Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam .Đảng ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo, xây dựng nhân tố con người là động lực trực tiếp và lâu dài cho sự phát triển của đất nước. Đaị hội Đảng toàn quốc lần thứ VII coi giáo dục là quốc sách hàng đầu .Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII lại quyết định lấy Giáo dục –Đào tạo và khoa học công nghệ là khâu đột phá để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá –hiện đại hoá đất nước.
Để góp phần vào sự nghiệp đào tạo con người mới .Là một giáo viên công tác được 8 năm ơ bậc THCS huyện Tân Châu, tôi luôn có những trăn trở ,suy nghĩ làm sao để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 8A1 tại trường THCS Tân Đông ?
Chức năng của kênh hình nói chung và bản đồ giáo khoa nói riêng có rất nhiều, nó vừa là nguồn cung cấp kiến thức phục vụ cho nội dung bài học , vừa là rèn luyện kỹ năng Địa lí cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện phương pháp dạy học của mình theo hướng phát huy tính tích cực của người học .Thông qua kỹ năng phân tích so sánh ,tìm ra các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ được nội dung bài học bền lâu, góp phần kích thích sự phát triển năng lực tư duy nói chung và tư duy địa lí nói riêng .Từ lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “Hướng dẫn cách phân tích bản đồ cho học sinh lớp 8 THCS” nhằm giúp học sinh có được những kỹ năng cơ bản về học tập bộ môn, góp phần đào tạo những thế hệ học sinh phát triển toàn diện ,tránh được tình trạng học lệnh ,học tủ các môn học lâu nay vẫn từng xảy ra .
30 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn cách phân tích bản đồ cho học sinh lớp 8 THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam .Đảng ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo, xây dựng nhân tố con người là động lực trực tiếp và lâu dài cho sự phát triển của đất nước. Đaị hội Đảng toàn quốc lần thứ VII coi giáo dục là quốc sách hàng đầu .Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII lại quyết định lấy Giáo dục –Đào tạo và khoa học công nghệ là khâu đột phá để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá –hiện đại hoá đất nước.
Để góp phần vào sự nghiệp đào tạo con người mới .Là một giáo viên công tác được 8 năm ơ û bậc THCS huyện Tân Châu, tôi luôn có những trăn trở ,suy nghĩ làm sao để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 8A1 tại trường THCS Tân Đông ?
Chức năng của kênh hình nói chung và bản đồ giáo khoa nói riêng có rất nhiều, nó vừa là nguồn cung cấp kiến thức phục vụ cho nội dung bài học , vừa là rèn luyện kỹ năng Địa lí cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện phương pháp dạy học của mình theo hướng phát huy tính tích cực của người học .Thông qua kỹ năng phân tích so sánh ,tìm ra các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ được nội dung bài học bền lâu, góp phần kích thích sự phát triển năng lực tư duy nói chung và tư duy địa lí nói riêng .Từ lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “Hướng dẫn cách phân tích bản đồ cho học sinh lớp 8 THCS” nhằm giúp học sinh có được những kỹ năng cơ bản về học tập bộ môn, góp phần đào tạo những thế hệ học sinh phát triển toàn diện ,tránh được tình trạng học lệnh ,học tủ các môn học lâu nay vẫn từng xảy ra .
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI :
a. Mục đích :
+ Ngay từ đầu năm học tôi đã đề ra biện pháp là : “ Kiểm kê phân loại đồ dùng dạy học trong thư viện hiện có và lớp 8 THCS có những bản đồ nào ?
+ Có kế hoạch hướng dẫn học sinh ôn tập và bổ sung những ký hiệu, màu sắc của bản đồ, lược đồ.
+ Hướng dẫn hoc sinh bổ sung những ước hiệu địa lý cần thiết của lược đồ trong sách giáo khoa mà nhiều khi không đồng nhất với bản đồ treo tường .
Bước 1 : Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ .
Xác định vị trí địa lí .
Quan sát, mô tả nhận biết địa hình .
