Hướng dẫn giảng dạy và thực hiện phân phối chương trình môn Âm nhạc cấp THCS

- Theo kế hoạch giáo dục năm học 2008 – 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ngày. áp dụng từ năm học 2008 – 2009, Trung học cơ sở học 37 tuần/năm (trước đây là 35 tuần).

- Môn Âm Nhạc học 1tiết/tuần. Thời gian 2 tuần còn lại (đối với lớp 6,7,8) và 1 tuần (đối với lớp 9) dành cho giáo viên và các trường tự bố trí cho phù hợp (có thể cho HS tự ôn tập ở nhà để chuẩn bị cho các tiết kiểm tra, rèn luyện kĩ năng, tìm hiểu mở rộng nhận thức về văn hoá âm nhạc truyền thống ở địa phương.).

- Căn cứ vào tình hình thực tế của từng dịa phương, khả năng tiếp thu của học sinh trong từng vùng, miền khác nhau, giáo viên có thể tự điều chỉnh nội dung các bài học và các bài kiểm tra cho phù hợp (trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng).

- Ở lớp 9, theo chương trình quy định, môn Âm nhạc chỉ học 1 học kì. Việc dậy và kết thúc môn học trong học kì I hoạcu học kì II là do các sở GDDT quyết định (phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường). Do ở lớp 9 chỉ học 1 học kì nên kết quả đánh giá, xếp loại học kì của môn học cũng chính là kết quả, đánh giá xếp loại của cả năm học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn giảng dạy và thực hiện phân phối chương trình môn Âm nhạc cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY VÀ THỰC HIỆN PPCT MÔN ÂM NHẠC CẤP THCS 1. Kế hoạch và thời gian dạy học - Theo kế hoạch giáo dục năm học 2008 – 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ngày.... áp dụng từ năm học 2008 – 2009, Trung học cơ sở học 37 tuần/năm (trước đây là 35 tuần). - Môn Âm Nhạc học 1tiết/tuần. Thời gian 2 tuần còn lại (đối với lớp 6,7,8) và 1 tuần (đối với lớp 9) dành cho giáo viên và các trường tự bố trí cho phù hợp (có thể cho HS tự ôn tập ở nhà để chuẩn bị cho các tiết kiểm tra, rèn luyện kĩ năng, tìm hiểu mở rộng nhận thức về văn hoá âm nhạc truyền thống ở địa phương...). - Căn cứ vào tình hình thực tế của từng dịa phương, khả năng tiếp thu của học sinh trong từng vùng, miền khác nhau, giáo viên có thể tự điều chỉnh nội dung các bài học và các bài kiểm tra cho phù hợp (trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng). - Ở lớp 9, theo chương trình quy định, môn Âm nhạc chỉ học 1 học kì. Việc dậy và kết thúc môn học trong học kì I hoạcu học kì II là do các sở GDDT quyết định (phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường). Do ở lớp 9 chỉ học 1 học kì nên kết quả đánh giá, xếp loại học kì của môn học cũng chính là kết quả, đánh giá xếp loại của cả năm học. 2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá a) Đổi mới phương pháp dạy học Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tạo điều kiện cho học sinh hứng thú, tích cực chủ động sáng tạo trong học tập. b) Kiểm tra, đánh giá - Trong một học kì kiểm tra 4 lần bao gồm: Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra tiết và kiểm tra học kì. - Kiểm tra kết quả học tập của học sinh chủ yếu dựa trên cơ sở thực hành âm nhạc (hát, đọc nhạc, nghe nhạc...). Hạn chế chỉ dùng hình thức kiểm tra viết bài trả lời câu hỏi. - Hoạt động kiểm tra không nên cứng nhắc mà cần linh hoạt. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng trường, từng lớp, từng đối tượng học sinh, gioá viên có thể dùng các hình thức kiểm tra đa dạng, phong phú và phù hợp. Không nên kiểm tra lý thuyết dưới hình thức học thuộc, có thể kiểm tra bằng các hình thức trắc nghiệm, kiểm tra theo nhón cá nhân..., kết hợp kiểm tra kiến thức cũ trong khi thực hành hoặc trước khi học bài mới.... - Căn cứ quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, Giám đốc Sở GDĐT lựa chọn và quyết định áp dụng một trong 2 hình thức đánh giá: Đánh giá bằng cho điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập của học sinh, cũng có thể sử dụng 2 hình thức. Việc lựa chọn hình thức đánh giá phải phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của từng địa phương. Mỗi Phòng Giáo dục và Đào tạo cần lựa chọn, áp dụng thống nhất trong phạm vi quản lí một trong hình thức đánh giá nói trên. c) Tiêu chí xếp loại của một bài kiểm tra theo hình thức nhận xét kết quả học tập của học sinh. - Bài kiểm tra của học sinh được đánh giá nhận xét và xếp thành 5 loại: + Loại giỏi (G): Thực hiện tốt yêu cầu của bài kiểm tra, đạt chuẩn kiến thức, tích cực , kĩ năng, tích cực hứng thú tham gia học tập. + Loại khá (K): Thực hiện tốt yêu cầu của bài kiểm tra, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, tích cực tham gia học tập/ + Loại trung bình (Tb): Đạt yêu cầu của bài kiểm tra nhưng còn có sai sót về kiến thức hoặc kĩ năng, có cố gắng nhưng chưa tích cực. + Loại yếu (Y): Chưa đạt yêu cầu của bài kiểm tra, không đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, chưa tích cực tham giia học tập. + Loại kém: Không đạt yêu cầu của bài kiểm tra, không đạt chuẩn về kiến thức, kĩ năng, chưa tự giác cố gắng trong học tập. - Nếu đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập thì không cho điểm các bài kiểm tra, không tính điểm trung bình môn học nhưng vẫn tham gia xếp loại học lực mỗi học kì và cả năm học. - Học lực của học sinh (ở cả 2 hình thức: cho điểm và nhận xét kết quả học tập) được xếp thành 5 loại giỏi (G), loại khá (K), loại trung bình (Tb), loại yếu (Y), loại kém (kém). - Việc xếp dloại học lực của học sinh ở hình thức cho điểm căn cứ theo Qui chế 40/2006/QĐ-BGĐT. Xếp loại học lực của học sinh ở hình thức nhận xét kết quả học tập thì giáo viên căn cứ vào kết quả các bài kiểm tra đã xếp loại và thái độ học tập, cố gắng của học sinh trong mỗi học kì và cả năm để xếp loại học lực.

File đính kèm:

  • docHD GIANG DAY.doc
  • docPPCT.doc