HƯỚNG DẪN HỌC SINH NHẬN DẠNG BÀI TẬP,PHÂN LOẠI VÀ VẼ BIỂU ĐỒ KHI LÀM CÁC BÀI TẬP ĐỊA LÝ.
Trong chương trình Địa lý lớp11 có rất nhiều giờ thực hành và sử dụng đến nhiều bảng số liệu khác nhau. Thông qua các giờ thực hành và bảng số liệu này: Giáo viên có trách nhiệm làm cho học sinh hiểu rõ hơn nội dung của bài học và có thể dùng các số liệu đó để học bài. Trên thực tế rất nhiều học sinh vẫn chưa nắm được yêu cầu của những bài thực hành nên vẽ sai hoặc không đạt điểm tối đa trong phần vẽ khi làm bài thi. Điều này vẫn tồn tại nhiều như vậy một phần do giáo viên còn coi nhẹ các giờ thực hành hoặc hướng dẫn học sinh chưa chu đáo, một phần là do học sinh chủ quan coi rằng Địa lý chỉ là môn học thuộc nên các giờ thực hành ít chú ý nghe thầy giáo hướng dẫn .
Theo tôi ngay từ tiết học đầu tiên (Giờ học ôn tập phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ trong dạy và học Địa lý) giáo viên có thể ôn tập và củng cố cho học sinh thấu rõ có bao nhiêu dạng biểu đồ thường gặp( Điều này học sinh chưa thể biết hết được vì chương trình Địa lý cấp II ít hoặc không có giờ thực hành, việc vẽ chỉ là các số liệu đơn giản).
11 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn học sinh Lớp 10, Lớp 11 làm bài tập Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý do chọn đề tài
Làm bài tập thực hành là một phần rất quan trọng của việc học tập môn Địa lý. Vì vậy trong các đề thi môn Địa lý (Thi tốt nghiệp + Học sinh giỏi và tuyển sinh) thường có 2 phần: Lý thuyết và bài tập. So với câu hỏi lý thuyết thì câu hỏi thực hành thường dễ đạt điểm tối đa hơn vì yêu cầu của câu hỏi thường là vẽ biểu đồ dựa vào số liệu cho trước hoặc là nhận xét , giải thích số liệu. Nhưng trên thực tế: Số lượng học sinh không làm được hoặc chỉ làm được một phần bài tập lại tương đối nhiều vì đa số các em có kỹ năng làm bài tập rất yếu .
Từ thực tế của trườngTHPT Trần Phú (Nói riêng) và các trường THPT(nói chung) tôi nhận thấy: Việc rèn luyện cho các em học sinh thành thạo các kỹ năng vẽ, nhận xét và giải thích các bài tập thực hành Địa lý là một bộ phận quan trọng của công tác giảng dạy Địa lý. Công việc này không những giúp các em có thể đạt kết quả cao trong các kỳ thi mà còn làm cho các em có hứng thú hơn khi học Địa lý. Đồng thời cũng đóng góp tích cực vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy Địa lý trong các trường THPT vì thông qua các bài tập thực hành học sinh sẽ hiểu hơn, dễ nhớ hơn các bài học lý thuyết .
Từ yêu cầu của một bài thi, yêu cầu của bộ môn và thực trạng học tập Địa lý của học sinh :Tôi lựa chọn dề tài : “Hướng dẫn học sinh lớp 10, lớp 11 làm bài tập Địa lý.”
Đề tài gồm 3 phần:
Hướng dẫn học sinh nhận dạng bài tập, phân loại và vẽ biểu đồ.
Xử lý số liệu khi vẽ .
Tìm mối quan hệ để phân tích số liệu .
Nội dung đề tài rất rộng nên tôi chỉ đi sâu về một số bài tập cơ bản trong sách giáo khoa Địa lý lớp10, lớp11.Đề tài được đúc kết từ kinh nghiệm của bản thân qua quá trình giảng dạy; sự tham khảo, học hỏi kinh nghiệmcủa một số đồng nghiệp.
Mong rằng: Đề tài sẽ giúp các em học sinh lớp10, lớp11 có thể đạt được kết quả cao hơn trong các bài thi.
Bài viết chắc chắn chưa thể hoàn thiện nên tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện và thực hiện tốt hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng Địa lý cho học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Móng Cái, tháng 5 năm 2006.
