Hệ thống câu hỏi ôn tập Địa lí 12

A. Lý thuyết:

1. Tại sao nước ta tiến hành đổi mới? Nêu nội dung của công cuộc đổi mới.

2. Chứng minh rằng nền KTXH nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển có tính chất bước ngoặt?

3. Hãy nêu những sự kiện chứng tỏ nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực?

4. Công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu cơ bản nào?

5. Bối cảnh quốc tế cuối những năm thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KTXH của nước ta?

6. Trình bày những định hướng chính của công cuộc đổi mới và hội nhập?

7. Theo em bên cạnh những thành tựu thì công cuộc đổi mới của nước ta còn gặp phỉa nhưng hạn chế nào?

8. Hãy tóm tắt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta? Tại sao nói sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên là tiến bộ?

9. Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam á?

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống câu hỏi ôn tập Địa lí 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống câu hỏi ôn tập địa lí 12 A. Lý thuyết: Tại sao nước ta tiến hành đổi mới? Nêu nội dung của công cuộc đổi mới. Chứng minh rằng nền KTXH nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển có tính chất bước ngoặt? Hãy nêu những sự kiện chứng tỏ nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực? Công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu cơ bản nào? Bối cảnh quốc tế cuối những năm thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KTXH của nước ta? Trình bày những định hướng chính của công cuộc đổi mới và hội nhập? Theo em bên cạnh những thành tựu thì công cuộc đổi mới của nước ta còn gặp phỉa nhưng hạn chế nào? Hãy tóm tắt sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta? Tại sao nói sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên là tiến bộ? Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam á? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí? Tại sao nói vị trí địa lí mang đến cho nước ta những thuận lợi lớn nhưng cũng mang đến không ít những khó khăn? Hãy cho biết vai trò của đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta? Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Trái Đất được chia làm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? Vì sao nói giai đoạn tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam? Giai đoạn tiền Cambri ở nước ta có đặc điểm gì? Nêu đặc điểm của giai đoạn cổ kiến tạo ở Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta? Nêu đặc điểm của giai đoạn tân kiến tạo ở Việt Nam trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta? Tìm dẫn chứng chứng tỏ rằng hoạt động Tân kiến tạo vẫn đang tiếp diễn? Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? Tại sao nói địa hình nước ta phần lớn là địa hình thấp, già trẻ lại và có tính phân bậc cao? Nêu đặc điểm khác nhau giữa địa hình vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc? Địa hình vùng Đông Bắc vfa Tây Bắc khác nhau cơ bản ở chỗ nào? Đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng song Cửu Long có những đặc điểm gì giống và khác nhau? Nêu đặc điểm của vùng ĐB duyên hải miền Trung? Nêu thế mạnh của khu vực đồng bằng và khu vực miền núi đối với sự phát triển KTXH? Nêu đặc điểm khía quát của biển Đông? Theo em biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam? Nêu tài nguyên thiên nhiên và những thiên tai của vùng biển Đông? Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện như thế nào qua đặc điểm khí hậu Việt Nam? Hãy trình bày hoạt động của gió mùa Việt Nam vfa hệ quả của nó đối với sự phân mùa khác nhau các khu vực? Tại sao khí hậu nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm qua các thành phần địa hình, sông ngòi nước ta? Nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm qua các thành phần sinh vật và đất nước ta? Nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người? Nêu đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và Nam nước ta? Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên Đông Tây? Dẫn chứng về mối quan hệ chặt chẽ đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên? Gia nhập WTO việt Nam sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển kinh tế XH? Thực hành: Cho bảng số liệu sau: Năm 1990 1992 1994 1995 1997 2002 2005 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,1 8,7 8,8 9,5 8,2 7,1 8,4 Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta qua các năm. Nhận xét. Gỉai thích sự phát triển đó? Cho bảng số liệu sau về: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam. Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ số giá tiêu dùng 487,2 382,1 119,3 29,3 79,3 38,7 8,5 9,3 7,8 5,7 3,2 7,7 4,4 -1,6 -0,3 3,9 3,2 7,7 8,3 Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng các năm 1986 – 2005. Nhận xét? Gỉai thích về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dung qua các giai đoạn? Cho bảng số liệu sau về: Gía trị GDP theo thành phần kinh tế. Năm 1986 1989 1991 1995 1997 2000 2003 2005 Nhà nước 46,6 52,1 53,5 78,4 95,6 111,5 138,2 159,8 Ngoài nhà nước 62,6 71,7 80,8 104,0 116,7 132,5 160,4 185,7 Đầu tư nước ngoài 0 1,8 5,3 13,2 19,0 29,6 37,6 47,5 a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế. b) Nhận xét. c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên có ý nghĩa gì? 4. Cho bảng số liệu sau về: Tỉ lệ nghèo của cả nước: Tỉ lệ nghèo 1993 1998 2002 2004 Tỉ lệ nghèo chung 58,1 37,4 28,9 19,5 Tỉ lệ nghèo lương thực 24,9 15 9,9 6,9 Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ nghèo lương thực nghèo chung và nghèo lương thực? Nhận xét. Gỉai thích. Cho bảng số liệu sau: Tổng sản phẩm trong nước phân theo nhóm ngành kinh tế. Năm 1985 1986 1990 1995 1999 2003 Nông – Lâm – Ngư 36382 37932 42003 51319 88047 305080 Công nghiệp và xây dựng 26396 29284 33221 58550 88047 305080 Dịch vụ 42948 41973 56744 85698 107330 267481 Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. Nhận xét. Gỉai thích. Gía trị sản xuất nông nghiệp theo giá thị trường của nước ta thời kì 1990 – 2002.