Bước 2 : Học sinh có được các kĩ năng
2/ Sự quan tâm của phụ huynh và các cấp :
a/ Về phía phụ huynh học sinh :
Trường THCS Tân Đông là trường nông thôn, biên giới nên đa số phụ huynh học sinh làm nghề nông, mặt bằng dân trí thấp . Điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn mãi bận lo làm nên rất ít quan tâm đến việc học của con cái . Có nhiều phụ huynh còn quan niệm cho rằng bộ môn Địa lí chỉ là môn phụ nên còn lơ là,chưa khuyến khích động viên con học bài khi đến lớp . Gia đình thiếu sự quan tâm, ít khi kiểm tra tập vở của con xem học hành ghi chép bài vở như thế nào. Phần lớn các em không chuẩn bị bài khi đến lớp .
b/ Cơ sở vật chất – ĐDDH – Tài liệu chuyên môn :
Là trường nằm vùng sâu, biên giới, cơ sở vật chất còn thiếu. Trường có 16 phòng chia ra : 1 văn phòng, 1 phòng thư viện , 1 phòng thiết bị, 1 phòng truyền thống đội , còn lại 12 phòng /19 lớp . Hiện trường không có phòng chức năng . Bàn ghế được trang bị ở các phòng học đủ chỗ cho học sinh nhưng chưa phù hợp cho giảng dạy phương pháp đổi mới. Năm học ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhưng do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên giáo viên chưa thực hiện giáo án điện tử trên lớp. Phòng để ĐDDH chật hẹp.
ĐDDH môn địa lí 8 hiện có ở trường tương đối đầy đủ: bộ bản đồ giáo khoa Địa lí lớp 8 gồm 23 bản . Bộ tranh ảnh và mẫu khoáng sản rất thuận lợi cho việc giảng dạy bộ môn . Giáo viên luôn thực hiện sử dụng điều đặn và phù hợp từng tiết dạy.
Các tài liệu về chuyên môn giáo viên liên hệ với cán bộ thư viện để tìm đọc các tài liệu chuyên môn như : SGK, SGV Địa lí 8 . Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 2004-2007, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí trung học cơ sở …
c/ Các cấp lãnh đạo :
Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường cùng chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy.
BGH luôn quan tâm, sâu sát giúp đỡ, dự giờ góp ý động viên giáo viên tham gia hội giảng, hỗ trợ kinh phí để làm ĐDDH thư viện không có phục vụ cho tiếy dạy có chất lượng . Công đoàn trường tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Động viên khuyến khích, hỗ trợ vật chất , tinh thần để giáo viên an tâm giảng dạy .
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1/ Về không gian :
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là : “ Học sinh lớp 8A1 Trường THCS Tân Đông.
2/ Về thời gian nghiên cứu đề tài :
Phạm vi nghiên cứu đề tài này là suốt cả năm học :2008-2009
Từ ngày 25/8/2008 đến giữa học kì II được chia làm 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn I :
Từ ngày 25/8/2008 đến ngày 5/9/2008 Giáo viên kiểm kê phân loại đồ dùng dạy học .
Từ ngày 25/8/2008 đến KSCL giữa học kì I ngày 21/10/2008 Giáo viên kiểm tra kiến thức của học sinh về khả năng khai thác kiến thức từ hệ thống kênh hình ở lớp 7, . Hướng dẫn học sinh ôn và bổ sung kiến thức , những ký hiệu, màu sắc của bản đồ, lược đồ.
+ Giai đoạn II : Từ ngày 22/10/2008 đến ngày 16/12/2008 , giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung những ước hiệu địa lý cần thiết của lược đồ trong sách giáo khoa mà nhiều khi không đồng nhất với bản đồ treo tường .
+Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình bảng số liệu thống kê,lược
đồ bản đồ, ảnh địa lí trong giờ dạy.
+ Giai đoạn III : Từ ngày 3/1/2009 đến ngày 12/ 3/2008và đến khi nghiệm thu đề tài ở giai đoạn này học sinh biết đối chiếu lược đồ SGK để đọc bản đồ treo tường , quan sát ảnh địa lí nêu lên được nội dung trong ảnh và biết sử dụng khá tốt Đồ dùng dạy học .
