Giúp học sinh nâng cao chất lượng bài viết tập làm văn

Về thực chất hiện nay, chất lượng dạy - học văn của chúng ta chưa cao. Qua kết quả khảo sát chất lượng đại trà thì có không ít vấn đề đáng bàn. Suy cho cùng chân dung của hoạt động dạy và học văn giữa thầy và trò được thể hiện rõ nét nhất, sinh động nhất qua bài viết tập làm văn của học sinh - sản phẩm cuối cùng của một quá trình lao động.

Bài viết tập làm văn chủ yếu là sản phẩm của học sinh. Theo tôi bài viết tập làm văn là sản phẩm trực tiếp của cả một quá trình lao động ở trò. Đồng thời đó là sản phẩm gián tiếp của thầy - phản ảnh trung thực hiệu quả công việc của thầy, biểu hiện cái thu nhận của trò.

Tầm quan trọng của tập làm văn là vậy, thế nhưng đã bao giờ chúng ta đặt vấn đề một cách triệt để rằng: Tại sao thầy tâm huyết, trò chăm chỉ mà sản phẩm cuối cùng (bài TLV) vẫn chưa cao?

Qua thực tế giảng dạy thì trước đến nay thầy trò chúng ta chưa thật coi trọng nghiêm túc - khoa học trước sản phẩm cuối cùng của bài viết - TLV. Dù đó là sản phẩm, đó là nơi kết tinh của cả quá trình dạy - học gian khổ của cả thầy và trò.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giúp học sinh nâng cao chất lượng bài viết tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giúp học sinh nâng cao chất lượng bài viết tập làm văn i. đặt vấn đề: Về thực chất hiện nay, chất lượng dạy - học văn của chúng ta chưa cao. Qua kết quả khảo sát chất lượng đại trà thì có không ít vấn đề đáng bàn. Suy cho cùng chân dung của hoạt động dạy và học văn giữa thầy và trò được thể hiện rõ nét nhất, sinh động nhất qua bài viết tập làm văn của học sinh - sản phẩm cuối cùng của một quá trình lao động. Bài viết tập làm văn chủ yếu là sản phẩm của học sinh. Theo tôi bài viết tập làm văn là sản phẩm trực tiếp của cả một quá trình lao động ở trò. Đồng thời đó là sản phẩm gián tiếp của thầy - phản ảnh trung thực hiệu quả công việc của thầy, biểu hiện cái thu nhận của trò. Tầm quan trọng của tập làm văn là vậy, thế nhưng đã bao giờ chúng ta đặt vấn đề một cách triệt để rằng: Tại sao thầy tâm huyết, trò chăm chỉ mà sản phẩm cuối cùng (bài TLV) vẫn chưa cao? Qua thực tế giảng dạy thì trước đến nay thầy trò chúng ta chưa thật coi trọng nghiêm túc - khoa học trước sản phẩm cuối cùng của bài viết - TLV. Dù đó là sản phẩm, đó là nơi kết tinh của cả quá trình dạy - học gian khổ của cả thầy và trò. Trong phạm vi bài viết này tôi xin góp một vài lời bàn về vấn đề đó. ii. giải quyết vấn đề: 1, Thực trạng chung: Để có được sản phẩm cuối cùng là bài viết - tập làm văn thường trải qua các bước sau. a, Thầy cung cấp kiến thức (giờ giảng văn học văn bản, giờ tiếng Việt và cung cấp phương pháp làm bài - giờ lý thuyết tập làm văn). Hãy tạm gác giờ văn bản, giờ tiếng Việt - ở đây xin nói rõ hơn về loại giờ dạy lý thuyết tập làm văn, giờ luyện viết (thực hành). Đây là loại giờ dạy - học rất quan trọng tạo tiền đề cho học sinh sáng tạo ra sản phẩm cuối cùng. Bởi vì kiến thức trong bài lý thuyết - tập làm văn là kiến thức về phương pháp. Nó là sự tổng hoà giữa kiến thức giảng văn tiếng Việt và phương pháp làm bài... Tóm lại đó là tổng hợp cho mọi tri thức của các giờ học. Mà chắc chúng ta đều biếtrường rằng những gì thuộc về phương pháp đều có tâm quan trọng vô cùng đối với việc hình thành sản phẩm cuối