Hoạt động chung - Quan sát, trò chuyện về 1 số hoa, quả mà trẻ biết

I. MỤC TIÊU:

· Phát triển lĩnh vực nhận thức kết hợp ngôn ngữ.

- Biết tên, đặc điểm cơ bản 1 số loại hoa, quả ở địa phương.

- Phân biệt so sánh điểm giống và khác nhau. Rèn kỷ năng nhạy cảm của các giác quan.

- Trẻ có ý thức không hái hoa, quả. Biết chăm sóc cây.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp chủ đạo: Trực quan- Đàm thoại.

- Phương pháp hổ trợ: Luyện tập.

III. CHUẨN BỊ:

- Đồ dùng:

+ Cô: 1 số loại hoa quen thuộc (cúc, hồng, huệ )( tranh, vật thật). Mô hình vườn hoa.

+ Trẻ: Thuộc thơ, bài hát về hoa.

IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động chung - Quan sát, trò chuyện về 1 số hoa, quả mà trẻ biết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 05 tháng 01 năm 2009. Quan sát, trò chuyện về 1 số hoa, quả mà trẻ biết. * Nhảy lò cò. MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực nhận thức kết hợp ngôn ngữ. Biết tên, đặc điểm cơ bản 1 số loại hoa, quả ở địa phương. Phân biệt so sánh điểm giống và khác nhau. Rèn kỷ năng nhạy cảm của các giác quan. Trẻ có ý thức không hái hoa, quả. Biết chăm sóc cây. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp chủ đạo: Trực quan- Đàm thoại. Phương pháp hổ trợ: Luyện tập. CHUẨN BỊ: Đồ dùng: + Cô: 1 số loại hoa quen thuộc (cúc, hồng, huệ…)( tranh, vật thật). Mô hình vườn hoa. + Trẻ: Thuộc thơ, bài hát về hoa. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Giới thiệu bài: Cho trẻ hát bài: “ Màu hoa”. Các con nhìn xem trong vườn hoa có những loại hoa gì? Có rất nhiều loại hoa có màu sắc hình dáng khác nhau, để xem đặc điểm nó như thế nào. Hôm nay cô và các con cùng trò chuyện về 1 số loại hoa nhé! Hướng dẫn+ thực hành: Hát bài “ Lý cây bông”. Cho trẻ quan sát từng loại hoa: * Hoa mai Hoa gì đây các con? Hoa có màu gì? Cánh hoa có dạng gì? Các con nhìn xem đây là nhuỵ hoa, trên nhuỵ có những phấn hoa Hoa mai nở vào mùa nào? * Hoa cúc Gợi ý cho trẻ nói đặc điểm của hoa cúc. + So sánh: Giống nhau: có màu vàng Khác nhau: Cánh hoa mai tròn còn cánh hoa cúc dài. Ngoài hai loại hoa cô vừa nói các con còn biết loại hoa nào nữa Các loại hoa này giúp ta làm đẹp trong nhà. Có 1 số loại hoa không trưng trong nhà mà kết thành tráiø cho ta có trái để ăn, bạn nào biết đó là những loại hoa nào. Các con nhìn xem hoa đã kết thành quả gì đây? Aên các loại quả này có nhiều chất gì? Khi ở nhà các con có trồng những cây này thì các con phải làm gì? Củng cố: Cho trẻ chơi “Xem ai tài”. Giải thích: “ Cô có 1 số loại hoa( đây là hoa bưởi, hoa mận, hoa xoài, hoa dừa…) và hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ… Các con sẽ lên chọn và để 1 bên là hoa cho kết quả, 1 bên là hoa làm đẹp”. Cho trẻ tiến hành chơi Giáo dục trẻ không được hái hoa nơi công cộng. Kết thúc: Cho trẻ chơi “ Nhảy lò cò nhặt quả”. Giải thích cách chơi: “ Các con đứng ngay vạch khi cô nói 2- 3 bắt đầu thì các con nhảy lò cò lên nhặt quả bỏ vào giỏ” Cho 1 trẻ lên chơi trước. Cho lần lượt 2 trẻ Cho 2 tổ thi xem ai nhặt quả nhanh. Cô nhận xét. Trẻ hát và tham quan mô hình. Hoa hồng, hoa cúc, hoa sao nháy… Trẻ nhớ tên bài. Trẻ hát và chuyển đội hình. Hoa mai Hoa có màu vàng. Cánh hoa mai tròn Trẻ quan sát nhuỵ hoa. Hoa mai nở vào mùa xuân Hoa cúc có màu vàng. Cánh dài nhỏ. Hoa cúc nở quanh năm. Trẻ nói lên đặc điểm giống nhau và khác nhau của 2 loại hoa( 2- 3 trẻ) Trẻ kể và nói đặc điểm: hoa hồng, hoa huệ, hoa màu gà… Hoa mận, hoa cam, hoa bưởi... Quả bưởi, quả cam, quả mận Có nhiều vitamin. Giúp cho cơ thể mau lớn chóng lại ácc bệnh tật Phải tưới nước cho cây Trẻ lắng nghe cách chơi. Tham gia chời- 3 lần. Trẻ lắng nghe cô giải thích. 