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1/ Đọc tài liệu :
Đọc tài liệu là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu tìm ra những cơ sở lí luận một cách khoa học cho việc giải quyết vấn đề mấu chốt của đề tài . Từ đó phân tích vấn đề nghiên cứu : “Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ hệ thống kênh hình để nâng cao hiệu quả dạy và học môn địa lý”. Để tiến hành trên cơ sở lí luận chung , hoàn thành đề tài này, tôi đã nghiên cứu và tìm đọc các tài liệu có liên quan :
1.Sách giáo khoa địa lí lớp 8 –Nhà xuất bản giáo dục, năm 2004 của Bộ Giáo dục –Đào tạo .
2.Sách giáo viên địa lí lớp 8 - Nhà xuất bản giáo dục, năm 2004 của Bộ Giáo dục –Đào tạo .
5.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì 2004-2007 môn địa lý .
6. Tài liệu Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí trung học cơ sở – Nhà xuất bản giáo dục năm 2008
+ Tập bản đồ thế giới các châu lục - Nhà xuất bản giáo dục, Trung tâm bản đồ và tranh ảnh giáo dục năm 2003.
+ Atlat địa lí Việt Nam - Nhà xuất bản giáo dục, Trung tâm bản đồ và tranh ảnh giáo dục năm 2004. Trong tập Atlát có Bản đồ hành chính, bản đồ hình thể, bản đồ địa chất khoáng sản, khí hậu, đất, thực và động vật, các miền tự nhiên, dân số dân tộc , nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp…
_ Phương pháp nghiên cứu các nguyên tắc dạy học về sử dụng các phương tiện dạy học, phương pháp trực quan.
_ Phương pháp quan sát khách quan.
_ Phương pháp điều tra khảo sát.
_ Đọc sách và tài liệu.
-Phương pháp dự giờ đồng nghiệp, đúc kết những kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy địa lí ở trường THCS Tân Đông .
2/ Điều tra :
a/ Dự giờ :
-Dự giờ đồng nghiệp, giáo viên cùng bộ môn để rút kinh nghiệm cho bản thân .
- Dự giờ các giáo viên ở Trường khác có cùng bộ môn, có nhiều kinh nghiệm để học hỏi chuyên môn. Mục đích dự giờ để rút kinh nghiệm cho bản thân . Trong quá trình dự giờ tôi luôn chú ý giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ hệ thống kênh hình như thế nào để học hỏi .
b/ Đàm thoại :
Trong quá trình giảng dạy luôn trao đổi với các bạn cùng bộ môn giải quyết các vấn đề mà bản thân còn gặp khó khăn. Nêu lên các câu hỏi những vấn đề mà bản thân còn hạn chế .
Trao đổi với học sinh trong từng tiết dạy, đặt ra các vấn đề về chuyên môn để các em trả lời. Trao đổi với học sinh khi các em xác định trên bản đồ, phân tích biểu đồ, ảnh địa lí .
Trao đổi tìm ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề mà bản thân còn khó khăn trong quá trình dạy học .
c/ Thăm dò :
Để giảng dạy đạt kết quả tốt việc thực hiện phương pháp đổi mới , Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ hệ thống kênh hình để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Tôi tiến hành thăm dò học sinh bằng cách : dùng phiếu in sẵn để lấy ý kiến học sinh về khả năng nhận biết các kí hiệu trên lược đồ, bản đồ, tầng thang màu thể hiện địa hình .Xác định độ cao của núi, đồng bằng, biển .
d. Thực nghiệm :
Đem kết quả nghiên cứu vào lớp để giảng dạy, vận dụng phương pháp đổi mới . Hướng dẫn học sinh khai thác hệ thống kênh hình như : Bản đồ, lược đồ, biểu đồ, lát cắt địa hình, ảnh địa lí … Từng bước hướng dẫn học sinh xác định các đối tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ, lát cắt địa lí .
e. Kiểm tra :
Giáo viên kiểm tra học sinh bằng các hình thức sau :
+ Kiểm tra miệng : gọi học sinh xác định trên bản đồ, đọc ảnh địa lí, phân tích biểu đồ , mô tả ảnh địa lí , phân tích bảng số liệu để nắm xem mức độ khai thác kiến thức địa lí của học sinh qua hệ thống kênh hình .Rèn luyện kĩ năng cho học sinh làm việc với hệ thống kênh hình,bản đồ, biểu đồ , lược đồ .