Nội dung
I. hướng dẫn học sinh nhận dạng bài tập,phân loại và vẽ biểu đồ khi làm các bài tập Địa lý.
Trong chương trình Địa lý lớp11 có rất nhiều giờ thực hành và sử dụng đến nhiều bảng số liệu khác nhau. Thông qua các giờ thực hành và bảng số liệu này: Giáo viên có trách nhiệm làm cho học sinh hiểu rõ hơn nội dung của bài học và có thể dùng các số liệu đó để học bài. Trên thực tế rất nhiều học sinh vẫn chưa nắm được yêu cầu của những bài thực hành nên vẽ sai hoặc không đạt điểm tối đa trong phần vẽ khi làm bài thi. Điều này vẫn tồn tại nhiều như vậy một phần do giáo viên còn coi nhẹ các giờ thực hành hoặc hướng dẫn học sinh chưa chu đáo, một phần là do học sinh chủ quan coi rằng Địa lý chỉ là môn học thuộc nên các giờ thực hành ít chú ý nghe thầy giáo hướng dẫn .
Theo tôi ngay từ tiết học đầu tiên (Giờ học ôn tập phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ trong dạy và học Địa lý) giáo viên có thể ôn tập và củng cố cho học sinh thấu rõ có bao nhiêu dạng biểu đồ thường gặp( Điều này học sinh chưa thể biết hết được vì chương trình Địa lý cấp II ít hoặc không có giờ thực hành, việc vẽ chỉ là các số liệu đơn giản).
Trong mỗi loại biểu đồ cần phải chỉ ra nó thường xử dụng để thể hiện cho bài tập nào. Muốn vậy ta cần chỉ ra cho học sinh thấy được đặc điểm của từng chuỗi số liệu và mục đích phân tích để lựa chọn và quyết định xem cách vẽ nào tốt nhất. Ta có thể phân loại như sau:
1- Dạng biểu đồ hình tròn:
Loại này phù hợp với những bài tập yêu cầu về so sánh quy mô hay cơ cấu. Dạng bài tập này cũng có thể vẽ biểu đồ vuông nhưng ít khi xử dụng vì mất nhiều thời gian vẽ và khả năng truyền tải thông tin hạn chế(Chia phần lẻ khó hơn biểu đồ tròn).
Trong bài tập trang 9 – SGK - Địa lý 11 có bài tập yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện về diện tích của nước Anh so với diện tích các thuộc địa của Anh và Thế Giới trong các năm 1947 và 1960 theo số liệu sau :
Năm
Diện tích nước Anh (Km2)
Diện tích các thuộc địa Anh (Triệu Km2)
Diện tích thế giới (Triệu Km2)
1947
244000
10,3
135
1960
244000
5,2
135
Học sinh có thể biết vẽ 2 biểu đồ tròn nhưng không biết là bán kính các biểu đồ bằng nhau hay không bằng nhau.Ta có thể đưa ra gợi ý: Diện tích của mỗi hình tròn biểu thị số liệu diện tích nào trong bảng? Để thể tích thế giới có thay đổi không? (không đổi) vậy phải vẽ 2 biểu đồ có bán kính bằng nhau. Nhưng đối với dạng bài tập để thể hiện số dân: Ví dụ: phần (b) của bài thực hành trang 9 thì càn cho học sinh biết được dân số là một đại lượng luôn thay đổi theo thời gian như thế phải vẽ 2 biểu đồ tròn có bán kính khác nhau (rõ ràng học sinh có thể tự phân tích được). Qua các bài thực hành này giáo viên cần cho học sinh thấy được: Đối với các bản số liệu cho phép thể hiện cả quy mô và cơ cấu thì phải vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau.
2 - Dạng biểu đồ miền
- Đối với bảng số liệu và bài tập yêu cầu thể hiện cả quy mô và cơ cấu trong nhiều năm (4 năm, 6 năm , 8 năm ...)
Ví dụ: Lập biểu đồ thích hợp thể hiện tỷ lệ giá trị xuất khẩu của dầu mỏ so với các sản phẩm khác trong giá trị tổng xuất khẩu của An- giê – ri từ 1966 -1987 theo số liệu sau :
Năm
Giá trị xuất khẩu dầu mỏ trong tổng giá trị xuất khẩu (%)
1966
59,3
1970
70,4
1972
82,3
1979
97,4
1981
97,5
1987
97,0
Nếu học sinh vẽ 6 biểu đồ sẽ mất rất nhiều thời gian,ta cần hướng dẫn cho học sinh vẽ biểu đồ miền.
Ví dụ
3 - Biểu đồ cột:
+ Dạng biểu đồ cột đơn thường dùng để thể hiện sự khác biệt về quy mô số lượng của một đại lượng(ví dụ:Sản lượng khai thác than ,dầu khí...)
