I.Mục đích – yêu cầu.
Học sinh cần nắm được các kiến thức và kĩ năng sau:
- Clo là chất oxi hoá mạnh, nhưng cũng thể hiện tính khử khi tác dụng với nước (Clo vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá trong phản ứng với H2O).
- Ứng dụng của Clo.
- Phương pháp và các phản ứng điều chế Clo trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
- Clo là chất độc hại gây ô nhiễm môi trường, hợp chất của Clo gây thủng tầng ozon.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ sơ giáo án bài Clo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CLO
I.Mục đích – yêu cầu.
Học sinh cần nắm được các kiến thức và kĩ năng sau:
- Clo là chất oxi hoá mạnh, nhưng cũng thể hiện tính khử khi tác dụng với nước (Clo vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá trong phản ứng với H2O).
- Ứng dụng của Clo.
- Phương pháp và các phản ứng điều chế Clo trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
- Clo là chất độc hại gây ô nhiễm môi trường, hợp chất của Clo gây thủng tầng ozon.
- Quan sát thí nghiêm, viết được các phương trình oxi hoá - khử.
II. Phương pháp.
Đàm thoại, nêu vấn đề.
III.Nội dung.
Kiểm tra bài cũ.
Viết cấu hình e tổng quát ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử của các nguyên tố halogen? Từ đó cho biết tính chất hoá học đặc trưng của các halogen?
Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu qua về lịch sử tìm ra nguyên tố Clo.
- Nguồn gốc tên gọi của Clo.
I. Lịch sử của nguyên tố Clo.
- Người đầu tiên tìm ra nguyên tố Clo là Karl Sheele.
- Tên clo xuất phát từ màu sắc của Clo là màu vàng lục.
Hãy viết cấu hình e của nguyên tử Clo?
Cho biết vị trí của Clo trong bảng HTTH, và dự đoán cấu trúc của phân tử Clo?
Viết công thức cấu tạo của phân tử Clo? Cho biết dạng liên kết?
II.Khái quát chung về nguyên tố Clo.
Kí hiệu hoá học: Cl
Nguyên tử khối: 35.4528
Số thứ tự: 17
- Độ âm điện: 3.16
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p5
Vị trí:
+ Chu kì: III
+ Nhóm VIIA
- CTPT: Cl2
- CTCT:
- Liên kết trong phân tử Clo là liên kết cộng hoá trị không phân cực.
Trong thiên nhiên Clo tồn tại ở dạng nào? Tại sao?
Nguyên tử khối trung bình của Clo có phải là (35+37)/2 không? Vì sao?
Cho học sinh quan sát bình đựng khí Clo. Cho nhận xét về trạng thái mầu sắc.
Giáo viên nêu tác hại của Clo đối với cơ thể.
III.Trạng thái tự nhhiên – Tính chất vật lí.
Trạng thái tự nhiên.
- Clo tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất: NaCl, KCl.MgCl2.6H2O
- Có 2 đồng vị: 17Cl35 (74.5%) và 17Cl37 (24.6%).
- Chiếm 0.05% khối lượng vỏ quả đất.
Tính chất vật lí.
- Clo đơn chất ở điều kiện thường là chất khí màu vàng lục, nặng hơn không khí, mùi sốc, ít tan trong nước, là chất khí độc.
t0hl = -34.05oC ; t0hr = - 110oC
Với lượng nhỏ khí Clo gây kích thích mạnh đường hô hấp và viêm các niêm mạc. Với lượng lớn thì có thể gây chết người.
Mô tả sự phân bố các e ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử Clo vào các opitan?
Cho nhận xét về cấu hình e của Clo?
Khuynh hướng hoá học đặc trưng của Clo là gì? (tính oxi hoá).
Cho học sinh quan sát thí nghiệm Clo tác dụng với Na, Fe, Cu. Nêu hiện tượng. Viết phương trình phản ứng và nêu vai trò của Clo trong các phản ứng đó?
Liên kết giữa Clo với kim loại thuộc loại liên kết gì?
Xác định liên kết trong hợp chất tạo thành khi cho H2 tác dụng với Clo?
Cho học sinh quan sát thí nghiệm cho mẩu giấy màu vào lọ chứa nước Clo. Học sinh nêu hiện tượng và giải thích?
Xác định vai trò của Clo trong phản ứng với nước? Phản ứng giữa Clo và nước thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử nào?
IV.Tính chất hoá học.
Cấu hình e:
Clo có 7e ở lớp vỏ ngoài cùng , trong đó có 1e chưa ghép đôi và 5 opitan d trống do đó tính chất hoá học đặc trưng của Clo là tính oxi hoá, ngoài số oxi hoá là -1 Clo còn có các số oxi hoá khác như: +1, +3, +5, +7.
Dạng đơn chất Clo có số oxi hoá là 0 và có hoá trị I.
Tác dụng với kim loại.
a.Tác dụng với Na.
2Na + Cl2 = 2NaCl
Tác dụng với sắt.
2Fe + 3Cl2 = 2FeCl3
Tác dụng với Cu.
Cu + Cl2 = CuCl2
Tác dụng với H2.
H2 + Cl2 = 2HCl
3.Tác dụng với nước.
Cl2 + H2O = HCl + HClO
HClO = HCl + O
O có tính tẩy màu do đó nước Clo có tính tẩy màu.
Trong phản ứng trên Clo vừa đóng vai trò là chất khử vừa đóng vai trò là chất oxi hoá. Phản ứng là phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử.
Đọc phần ứng dụng của Clo trong SGK và cho biêt tại sao Clo có các ứng dụng đó?
(Clo có tính oxi hoá mạnh nên nó có các ứng dụng quan trọng).
Giáo viên trao đổi thêm: Một số hợp chất của Clo độc, làm thủng tầng ozon, gây ô nhiễm môi trường.
Xác định chất oxi hoá, chất khử. Cân bằng các phản ứng theo phương pháp thăng bằng e?
V.Ứng dụng và điều chế.
1.Ứng dụng.
- Dùng để khử trùng nước.
- Dùng để sản xuất các hợp chất của Clo.
- Nhiều hợp chất của Clo được dùng trong công nghiệp và nông nghiệp.
2.Điều chế.
a.Trong phòng thí nghiệm.
Cho HCl tác dụng với các chất oxi hoá mạnh.
4HCl + MnO2 = MnCl2 + Cl2 + H2O
16HCl + 2KMnO4 = 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O
b.Trong công nghiệp.
Điện phân dd NaCl
2NaCl + 2H2O = Cl2 + H2 + 2NaOH
Bài tập củng cố:
Bài 1: Nêu tính chất hoá hcọ đặc trưng của Clo? Viết phương trình phản ứng minh hoạ?
Bài 2: Giải thích tính tẩy màu của khí Clo ẩm? Khí Clo khô có tính tảy màu hay không?
Bài tập về nhà
Các bài tập SGK và một số bài tập trong sách bài tập.
File đính kèm:
- Bai Clo.doc