+Kiểm tra 15 phút , 1 tiết , thi học kì : giáo viên chuẩn bị phiếu kiểm tra cho học sinh . Giáo viên photo lược đồ, bảng số liệu thống kê để học sinh khai thác đạt ở mức độ nào để giáo viên có biện pháp điều chỉnh kịp thời .
Giai đoạn I : Giáo viên kiểm kê phân loại ĐDDH, thống kê các lược đồ, biểu đồ, ảnh địa lí, bảng số liệu trong SGK địa lí 8 . Oân tập bổ sung kiến thức về các kí hiệu, màu sắc trên bản đồ, lược đồ SGK sự trùng khớp để học sinh dễ nhận biết . Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng xác định trên bản đồ, lược đồ. Xác định phương hướng dựa vào hệ thống kinh vĩ tuyến . Xác định địa hình dựa vào kí hiệu màu sắc, đường đồøng mức , kí hiệu đọc tên các dãi núi , cao nguyên , sơn nguyên, đồng bằng … Kết quả đạt được : 10/41 –Tỉ lệ : 24.4%
Giai đoạn II: Sang giai đoạn này học sinh có phần tiến bộ hơn ,nhận biết được kiến thức từ kênh hình, ảnh địa lí… Có kĩ năng xác định vị trí địa lí củachâu lục, khu vực trên bản đồ, lược đồ SGK, đọc được các dạng địa hình kí hiệu màu sắc, phân tích biểu đồ, ảnh địa lí .Kết quả đạt được : 21/41 -Tỉ lệ : 51.2%
Giai đoạn III : Học sinh đọc khá tốt lược đồ trong SGK, phân tích được bảng số liệu thống kê, đọc được bản đồ tốt hơn biết xác định vị trí địa lí nước ta trên bản đồ thế giới, các điểm cực B-N-Đ-T của nước ta . Xác định các tỉnh ven biển biết đối chiếu so sánh, từ lược đồ SGK ứng dụng vào bản đồ treo tường .Kết quả đạt được : 35/41 – Tỉ lệ 85.4%
PHẦN B : NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Hệ thống kênh hình trong bộ môn địa lí ở trường phổ thông luôn giữ vai trò rất quan trọng ,đặc biệt bản đồ luôn được xem là cuốn sách thứ hai của học sinh .Vì bản đồ là phần thu nhỏ các đối tượng tự nhiên kinh tế xã hội ở ngoài thực tế thông qua hệ thống kinh tuyến ,vĩ tuyến ,tỉ lệ và hệ thống kí hiệu..... .Qua bản đồ, học sinh dễ dàng tìm ra các đối tượng ,nội dung bài học được biểu hiện trên đó.
Đa số học sinh khối lớp 8, có kiến thức nhất định, nhưng còn hạn chế về kỹ năng đọc bản đồ,nhận biết các đối tượng địa lí, quan sát tìm kiến thức, phân tích mối quan hệ địa lí, phân tích bảng số liệu, biểu đồ ......còn chậm, mất nhiều thời gian, gây khó khăn trong việc giảng dạy cho giáo viên.
Ngoài việc cung cấp nội dung kiến thức, giáo viên hướng dẫn học sinh học, làm bài tập trong sách giáo khoa, tập bản đồ,biểu đồ,lát cắt tổng hợp,bảng thống kê, các tranh ảnh tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội... các châu lục ,các quốc gia trên thế giới và nước ta ...Muốn học tốt môn địa lí học sinh cần phải biết khai thác kiến thức từ kênh hình để mở rộng và nâng cao, làm cơ sở khắc sâu kiến thức,tiếp thu bài tốt và nhớ lâu hơn.Vận dụng các kiến thức đã học để hiểu và giải thích các hiện tượng ,các vấn đề về tự nhiên ,kinh tế xã hội xảy ra trên thế giới và nước ta .