+Dạng bài tập thể hiện các đại lượng khác nhau (ví dụ: sản lượng dầu, xi măng, thép của ấn độ, bài tập 3- trang 135 – SGK11, ta có thể hướng dẫn học sinh vẽ các biểu đồ cột đơn gộp nhóm).
+ Dạng biểu đồ hình cột chồng có thể xử dụng đối với loại bài tập thể hiện sự thay đổi cơ cấu theo thời gian. Ví dụ : Bài tập trang19 – SGK11:
4 - Biểu đồ dạng đường (đồ thị)
+ Loại này phù hợp với dạng bài tập dùng để thể hiện sự thay đổi của một hay vài đại lượng theo một chuỗi thời gian. Mốc thời gian thường là các thời điểm xác định :Ví dụ như tháng, năm. chính vì thế mà đối với các đại lượng được xác định theo thời kỳ thì không dùng loại biểu đồ này mà phải dùng biểu đồ cột.
+Đối tượng với dạng bài tập có nhiều đại lượng với nhiều đơn vị khác nhau, ví dụ : bài tậpp 3 – trang 135 – SGK.
Yêu cầu của bài tập là vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng than, điện dầu mỏ, xi măng , thép của Ân Độ trong các năm 1950 và 1991.Dựa theo bảng số liệu:
Sản phẩm
Sản lượng năm 1950
Sản lượng năm 1991
Than
33 triệu tấn
224,5 triệu tấn
Điện
5,1 tỷ Kwh
309,4 Kwh
Thép
1,4 triệu tấn
52 triệu tấn
Trong trường hợp này ta có thể chuyển thành các đại lượng tương đối rồi vẽ một biểu đồ cột và đường kết hợp.
Với nhiều dạng biểu đồ như vậy, cùng một lúc học sinh có thể khó nhớ, vậy ta phải củng cố lại trong các giờ thực hành và hướng dẫn làm bài tập về nhà. Phải luôn luôn nhắc nhở học sinh lưu ý khi vẽ biểu đồ là:Trên các trục toạ độ cần phải ghi rõ danh số (ví dụ: Nghìn tấn, nghìn ha, triệu kw,..)và nghi rõ mốc thời gian (đối với trục ngang). Các trục phải có mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị (đối với biểu đồ tròn, vuông, cột) thì không nhất thiết phải như vậy.
Cần rèn cho học sinh một thói quen khi vẽ phải ghi tên biểu đồ và có bảng chú giải.
Với sự rèn luyện thường xuyên trong các giờ thực hành, tôi tin rằng học sinh nắm được các dạng biểu đồ và lựa chọn được biểu đồ thích hợp khi làm bài tập.
xử lý các số liệu khi vẽ và nhận xét
Biểu đồ là cách thể hiện trực quan của chuỗi số liệu. Vì vậy khi vẽ và nhận xét trước hết ta phải tìm hiểu rõ đặc điểm biến động của chuỗi số liệu để phát hiện xem có sự thay đổi đột ngột (tăng hay giảm đột ngột ) của hiện tượng không ? để khi nhận xét có thể chia thành các giai đoạn.
1 - Ví dụ 1 :
Trong bài tập số 2- trang109 SGK11
Đề bài yêu cầu : Hãy vẽ các biểu đồ so sánh diện tích và dân số các vùng kinh tế thuộc liên bang Nga. Với bài tập này trước hết phải hướng dẫn lấy số liệu về diện tích và dân số của 10 vùng kinh tế liên bang Nga (dựa vào nội dung bài học và bảng số liệu trang 109) sau đó hướng dẫn học sinh vẽ theo hai cách.
Cách 1: Có thể để nguyên số liệu ta lập hai biểu đồ hình cột, mỗi biểu đồ có 10 cột thể hiện cho 10 vùng kinh tế.
Cách 2: Hướng dẫn học sinh đưa về dạng % (Tính diện tích, dân số theo tổng thể diện tích và dân số lãnh thổ nước Nga)
2 - Ví dụ 2:
Bài tập số 3 – trang135 – SGK11
Sản phẩm
Sản lượng 1950
Sản lượng 1991
Than
33 Triệu tấn
224,5 Triệu tấn
Điện
5,1 tỷ Kw
309,4 tỷ Kw
Dỗu mỏ
7 Triệu tấn
21 Triệu tấn
Xi măng
2,7 Triệu tấn
21 Triệu tấn
Thép
1,4 Triệu tấn
52 Triệu tấn
*Trong trường hợp này số liệu không đồng nhất về đơn vị vậy ta có thể hướng dẫn học sinh tách thành 3 biểu đồ hình cột để dễ thể hiện. Nhưng cách này mất nhiều thời gian và không khoa học.
