Học mà chơi – chơi mà học khơi nguồn hưng phấn học tập trong học sinh

Bản thân tôi đã nhiều năm đứng lớp và sinh hoạt ở tổ 1 – 2 và được tham gia dự giờ thao giảng ở tổ của mình đang sinh hoạt. Bản thân tôi thấy tất cả giáo viên đều chuẩn bị đầu tư vào tiết dạy rất chu đáo. Học sinh chăm chú nghe giảng để trả lời câu hỏi hoặc thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên, các tiết dạy đa phần đạt khá và tốt. Thế nhưng có một điều gì đó chưa thật mới mẻ, chưa thật sinh động để phát huy thế mạnh ở học sinh, khơi dậy nguồn hứng thú học tập ở học sinh.

- Đó chính là “Trò chơi học tập” lồng ghép trò chơi giúp học sinh hưng phấn trong học tập. Tạo mối gắn kết trong tập thể “chơi mà học - học mà chơi”. Có vậy mới giải toả được không khí căng thẳng trong từng tiết học. Giúp học sinh trông chờ đến buổi học để được chơi để được phát huy khả năng của mình.

- Từ ý tưởng đó tôi bắt tay vào xây dựng các đề tài trò chơi cụ thể phục vụ cho từng tiết dạy, từng chương bài học trong chương trình giảng dạy và được sự đồng tình của BGH cũng như của tổ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học mà chơi – chơi mà học khơi nguồn hưng phấn học tập trong học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC MÀ CHƠI – CHƠI MÀ HỌC KHƠI NGUỒN HƯNG PHẤN HỌC TẬP TRONG HỌC SINH I. Hoàn cảnh nảy sinh Bản thân tôi đã nhiều năm đứng lớp và sinh hoạt ở tổ 1 – 2 và được tham gia dự giờ thao giảng ở tổ của mình đang sinh hoạt. Bản thân tôi thấy tất cả giáo viên đều chuẩn bị đầu tư vào tiết dạy rất chu đáo. Học sinh chăm chú nghe giảng để trả lời câu hỏi hoặc thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên, các tiết dạy đa phần đạt khá và tốt. Thế nhưng có một điều gì đó chưa thật mới mẻ, chưa thật sinh động để phát huy thế mạnh ở học sinh, khơi dậy nguồn hứng thú học tập ở học sinh. - Đó chính là “Trò chơi học tập” lồng ghép trò chơi giúp học sinh hưng phấn trong học tập. Tạo mối gắn kết trong tập thể “chơi mà học - học mà chơi”. Có vậy mới giải toả được không khí căng thẳng trong từng tiết học. Giúp học sinh trông chờ đến buổi học để được chơi để được phát huy khả năng của mình. - Từ ý tưởng đó tôi bắt tay vào xây dựng các đề tài trò chơi cụ thể phục vụ cho từng tiết dạy, từng chương bài học trong chương trình giảng dạy và được sự đồng tình của BGH cũng như của tổ. II. Thực trạng khi áp dụng. Bước đầu tôi chưa mạnh dạn áp dụng vào tiết dạy vì sợ rằng giáo viên trong tổ cũng như BGH khó có thể hiểu được ý đồ của tôi Lần đầu tiên tổ chuyên môn của tôi tổ chức thi dạy giáo viên giỏi của tổ 1 và 2. Bản thân tôi được dạy một tiết Toán của khối 2. Bài “Mét” tôi đã đưa trò chơi “đố bạn” vào và được giáo viên - học sinh ủng hộ nhiệt tình . Học sinh hăng say chơi và cố tìm tòi câu hỏi khó để hỏi bạn lẫn nhau. Sau đó trò chơi này được bản thân tôi nhân rộng ra ở các lớp khác. Bước tiếp theo tôi xây dựng tiếp trò chơi “Thử tài” , “Ai nhanh hơn ?” ở chính lớp tôi đang dạy tiết tự nhiên – xã hội lớp 1 ở bài 29 : Nhận