Một số lưu ý:
- Với dung dịch KMnO4 :
+ Ankan, benzen không làm mất màu tím của dung dịch KMnO4.
+ Olefin, ankin, ankadien, ankylbenzen làm mất màu tím của dung dịch KMnO4.
- Với dung dịch Brom:
+ Ankan, benzen , ankylbenzen không làm mất màu dung dịch brom.
+ Olefin, ankin, ankadien, làm mất màu dung dịch brom.
1. Ankan
Ankan không làm mất màu dung dịch Br2, dung dịch KMnO4, không tan trong nước.
Điều chế: CnH2n + 1COOH + NaOH CnH2n + 2 + Na2CO3
CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
Al4C3 + 12H2O → 3CH4↑ + 4Al(OH)3↓
2. Anken:
- Phản ứng cộng: Tuân theo quy tắc Maccopnhicop.
- Phản ứng oxi hóa làm mất màu dung dịch KMnO4.
3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 3HO-CH2-CH2-OH + 2MnO2 + 2KOH
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập Hóa học Lớp 11 cơ bản - Ngô Thanh Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
MÔN HÓA HỌC – LỚP 11 – BAN CƠ BẢN
HOÏC KYØ II
CHƯƠNG V – HIDROCACBON
A. Tóm tắc lý thuyết
Ankan
Xicloankan
Anken
Ankadien
Ankin
Ankylbenzen
CTPT
CnH2n + 2
(n 1)
CnH2n
(n 3)
CnH2n
(n 2)
CnH2n - 2
(n 3)
CnH2n - 2
(n 2)
CnH2n - 6
(n 6)
Đặt điểm CTPT
- Chỉ có liên kết đơn.
- Có đồng phân mạch cacbon
- Chỉ có liên kết đơn.
- Có đồng phân mạch cacbon, đồng phân vòng.
- Có 1 liên kết đôi.
- Có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết đôi, đồng phân hình học
- Có 2 liên kết đôi.
- Có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết đôi (đồng phân hình học)
- Có 1 liên kết ba.
- Có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết ba.
- Có vòng benzen.
- Có đồng phân vị trí tương đối của nhánh ankyl, đồng phân mạch nhánh.
Tính chất hóa học
- Phản ứng thế halogen
- Phản ứng thế H ở cacbon đầu mạch có liên kết ba.
- Phản ứng thế (halogen, nitro)
- Phản ứng cộng mở vòng.
- Phản ứng cộng.
- Phản ứng cộng.
- Phản ứng cộng.
- Phản ứng cộng.
- Phản ứng trùng hợp.
- Phản ứng trùng hợp.
B. Một số lưu ý:
- Với dung dịch KMnO4 :
+ Ankan, benzen không làm mất màu tím của dung dịch KMnO4.
+ Olefin, ankin, ankadien, ankylbenzen làm mất màu tím của dung dịch KMnO4.
- Với dung dịch Brom:
+ Ankan, benzen , ankylbenzen không làm mất màu dung dịch brom.
+ Olefin, ankin, ankadien, làm mất màu dung dịch brom.
1. Ankan
Ankan không làm mất màu dung dịch Br2, dung dịch KMnO4, không tan trong nước.
Điều chế: CnH2n + 1COOH + NaOH CnH2n + 2 + Na2CO3
CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
Al4C3 + 12H2O → 3CH4↑ + 4Al(OH)3↓
2. Anken:
- Phản ứng cộng: Tuân theo quy tắc Maccopnhicop.
- Phản ứng oxi hóa làm mất màu dung dịch KMnO4.
3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 3HO-CH2-CH2-OH + 2MnO2 + 2KOH
3. Ankin:
- Phản ứng trùng hợp:
2CH CH CH C – CH = CH2
Vinylaxetilen
3CH CH C6H6 (Benzen)
- Thế ion kim loại
CH CH + 2AgNO3 + 2NH3 Ag-CºC-Ag¯ + 2NH4NO3
bạc axetilua, màu vàng
- Điều chế:
CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2
2CH4 C2H2 + 3H2
4. Benzen:
- Ben zen không tan trong nước, không làm mất màu dung dịch brom và dung dịch KMnO4.
- Với đồng đẳng benzen: Tuân theo quy luật khi viết phản ứng thế.
