Hướng dẫn ôn thi môn: Tâm lý học

Câu 1: Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu môn Tâm lý học lãnh đạo quản lý :

Bài làm

Ứng dụng những tri thức tâm lý học để nâng cao hiệu quả hoạt động của cá nhân, cộng đồng người luôn là yêu cầu bức thiết của mọi XH trong mọi thời đại và của mọi cá nhân trong mọi tình huống. Việc ứng dụng tâm lý học vào giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động quản lý XH, quản lý tập thể lao động đã và đang hình thành một chuyên ngành tâm lý mới : đó là chuyên ngành Tâm lý học lãnh đạo quản lý

 

doc119 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn ôn thi môn: Tâm lý học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂM LÝ HOC HD ôn thi môn: Tâm lý học- CTCCLLCTHC Câu 1: Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu môn Tâm lý học lãnh đạo quản lý : Bài làm Ứng dụng những tri thức tâm lý học để nâng cao hiệu quả hoạt động của cá nhân, cộng đồng người luôn là yêu cầu bức thiết của mọi XH trong mọi thời đại và của mọi cá nhân trong mọi tình huống. Việc ứng dụng tâm lý học vào giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động quản lý XH, quản lý tập thể lao động đã và đang hình thành một chuyên ngành tâm lý mới : đó là chuyên ngành Tâm lý học lãnh đạo quản lý I. Khái quát môn Tâm lý học lãnh đạo quản lý a- Tâm lý học là môn khoa học chuyên nghiên cứu những hiện tượng tâm lý người. Những hiện tượng tâm lý người là toàn bộ mảng đời sống (hiện tượng tinh thần) của con người được ghi lại, khắc sâu vào não người, đó là những hình ảnh tâm lý không thể nhìn thấy cụ thể, không cân đo đong đếm được. Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. Hiện thực khách quan quyết định tâm lý con người, nhưng chính tâm lý con người lại tác động trở lại hiện thực bằng tính năng động sáng tạo của nó thông qua hoạt động, hành động, hành vi của con người. Tâm lý định hướng cho hoạt động (động cơ, mục đích của hoạt động), đó có thể là nhu cầu được nhận thức, hứng thú, lý tưởng, niềm tin, lương tâm, danh vọng...; tâm lý là động lực thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt động đạt tới mục đích đề ra; tâm lý còn điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động, làm cho hoạt động của con người có ý thức và đem lại hiệu quả nhất định; cuối cùng tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã định, đồng thời phù hợp thực tiễn. Tóm lại, tâm lý giữ vai trò cơ bản và có tính quyết định trong hoạt động của con người. Đời sống tinh thần (hiện tượng tâm lý người) là vô cùng phức tạp, phong phú. Việc tiếp cận hiện tượng tâm lý theo những cách phân loại khác nhau. Có nhiều cách phân loại, xong hiện tượng tâm lý thường được phân chia theo 3 cách sau: - Căn cứ vào sự tham gia của ý thức con người, hiện tượng tâm lý được chia 2 loại: có ý thức và vô ý thức. Cách phân chia này chỉ mang tính ước lệ, bởi ngay cả trong vô ý thức, ý thức cũng luôn luôn ở tư thế sẳn sàng để tham gia chi phối. - Căn cứ vào phạm vi biểu hiện của đời sống tâm lý, có 2 loại: hiện tượng tâm lý cá nhân và hiện tượng tâm lý xã hội. Hiện tượng tâm lý cá nhân là đời sống tinh thần của mỗi người, như trạng thái tâm lý, biểu hiện tâm lý. Sự tác động qua lại giữa người với người và mối quan hệ đó là căn cứ tạo nên hiện tượng tâm