( Tỷ đồng) Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 1990 16314 3701 572 1995 66794 16168 2546 1998 91226 20365 2826 2000 101044 24960 3137 2002 114934 31936 3412 Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp . Nhận xét. Gỉai thích. Cho bảng số liệu sau về giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp: Ngành/ Năm 2002o00 2000 2005 Nông nghiệp 129140,5 183342,4 Lâm nghiệp 7673,9 9496,2 Thủy sản 26498,9 63549,2 Tính tỷ trọng từng ngành trong giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Nhận xét. Cho bảng số liệu sau về tỷ trọng sản xuất công nghiệp phân ra làm 2 nhóm A,B.( Đơn vị %) Nhóm/ Năm 1980 1985 1989 1990 1995 1998 Nhóm A 37,8 32,7 28,9 34,9 44,7 45,1 Nhóm B 62,2 67,3 71,1 65,1 55,3 54,9 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo 2 nhóm A và B của nước ta 1980 và 1998. Nhận xét. Gỉai thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên. Hãy vẽ khung lược đồ đồ Việt Nam và điền các thông tin sau: Các dãy núi, cao nguyên. Các đỉnh núi. Các dòng sông. - Các tỉnh thành phố lớn của Việt Nam. 10. Nhiệt độ trung bình tại 1 số điểm sau: Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I(0C ) Nhiệt độ trung bình tháng VII(0C ) Nhiệt độ trung bình năm(0C ) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Gỉai thích. 11. Cho bảng số liệu sau về: Lượng mưa và cân bằng ẩm Phân tích những nguyên nhân làm cho sự tăng trưởng kinh tế nước ta trong mấy chục năm qua không ổn định? Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn 1. Nền kinh tế nước ta có xuất phát điểm thấp : - Nông nghiệp là ngành kinh tế chính (với 72% số dân lao động), năng suất thấp, mang nặng tính tự cung tự cấp, cơ sở vật chất kĩ thuật nhỏ bé, mùa màng phụ thuộc vào thiên nhiên. - Công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu là các cơ sở khoáng sản, cơ khí nhỏ và sửa chữa, một số cơ sở công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, nguồn nguyên liệu, năng lượng không đủ ; sản phẩm chưa nhiều, chất lượng chưa cao. Vì vậy, vai trò chủ đạo của công nghiệp chưa thể hiện rõ ràng. - Giao thông vận tải, thông tin liên lạc còn trong tình trạng thấp kém và chưa đồng bộ. 2. Chiến tranh kéo dài, đất nước bị chia cắt gây thiệt hại về người và của, kinh tế thiếu sự phát triển thống nhất. - Chiến tranh phá hoại thành quả kinh tế đã đạt được (nhất là chiến tranh phá hoại ở miền Bắc) gây đảo lộn đời sống kinh tế - xã hội. - Đât nước bị chia cắt lâu dài nên phải vượt qua nhiều khó khăn để thống nhất cả về hành chính, kinh tế. 3. Chậm đổi mới công việc quản lí kinh tế. Mô hình thưòi chiến với cơ chế quản lí quan liêu, bao cấp kéo dài gây trở ngại cho việc xây dựng kinh tế thời bình. Phân tích những có hội và khả năng của nước ta trong việc mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị và quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam á. Bài giải chi tiết | Viết cách giải khác của bạn Một số nét khái quát : từ năm 1986, Việt Nam tiến hành công  cuộc đổi mới về kinh tế, chính trị, đối ngoại. Nước ta đã có những cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trong khu vực Đông Nam á. Nước ta cũng mở rộng quan hệ kinh tế của nước ta với các nứơc Đông Nam á là rất phong phú. 1. Những cơ hội cho sự mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị - Việt Nam có thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp, nhưng lại ở gần một trong các khu vực kinh tế phát triển rất năng động trên thế giới. Sự phát triển kinh tế nhanh của một số nước trong khu vực đã cho phép, đồng thời đòi hỏi nước ta phải tận dụng lợi thế của mình để vừa hợp tác, vừa cạnh tranh được với các nứơc trong khu vực và trên thế giới. - Xu thế đối thoại, xu thế tăng cường hợp tác đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới. Điều này tạo thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực. - Điều đó cũng nằm trong đường lối của nứơc ta là mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong  vùng châu á - Thái Bình Dương (các nước Đông Nam á, Trung Quốc, Nhật Bản, Ôxtrâylia...). 2. Những khả năng cho việc mở rộng quan hệ kinh tế. - Mở rộng quan hệ kinh tế nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên của khu vực vì quyền lợi chính đáng của các nứơc có liên quan (ví dụ : khai thác tổng hợp sông Mê Công, xây dựng các quan hệ hợp tác trong việc khai thác các nguồn lợi biển và thềm lục địa ở Biển Đông) . - Phát triển hợp tác  trong lĩnh vực đầu từ và thương mại, nước ta có những lợi thế trong quan hệ kinh tế  với các nước  ASEAN : + Về tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam có một số khoáng sản quý, trữ lượng khá. + Nguồn lao động rẻ và khá lành nghề. + Thị trường đông dân và sức mua khá lớn. + Với chính sách mở cửa, Nhà nước ta đã tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi. Những điều trên làm tăng sức hấp dẫn với đầu tư nước ngoài. - Sự mở rộng quan hệ kinh tế giúp cho nứơc ta tham gia tích cực vào sự phân công lao động giữa các nước trong khu vực, hoà nhập nhanh hơn vào nên kinh tế khu vực và quốc tế.

File đính kèm:

  • docON TAP DIA LI 122009.doc