Như vậy việc hướng dẫn học sinh khai thác từ hệ thống kênh hình có vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học môn địa lí.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Trường THCS Tân Đông õlà trường nằm ở vùng nông thôn, biên giới có nhiều em dân tộc tham gia học cho nên cũng có nhiều khó khăn trong việc dạy và học Địa lí.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn cũng được sự quan tâm ,động viên của Ban Giám hiệu nhà trường trong công tác chuyên môn .
Tình hình Học sinh :
Tổng số học sinh lớp 8A1 là: 41 em
Tổng số học sinh có SGK : 41 em .
Học sinh dân tộc : 5 em
Số học sinh có bài tập bản đồ bài tập và bài thực hành địa lí 8 : 37/41 em
Học sinh chưa có tập Atlat địa lí .
Học sinh tương đối ngoan chịu học .Tuy nhiên cũng có những khó khăn nhất định ,ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn ,đầu vào của học sinh tương đối thấp ,đời sống kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên chi phối thời gian học tập của các em ,ở nhà phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em.Có đầy đủ sách giáo khoa ,vở ghi và đồ dùng học tập, nhưng thiếu tập bản đồ, các em lại chưa trang bị tập Atlat Đại lí Việt Nam .
Đa số các em có có ý thức học tập tốt .Tuy nhiên việc học môn Địa lí chỉ dừng lại ở mức học thuộc lòng những nội dung kiến thức ngắn gọn được ghi trong vở ,kỹ năng khai thác kiến thức từ kênh hình để hiểu sâu kiến thức bộ môn còn hạn chế .Qua nghiên cứu có 25 học sinh biết đọc bản đồ treo tường , đọc biểu đồ xem bảng chú giải , đọc tên các dãy núi, cao nguyên,sơn nguyên, đồng bằng lớn dựa vào thang màu . Có 16 chưa biết quan sát bản đồ, lược đồ SGK, biểu đồ, bảng chú giải , thang màu …
Nguyên nhân :
- Giáo viên làm việc với các em rất ít 1 tiết / tuần / học kì I nên việc ôn tập các kĩ năng làm việc với kênh hình của học sinh có phần hạn chế .
- Ở lớp các em không chú ý tập trung quan sát đồ dùng dạy học, khi bạn lên xác định, trình bày thì lơ là không quan sát .
- Ở nhà học sinh chưa chịu khó đọc SGK, không chịu nghiên cứu hệ thống kênh hình trong SGK, không soạn kĩ bài ở nhà khi đến lớp, ít chịu khó làm bài tập bản đồ, không mua tập Atlát địa lí Việt Nam .
* Giải pháp :
Từ tình hình thực tế lớp 8A1 là giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân đề ra một số biện pháp cụ thể để giúp các em chưa biết khai thác kiến thức từ kênh hình như sau :
-Đối với học sinh khá giỏi gọi học sinh lên trình bày trên bản đồ bằng câu hỏi, phân tích biểu đồ, bảng số liệu thống kê .
- Đối tượng học sinh trung bình, yếu giáo viên gọi học sinh làm việc với bản đồ nhiều hơn chỉ từng đối tượng địa lí dựa vào kí hiệu, nhắc nhở các em đọc bảng chú giải trên bản đồ thang màu .
- Yêu cầu các em trang bị tập Atlát địa lí Việt Nam để học tốt hơn .
Giáo viên chia nhóm học sinh 2 em biết khai thác kênh hình trong SGK và bản đồ, giúp đỡ bạn chưa biết, sau đó giáo viên kiểm tra trên bản đồ treo tường .
Khi phân tích biểu đồ giáo viên phân theo nhóm và hướng dẫn học sinh phân tích và cách vẽ biểu đồ .
Tình hình phụ huynh :
Đa số phụ huynh trong lớp làm nương rẫy, mặt bằng dân trí thấp, không có khả năng hướng dẫn cho con tự học ở nhà. Phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con .
Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên nhiều học sinh không có vở bài tập thực hành môn Địa lý nên gây khó khăn cho giáo viên trong việc củng cố rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh còn lệch lạc. Có nhiều phụ huynh HS cho rằng môn Địa lý chỉ là môn phụ nên ít quan tâm, nhiều gia đình chỉ chú ý đầu tư cho con đi học thêm những môn mà họ cho là quan trọng như: toán, lý, hoá, anh văn… Vì vậy chất lượng của bộ môn địa lý và một số môn khoa học xã hội khác chưa cao.
Giáo viên :
Trường THCS Tân Đông là trường ở vùng nông thôn, biên giới không mấy thuận lợi, quy mô trường lớn nhưng cơ sơ vật chất còn thiếu chưa đáp ứng yêu cầu , với hai giáo viên môn địa lí .
Giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ,tham gia bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới của ngành. Đang tham gia học lớp Đại học từ xa sư phạm Hà Nội .
Các thiết bị dạy học được trang bị khá đầy đủ ,phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới như bản đồ ,tranh ảnh...
Giáo viên có ý thức nghề nghiệp ,nhiệt tình và tâm huyết với nghề .
Qua thực tế trong giờ học và các tiết thực hành, dự giờ các đồng nghiệp, quan sát trong quá trình dạy – học, tôi nhận thấy nổi lên những vấn đề sau:
+ Các bản đồ treo tường và lược đồ trong sách giáo khoa chưa có sự đồng bộ về màu sắc, kí hiệu…
+ Từ thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát và điều tra đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm tạo cho học sinh sự say mê hứng thú học tập bộ môn địa lý để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.
III / NỘI DUNG VẤN ĐỀ :
1/ Vấn đề đặt ra cần tìm giải pháp để nghiên cứu :
Qua nghiên cứu chương trình nội dung SGK môn Địa lí 8 gồm có 52 tiết và chia thành 2 phần :
Phần I : Thiên nhiên , con người ở các châu lục ( tiếp theo chương trình địa lí lớp 7 ) gồm 21 tiết chia ra :
+ Châu Á : 18 tiết ( 15 tiết lí thuyết, 3 tiết thực hành )
+ Tổng kết ( địa lí tự nhiên và địa lí các châu lục ) 3 tiết
Phần II : Địa lí Việt Nam :23 tiết
+ Bài mở đầu Việt Nam đất nước con người -1 tiết
+ Đại lí tự nhiên Việt Nam -22 tiết ( 15 tiết lí thuyết, 7 tiết thực hành )
Phần : Oân tập, kiểm tra -8 tiết .
Để giải quyết vấn đề đặt ra tôi đã đề ra các giải pháp như sau :
a/ Kiểm kê phân loại đồ dùng dạy học:
-Ngay từ đầu năm tôi đã liên hệ với bộ phận thư viện,thiết bị kiểm kê lại toàn bộ những đồ dùng dạy học đã có sắp xếp theo thứ tự từng khối lớp, từng chương, bài
-Có kế hoạch vẽ thêm những đồ dùng dạy học đã hư hỏng hoặc còn thiếu.
b/ Có kế hoạch hướng dẫn học sinh ôn và bổ sung những ký hiệu, màu sắc của bản đồ, lược đồ:
-Mặc dù học sinh đã làm quen với bản đồ từ lớp 6,7 nhưng bài đầu tiên của lớp 8 tôi phải dành ra 5 – 7 phút đầu giờ để giới thiệu những ký hiệu cơ bản của bản đồ như:
+ Ký hiệu về màu sắc ( phân tầng độ cao, độ sâu ).
+ Ký hiệu về khoáng sản.
+ Ký hiệu về sông, hồ, dòng biển.