lý xã hội (phong tục, tập quán, định hình xã hội, dư luận xã hội, tâm trạng xã hội...). - Căn cứ vào thời gian tồn tại và diễn tiến của các hiện tượng tâm lý, chúng được chia làm 3 loại chính: Quá trình tâm lý; Trạng thái tâm lý; Thuộc tính tâm lý. + Quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lý có thời gian tồn tại và diễn tiến không ổn định, không bền vững, là hiện tượng tâm lý diễn ra có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc tương đối rõ ràng. Tuy nhiên kết thúc một quá trình không phải là sự chấm hết mà là sự diễn ra đồng thời hoặc đan xen của nhiều quá trình khác trong đời sống tinh thần. Thường được phân biệt thành 3 quá trình tâm lý cơ bản: nhận thức, xúc cảm, ý chí và hành động ý chí. + Trạng thái tâm lý: là những hiện tượng tâm lý luôn luôn đi kèm với các quá trình tâm lý. Nó có thể làm tăng hoặc giảm hiệu suất các quá trình tâm lý hoặc nó làm cho quá trình tâm lý diễn ra thêm phong phú, trọn vẹn. Ví dụ: chú ý, lơ đãng luôn đi kèm với nhận thức; bâng khuân, rạo rực, xao xuyến đi kèm với xúc cảm; phân vân, do dự, căng thẳng đi kèm với ý chí, hành động ý chí. + Thuộc tính tâm lý: là những hiện tượng tâm lý mà thời gian tồn tại và diễn tiến ổn định, là quá trình tâm lý được lặp đi, lặp lại một cách tương đối ổn định và bền vững. Nó nói lên mặt đặc trưng trong nhân cách của con người. Nó bao gồm 4 thuộc tính cơ bản: xu hướng, năng lực, tính cách và khí chất của mỗi người, biểu hiện trên 2 mặt đức và tài trong nhân cách con người. Riêng ở nước ta, trên cơ sở kế thừa quan điểm của thế giới, ngày nay VN đã bổ sung thêm quan điểm nói trên và hình thành 4 nhóm thuộc tính tâm lý người. Đó là: Nhóm xu hướng, nhóm khả năng, nhóm phong cách hành vi và nhóm hệ thống điều khiển. Nhóm xu hướng là một hệ thống thúc đẩy bên trong, quy định sự lựa chọn của các thái độ và tính cách của cá nhân được biểu hiện qua nhu cầu, lý tưởng, hứng thú, thế giới quan, niềm tin, hoài bảo. Đó là những tiêu chí về phẩm chất chính trị, tư tưởng đối với người lãnh đạo - quản lý; còn có thể hiểu đó là “đức”. Nhóm khả năng : là một hệ thống các năng lực nhằm đảm bảo cho xu hướng trở thành năng lực - biểu hiện tương ứng với tài. Nhóm phong cách hành vi là sự biểu hiện ở tính cách và khí chất của mỗi con người, nói lên thái độ và hành động của từng cái nhân so với những chuẩn mực XH và chuẩn mực đạo đức quy định nên chính thái độ và hành vi của mỗi cá nhân. Nhóm này tương đương với phẩm chất đạo đức tâm lý của cá nhân người lãnh đạo - quản lý. Nhóm hệ thống điều khiển: còn gọi là hệ thống cái “tôi” của từng nhà lãnh đạo quản lý, nó vừa là nhân tố để các nhóm, các yếu tố trên tồn tại, nhưng mặt khác nó còn là một nhân tố có khả năng tự điều chỉnh và điều khiển nhân cách của mình. Điều đó có nghĩa là, nó có khả năng nhận cái tốt vào mình và đào thải cái xấu ra ngoài theo cơ chế hoàn thiện thông qua hệ thống cái “tôi” của nhà lãnh đạo quản lý. Theo quan điểm nêu trên, nhân cách con người Việt Nam hiện nay, nhóm xu hướng và nhóm phong cách hành vi biểu hiện cho “Đức”. Còn nhóm khả năng biểu hiện cho “Tài”. Đức và Tài là hai mặt thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ trong nhân cách con người. Bác Hồ luôn dạy chúng ta: Người cách mạng phải vừa có đức, vừa có tài trong đó đức là “cái gốc”, còn tài là cái quan trọng. Trong thời đại ngày nay, trên con đường chúng ta đang đi lên xây dựng CNXH, càng phải thấm nhuần và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ. Dù phân chia như thế nào đi nữa thì hiện tượng tâm lý luôn tồn tại trong con người và để tiếp cận nó, cách thứ 3 là được sử dụng phổ biến nhất. Việc ứng dụng tâm lý học vào giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động quản lý xã hội, quản lý các tập thể lao động đã và đang hình thành một lĩnh vực tri thức về các hiện tượng quy luật tâm lý con người trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Lãnh vực này đang được hệ thống hoá, đang trong quá trình xác định đối tượng và những phương pháp nghiên cứu riêng cho mình để trở thành 1 chuyên ngành tâm lý mới: Tâm lý học lãnh đạo quản lý. b- Lãnh đạo quản lý: là một trong các hình thái hoạt động phổ biến và quan trọng của con người, đó là quá trình chỉ huy và điều khiển trong một xã hội nhất định, nhằm đảm bảo cho 1 hệ thống, 1 tổ chức hoạt động một cách nhịp nhàng, trùng khớp. Quá trình lãnh đạo bao gồm: - Xác định mục tiêu của tổ chức: kết quả của mô hình được hình thành trong người lãnh đạo quản lý - Truyền đạt mục tiêu đến đối tượng - Tìm ra con đường, biện pháp để thực hiện mục tiêu : phụ thuộc vào chính bản thân nhân cách của người LĐ quản lý - Tổ chức việc thực hiện mục tiêu phân công công việc phải hợp lý, điều đó phụ thuộc vào “tâm” của người lãnh đạo - Đánh giá kết quả việc thực hiện mục tiêu : so sánh kết quả với mục tiêu định ra đầu tiên, lý do tại sao không đạt, không đạt ở khâu nào ? Hoạt động lãnh đạo quản lý là sự tương tác với nhau giữa chủ thể - người lãnh đạo, quản lý và khách thể - người bị lãnh đạo, quản lý. c- Tâm lý học lãnh đạo quản lý : Như vậy, Tâm lý học lãnh đạo – quản lý là một chuyên ngành của tâm lý học xã hội, là sự ứng dụng của tâm lý học nói chung, nó là một khoa học chuyên nghiên cứu những hiện tượng tâm lý con người và nhóm xã hội trong quá trình hoạt động lãnh đạo quản lý. Hoạt động lãnh đạo quản lý gồm 2 yếu tố : chủ thể lãnh đạo quản lý và khách thể của sự lãnh đạo quản lý tương tác với nhau tạo ra hoạt động lãnh đạo quản lý II. Đối tượng, nhiệm vụ của môn Tâm lý học lãnh đạo quản lý Với tư cách là một môn khoa học độc lập, tâm lý học lãnh đạo có đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu riêng a- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà Tâm lý học lãnh đạo - quản lý nghiên cứu, trước hết là những đặc điểm tâm lý của chủ thể lãnh đạo - quản lý, tức là người lãnh đạo - quản lý, chỉ ra yêu cầu chung về cấu trúc nhân cách người lãnh đạo - quản lý; từ đó nêu lên con đường, nội dung hình thành và các điều kiện phát triển và hoàn thiện nhân cách người lãnh đạo - quản lý, giúp cho họ làm tốt vai trò chỉ huy và điều khiển của mình trong hoạt động lãnh đạo -quản lý. Tâm lý học lãnh đạo - quản lý nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của khách thể lãnh đạo quản lý, là những đối tượng mà chủ thể hướng đến. Đó là những đặc điểm, hiện tượng, phẩm chất tâm lý của cá nhân, nhóm, tập thể thuộc phạm vi lãnh đạo quản lý. Nhằm phát hiện và phát huy những tiềm năng của cá nhân và các con đường ứng dụng chúng vào việc nâng cao hiệu quả của hoạt động lãnh đạo - quản