Chủ đề tháng 4 -Hoạt động 2:
TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ
HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ, HỢP TÁC
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Giúp hoc sinh nâng cao nhận thức về hòa bình, hữu nghị và hợp tác, hiểu được giá trị của vấn đề này trong việc duy trì và phát triển tính bền vững của xã hội, cộng đồng và của gia đình, hiểu quyền được thu nhận thông tin về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Biết thể hiện tinh thần hòa bình bằng những hành vi, hành động cụ thẻ trong quan hệ hằng ngày , tích cực ttham gia các hoạt động tìm hiẻu về hòa bình, tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.
CHUẨN BỊ:
GV: Gợi ý nội dung hoạt động, hình thức hoạt động : Thảo luận, thi trả lời câu hỏi.
HS: Tìm hiểu nội dung về quyền trẻ em . Đề cử người dẫn chương trình, thư ký .
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động: Hát bài “Họp mặt”(anh em ta về cùng nhau ta quây quần.) (5ph)
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 10 - Chủ đề tháng 4 - Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của vấn đề hòa bình, hữu nghị, hợp tác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề tháng 4 -Hoạt động 2:
TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ
HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ, HỢP TÁC
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Giúp hoc sinh nâng cao nhận thức về hòa bình, hữu nghị và hợp tác, hiểu được giá trị của vấn đề này trong việc duy trì và phát triển tính bền vững của xã hội, cộng đồng và của gia đình, hiểu quyền được thu nhận thông tin về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Biết thể hiện tinh thần hòa bình bằng những hành vi, hành động cụ thẻ trong quan hệ hằng ngày , tích cực ttham gia các hoạt động tìm hiẻu về hòa bình, tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.
CHUẨN BỊ:
GV: Gợi ý nội dung hoạt động, hình thức hoạt động : Thảo luận, thi trả lời câu hỏi.
HS: Tìm hiểu nội dung về quyền trẻ em . Đề cử người dẫn chương trình, thư ký ....
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Khởi động: Hát bài “Họp mặt”(anh em ta về cùng nhau ta quây quần...) (5ph)
MC giới thiệu nội dung, yêu cầu của hoạt động:
a.Thảo luận các vấn đề về hòa bình,hữu nghị và hợp tác. Mỗi nhóm nêu một vấn đề (15 ph) :
Sự phát triển của khoa học công nghệ và thông tin giúp con người tăng cường mối quan hệ hợp tác.Con người hợp tác với nhau trong công việc, trong các mối quan hệ hàng ngày là yếu tố quan trọng cho sự duy trì và phát triển ổn định của hòa bình.
Ý nghĩa của vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác(có hòa bình mới có hạnh phúc, mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Muốn có hòa bình con người phải biết tôn trọng nhau, không xâm phạm lợi ích của nhau, biết hợp tác cùng nhau để phát triển, tạo nên sức mạnh gìn giữ hòa bình).
Thái độ và trách nhiệm của học sinh : Là phải góp phần xây dựng hòa bình bằng hành động cụ thể trong học tập, trau giồi, rèn luyện về hạnh kiểm và kỹ năng
Thư ký ghi lại tóm tắt nội dung các ý kiến ( thời gian hoạt động15 phút)
b.Trả lời câu hỏi trắc nghiệm (10ph). Chia nhóm. ba nhóm tham gia, mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, thời gian trả lời cho mỗi nhóm là 1 phút
Câu hỏi nhóm 1: Trong Công ước LHQ về quuyền trẻ em không có qui định nào sau đây:
a. Trẻ em được công nhận quyền tự do kết giao và tự do hội họp hòa bình
c. Trẻ em có quyền được học hành
b.Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến mà không có sự hạn chế nào.