C. Câu hỏi và bài tập
Câu 1. Tại sao các ankan ở nhiệt độ thường tương đối trơ về mặt hóa học? Chúng tham gia phản ứng hóa học ở điều kiện nào?
Câu 2. Viết công thức cấu tạo, gọi tên các đồng phân của các chất có công thức phân tử: C5H12, C5H10, C8H10?
Câu 3. Viết phương trình hóa học xảy ra, ghi rõ điều kiện (nếu có) khi cho các chất sau:
a) Propen, buta-1,3-dien, axetilen lần lượt tác dụng với H2, HCl, Br2, H2O, KMnO4, AgNO3/NH3.
b) - Cho clo tác dụng với isobutan theo tỉ lệ mol 1 : 1.
- Tách một phân tử hidro ra khỏi 2-Metylbutan.
- Bẻ gãy mạch cacbon của phân tử pentan.
c) Benzen, toluen lần lượt tác dụng với Br2, HNO3 theo tỉ lệ 1:1, dung dịch KMnO4, H2.
Câu 4. Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ:
a.
b.
Câu 5. Phân biệt, nhận biết:
Bài tập SGK: 4/132, 3,4/145 ; 1/147 ; 2/162 ; 2/172.
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 31 gam hỗn hợp hai ankin là đồng đẳng kế tiếp của nhau.Sản phẩm cháy cho qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng bình tăng lên 131,8 gam.
Xác định công thức phân tử của hai ankin
Dẫn 31 gam hai ankin qua hỗn hợp AgNO3 / NH3 dư thu được 14,7 gam kết tủa. Xác định công thức cấu tạo của hai ankin.
DS.C3H4 Và C4H6
Câu 7. Avà B là 2 đồng đẳng liên tiếp nhau. Cho 13,44(l) hỗn hợp 2 anken A và B(đkc) qua bình đựng dung dịch Br2 thấy bình Br2 tăng thêm 28gam.
Xác định CTPT, viết CTCT 2 anken
Cho hỗn hợp 2 anken tác dụng với HCl thu được tối đa 3 sản phẩm. xác định CTCT của 2 anken và gọi tên chúng
ĐS: C3H6; C4H8
Câu 8. Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau có tỉ khối so với H2 là 19. Tìm CTPT của các anken và % thể tích mỗi anken trong hỗn hợp.
ĐA: C2H4 : 30% và C3H6 70%
Câu 9. Cho 1,2g hỗn hợp A: metan và 1 anken đi qua bình đựng nước brom dư thấy khối lượng bình tăng 0,56g, đồng thời thể tích hỗn hợp khí giảm 1/5. Xác định CTPT của anken và tỉ khối của A đối với H2
ĐA: C4H8 , d = 12
Câu 10. Chất A là một đồng đẳng của benzen. Khi đốt cháy hoàn toàn 1,5 g chất A, người ta thu được 2,52 lít khí CO2 ( đktc).
a/ Xác định CTPT.
b/ Viết các CTCT của A. Gọi tên.
c/ Khi A tác dụng với Br2 có chất xúc tác Fe và nhiệt độ thì một nguyên tử H đính với vòng benzen bị thay thế bởi Br, tạo ra dẫn xuất monobrom duy nhất. Xác định CTCT của A.
CHƯƠNG VI – DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL
A. Tóm tắc lý thuyết
Dẫn xuất halogen
Ancol no, đơn chức
Phenol
CTPT
CxHyX
CnH2n + 1 - OH (n 1)
C6H5 - OH
Tính chất hóa học
- Phản ứng thế X bằng OH
CHCH2Br CH3CH2OH
- Phản ứng tách hidro halogenua
- Phản ứng với kim loại kiềm.
- Phản ứng thế nhóm OH
C2H5-OH C2H5-Br
- Phản ứng tách H2O từ 1 phân tử
C2H5-OH C2H4 + H2O
- Phản ứng tách nước từ 2 phân tử à ete
- Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.
C2H5-OH CH3CHO
+ Ancol bậc 1 à anđehit
+ Ancol bậc 2 à xeton
- Phản ứng cháy.
- Phản ứng với kim loại kiềm.
- Phản ứng với dung dịch kiềm.