lý. Tâm lý học lãnh đạo quản lý nghiên cứu là những khía cạnh tâm lý diễn ra của bản thân hoạt động lãnh đạo quản lý, phong cách lãnh đạo quản lý và những khía cạnh tâm lý diễn ra trong hoạt động này, đồng thời hệ thống hoá những đặc điểm, những yêu cầu đặt ra cho việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đánh giá và sử dụng cán bộ trong tình hoạt động cụ thể. b- Nhiệm vụ Xuất phát từ yêu cầu, đối tượng thuộc phạm vi nghiên cứu, môn tâm lý học lãnh đạo, quản lý đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, tâm lý học lãnh đạo quản lý nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo quản lý chỉ ra những yêu cầu chung về cấu trúc nhân nhân cách người lãnh đạo quản lý từ đó nêu lên con đường, nội dung hình thành và các điều kiện phát triển hoàn thiện nhân cách người lãnh đạo quản lý. Hai là, tâm lý học lãnh đạo quản lý nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của các cá nhân, nhóm tập thể lao động, cùng cộng đồng XH với tư cách là đối tượng lãnh đạo quản lý, phát hiện và phát huy những tiềm năng của cá nhân và các con đường ứng dụng chúng vào việc nâng cao hiệu quả của hoạt động lãnh đạo quản lý. Mặt khác nghiên cứu tâm lý học lãnh đạo quản lý tìm ra những hiện tượng tâm lý XH diễn ra trong các nhóm, dân tộc, giai cấp, tầng lớp khác trong XH, làm cơ sở khoa học cho việc định hướng quản lý XH có hiệu quả. Ba là, tâm lý học lãnh đạo - quản lý nghiên cứu những hiện tượng tâm lý diễn ra trong hoạt động lãnh đạo quản lý, chỉ ra những khía cạnh tâm lý của hoạt động này để từ đó giúp con người tiến hành thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ người lãnh đạo - quản lý. c- Phương pháp nghiên cứu: Cũng như các chuyên ngành tâm lý khác, Tâm lý học lãnh đạo - quản lý cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học tâm lý nói chung. Tuy nhiên, có một số phương pháp được biến đổi cho phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của riêng Tâm lý học lãnh đạo - quản lý. Một số phương pháp được dùng phổ biến như: - Phương pháp hệ thống hoá các thông tin, phương pháp này được dùng để khái quát những đặc điểm, phẩm chất tâm lý có ý nghĩa quan trọng có ảnh hưởng đánh kể đến hoạt động của người lãnh đạo. Những thông tin được hệ thống hoá là kết quả của những phương pháp nghiên cứu khách quan như quan sát và phỏng vấn. Ngoài ra những phân tích tiểu sử các nhà lãnh đạo nổi tiếng cũng như phương pháp thống kê cũng là những nguồn cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu các đối tượng. - Phương pháp trắc nghiệm tâm lý: với những “test” được soạn thảo 1 cách khoa học thường được dùng trong tâm lý học quản lý để đo đạc những phẩm chất tâm lý các nhà lãnh đạo. Ngoài ra phương pháp này cần kết hợp với phương pháp xã hội học “trắc đạc xã hội” để xác định tính chất của những quan hệ khác nhau giữa các thành viên trong những nhóm, những tập thể lao động. - Phương pháp thực nghiệm tâm lý học: là phương pháp được tâm lý học sử dụng trong những tình huống phức tạp nhằm xác định các khả năng, các kỹ năng cần thiết ở các đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp chẩn đoán tâm lý: là phương pháp được tiến hành trên cơ sở phân tích những “triệu chứng” bên ngoài như ngôn ngữ, cử chỉ, diện mạo cộng với khả năng trực giác để