I. Mục tiêu:
-Phát triển sự quan tâm chú ý, hứng thú, tình cảm của trẻ đối với các hiện tượng thiên nhiên.
-Cung cấp kiến thức về hiện tượng mưa cho trẻ.
-Phát triển các kỹ năng quan sát, nhận xét, kết luận trong quá trình trãi nghiệm.
-Cho trẻ biết được lợi ích của mưa.
-Giáo dục trẻ bảo vệ sức khỏe, khi đi mưa phải mặc áo mưa.
-Tác hại của mưa: gây lũ lụt, xói mòn đất
II. Chuẩn bị:
-Máy chiếu, máy tính cài đặt các side về cảnh trươc khi mưa, trong khi mưa và sau khi mưa.
-Tranh vẽ về quá trình tạo mưa.
-Bếp đun, xoang, nước
-Máy casset, đĩa nhạc
III. Tiến hành:
*Hoạt động 1: Gây hứng thú.
-Cho trẻ hát và vận động theo bài hát: “Muốn làm hạt mưa”
-Hỏi trẻ trong bài hát đè cập đến hiện tượng gì?
-Chuyển tiếp bằng trò chơi: “Mưa rơi”
*Hoạt động 2: Khám phá.
-Cho trẻ xem trình chiếu về hiện tượng mưa.
+Trước khi mưa:
Bầu trời thế nào?
Cảnh vật thế nào?
Mọi người trên đường làm gì?
Gió có thổi mạnh không?
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4455 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động học có chủ đích (phát triển nhận thức) - Đề tài mưa - Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên (lớp: lá), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
(Phát triển nhận thức)
Đề tài: Mưa
Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên
Lớp: Lá
I. Mục tiêu:
-Phát triển sự quan tâm chú ý, hứng thú, tình cảm của trẻ đối với các hiện tượng thiên nhiên.
-Cung cấp kiến thức về hiện tượng mưa cho trẻ.
-Phát triển các kỹ năng quan sát, nhận xét, kết luận… trong quá trình trãi nghiệm.
-Cho trẻ biết được lợi ích của mưa.
-Giáo dục trẻ bảo vệ sức khỏe, khi đi mưa phải mặc áo mưa.
-Tác hại của mưa: gây lũ lụt, xói mòn đất…
II. Chuẩn bị:
-Máy chiếu, máy tính cài đặt các side về cảnh trươc khi mưa, trong khi mưa và sau khi mưa.
-Tranh vẽ về quá trình tạo mưa.
-Bếp đun, xoang, nước…
-Máy casset, đĩa nhạc
III. Tiến hành:
*Hoạt động 1: Gây hứng thú.
-Cho trẻ hát và vận động theo bài hát: “Muốn làm hạt mưa”
-Hỏi trẻ trong bài hát đè cập đến hiện tượng gì?
-Chuyển tiếp bằng trò chơi: “Mưa rơi”
*Hoạt động 2: Khám phá.
-Cho trẻ xem trình chiếu về hiện tượng mưa.
+Trước khi mưa:
Bầu trời thế nào?
Cảnh vật thế nào?
Mọi người trên đường làm gì?
Gió có thổi mạnh không?
Có sấm chớp không?
Chuyển tiếp: chơi trò chơi: “Chuồn chuồn bay”
+Trong khi mưa:
Hạt mưa to hay nhỏ?
Mưa từ đâu xuống?
Khi mưa có gió không?
Khi mưa có sấm chớp không?
Trong khi mưa trên đường có người không?
Tại sao mọi người trên đường phải che dù?
Tại sao khi mưa cây cối xung quanh lại nghiêng ngã?
Tại sao bé không được ra dường khi trời mưa?
Chuyển tiếp: Hát:
“Trời mưa tới rồi, trời mưa tới rồi
Về đi thôi, về đi thôi
Mưa đã ướt vai em rồi
Mưa đã ướt vai em rồi
Mau về thôi, mau về thôi”
+Sau khi mưa:
Bầu trời như thế nào?
Đường xá như thế nào?
Sân trường ra sao? Trên đường có ai không?
Cây cối xung quanh như thế nào?
-Cô khái quát lại kiến thức.
-Chuyển tiếp bằng trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”
-Trải nghiệm: Cô làm thí nghiệm cho trẻ xem quá trình tạo mưa.
+Đun sôi nước.
+Khi nước sôi => bốc hơi=>ngưng tụ lại trên nắp xoang=> tạo thành những giọt nướ nhỏ rơi xuống.
-Trò chuyện với trẻ về các khái niệm: bốc hơi, ngưng tụ, mưa do đâu mà có…
*Hoạt động 3: Củng cố.
-Cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh
-Cách chơi:
+Chia lớp thành 2 đội
+Cho trẻ ghép các bức tranh đúng theo quá trình tạo thành mưa.
-Đàm thoại cùng trẻ:
+Tại sao có mưa?
+Khi ra đường trời mưa thì phải như thế nào?
+Mưa có ích lợi gì?
+Tác hại của mưa là gì?
*Hoạt động 4: cô nhận xét lớp.
File đính kèm:
- giao an hien tuong mua.doc