biết cây và con vật. Lúc đầu các em chưa thật quen, còn ngỡ ngàng, nhưng sau đó học sinh quen dần và lần lượt em nào cũng xin tham gia chơi. Thế là sự thành công của tôi đã có phong trào “ Trò chơi vào học tập” vào được nhân rộng ra. Hai dạng trò chơi nêu trên là 2 dạng khác nhau. Luật chơi khác nhau, nhưng chung quy lại đều kích thích học sinh học tập. Học sinh phản ứng nhanh và phù hợp với tất cả các môn học và mọi đối tượng của học sinh tiểu học. Cái khó là giáo viên phải chịu khó, phải có sự đầu tư về mặt nội dun III. Hiệu quả đánh giá rút kinh nghiệm - Tạo được tiếng vang trong nhà trường “Học mà chơi – chơi mà học” . - Về phía học sinh: Ham thích học tập, chịu khó ôn bài, chuẩn bị bài, mạnh dạn trước tập thể, học tập có thi đua. - Về phía giáo viên: Coi đậy là bước đột phá, giáo viên cần có sự đầu tư trò chơi phù hợp với từng tiết dạy, dựa trên ý tưởng trò chơi ở trên, tự xây dựng nội dung trò chơi, chịu khó học tập rèn cho học sinh tham gia. - Cả giáo viên và học sinh đều hưởng ứng 100% và xem trò chơi học tập là điều thiết thực giúp tiết học thêm sinh động, sôi nổi góp phần giải toả tâm lý học sinh từ đó hiệu quả giờ học tốt hơn. - Yêu cầu chung khi xây dựng trò chơi - Nội dung: Phù hợp với kiến thức học sinh, mang tính khoa học cao, cụ thể, rõ rang, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. - Hình thức: Phù hợp với số lượng tham gia (tổ, cá nhân, lớp) luật chơi rõ rang không quá rườm rà, học sinh nắm bắt nhanh. - Thời gian chơi: từ 3 – 5 phút, phải xếp trò chơi sau bước củng cố bài hoặc phục vụ cho phần củng cố, không lấy nộ dung bài học, bài tập quy định làm trò chơi. - Giáo viên phải soạn nội dung cụ thể, điều chỉnh cách chơi cho phù hợp với tiết dạy, chương dạy, linh hoạt xử lý tình huống bất ngờ có thể xảy ra về nội dung, đánh giá đúng khả năng của học sinh. Coi khâu chuẩn bị là quan trọng nhất tạo sự thành công của trò chơi mình mang đến cho học sinh. - Trên đây cũng là ý tưởng tâm huyết mà tôi muốn mang lại cho tất cả chúng ta qua trò chơi học tập góp phần giải toả căng thẳng tâm lý cho các em học sinh nhằm tạo cảm giác thoải mái hứng thú cho học tập tiếp thu kiến thức một cách vững chắc hơn IV. Kế hoạch “ Trò chơi học tập” minh hoạ cho một số tiết dạy và chương trình học Môn Toán (Lớp 2) Tên trò chơi: “Đố Bạn” Chủ đề: Các đơn vị đo độ dài đã học 1. Mục đích. - Giúp học sinh ôn kiến thức về các đơn vị đo độ dài đã học (cm, dm, m) - Phát huy khả năng ngôn ngữ kĩ năng hỏi đáp 2. Chuẩn bị - Học sinh ôn lại cm, dm, và nhớ lại kiến thức vừa học - Giáo viên chuẩn bị vài câu hỏi gợi ý để ví dụ cho trò chơi, yêu cầu luật chơi 3. Hình thức tổ chức. - Phổ biến luật chơi + 2 dãy trong lớp tạo thành 2 đội mỗi đội cử 3 đại diện thi ( bên hỏi, bên trả lời) mỗi lần 3 câu hỏi sau đó đổi lại. + Yêu cầu câu hỏi: Câu hỏi rõ rang, dễ hiểu ( 10 điểm/1 câu) + Yêu cầu bên trả lời: Nghe xong câu hỏi phải trả lời nhanh. Đúng 10 điểm / 1 câu trả lời đúng. + Tất cả các em học sinh còn lại nghe và phán đoán xem