tìm hiểu những đặc điểm tâm lý nhất định từ những đối tượng cần nghiên cứu. Với những hoạt động nghiên cứu cũng như những phương pháp tiền hành nghiên cứu tâm lý học quản lý đã trở thành 1 chuyên ngành tâm lý hay nói 1 cách khác là 1 khoa học chuyên nghiên cứu những hiện tượng tâm lý con người III. Ý nghĩa (nêu 5 nội dung). Cùng với những kiến thức tâm lý học nói chung kiến thức tâm lý lãnh đạo - quản lý nói riêng có ý nghĩa thực tiễn và lý luận rất lớn trong công tác lãnh đạo quản lý xã hội cũng như lãnh đạo các tổ chức, các tập thể lao động khác. Ý nghĩa ấy thể hiện trong các nội dung cụ thể sau: 1. Môn Tâm lý học lãnh đạo quản lý vạch ra các cơ chế, các quy luật đặc thù trong đời sống tâm lý con người, cung cấp những dữ kiện khoa học, nhờ đó giúp cho việc định hướng, điều khiển, điều chỉnh cho toàn bộ hoạt động của con người, trong đó có hoạt động của lãnh đạo quản lý Từ đó người lãnh đạo quản lý nắm vững hệ thống tri thức khoa học về tâm lý và có thể vận dụng, ứng dụng vào để chẩn đoán và am hiểu tâm lý các đối tượng của mình, giải thích được các hành vi, hành động của mọi người, dự đoán thái độ, phản ứng của các cá nhân ... làm cơ sở đánh giá sắp xếp cán bộ phù hợp. 2. Nghiên cứu tâm lý học lãnh đạo - quản lý giúp người lãnh đạo hiểu được những đặc điểm, phẩm chất nhân cách người lãnh đạo - quản lý, thấy được mô hình nhân cách người lãnh đạo -quản lý, đồng thời thấu hiểu được chính bản thân mình (những điểm mạnh, yếu), từ đó vạch ra con đường hoàn thiện nhân cách người lãnh đạo quản lý. 3. Nghiên cứu nắm vững tri thức tâm lý học lãnh đạo - quản lý, hiểu được đặc điểm tâm lý của tập thể, nhóm cộng đồng thuộc đối tượng lãnh đạo - quản lý, người lãnh đạo sẽ tác động làm cho các cá nhân, tập thể, nhóm, cộng đồng phát huy tính tích cực góp phần nâng cao hiệu quả trong việc lãnh đạo quản lý. 4. Trong quá trình nghiên cứu môn học này, người lãnh đạo - quản lý có dịp xem xét lại những cơ sở, đặc điểm, hiện tượng tâm lý diễn ra trong các khía cạnh của hoạt động lãnh đạo quản lý giúp cho người lãnh đạo quản lý có phương pháp khoa học trong việc nhìn nhận đánh giá, định hướng giáo dục đội ngũ cán bộ một cách có hiệu quả. 5. Với tư cách một môn khoa học chuyên ngành tâm lý học lãnh đạo - quản lý còn mới mẽ nhưng vô cùng phức tạp, đa dạng đòi hỏi phải được nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn, đúc kết bổ sung lý luận một cách nghiêm túc. Do đó nghiên cứu môn này một mặt ứng dụng tri thức tâm lý vào trong thực tiễn công tác, mặt khác còn hệ thống đúc kết, nâng cao tri thức một cách sinh động nhằm bổ sung lý luận khoa học tâm lý học lãnh đạo quản lý, có như vậy thì môn tâm lý học lãnh đạo - quản lý mới có sức sống và có ý nghĩa với thực tiễn XH, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động - lãnh đạo quản lý XH. * Ý nghĩa của bản thân: Đối với bản thân, nhờ môn tâm lý học lãnh đạo - quản lý mà am hiểu được tâm lý của đối tượng quản lý, từ đó mà bố trí sắp sếp công việc phù hợp hơn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công lãnh đạo quản lý. Mặt khác, cũng nhờ kiến thức tâm lý học về nhân cách người lãnh đạo quản lý mà bản thân có cách nhìn đúng đắn hơn về mình, từ đó biết điều chỉnh nhược điểm, phát huy những ưu điểm nhằm hoàn thiện hơn. Cũng nhờ tâm lý học quản lý bản thân học tập được những đặc điểm tâm lý từ đó xây dựng được mối gắn bó đoàn kết trong cơ quan, đơn vị mình. Nghiên cứu tâm lý học lãnh đạo - quản lý, giúp cho bản thân tiến hành công tác lãnh đạo - quản lý nhân viên có hiệu quả, tránh được sai lầm, nâng cao hiệu quả hoạt động của tập thể đơn vị của mình. Tóm lại, xét về mặt nhận thức, Tâm lý học lãnh đạo - quản lý cung cấp tri thức về các đặc điểm, các quy luật chung của tâm lý con người, đặc biệt trong các hệ thống lãnh đạo - quản lý giúp cho các chủ thể của những quá trình này những cơ sở nhận thức để tiến hành công việc 1 cách có hiệu quả tránh được những sai lầm không đáng có. Sự am hiểu tâm lý học lãnh đạo - quản lý là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, quản lý kinh tế và quản lý nhà nước. Trong tình hình hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề khó khăn và phức tạp. Do đó, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm là yêu cầu bức xúc góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Câu 2 : Phân tích mối quan hệ giữa đức và tài Bài làm Cán bộ luôn chiếm vị trí quan trọng, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo quản lý luôn có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại đối với sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, việc tìm hiểu nhân cách người lãnh đạo - quản lý và con đường hình thành, hoàn thiện nhân cách người lãnh đạo - quản lý luôn là vấn đề trọng tâm của công tác cán bộ. Trong đó việc nghiên cứu và nhân cách người lãnh đạo quản lý có vai trò quan trọng giúp cho công tác cán bộ của Đảng ta đạt hiệu quả cao, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay. Vậy nhân cách người lãnh đạo là gì ? I. Khái niệm nhân cách: 1- Khái niệm: Nhân cách là toàn bộ phẩm chất tinh thần của một con người, của một cá nhân nói lên giá trị xã hội của con người đó, cá nhân đó. Nhân cách người lãnh đạo - quản lý là bộ mặt xã hội đặc thù của những cá nhân đóng vai trò chỉ huy, điều khiển trong hệ thống xã hội nhất định, nó được tạo nên bởi những đặc điểm tâm lý và hành vi xác định phù hợp với vai trò là người chỉ huy, là hoạt động chính trị, nhà tổ chức, nhà chuyên môn và nhà giáo dục. 2. Thuộc tính của nhân cách : Nội dung tâm lý nhân cách người cán bộ lãnh đạo - quản lý bao gồm 4 thuộc tính : xu hướng, tính cách, năng lực và khí chất . Xu hướng là ý định hướng tới đối tượng trong một thời gian dài, nhằm thỏa mãn những nhu cầu hay hứng thú hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân lấy làm lẽ sống của mình. Xu hướng được biểu hiện thông qua nhu cầu hưởng thụ, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan và niềm tin. Tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của cá nhân nói lên hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực và được biểu hiện thông qua hệ thống hành vi của con người. Tính cánh mang tính ổn định và bền vững, tính thống nhất đồng thời cũng thể hiện tinh độc đáo riêng biệt điển hình cho mỗi cá nhân. Ví thế tính cách của cá nhân là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái điển hình và cái cá biệt. Năng lực là tổ hợp các đặc điểm tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đạt kết quả cao. Vì thế khi bàn tới năng lực bao giờ cũng là năng lực về một hoạt động nhất định. Năng lực của người lãnh đạo quản lý thường được chia thành 3 nhóm: năng lực phổ biến, năng lực đặc biệt, năng lực chuyên môm. Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện thông qua sắc thái của hành vị, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân. Tính khí của con người thường tập trung ở 4 dạng chủ yếu là: hăng hái, nóng nảy, bình thản và ưu tư. Nó là một mặt của nhân cách nói lên sắc thái biểu hiện đời sống tâm lý nhân cách bên ngoài của mỗi con người. Mặt khác, có thể xem nhân cách của người lãnh đạo quản lý – theo Chủ tịch Hồ Chí Minh – là sự thống nhất giữa 2 mặt “đức” và “tài”. II. Những nội dung đức và tài 1. Phân tích “đức” Đức được biểu hiện ở xu hướng và tính cách, khí chất của người lãnh đạo - quản lý. Về xu hướng, để làm người lãnh đạo - quản lý tốt và giỏi, trước nhất cá nhân người lãnh đạo - quản lý phải có tinh thần yêu nước sâu sắc và thể hiện định hướng chính trị rõ ràng. Phải toàn tâm toàn ý, cống hiến hết mình vì mục đích phục vụ nhân dân và kiên định, trung thành với lý tưởng XHCN làm động cơ phấn đấu của mình và định hướng cho mọi hoạt động của mình. Đạo đức người lãnh đạo còn phải được hình thành từ những quan niệm đúng đắn đối với hiện thực xung quanh dựa trên những nguyên tắc của CN Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh . Về tính cách, người lãnh đạo - quản lý phải có thái độ và hành vi ứng xử chuẩn mực, biểu hiện qua thái độ và hành vi trung thành đối với Đảng, với nước, tận tụy với nhân dân. Đối với bản thân người cán bộ lãnh đạo - quản lý, theo Hồ Chí Minh, đạo đức quan trọng nhất chính là “cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”. Điều đó đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo quản lý phải có thái độ chuyên cần trong công tác, yêu lao động và lao động sáng tạo, gương mẫu về đạo đức, phong cách sống giản dị, không lãng phí xa hoa, không tham nhũng, không cơ hội, trung thực, công bằng và gắn bó mật thiết với nhân dân. Phải biết lo toan trước mọi người, chịu trách nhiệm trước công việc và biết hưởng thụ một cách công bằng và công khai. Sống, làm việc theo những chuẩn mực đạo đức này hiện nay đang thật sự là một thử thách lớn cho người cán bộ lãnh đạo - quản lý, buộc người lãnh đạo - quản lý phải biết chấp nhận hy sinh. Về khí chất, dù mang đặc điểm khí chất nào đi nữa, người lãnh đạo quản lý phải biết tự điều hoà, kiềm chế và rèn luyện để biểu hiện đúng mực những khí chất cần có của người lãnh đạo - quản lý để lôi cuốn, tập họp những người khác cùng thực hiện mục tiêu đã định. Đó là lạc quan, cởi mở, dễ hoà đồng, dễ thông cảm với mọi người, tinh tế trong ứng xử, có tình cảm sâu sắc và bền vững, luôn coi trọng tình cảm giữa con người với con người, tình cảm trong tập thể, tình cảm giai cấp, tình đồng bào. Trong những tình huống khó khăn người lãnh đạo phải có sự kiềm chế cao, bình tĩnh và kiên trì với mục tiêu đã định, chín chắn, chu đáo, thận trọng, không vội vàng hấp tấp. Người lãnh đạo quản lý còn phải biểu hiện ý chí mạnh mẽ, tinh thần dũng cảm, cam đảm, cương quyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biến nó thành uy lực, sức mạnh thu hút, lôi cuốn người khác. Ý chí người lãnh đạo - quản lý còn thể hiện ở tinh thần ham học hỏi để trao dồi tri thức và