1 trẻ lên chơi cho cả lớp xem. Lần lượt 2 trẻ chơi 2 tổ thi đua. KẾT QUẢ: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc phân vai: Đi thăm vườn hoa. Góc học tập: Xem tranh 1 số loại hoa quả. ------------------------------------------------------------------ HOẠT ĐỘNG CHIỀU: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ba, ngày 06 tháng 01 năm 2009 Thơ: Hoa kết trái. MỤC TIÊU: Phát triể lĩnh vực ngôn ngữ kết hợp thẫm mỹ. Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. Biết được cây cho hoa kết thành quả. Rèn luyện phát âm, đọc đúng các từ ( rung rinh…). Giáo dục trẻ không hái hoa. Trẻ hứng thú tham gia học. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp chủ đạo: Đọc diễn cảm. Phương pháp hổ trợ: Đàm thoại. CHUẨN BỊ: Đồ dùng: + Cô: tranh minh hoạ thơ: về các loài hoa. Thang, cây có quả. + Trẻ: nhớ trò chơi “ trèo cây hái quả”. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Giới thiệu bài: Hát: “Em yêu cây xanh”. Dẫn trẻ đi tham quan vườn cây ăn quả. Trong vườn có những loại cây gì? Các cây này có quả ăn được không? Cùng đếm xem trong vườn có bao nhiêu cây? Cây ra hoa, hoa sẽ thành quả. Có 1 bài thơ nói về hoa kết trái mà hôm nay cô sẽ dạy cho các con.Bài thơ “ hoa kết trái”. Hướng dẫn: Cô đọc thơ diễn cảm. Đọc lần 2 + tranh. Giàng từ khó: + Chói chang là rất sáng. + Trắng tinh là rất trắng. Giảng nội dung: Bài thơ nói về các loại hoa có nhiều màu khác nhau. Thực hành: Cho trẻ luyện đọc thơ, hình thức đọc cả lớp. Mời từng tổ( cô chú ý sửa sai phát âm) Mời nhóm nam+ nữ đọc đối đáp. Cá nhân xung phong. Củng cố: Đàm thoại nội dung bài. Trong bài thơ có bao nhiêu loại hoa? Tại sao tác giả nói hoa lựu chói chang? Còn hoa mận? Hoa mướp? Hoa đỗ là hoa gì? Kết thúc: Hát bài “ Hoa trường em”. Cho lớp chơi: “ Trèo cây hái quả”. Hát+ chuyển đội hình. Trẻ đi cùng cô. Mận, xoài, dừa…. Dạ được. 1,2…5 cây. Trẻ nhớ tên bài thơ. Chú ý lắng nghe. Lắng nghe và quan sát tranh. Nhắc tên bài thơ. Lặp lại từ khó. Cả lớp. Cá nhân. Hiểu nội dung 2 lần. 3 tổ. 2- 3 trẻ. Trẻ kể và đếm. Hoa lựu màu đỏ chói vào mắt mọi người. Hoa mận trắng tinh. Màu vàng. Hoa đậu. Hát, chuyển đội hình. Chơi 2- 3 lần. KẾT QUẢ: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ------------------------------------------------------ HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc xây dựng: Xâyvườn cây. Góc phân vai:Thăm vườn cây. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ tư, ngày 07 tháng 01 năm 2009. Aâm Nhạc: Hoa trong vườn. (Dạy Hát) MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực thẫm mỹ kết hợp tình cảm xã hội. Trẻ hiểu nội dung bài hát. Biết được các loại hoa có nhiều màu khác nhau. Hát đúng lời, đúng nhịp, vui tươi, vận động thành thạo. Thích nghe cô hát và hát cùng cô. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp chủ đạo: Biểu diễn diễn cảm. Phương pháp hổ trợ: Đàm thoại, luyện tập. CHUẨN BỊ: Đồ dùng: + Cô: Đàn, 1 số loại hoa. Tranh cánh đồng lúa. + Cháu: 1 mão cây bắp cải. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐÔNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Oân vận động: “Cây bắp cải”. Cô đàn cho nghe giai điệu bài hát “ Cây bắp cải”. Cây bắp cải thuộc loại rau ăn gì? Cây bắp cải nó như thế nào? Cô đàn và cả lớp hát 1 lần. Cho cả lớp vận động 2 lần Dạy hát: “ Hoa trong vườn”. Cho trẻ đi thăm mô hình vườn hoa. Các con nhìn xem trong vườn có nhiều hoa không? Con hãy kể xem có hoa gì? Các loài hoa này rất đẹp nó có đủ màu sắc và đủ hương thơm. Có 1 bài hát thuộc làng điệu dân ca Thanh Hoá đó là bài hát “ Hoa trong vườn”. Nói lên 1 vườn hoa do người trồng hoa vun đắp cho hoa được tốt tươi. Cô đàn giai điệu 1 lần. Cô hát không đàn Cô hát + đàn Cho cả lớp hát theo cô từng câu cho đến thuộc Cho cả lớp hát. Cho tổ hát ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ) Cá nhân hát Nghe hát: “ Cánh đồng và bé ngoan” Các con nhìn xem đây là bức tranh vẽ gì? Cánh đồng lúa khi mới gieo và khi đến mùa thu hoạch thì như thế nào? Mọi người ra đồng để làm gì? Cô có bài hát nói về cánh đồng lúa đó là bài hát: “ Cánh đồng và bé ngoan” cô sẽ hát cho các con nghe nhe. Cô đàn giai điệu. Cô hát 2 lần theo giai điệu. Cô hát và minh hoạ bài hát 2 lần Trẻ lắng nghe và đón tên bài hát. Rau ăn lá. Có nhiều lá sắp vòng tròn và có búp cải non nằm ở giữa. Cả lớp hát 1 lần. Trẻ vừa hát vừa đi vòng tròn. 1 trẻ đội mão bắp cải đi vào đứng ở giữa. Đến đoạn “ bắp cải non nằm ngủ giữa”: cả lớp ngồi xung quanh bắp cải Cả lớp đi thăm mô hình vườn hoa. Có rất nhiều hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ… Trẻ nhớ tên bài. Trẻ lắng nghe giai điệu. Trẻ lắng nghe cô hát Cả lớp tập hát từng câu theo cô. Cả lớp hát. 3 tổ hát. 2- 3 trẻ hát Cánh đồng khi mới gieo thì có màu xanh. Khi đến mùa thu hoạch thì có màu vàng Để gặt lúa. Trẻ lắng nghe cô hát - Trẻ chú ý nghe và hát theo cô KẾT QUẢ:………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ----------------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG GÓC ……………………………………………………………. ………………………………………………………………….. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ năm, ngày 08 tháng 01 năm 2009. So sánh sự giống và khác nhau rõ nét của 1 số loại hoa. Đếm hoa theo loại. MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực nhận thức kết hợp ngôn ngữ. Biết được đặc điểm 1 số loại hoa Quan sát nhanh, so sánh chính xác. Tham gia học tốt, hăng hái. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp chủ đạo: Trực quan. Phương pháp hổ trợ: Dùng lời. CHUẨN BỊ: Đồ dùng: + Cô: 1 số hoa( vật thật). + Cháu:Vận động tốt “ trồng cây”. Đất nặn TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Giới thiệu: Cho trẻ hát bài: “ Hoa kết trái” Các con hãy kể cho cô nghe 1 số loại hoa. Các loại hoa đều có những đặc điểm giống và khác nhau. Hôm nay cô và các con cùng so sánh sự giống nhau và khác nhau rõ nét của các loại hoa nhé! Hướng dẫn: Hát bài “ Tập đếm”. Cho trẻ quan sát từng loại hoa. Hoa hồng: + Có mấy bông hoa hồng trong bình? + Cô lấy 1 hoa hồng cho trẻ xem và nói về đặc điểm: hoa hồng có màu gì? cánh gì? Cánh hoa hồng như thế nào? Thân của hoa hồng có gì đây con? + Vậy các con hãy đếm lại xem có mấy nhánh hoa hồng? Hoa cúc: + Hoa cúc có màu gì? + Cánh hoacúc như thế nào? + Thân của hoa cúc có gai không? + Có mấ y nhánh hoa cúc trong bình? Các con hãy so sánh xem hoa cúc và hoa hồng giống và khác nhau ở điểm nào? Và số lượng hoa trong bình có bằng nhau không và bằng mấy? Cho trẻ đếm. Thực hành: Cho trẻ luyện tập so sánh giữa hoa màu gà và hoa mai. Trẻ quan sát và tìm sự giống và khác nhau của hai loại hoa (về màu sắc, hình dạng, thân, số lượng). Cho trẻ phân loại hoa: Cánh tròn và cánh dài. Đếm hoa theo loại cánh tròn và cánh dài Củng cố: Chơi trò chơi “ Cửa hàng bán hoa” Giải thích “ Người mua hoa không được nói tên hoa mà