cùng. Như vậy điều mấu chốt ở đây là phương pháp để làm ra sản phẩm cuối cùng, cách giảng dạy truyền thụ của mình đến với trò. Theo tôi loại giờ này vô cùng quan trọng. Tất nhiên không thể phủ nhận tầm quan trọng của giờ tiếng Việt, giờ văn bản. Nhưng thực chất chính giờ lý thuyết - tập làm văn đã tạo điều kiện ban đầu và có ý nghĩa lớn lao trực tiếp đến chất lượng bài viết của học sinh sau này. Thế mà thầy trò chúng ta chưa chú trọng đúng mức loại giờ dạy - học này. Thầy và trò, thầy và thầy có thể tranh luận với nhau hàng giờ liên về một nhân vật trong giờ giảng văn về cách phân tích ngữ pháp một câu văn trong giờ tiếng Việt. Nhưng hãy nhìn lại mà xem đã mấy khi người ta tranh luận với nhau về đặc trưng của thể loại văn miêu tả, kể chuyện, phân tích, chứng minh... hoặc tranh luận với nhau về phương pháp tối ưu trong giờ dạy tập làm văn. Ngay cả khi hội thảo giáo viên giỏi huyện, dịp thao giảng ít khi người ta chọn dạy bài lý thuyết tập làm văn. Đó là một sự thật. Có nhiều đồng nghiệp chân thành tâm sự "Dạy loại bài này vừa khó vừa khô khan, trừu tượng chung chung". Vì vậy lắm khi cả thầy và trò đều có tâm trạng "làm cho xong". Mà thực tế ai cũng nhận thấy là so với giờ tiếng Việt và giờ học văn bản (giảng văn) thì giờ tập làm văn ít tạo điều kiện cho người dạy đạt đến một cái chuẩn về nội dung, kiến thức và phương pháp truyền thụ. Phần đa giáo viên và học sinh không thích loại giờ học này. học sinh tưởng là dễ, ít chú ý trong quá trình tiếp thu à tác động xấu đến các khâu khác nhau này của quá trình làm bài tập làm văn. 2, Sau khi dạy bài lý thuyết tập làm văn, thường có tiết luyện tập thực hành luyện viết, các giờ này về cơ bản đã gắn với phương thức thực hành. Mà theo tôi, muốn thực hành tốt phải nắm vững lý thuyết, nghiền ngẫm kĩ lý thuyết, vậy là một số giáo viên ta còn coi nhẹ việc kiểm tra hiệu quả tiếp nhận lý thuyết của học sinh, ít khhi ta đòi hỏi trò phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa miêu tả, kể chuyện giữa phân tích, chứng minh... Trong khi đó là những vấn đề rất cơ bản rất khó của lý thuyết văn miêu tả, kể chuyện, nghị luận. Thử hỏi rằng làm sao trò có thể làm tốt bài văn theo yêu cầu nếu trò không nắm vững được tiến trình ví dụ văn miêu tả lớp 6: tả theo một trình tự hợp lý (có thể từ khái quát cụ thể hoặc ngược lại) hoặc với kiểu bài bình luận lớp 9 nếu trò không nắm được tiến trình bình rồi mới đến luận thì trò không thể làm tốt được ví dụ "Hạnh phúc là đấu tranh" (Mác). Anh chị hãy bình luận. Về cơ bản học sinh phải làm phần bình trước. Bình là gì ? Đánh giá xem xét vâns đề đó đúng sai thế nào ? ở đề bài trên trò phải lí giải được khái niệm đấu tranh ở đây "đấu tranh" phải hiểu theo nghĩa tích cực là bảo vệ cái hay cái đúng, chống lại cái xấu, cái tiêu cực và chứ đừng nhầm lẫn hoặc đánh đồng "Đấu tranh với sự ganh đua, tranh giành, cạnh tranh giành quyền lợi cho mình..." Học sinh làm tốt phần "bình" sẽ tạo điều kiện làm tốt phần luận: luận là bàn rộng, bàn sâu nâng cao vấn đề khẳng định tính đúng đắn của vấn đề để từ đó biến thành phương châm hành động cho mọi người trong thực tiễn và khẳng định tính đúng đắn của vấn đề đó. Toàn bộ những điều trên chứng tỏ không thể qua loa đại khái trong việc kiểm tra hiệu quả tiếp nhận lý thuyết của học sinh, cho nên từ đó buộc