+ Về hệ thống kinh vĩ tuyến…
c/ Có kế hoạch cho hoc sinh bổ sung những ước hiệu địa lý cần thiết của lược đồ trong sách giáo khoa mà nhiều khi không đồng nhất với bản đồ treo tường:
-Giáo viên phải thường xuyên lưu ý nhắc nhở học sinh có thói quen đọc bảng chú giải trước khi tìm hiểu, khai thác nội dung trên bản đồ, lược đồ, như vậy dần dần học sinh sẽ quen dần và dễõ dàng khai thác được nội dung kiến thức từ kênh hình dưới sự gợi ý hướng dẫn của giáo viên.
d/ Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình trong giờ dạy:
-Kênh hình trong địa lý rất đa dạng bao gồm nhiều loại: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, băng hình…
-Tuy nhiên trong thực tế hiện nay các trường trên địa bàn nông thôn tỉnh Tây Ninh chưa có điều kiện đưa băng hình vào giảng dạy nên trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến những đồ dùng dạy học thông thường.
-Tuỳ theo từng loại kênh hình, từng nội dung kiến thức khác nhau mà giáo viên xây dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn khác nhau.
d1/Khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ:
+ Bản đồ chứa đựng rất nhiều nội dung kiến thức, được coi như quyển sách giáo khoa địa lý thứ hai phục vụ cho việc dạy học và học môn địa lý.
+ Để việc dạy và học môn địa lý đạt hiệu quả cao, giáo viên phải đầu tư suy nghĩ xây dựng kiến thức chứa đựng trong bản đồ mà nội dung kênh chữ không chuyền tải hết được. Giáo viên không nên sử dụng bản đồ, lược đồ như một phương tiện để minh hoạ kiến thức.
+ Để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ có hiệu quả cần thực hiện các bước sau:
Đọc tên bản đồ, lược đồ để biết nội dung địa lý thể hiện trên đó là gì ?
Ví dụ: Bản đồ dân cư Châu Á thể hiện các nội dung: phân bố dân cư, mật độ dân cư, các đô thị đông dân…
- Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ như thế nào bằng các ký hiệu gì, màu sắc ra sao? Dựa vào các ký hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định các đối tượng địa lý.
- Đối chiếu, so sánh các ký hiệu với nhau để tìm ra đặc điểm của đối tược trục tiếp trên bản đồ.
Ví dụ: Cũng trên bản đồ dân cư Châu Á ( Lớp 8 ) sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước trên để rút ra nhận xét về mật độ dân cư, sự phân bố dân cư, sự phân bố các đô thị đông dân, yêu cầu học sinh giải thích vì sao dân cư Châu Á có sự phân bố như vậy? Từ đó rút ra hình thành mối quan hệ địa lý giữa các yếu tố địa lý: địa hình, đất đai, khí hậu, gió mùa, biển…
Bản đồ, lược đồ có thể dùng để khai thác kiến thức ở nhiều dạng bài khác nhau.
Xác định vị trí địa lý:
-Giáo viên phải hướng dẫn học sinh dựa vào bản đồ, lược đồ để khai thác theo thứ tự sau:
+ Xác định kinh độ, vĩ độ của các điểm cực.
+ Nếu là châu lục thì xác định xem châu lục đó nằm ở nửa cầu nào?( dựa vào kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc ).
+ Xác định xem châu lục, khu vực hay quốc gia đó trải dài trên bao nhiêu vĩ độ, kinh độ để biết ảnh hưởng của vị trí địa lý với khí hậu.
+ Xác định tứ cận: Giáp những đâu, ở phía nào, có những biển nào, những vịnh nào, có những dòng biển nào ở ven bờ biển..
Ví dụ: Xác định vị trí địa lý Châu Á:
-Học sinh phải xác định được kinh tuyến gốc, đường xích đạo để biết Châu Á nằm ở nửa cầu Đông và nửa cầu Bắc.
-Xác định các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây để rút ra nhận xét về kích thước, lãnh thổ rộng lớn và ảnh hưởng tới sự phân bố các đới khí hậu.
-Xác định tứ cận: Tiếp giáp với những châu lục nào, đại dương nào, về phía nào, để từ đó tìm hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lý của Châu Á về mặt kinh tế, quân sự quốc phòng…
Quan sát, mô tả nhận biết địa hình:
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh khai thác đặc điểm địa hình của Việt Nam.
-Dựa vào màu sắc để xác định xem nước t
File đính kèm:
- de tai sang kien kinh nghiem.doc