóa học, cơ học, sinh học đồng thời cũng khác với các hiện tượng xã hội. Thế giới ấy có quy luật riêng của nó, tâm lý học nghiên cứu những quy luật đó. Tâm lý học đại cương - 5 - Hoàng Đức Lâm Khoa Sư Phạm Tâm lý học sẽ giúp chúng ta hiểu chính bản thân mình, hiểu được sức mạnh của tâm hồn, của ý chí, tình cảm, lý tưởng và cả những bí ẩn, những quy luật, những tiềm tàng trong con người chúng ta; cái tôi và cái chúng ta, cái bên trong và cái bên ngoài, cái vô thức và cái ý thức, cái nhớ và cái ta quên, cái ta yêu và cái ta ghét, cái ta muốn và cái ta phải… Tóm lại, bao nhiêu cái bí ẩn, huyền diệu, tinh vi, dễ thấy và khó thấy; có cái đó trong ta. Bí ẩn không có nghĩa là huyền bí mà chính là những gì tiềm tàng, dự trữ, chưa được nhận biết, chưa được khai thác trong mỗi con người chúng ta. Chúng ta tin chắc rằng con người sẽ đẹp biết bao khi lý trí và tình cảm hài hòa, bổ sung và làm phong phú cho nhau, khi mọi người luôn luôn cố gắng trở thành “con người chân chính” có tâm hồn trong sáng, có tình thương yêu chân thành cởi mở… Một mặt phải chống lại những lực lượng bên ngoài và bên trong con người; muốn cào bằng, đúc khuôn tâm hồn con người làm cho họ mất hết cả tính vẽ riêng, làm cho con người tự mãn và phù hoa, khoe mẽ, vênh vang… Trong mỗi con người mà sự phát triển tự do của mọi người, như Mác đã nói: ẩn náu những lực lượng khổng lồ và chưa biết tới. Nhân loại văn minh ngày càng đi sâu vào bí ẩn của vũ trụ, càng phát hiện ra rằng chúng ta có những năng lượng có sức nổ không đo được; chúng ta vẫn chưa biết hết những khả năng của ý thức, của tâm hồn con người, chưa biết hết cái thực thể biết tư duy kia sẽ dẫn đến những bến bờ nào… Những sức lực, những khả năng, những kho tàng này sẻ được khám phá nếu mỗi chúng ta biết nâng niu qúi trọng những cái gì có tính người và những biểu hiện độc đáo, hiếm thấy của nó, nếu chúng ta biết cách vun xới, phát huy nó trong bản thân chúng ta và người khác. Tâm hồn của con người hiện đại đang bị bao nhiêu sự biến, bao nhiêu khuôn mặt, bao nhiêu cám dổ, bao nhiêu ham muốn đang kéo về mọi phía. Mỗi ngày anh ta phải đóng bao nhiêu vai, nào vai vợ, vai chồng, vai cha, vai đồng sự, vai hàng xóm, vai hội viên, vai chiến hữu, vai anh, vai em, vai cháu, vai chắt v.v… Vai nào cũng nặng trĩu và cảm thấy chẳng có vai nào gánh nỗi cả. Có lúc như muốn trút đi cho đỡ nặng gánh nhưng lại thấy vai nào cũng có ý nghĩa, cũng đầy tình đầy nghĩa. Cái bí ẩn trong tâm lí của chúng ta đôi khi nó lại ló ra như một tia chớp giữa trời hè oi bức, khiến người ta sững sốt, lạ lẫm, tưởng như ngườùi khác nhập vào. Nhiều khi bị cuộc sống cuốn đi, con người tất bật, bận rộn, vất vả, không có lúc nào dừng lại một đôi chút tĩnh tâm để suy xét những cái gì đang xảy ra với chính mình và do mình. Cho đến ngày nay, khoa học tâm lý với tư cách là môt khoa học độc lập phần nào nó đã đem đến cho người đọc, người nghe những điều có tính quy luật của nó. Để trả lời cho câu hỏi tâm lý học là gì? Theo các nhà tâm lý học cho rằng đó là khoa học nghiên cứu những quy luật nảy sinh, vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lý. II. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC Tâm lý học có lịch sử lâu đời. Trong nền văn minh cổ đại ở phương Đông củng như ở phương Tây, cùng với những tư tưởng triết học, quy luật toán học v.v…đã có cả những suy nghĩ lý giải về đời sống tinh thần của con người. Đó là những viên gạch đầu tiên khai phá sự nhận thức khoa học về những hiện tượng tâm lý của con người. Tâm lý học đại cương - 6 - Hoàng Đức Lâm Khoa Sư Phạm 1.Tâm lý học thời cổ đại Lịch sử nhận thức khoa học nói chung, lịch sử khoa học tâm lý nói riêng trong khoảng thế kỷ V đến thế kỷ VII trước