Vậy ta có thể hướng dẫn học sinh lấy sản phẩm năm 1950 làm gốc bằng 100% đơn vị rồi tính sản phẩm năm 1991 theo năm 1950. Có những sản phẩm chênh lệch tới 60 lần (điện) ta có thể lấy tỷ lệ tương ứng dể cột sản phẩm năm 1991 không quá cao cho đẹp, mĩ quan.
3:Ví dụ 3:
Bài tập trang144- SGK 11:Nghành công nghiệp dầu mỏ An-Giê –Ri
Năm
Sản lượng điện (triệu tấn)
1996
33,9
1970
48,2
1972
54
1979
53
1981
35
1985
45
1987
49,8
Đối với loại bài tập này: Khi nhận xét về sự phát triển công nghiệp dầu mỏ của An-Giê-Ri nhiều học sinh đi vào nhận xét từng năm một. Để tránh nhận xét vụn vặt ta có thể đặt câu hỏi: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy sự phát triển ngành khai thác khí của An-Giê-Ri như thế nào? Tăng hay giảm? có thể nhận xét thành mấy ý. Như vậy học sinh có thể biết được cần phải chia theo các giai đoạn để nhận xét cho ngắn gọn.
Tóm lại:Để học sinh nhận dạng đúng loại bài tập và sử lý tốt các số liệu thì trong mỗi giờ thực hành hoặc trước khi giao bài tập về nhà ta cần phải hướng dẫn học sinh dọc kỹ đề bài để thấy được yêu cầu và phạm vi cần phân tích. Cần tìm ra mỗi quan hệ giữa các số liệu không được bỏ sót các dữ liệu. Nếu cần thì có thể chuyển từ số liệu tuyệt đối sang các số liệu tương đối để thể hiện cho rõ hơn, Phải tìm các giá trị nhỏ nhất, Lớn nhất và trung bình,đặc biệt là các số liệu có tính đột biến.
Tìm các mối quan hệ để phân tích số liệu
Khi phân tích biểu đồ và bảng số liệu thống kê ta cần đọc kỹ yêu cầu của đề bài và tìm ra tính quy luật hay mối quan hệ nào đó giữa các số liệu để tìm lời giải thích cho phù hợp.
Ví dụ 1:
Trong bảng số liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nứơc TBCN phát triển trang72 SGK 11:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản so với các nước tư bản khác (tính theo %).
Thời gian
Nhật bản
Anh
Hoa kỳ
Pháp
1986
2,4
3,3
2,8
2,1
1988
5,7
4,3
4,4
3,4
1990
4,5
1,4
2,4
3,2
Trong bảng số liệu này mục đích SGK muốn làm nổi bật nền kinh tế của Nhật tăng trưởng nhanh các nước TB khác. Nhưng để tìm ra quy luật phát triển kinh tế của các nước TBCN ta có thể đặt ra các câu hỏi để học sinh thấy được điểm giống nhau của các nước TBCN trong các giai đoạn có liên quan đến tình hình kinh tế chính trị xã hội thế giới.
Vậy có thể đặt câu hỏi: Tại sao giai đoạn 1986- 1988 các nướcTBCN đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh? Tại sao từ năm 1988-1990 tốc độ kinh tế lại giảm? Học sinh có thể chưa hình dung được cần phải giải thích như thế nào có thể gợi ý: Lúc này tình hình phát triển kinh tế của thế giới có sự thay đổi gì không? Có liên quan đến các nước đang phát triển không? Như vậy học sinh có thể nhớ ngay được nội dung bài học trong phần đầu của SGK:đó là sự chuyển giao công nghệ, sự ra đời của các nước NIC...đã dẫn tới sự cạnh tranh về giá cả.
Tiếp tục có thể đặt thêm câu hỏi:Vì sao Nhật vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao hơn ? Phần này học sinh có thể dễ dàng trả lời được vì có liên quan tới cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những năm 1970, 1972 và chiến lược phát triển kinh tế sau năm 1973 của Nhật.