học sinh phải nắm vứng lý thuyết, đặc trưng thể loại không thể na ná như nhau giữa miêu tả với kể chuyện, giữa chứng minh và phân tích bình luận. 3, Giáo viên thu bài để chấm và công bố kết quả. Đây là một khâu quan trọng đòi hỏi rất cao trách nhiệm của người giáo viên. nếu không làm việc nghiêm túc giáo viên sẽ tự để lại hậu quả xấu mà mình không hay biết. ở đây là cái học sinh cần là chỉ ra cái cụ thể: Sai ở đâu ? Sai như thế nào ? Kết quả thế nào ? phải sửa nó thế nào ? Như vậy liệu khâu chấm bài và lời phê của giáo viên hiện nay của chúng ta đã chỉ cho học sinh được cái gì ? Thường thấy kiểu phê như sau bên lề: "câu", "dùng từ", "diễn đạt", "tối nghĩa" v.v... Nếu năng lực trí tuệ của học sinh tương đương với chúng ta thì may ra chúng mới hiểu được kiểu phê văn đó. Hoặc giả nếu phê vậy rồi khi trả bài giáo viên đọc và chữa cụ thể cho từng em thì các em mới thấy được cái sai mà sửa. Trong thời gian 1 tiết trả bài thường phải trả ít nhất 2 bài thời gian là quá ít, lỗi chính tả, viết hoa tuỳ tiện bố cục bài chưa hợp lý... Chất lượng bài làm văn vẫn yếu, thầy cô quy ra một số lỗi cơ bản của trả, còn trò thực ra chưa thấy hết các lỗi của mình một cách cụ thể mà sửa nên các bài văn vẫn thường lặp lại các lỗi trên. 4, Nhận thức mới và những biện pháp mới: Từ thực trạng trên, qua suy nghĩ và thực tế giảng dạy theo tôi để nâng câo bình viết tập làm văn của học sinh kết thúc cả một quá trình gian khổ của thầy và trò. Trong học văn bản, tiếng Việt, tập làm văn thì thầy trò cần làm tốt các biện pháp sau đây. Cụ thể: a, Sau khi dạy bài lí thuyết, nhất thiết giáo viên phải kiểm tra xem học sinh đã nắm vững lí thuyết và kiểu bài hay chưa, phải định hình rõ, nắm bắt rõ nét đặc thù riêng biệt, từng kiểu bài. b, Sau khi ra đề bài: Học sinh phải tìm hiểu kỹ đề bài nắm được yêu cầu của đề, làm dàn bài, làm bài à trước khi nạp bài cần khảo lại bài. c, Khi giáo viên thu bài và chấm chữa. - Thực sự chấm chữa nghiêm túc, chỉ ra chỗ sai, chỗ chưa hay (nội dung, hình thức) thật cụ thể buộc học trò phải suy nghĩ mà sữa lại, kiên quyết chống qua loa chung chung. - Trả bài cho học sinh, học sinh đọc lại bài đối chiếu yêu cầu của đề bài, xây dựng dàn ý mẫu học sinh tự sữa lỗi của mình. iii. kết luận và đề nghị: Tuy nhiên dạy học văn là cả một quá trình làm việc lâu dài, bền bỉ dưới nhiều hình thức khác nhau giữa thầy và trò chứ không phải ngày một ngày hai mà có kết quả. Để có những sản phẩm suối cùng trước đó thầy và trò đã trải qua nhiều công đoạn vất vả dưới mọi hình thức hoạt động. Giáo viên thực sự nổ lực quyết tâm trong giảng dạy nhằm thực hiện được hiệu quả công việc, chấp nhận vất vả phải thực sự bền bỉ kiên quyết chịu khó và ngược lại. Học sinh phải tự giác, phải quyết tâm tự khắc phục sữa chữa theo yêu cầu của giáo viên say mê học tập có hứng thú học văn mới đạt được kết quả tốt. Toàn bộ những suy nghĩ trên trong bài viết này được xuất phát nảy sinh qua thực tế giảng dạy của bản thân viết ra những điều đó, rất mong sự thông cảm, sự góp ý của các đồng nghiệp để đạt tới một cái đích mà tất cả chúng ta đều quan tâm. Nâng cao chất lượng bài viết tập làm văn cho học sinh nâng cao chất lượng giảng dạy môn văn trong nhà trường chúng ta hiện nay . / .

File đính kèm:

  • docNang cao chat luong viet bai TLV.doc
Giáo án liên quan