- Phản ứng thế nguyên tử hidro của vòng benzen.
Điều chế
- Thế H của hidrocacbon bằng X
- Cộng HX hoặc X2 vào anken, ankin.
- Từ dẫn xuất halogen, phản ứng thế X bằng OH
- Từ anken + nước.
Từ benzen
B. Một số lưu ý:
- Ancol đa chức có chứa 2 nhóm OH (liền kề nhau tong phân tử) phản ứng với dung dịch Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
- Dựa vào tỉ lệ số mol của ancol và H2 trong phản ứng thế với kim loại kiềm (Na, K, ..) để xác định số nhóm chức của ancol. Ancol không tác dụng với NaOH.
- Phản ứng oxi hóa: + Ancol bậc 1 à anđehit.
+ Ancol bậc 2 à xeton.
- Giữa các phân tử ancol có liên kết hidro à nhiệt độ sôi cao.
C. Câu hỏi và bài tập
Câu 1. Viết công thức cấu tạo và gọi tên :
các ancol C3H8O, C4H10O
các phenol C7H8O, C8H10O
các dẫn xuất halogen: C3H7Cl, C4H9Cl, C5H11Cl, C3H5Cl(mạch hở), C4H7Cl(mạch hở).
Câu 2. a. Viết ctct và gọi tên các đồng phân thơm ứng với công thức phân tử là: C7H8O,
b. Viết ctct và gọi tên các đồng phân ứng với công thức phân tử là C3H8O, C3H5Cl.
Câu 3. So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau và giải thích :
dimetyl ete, ancol etylic, propan, metylclorua
ancol metylic, ancol etylic, ancol propylic
Câu4. Nhận biết chất :
ancol etylic, hexan, phenol, glixerol
Ancol etylic, etilenglicol, benzene, hex- 1-en
Câu 5. Cho Ancol êtylic, glixerol lần lượt tác dụng với chất: O2, Cu(OH)2, K, dd NaOH, dd HBr,
CH2 = CH - COOH, Na2CO3. viết ptpu (nếu có ) và ghi rõ điều kiện phản ứng
Câu6. Sục khí cacbonic vào dung dịch natri phenolat ở nhiệt độ thường, thấy dung dịch vẩn đục, sau đó đun nóng dung dịch thì dung dịch lại trong suốt. Giải thích những hiện tượng vừa nêu và viết phương trình hóa học ( nếu có)
Câu 7. Để đốt cháy hoàn toàn 1,85g một rượu no đơn chức cần dùng vừa hết 3,36 lit oxi (đktc).
a. Xác định công thức phân tử của rượu.
b. Viết các công thức cấu tạo mà rượu đó có thể có. Gọi tên.
Câu 8. Cho 25,8 g hỗn hợp hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, người ta thu được 5,6 lít H2 (đktc).
Xác định CTPT và phần trăm về khối lượng của từng rượu trong hỗn hợp.
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức no kế nhau trong dãy đồng đẳng thì thấy tỉ lệ số mol CO2 và số mol H2O sinh ra lần lượt là 9: 13.
tìm ctpt 2 ancol
tính % kl mỗi chất trong hh
Câu 10. Oxi hóa hoàn toàn 0,60g môt ancol (A) đơn chức bằng oxi không khí , sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc rồi dẫn tiếp qua bình (2) đựng dung dịch KOH. Khối lượng bình (1) tăng 0,72g; bình (2) tăng 1,32g.
a. Giải thích hiện tượng thí nghiệm trên bằng các phương trình hóa học.
b. Tìm công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo có thể có của (A).
c. Khi cho ancol trên tác dụng với CuO, đun nóng thu được một andehit tương ứng. Gọi tên (A) và viết phương trình hóa học.
CHƯƠNG VII – ANĐEHIT – XETON – AXIT CABOXYLIC
A. Tóm tắc lý thuyết
Anđehit no đơn chức, mạch hở
Xeton no đơn chức, mạch hở
Axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở
CTPT
CnH2n + 1 - CHO
CnH2n + 1 – C – CmH2m + 1
║
O
CnH2n + 1 – COOH
Tính chất hóa học
- Tính oxi hóa
RCHO + H2
RCH2OH
- Tính khử
R-CHO + 2[Ag(NH3)2]OH R-COONH4 + 3NH3 + H2O + 2Ag
- Tính oxi hóa
R - C - R1 + H2
O R - CH - R1
OH
- Có tính chất chung của axit (tác dụng với ba zơ, oxit bazow, kim loại hoạt động)
- Tác dụng với ancol (este hóa)
Điều chế
- Oxi hóa ancol bậc I
R-CH2OH + CuO
R-CHO + Cu + H2O
- Oxi hóa etilen để điều chế anđehit axetic.