công nguyên (TCN), nhận thức khoa học đã bắt đầu bằng cách rời bỏ lối suy nghỉ thần thoại và đi sâu vào tìm tòi, phát hiện ra các quy luật khách quan về những cái tồn tại trên đời này. Trong thần thoại Hy Lạp có đoạn viết : Trên trái đất có dãy núi Ô lanh- pơ. Ở đó có nhiều thần Hoàng quy định mọi trật tự, mọi luật lệ. Cạnh cung đình của thần hoàng có hai bồn đất, một bồn đựng điều thiện, một bồn đựng điều ác; cần thiện đức thần Hoàng lấy ở bồn số một, cần điều ác lấy đất ở bồn số hai mà ban cho thiên hạ… Từ lối suy nghĩ thần thoại tiến đến tư duy khoa học là cả một quá trình tiến triển khách quan của hoạt động nhận thức. Đó cũng là cuộc đấu tranh chống các ý niệm, tín ngưỡng duy tâm nhằm xây dựng các quan điểm duy vật, thực sự khoa học về các mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, con người và xã hội, con người với con người, con người với chính bản thân mình. Theo tiến trình khoa học, càng đi sâu vào các mối quan hệ ấy, cuộc đấu tranh chống tư tưởng duy tâm thần bí ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn, đồng thời các quan điểm duy vật và khoa học cũng từng bước được khẳng định và hình thành rõ nét hơn. Trong lịch sử tư tưởng cổ Hy Lạp có Đêmôcơrite (460-370 TCN) đại biểu cho phái duy vật thời đó, coi “Tâm hồn” cũng là một dạng của vật thể, mang tính chất của cơ thể. Dạng vật thể này do các “nguyên tử lửa”- các hạt tròn, nhẵn vận động theo tốc độ nhanh nhất trong cơ thể tạo ra. Như vậy, đương nhiên “Tâm hồn” cũng tuân theo các quy luật tán xạ của vật lý. Trước Đêmôcơrite, Hêracơlite (530-470 TCN) cũng đã cho rằng: Tâm lý là “hồn lửa” mà phương Đông gọi là”lửa lòng”. Để thoát khỏi cách suy nghĩ thần thoại, ông đã đặt “Tâm hồn” vào sự vận động chung của cơ thể và vũ trụ. Từ đó khẳng định rằng thế giới hiện thực (tự nhiên và xã hội) có quy luật riêng của nó. Vì sao có thể khẳng định được như vậy ? Xuất phát từ quan niệm cho rằng: cơ sở ban đầu của thế giới hiện thực là “ngọn lửa vũ trụ”. Ngọn lửa này là cái chung (cái toàn thể) của thế giới hiện thực. Mọi sự vật đều là “lửa” biến dạng đi và con người có thể quan sát và suy nghĩ theo cái toàn thể ấy, có thể tìm ra quy luật của thế giới cơ thể có tâm hồn. Tâm hồn, tâm lý chính là chất lửa ban đầu trong cơ thể. Nó được sinh ra trong các quá trình chuyển hóa qua lại giữa “dạng lửa” và “dạng nước” trong cơ thể. Từ đấy nhiều khi người ta gọi người “ướt át” là người giàu tình cảm, dễ xúc động, và người “ khô khan” là người ít cảm xúc, nhưng mạnh mẽ về lí trí, về nguyên tắc.v.v… Một nét đặc trưng trong Tâm lý con người được tư duy khoa học thời cổ chú ý tới là: Con người có thuộc tính nhận thức chính bản thân và suy nghĩ. Châm ngôn “hãyï nhận thức chính bản thân” (Hãy tự biết mình) là sản phẩm tư tưởõng của thời đó do Socơrate (470-399TCN) phát biểu. Thế là bên cạnh các mối quan hệ với thế giới tự nhiên, với xã hội, với người khác, nhận thức khoa học đã đặc biệt chú ý tới quan hệ của con người với chính bản thân. Đó là một tư tưỡng giữ vai trò quan trọng đối với sự ra đời của khoa học Tâm lý, khẳng địng có một loại hiện tượng đòi hỏi phải được nghiên cứu, được nhận thức, phải tìm ra các quy luật của các hiện tượng đó. Nhưng đồng thời chính ở đây cũng chứa đựng mầm móng của một quan niệm duy tâm về Tâm lý con người. Từ chỗ ghi nhận con người có thuộc tính tự nhận thức bản thân và coi đó là thuộc tính quan trọng đi đến chỗ coi tâm lý là nguyên lý chủ đạo trong con người, từ đó xem nhẹ hoạt động vật chất bên ngoài, trong đó có lao động chân tay, coi thuộc tính đó hầu như là khả năng duy nhất để nhận thức tâm lý con người. Quan niệm n

File đính kèm:

  • pdfGiao trinh Tam ly hoc dai cuong- ĐH Đà Lạt.pdf
Giáo án liên quan