sự khôn ngoan, ở sự kiên nhẫn, khả năng biết lắng nghe với sự vô tư và mềm mỏng cần thiết để tìm cách phối hợp, điều hòa hoạt động của các thành viên, các bộ phận khác nhau vì mục tiêu chung đã định. 2. Phân tích “tài”:Tài năng của người lãnh đạo - quản lý thể hiện qua năng lực của họ. Năng lực lãnh đạo quản lý là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của những cá nhân nhất định, tham gia vào việc bảo đảm cho họ có thể chỉ huy, điều khiển, điều chỉnh công việc và mang lại những kết quả nhất định. Để làm nhà lãnh đạo - quản lý giỏi, người lãnh đạo quản lý phải có năng lực phổ biến , năng lực đặc biệt, năng lực chuyên môn giỏi hơn người khác Năng lực phổ biến ở người lãnh đạo – quản lý biểu hiện qua năng lực cảm giác, năng lực tri giác, năng lực tư duy. Về năng lực cảm giác, tri giác, người lãnh đạo quản lý phải có khả năng nhạy cảm về chính trị và nhạy cảm về tổ chức. Nhạy cảm chính trị là khả năng nắm bắt, phát hiện diễn biến của tình hình ngay khi nó mới xuất hiện ra ở những biểu hiện mong manh nhất, mờ nhạt nhất. Nhạy cảm tổ chức là nhạy cảm về con người qua cử chỉ, qua lời ăn tiếng nói có thể biết người đó suy nghĩ gì. Đồng thời với năng lực cảm giác, tri giác, người lãnh đạo - quản lý còn phải có năng lực tư duy. Có thể khái quát năng lực tư duy cần phải có của người lãnh đạo quản lý qua 4 từ : “sâu”, “rộng”, “xa”, “mềm”. Tư duy “sâu” đó là khả năng tư duy sâu sắc, có khả năng gạt ra những yếu tố bên ngoài để hiểu bản chất của các vấn đề, biết phân biệt đâu là nguyên nhân chính - phụ, đâu là vấn đế trọng tâm cốt lõi để xử lý vấn đề mang tính căn bản, chiến lược. Tư duy “rộng” nghĩa là phải thấy toàn diện, bao quát để nắm bắt xử lý đúng, tránh “thấy cái này mà không thấy cái kia”, phải nhận xét sự việc trên bình diện lớn, không thể tách rời các sự kiện. Do đó, tư duy “rộng” đòi hỏi người lãnh đạo quản lý phải có tư duy có hệ thống, tuyệt đối tránh lối tư duy cục bộ, làm gì cũng phải thấy hiệu quả của các quyết định. Tư duy “xa” có nghĩa là khả năng dự đoán, thấy trước được sự phát triển, hình thành trong tương lai. Hoạt động lãnh đạo là dẫn đường, do đó tầm nhìn của người lãnh đạo phải thấy xa, định hướng một cách hợp lý, nói cách khác phải có tư duy chiến lược. Tư duy “mềm” là khả năng suy nghĩ, năng động, linh hoạt, mềm dẻo, biết thay đổi những tư duy không phù hợp với sự vận động và biến đổi của cuộc sống . Muốn làm nhà lãnh đạo quản lý giỏi còn cần có năng lực đặc biệt về tổ chức, về giao tiếp và năng lực sư phạm. Năng lực tổ chức thể hiện qua khả năng dùng người, sử dụng con người, khả năng tập hợp lôi cuốn con người vào guồng máy để vận hành, thực hiện một mục tiêu một cách tốt nhất, đặt con người vào đúng vị tri, phát huy sở trường tốt nhất của họ. Năng lực sư phạm: là khả năng tác động gây ảnh hưởng, thay đổi được người khác bằng phẩm chất, tình cảm ý chí và nhân cách của chính bản thân mình. Đó là sự động viên, khuyến khích, tập hợp được nhiều người hăng hái lao vào công việc chung. Sự tác động này, trước hết biểu hiện khả năng lan truyền nghị lực và ý chí của mình sang người khác, khơi vậy lòng hăng hái quyết tâm của họ. Về năng lực chuyên môn: là sự tổng hợp kiến thức, kinh nghiêm và trí tuệ của người lãnh đ

File đính kèm:

  • docTâm lý học- CT CCLLCT.DOC