2CH = CH2 + O2
2CH3 - CHO
- Oxi hóa ancol bậc II
R-CH(OH)-R1 + CuO
R-CO-R1 +Cu+ H2O
- Oxi hoá anđehit:
3. Oxi hoá cắt mạch ankan:
- Sản xuất CH3COOH
+ Phương pháp lên men giấm
+ Từ Metanol:
B. Một số lưu ý:
1. Anđehit
- Khi đốt cháy anđehit, nếu nH2O = nCO2 thì anđehit đó no, đơn chức, mạch hở.
- Khi cho anđehit tác dụng với H2 (xt Ni) mà nanđehit = nH2 thì anđehit đó đơn chức và có gốc hidrocacbon no.
- Nếu cho anđehit đơn chức tham gia phản ứng tráng bạc mà số mol Ag giải phóng ra gấp 4 lấn số mol anđehit thì anđehit đó phải là HCHO.
2. Axit cacboxylic
- Khi đốt cháy anđehit, nếu nH2O = nCO2 thì anđehit đó no, đơn chức, mạch hở.
- Nếu cho axit tác dụng với dung dịch NaHCO3 mà nCO2 = xnaxit thì axit đó có x nhóm chức.
- Khi nhóm –COOH chuyển thành nhóm –COONa hoặc –COOR thì khối lượng mol của nhóm tăng lên là 22 gam hoặc R gam, nên có thể áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng để tính.
C. Câu hỏi và bài tập.
Câu 1. Viết CTCT và gọi tên (thay thế và gốc - chức) của các andehit và xeton đồng phân có CTPT C4H8O.
Câu 2. Viết công thức cấu tạo và gọi tên thay thế của các đồng phân axit có công thức phân tử C4H8O2, C4H6O2.
Câu 3. So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau: CH3CH2Cl, CH3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH. Giải thích.
Câu 4. Có thể dùng phản ứng hóa học nào để chứng minh nguyên tử H trong nhóm –COOH linh động hơn ngyên tử H trong nhóm –OH của ancol và phenol.
Câu 5. phân biệt các nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:
a) etanol, etanal, axit axetic, axeton.
b) axit fomic, fomalin, axit axetic, axit acrylic, glixerol.
Câu 6. Hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ:
a)
b)
c) Propylen (D) (E) (F) Propan-2-ol
Câu 7. Cho Na lần lượt vào rượu etylic, axit axetic, phenol. Trường hợp nào xảy ra phản ứng? Nếu thay Na bằng dung dịch NaOH, Na2CO3, HCl, Br2 thì kết quả thế nào? Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và ghi rõ điều kiện (nếu có).
Câu 8. Để trung hòa 20 ml dung dịch một axit hữu cơ no đơn chức cần dùng 30 ml dung dịch NaOH 0,5M.
a. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch axit.
b. Cô cạn dung dịch đã trung hòa, người ta thu được 1,44 g muối khan. Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của axit nói trên.
Câu 9. Người ta oxi hóa không hoàn toàn etilen thu được hỗn hợp khí X gồm etilen và anđehit axetic. Lấy 3,36 lít khí X (đktc) cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy có 25,92 gam Ag tách ra. Tính phần trăm khối lượng của anđehit trong X và hiệu suất của quá trình oxi hóa etilen.
Câu 10. Dung dịch X chứa hai axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhua trong dãy đồng đẳng. Lấy 100,0 ml X chia làm hai phần bằng nhau. Trung hòa phần (1) bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn thu được 11,6 gam hỗn hợp muối khan. Phần (2) cho tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Xác định công thức phân tử và tính nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch X.
Các bài tập SGK + SBT.
File đính kèm:
- huong_dan_on_tap_hoa_hoc_lop_11_co_ban_ngo_thanh_ha.doc