Ví dụ 2:
Nhận xét về cơ cấu lao động trong dân số của Trung Quốc theo bảng số liệu:
Năm
Ngành
1970
1980
1990
Nông nghiệp (%)
81,5
72,1
60
Công nghiệp (%)
6,4
15,6
21
Dịch vụ (%)
12
12,3
19
Đối với bài tập này cần hướng dẫn học sinh tìm mỗi quan hệ giữa các số liệu theo bảng hàng ngang và hàng dọc. Nếu không học sinh chỉ chú ý các số liệu hàng ngang mà quên đi các số liệu về hàng dọc. Khi giải thích về sự thay đổi của số liệu cần hướng dẫn học sinh nhớ lại các kiến thức đã học. Cụ thể: Lao động trong nông nghiệp giảm và tỉ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ tăng do yếu tố nào? nếu không nhiều học sinh lại nhầm tưởng đó là lao động của ngành nông nghiệp giảm, hoặc giá trị ngành nông nghiệp giảm.
Ví dụ 3:
Khi giải thích và phân tích bảng số liệu về sự phát triển ngành dầu mỏ của An – Giê- Ri(SGK trang144 lớp11).
Học sinh dễ ràng nhận thấy sự thay đổi của các số liệu:
Cụ thể:
Giai đoạn 1: 1966- 1979:S/lượng dầu mỏ tăng.
Giai đoạn 2: 1979 – 1981: S/ lượng dầu mỏ giảm.
Giai đoạn 3: 1985-1987: S/ lượng dầu mỏ tăng.
Học sinh có thể dễ dàng giải thích vì sao sản lượng dầu mỏ của An –Giê-Ri tăng nhanh? Nhưng lại rất khó giải thích vì sao giảm? Như vậy giáo viên cần phải đưa ra một loạt hệ thống các câu hỏi:
+ Có phải các mỏ dầu đã cạn kiệt? Với câu hỏi này nhiều học sinh sẽ trả lời là do các mỏ đang cạn( khoáng sản là loại tài nguyên cạn kiệt).
+Dùng câu hỏi tiếp theo: vậy tại sao đến 1985 lại tăng?Lúc này ta phải hướng dẫn các em nhìn sang bảng giá trị đóng góp trong tổng xuất khẩu và đóng góp trong thu nhập quốc dân.
Với câu hỏi này học sinh có thể trả lời được: Việc giảm sản lưọng dầu mỏ liên quan tới hoạt động của khối OPEC và là chủ trương của An-Giê-Ri khi tập trung và phát triển ngành dầu khí theo chiều sâu và gây sức ép với các công ty nước ngoài trong việc mua bán dầu.
+Viêc tăng sản lượng dầu năm1987 đến1994 ta có thể gợi ý về tình hình năng lượng trên thế giới trong những năm qua để học sinh dễ tìm ra câu trả lờithích hợp.
Qua ba ví dụ đã phân tích : Ta có thể giúp học sinh muốn nhận xét và giải thích tốt các số liệu một cách chi tiết, đầy đủ nếu học sinh tìm ra mối quan hệ giữa các số liệu với các thời điểm lịch sử, kinh tế xã hội của từng quốc gia trên thế giới. Cần phải dựa vào các kiến thức đã học trong bài để giải thích và làm rõ nguyên nhân.
Phần 3:kết luận
Qua thực tế hướng dẫn học sinh lớp 10,11 làm bài tập Địa lý tôi thấy được: Việc rèn luyện các em làm bài tập thường xuyên sẽ giúp các em nắm chắc các kỹ năng Địa lý. Các kỹ năng này sẽ trở nên thuần thục nếu giáo viên thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn học sinh trong quá trình giảng dạy.nhờ việc làm bài tập mà kỹ năng viết , nhận xét giải thích cũng được hoàn thiện hơn. Như vậy quá trình làm bài tập thực hành Địa lý một cách thường xuyên sẽ giúp học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi.kết quả này đã được kiểm nghiệm qua giảng dạy trên lớp và ôn luyện thi học sinh giỏi của bản thân. Thông qua thực tế việc hướng dẫn các em làm bài tập thực hành tôi đã thấy tỷ lệ học sinh làm bài tập nhanh, chính xác cao hơn rất nhiều, hầu hết các em đã biết vẽ một cách chính xác không lạc hướng.Các kỹ năng nhận xét, giải thích cũng đã được hoàn thiện dần. Nhiều em dã đạt được kết quả cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Các em đã có nhiều hứng thú hơn khi học môn Địa lý.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy côgiáo, các bạn đồng nghiệp để tôi có thể đạt được kết quả cao hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng Địa lý cho học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- huong_dan_hoc_sinh_lop_10_lop_11_lam_bai_tap_dia_ly.doc