có đúng không để bổ sung cho đội mình. + Giáo viên là giám khảo, trọng tài, điều chỉnh mức độ câu hỏi. (Đúng trọng tâm, mục đích phân tích thêm câu trả lời ) + Khi học sinh đã nắm bắt luật chơi giáo viên nên lấy ví dụ cụ thể để học sinh biết cách đặt câu hỏi. 4. Phổ biến nội dung. Chủ đề: Các đơn vị đo độ dài đã học - Trong câu hỏi và trả lời câu hỏi của học sinh phải có 1 trong chữ số và tên gọi đơn vị đo. (1, 10, 100, và cm, dm, m) Giáo viên ghi yêu cầu này lên bảng lớp - Ví dụ: Đội A hỏi 1 m bằng bao nhiêu cm. Đội B trả lời bằng 100 cm Xong mỗi lượt câu hỏi cho học sinh nhận xét và ghi điểm Vòng 1: Cho bên nào hỏi trước cũng được Vòng 2: Đổi lại vị trí (Nhưng nội dung câu hỏi phải khác nhau không trùng lặp) Khi phổ biến nội dung xong giáo viên cho học sinh suy nghĩ 30 giây rồi trả lời. Sau vòng 1 cho bên nào hỏi trước cũng được Cho thời gian 30 giây để đội hỏi vòng hai chuẩn bị câu hỏi khỏi trùng với câu hỏi trước Vòng 2 tương tự như vậy giáo viên công bố điểm đội thắng và nhắc lại kiến thức chung cho các em. Môn: Tự nhiên xã hội ( Lớp 1) Bài: Nhận biết cây cối và con vật Trò chơi: Thử tài “Ai nhanh hơn” 1.Mục đích - Giúp học sinh ôn lại kiến thức bài - Học sinh biết cây cối và con vật là có ích cần chăm sóc của con người - Phát triển khả năng phản ứng nhanh, óc phán đoán đúng 2. Chuẩn bị Học sinh phải ôn bài Nhận biết cây cối và con vật Giáo viên chuẩn bị câu hỏi và các tấm bìa ghi “Đúng”, “Sai” và hai cái trống cho cả hai đội 3.Cách tiến hành: - Phổ biến luật chơi - Trả lời đúng, sai có 3 học sinh tham gia trả lời câu hỏi, khi nghe đọc xong 1 câu hỏi, thí sinh gõ trống để giành quyền ưu tiên trả lời. chỉ giơ tấm bìa Đúng hay Sai - Mỗi câu đúng 10 điểm - Ví dụ: + Cây hoa hướng dương là Cây rau Cây hoa Cây gỗ + Cây rau cải là Cây rau Cây hoa Cây gỗ + Lợn là con vật Có ích Có hại + Muỗi là con vật Có ích Có hại + Chuột là con vật Cần bảo vệ Diệt Học sinh trả lời xong ở các câu hỏi giáo viên nhận xét và công bố điểm của đội thắng cuộc V. Kết luận - Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt, trong đó sự bùng nổ kiến thức phục vụ hoạt động thực tế cuộc sống là một vấn đề rất quan trọng, có sự tác động rất lớn đến sự nghiệp giáo dục – đào tạo làm cho nhu cầu học tập của học sinh và kì vọng của đa số PHHS về con em mình khi học tập – gây áp lực tinh thần không ít cho các em, đặc biệt là lứa tuổi học tiểu học - Vì vậy sự lựa chọn nội dung và mô hình trò chơi học tập, với hình thức và kiểu mẫu tượng trưng nêu trên vào việc giảng dạy trên lớp giúp học sinh bớt căng thẳng và vui vẻ trong học tập là điều hết sức cần thiết - Qua bài viết này, tôi rất mong sự đóng góp và bổ sung thêm về trò chơi học tập tạo cho các em có khoảng thời gian và một “sân chơi” bổ ích tạo cho các em phát triển toàn diện MỤC LỤC TT TÊN MỤC TRANG 1 Hoàn cảnh nảy sinh 1 2 Thực trạng khi áp dụng 1 3 Hiệu quả đánh giá rút kinh nghiệm 2 4 Kế hoạch trò chơi học tập 2 5 Kết luận 4

File đính kèm:

  • docHOC MA CHOI.doc
Giáo án liên quan