chỉ mô tả lại nét đặc trưng của hoa đó, người bán hiểu và lấy đúng hoa cần mua” Tiến hành chơi Kết thúc: - Cho trẻ nặn bông hoa Trẻ hát và vận động. Trẻ kể: hoa cúc, hoa mai, hoa hồng… Trẻ nhớ tên bài. Trẻ hát + chuyển đội hình. Có 5 bông hoa hồng. Hoa hồng có màu đỏ, cánh tròn, cánh hoa hồng mịn, thân của hoa hồng có nhiều gai 1,2…5 nhánh hoa hồng. Hoa cúc có màu vàng. Cánh hoa cúc dài. Không có gai. Có 1,2…5 nhánh hoa cúc trong bình. Giống nhau: Là cùng loại hoa. Khác nhau: hoa hồng màu đỏ cánh tròn, thân hoa hồng có gai. Hoa cúc màu vàng, cánh tròn, thân hoa cúc không có gai. Số lượng hoa trong bình bằng nhau và bằng 5 1,2…5 hoa hồng. 1,2…5 hoa cúc Sắp xếp theo yêu cầu của cô về số lượng. Cả lớp phân loại hoa theo yêu cầu của cô. Trẻ lắng nghe cô giải thích. Trẻ tham gia chơi 2 – 3 lần. Trẻ về chỗ nặn bông hoa theo ý thích( cánh tròn, cánh dài) KẾT QUẢ:………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. -------------------------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc nghệ thuật: Tô màu 1 số loại hoa quả. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây hoa ------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ sáu, ngày 09 tháng 01 năm 2009. Tạo Hình: Nặn quả tròn- chùm quả. MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực thẩm mỹ kết hợp nhận thức. Củng cố 1 số loại quả. Biết được các loại quả có nhiều vitamin. Rèn kỷ năng xoay tròn, ấn bẹt. Tham gia học tốt, có sáng tạo làm nên sản phẩm đẹp. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp chủ đạo: Luyện tập. Phương pháp hổ trợ: Trực quan dùng lời. CHUẨN BỊ: Đồ dùng: + Cô: 1 số loại quả( quả nho, chùm nho, quả nhãn…)(vật thật). + Trẻ: Đất nặn, bảng con, dĩa, khăn lau. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Giới thiệu bài: Cho lớp hát bài: “ Quả gì?” Có rất nhiều loại quả các con hãy kể cho cô 1 số loại quả mà các con biết. Các con biết quả chuối có dạng gì không? Vậy quả nho có dạng gì? Các con hãy kể cho cô biết loại quả có dạng tròn mà con biết? Hôm nay cô sẽ cho các con nặn quả tròn và chùm quả nhe. Hướng dẫn: Nhìn xem cô có quả gì đây? Quả nho có dạng gì? Nặn quả tròn thì mình phải nặn như thế nào? Cô đã nặn xong quả nho rồi. Cô tiếp tục nặn nhiều quả nho cô sẽ gắn dính vào nhau cô được chùm quả nho. Tiếp theo cô sẽ nặn lá nho cô sẽ dùng viên đất màu xanh cô ấn bẹp tạo thành lá nho cô gắn vào chùm nho. Ngoài ra cô cũng nặn được quả táo nè, còn có quả nhãn nữa. Thực hành: Cô hỏi trẻ ý định sẽ nặn gì? Cho trẻ nhắc lại cách nặn. Cho trẻ nặn theo ý thích của mình. Cô quan sát động viên, giúp những cháu yếu cố gắng nặn hoàn chỉnh sản phẩm. Gợi ý trẻ nặn sáng tạo và nặn nhiều quả mà trẻ biết Củng cố: Chơi trò chơi: Gieo hạt. Cho từng tổ đem sản phẩm trưng bày. Nhận xét sản phẩm Cô nhận xét sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp trưng bày góc nghệ thuật. Cả lớp hát cùng cô. Quả chuối, quả nhãn, quả nho... Quả chuối có dạng dài. Dạng tròn. Quả nhãn, quả táo, trái chanh… Trẻ nhớ tên bài Quả nho. Có dạng tròn Phải vo tròn Lắng nghe và quan sát. Quan sát mẫu. 1 vài trẻ nói lên ý định của mình. Vo tròn, ấn bẹp Tham gia chơi. Lần lượt đem sản phẩm lên. 1 vài trẻ nhận xét sản phẩm đẹp. KẾT QUẢ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. --------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc thiên nhiên: Trồng hoa kiểng. Góc xây dựng: xây vườn hoa. ------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGIAO AN THANG 1 -TUAN 2.doc
Giáo án liên quan