Câu hỏi nhóm 2: Bài hát nào sau đây có nội dung tình hữu nghị, hợp tác của trẻ em trên thế giới:
a. Trái đất này là của chúng ta của Phạm Tuyên
b. Nối vòng tay lớn của Trịnh Công Sơn.
c. Thiếu nhi thế giới liên hoan của Lưu Hữu Phước
Câu hỏi nhóm 3: Ngày Quốc tế thiếu nhi là ngày nào?
a. 15 – 7 b. 15 – 8 c. 01 – 6
Câu hỏi phụ:
Qui định :”Thi hành giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người “ nằm trong điều mấy của Công ước về quyền trẻ em ?
a. Điều 18
b. Điều 38
c. Điều 28
3. MC điều khiển chương trình văn nghệ của lớp: Hát giao lưu giữa các nhóm (8-10 ph)
Mỗi nhóm hát một bài hát có nội dung hòa bình hoặc chống chiến tranh ( Đất nước, Lên đàng, Nối vòng tay lớn,Tự nguyện ...)
KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG (5 ph)
Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động, tóm tắt lại trọng tâm của nội dung, nhấn mạnh vai trò của học sinh và nhiệm vụ cụ thể của học sinh trong viêc tham gia gìn giữ hòa bình, hữu nghị,hợp tác
Phân công chuẩn bị hoạt động 3: Thu thập thông tin về tình hình phát triển kinh kế- xã hội của địa phương, đất nước, về hòa bình thế giới (trên báo, trên mạng...) Nhắc nhở học sinh tham gia đầy đủ, nghiêm túc trong buổi sinh hoạt dưới cờ.
Hoạt động 4:
Mục tiêu:
Học sinh hiểu các em có quyền giao kết hội họp để cùng nhau hợp tác trong cuộc sống hằng ngày
Học sinh có thái độ tích cực ủng hộ sự hợp tác phê phán những biểu hiện của sự bất hợp tác
Biết cách hợp tác với nhau trong học tập và rèn luyện để giúp nhau cùng tiến bộ, chia sẻ và cảm thông trong các quan hệ hằng ngày.
Chuẩn bị: Giáo viên cung cấp câu hỏi : Thế nào là hội nhập và hợp tác, tác dụng của hội nhập và hợp tác cùng nhau (có hội ý với Giáo viên GDCD và tham khảo SGV)
Chọn học sinh có khả năng hùng biện và điều khiển chương trình, cùng với GV thống nhất nội dung, điều khiển tọa đàm.
Sắp xếp bàn theo hình chữ U
Tổ chức hoạt động:
Khởi động (5 ph) : Hát tập thể bài “ Nối vòng tay lớn”
MC giới thiệu chương trình tọa đàm, yêu cầu cần đạt được trong buổi tọa đàm : Thảo luận về vấn đề hợp tác, hội nhập là xu thế của thời đại, tác dụng của sự hội nhập và hợp tác cùng nhau .
Một đại diện học sinh đã chuẩn bị bắt đầu trình bày một bài tham luận ngắn gọn nêu vấn đè thế nào là hội nhập( Nhân loại đang ở những năm đầu của kỉ nguêyn mới, kỉ nguyên của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi sự nỗ lực của mọi người để có thể đạt được một trình độ nhất định, làm cơ sở cho sự hội nhập và sự hợp tác cùng nhau)
Một học sinh khác nêu vấn đề hội nhập đối với học sinh là gì, có phải là quá lớn lao xa vời không? Học sinh muốn hội nhập thì cần phải có những hành động gì? (Người dẫn chương trình gợi ý: Hội nhập và hợp tác trong học sinh là cùng nhau giúp đỡ bạn bè trong lớp khắc phục khó khăn, khắc phục những nhược điểm của bản thân, chia sẻ những kinh nghiệm để cùng nhau tiến bộ,đoàn kết tốt với bạn cùng lớp, giao lưu với các lớp, thi đua chứ không phải ganh đua. Hợp tác để cùng nhau tiến bộ, trong tình thưong, tôn trọng lẫn nhau, giúp cho đôi bên cùng có lợi).
Trò chơi ô chữ : Chia lớp thành 2 nhóm cung nhau giải ô chữ, ô chữ kẻ sẵn trên giấy được dán lên bảng (các từ tham khảo:Liên Hiệp Quốc, Quyền trẻ em, công nghệ thông tin, Di sản văn hóa....)
Văn nghệ xen kẽ. Múa tập thể bài Mừng ngày gặp nhau....
Kết thúc hoạt động :
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến, nhận xét chung.
File đính kèm:
- GD huong nghiep 10(1).doc