A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PPCT CẤP THCS
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Về phân phối chương trình dạy học tự chọn
a) Thời lượng và cách tổ chức dạy học tự chọn
Thời lượng dạy học tự chọn của các lớp cấp THCS trong Kế hoạch giáo dục là 2 tiết/tuần, dạy học chung cho cả lớp. Việc sử dụng thời lượng dạy học tự chọn THCS theo 1 trong 2 cách sau đây:
Cách 1: Chọn 1 trong 3 môn học, hoạt động giáo dục: Tin học, Ngoại ngữ 2, Nghề phổ thông (trong đó Ngoại ngữ 2 có thể bố trí vào 2 tiết dạy học tự chọn này hoặc bố trí ngoài thời lượng dạy học 6 buổi/tuần).
15 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Hoá học – Cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
MÔN HOÁ HỌC – CẤP THCS
A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PPCT CẤP THCS
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Về phân phối chương trình dạy học tự chọn
a) Thời lượng và cách tổ chức dạy học tự chọn
Thời lượng dạy học tự chọn của các lớp cấp THCS trong Kế hoạch giáo dục là 2 tiết/tuần, dạy học chung cho cả lớp. Việc sử dụng thời lượng dạy học tự chọn THCS theo 1 trong 2 cách sau đây:
Cách 1: Chọn 1 trong 3 môn học, hoạt động giáo dục: Tin học, Ngoại ngữ 2, Nghề phổ thông (trong đó Ngoại ngữ 2 có thể bố trí vào 2 tiết dạy học tự chọn này hoặc bố trí ngoài thời lượng dạy học 6 buổi/tuần).
Cách 2: Dạy học các chủ đề tự chọn nâng cao, bám sát (CĐNC, CĐBS).
- Dạy học CĐNC là để khai thác sâu hơn kiến thức, kĩ năng của chương trình, bổ sung kiến thức, bồi dưỡng năng lực tư duy nhưng phải phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh.
- Dạy học các CĐBS là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng (không bổ sung kiến thức nâng cao mới). Trong điều kiện chưa ban hành được tài liệu CĐNC, cần dành thời lượng dạy học tự chọn để thực hiện CĐBS nhằm ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng cho HS.
Hiệu trưởng các trường THCS chủ động lập Kế hoạch dạy học các CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp. GV chuẩn bị kế hoạch bài dạy (bài soạn) CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn.
b) Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tự chọn:
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập CĐTC của môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại HS trung học cơ sở và HS trung học phổ thông.
Lưu ý: Các bài dạy CĐTCNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có thể có điểm kiểm tra dưới 1 tiết riêng nhưng không có điểm kiểm tra 1 tiết riêng, điểm CĐTC môn học nào tính cho môn học đó.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
a) Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH):
- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là:
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình (căn cứ chuẩn của chương trình cấp THCS và đối chiếu với hướng dẫn thực hiện của Bộ GDĐT);
+ Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV;
+ Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất;
+ Sử dụng hợp lý SGK khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu HS ghi chép quá nhiều theo lối đọc - chép;
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học;
+ GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên HS học tập, tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm;
+ Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi và giúp đỡ HS học lực yếu kém.
- Đối với các môn học đòi hỏi năng khiếu như: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục cần coi trọng truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, bồi dưỡng hứng thú học tập, không quá thiên về đánh giá thành tích theo yêu cầu đào tạo chuyên ngành hoạ sỹ, nhạc sỹ, vận động viên.
- Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng GV và dự giờ thăm lớp của GV, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi GV giỏi các cấp.
b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG):
- Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới KTĐG là:
+ GV đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình;
+ Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT.
+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.
- Đổi mới đánh giá các môn Mỹ thuật, Âm nhạc (THCS), Thể dục (THCS, THPT): Thực hiện đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo quy định tại Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT sửa đổi.
c) Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Trong quá trình dạy học, cần đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân.
d) Tập trung đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH các môn học và hoạt động giáo dục.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN HOÁ HỌC
Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Hóa học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 và PPCT của Sở GDĐT.
1. Về nội dung dạy học
Giáo viên lên lớp phải soạn bài đầy đủ, chi tiết, nhưng bài lên lớp không nhất thiết phải tiến hành toàn bộ các phần của sách giáo khoa. Bài soạn cần tập trung vào phần trọng tâm của bài và chú ý hướng dẫn học sinh tự học theo sách giáo khoa.
Hình thức bài soạn không quy định cứng nhắc (tùy theo khả năng của giáo viên và trình độ của học sinh). Nội dung bài soạn phải nêu rõ các bước tiến hành của giáo viên và các hoạt động của học sinh. Kiến thức trong bài soạn và khi lên lớp phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa.
Khi tiến hành bài lên lớp, nhất thiết phải dựa vào các hoạt động, hệ thống câu hỏi (đặc biệt cần có các hoạt động dẫn dắt vào bài, chuyển phần sao cho tạo đợc hứng thú học tập của học sinh), tránh sao chép nội dung sách giáo khoa.
Môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, các bài lên lớp luôn gắn liền với các thí nghiệm (dùng các thí nghiệm hoá học để dẫn dắt vấn đề, tạo niềm tin khoa học cho học sinh) vì vậy, giáo viên cần thường xuyên liên hệ thực tế.
Tận dụng tối đa các thiết bị thí nghiệm và các phương tiện hỗ trợ (máy vi tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan), đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong bài lên lớp.
Khi dạy đơn vị khối lượng nguyên tử ngoài đvC như sách giáo khoa đã trình bày, có thể giới thiệu thêm đơn vị u (đvC còn được gọi là u).
2. Về thực hành, thí nghiệm
Cần khắc phục khó khăn để tiến hành đầy đủ các thí nghiệm trong các bài học.
Phải đảm bảo dạy đủ số tiết thực hành của từng chương và của cả năm học, tuỳ điều kiện cơ sở vật chất mà Hiệu trưởng nhà trường cho phép giáo viên tiến hành dựa theo lịch sắp xếp của phòng thực hành thí nghiệm, sao cho đảm bảo đủ số tiết và nội dung.
3. Về kiểm tra đánh giá
Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ và của Sở GD&ĐT. Đề kiểm tra phải bám sát mức độ yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra định kì, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì đã quy định trong PPCT. Điểm kiểm tra thực hành (điểm hệ số 1), giáo viên căn cứ vào tường trình thí nghiệm một bài thực hành theo hướng dẫn, rồi thu và chấm lấy điểm thực hành vào các tiết dạy sau:
Lớp 8: Tiết thứ 20 của học kỳ I và tiết thứ 46 của học kỳ II.
Lớp 9 : Tiết thứ 29 của học kỳ I và tiết thứ 60 của học kỳ II.
Bài kiểm tra 15 phút nên tiến hành dưới hình thức 100% trắc nghiệm khách quan. Bài kiểm tra 45 phút nên thực hiện ở cả hai hình thức: trắc nghiệm khách quan và tự luận (tỉ lệ nội dung kiến thức và điểm phần trắc nghiệm khách quan tối đa là 50%). Bài kiểm tra cuối học kì nên tiến hành dưới hình thức 100% tự luận.
Ghi chú : GV không ghi kí hiệu trạng thái của chất khi viết phương trình hóa học.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC
1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường.
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
2. Thời gian thực hiện
Điều chỉnh nội dung dạy học dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng phù hợp.
3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
Các nội dung đã được hướng dẫn cụ thể trong PPCT môn học. Cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Đối với các bài, các phần không dạy thì không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.
- Toàn bộ PPCT này được nhà trường in sao gửi cho tất cả GV bộ môn.
B. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8
Cả năm: 70 tiết
Học kì I: 36 tiết
Học kì II: 34 tiết
Nội dung
Tiết thứ
- Mở đầu môn hóa học
- Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn
1
Chương 1. Chất - Nguyên tử - Phân tử
Chất
2, 3
Bài thực hành 1
Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất farafin và lưu huỳnh: Không bắt buộc tiến hành thí nghiệm này, dành thời gian hướng dẫn học sinh một số kỹ năng và thao tác cơ bản trong thí nghiệm thực hành
4
Nguyên tử
- Mục 3 (Lớp electron), mục 4(phần ghi nhớ): Không dạy
- Bài tập 4, 5: Không yêu cầu HS làm
5
Nguyên tố hoá học
Mục III. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học: Không dạy, hướng dẫn HS tự đọc thêm
6, 7
Đơn chất và hợp chất - Phân tử
- Mục IV( Trạng thái của chất); Mục 5(phần ghi nhớ); Hình 1.14: Không dạy
- Bài tập 8: Không yêu cầu HS làm
8, 9
Bài thực hành 2
10
Bài luyện tập 1
11
Công thức hoá học
12
Hoá trị
13, 14
Bài luyện tập 2
15
Kiểm tra viết
16
Chương 2. Phản ứng hoá học
Sự biến đổi chất
Trang 46 (phần b): GV hướng dẫn HS chọn bột Fe nguyên chất, trộn kỹ và đều với bột S (theo tỉ lệ khối lượng S : Fe > 32 : 56) trước khi đun nóng mạnh và sử dụng nam châm để kiểm tra sản phẩm
17
Phản ứng hoá học
18, 19
Bài thực hành 3 (lấy điểm hệ số 1)
20
Định luật bảo toàn khối lượng
21
Phương trình hoá học
22, 23
Bài luyện tập 3
24
Kiểm tra viết
25
Chương 3. Mol và tính toán hoá học
Mol
26
Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích mol. Luyện tập
27, 28
Tỉ khối của chất khí
29
Tính theo công thức hoá học
30, 31
Tính theo phương trình hoá học
Không yêu cầu HS làm bài tập 4,5 trang 75, 76
32, 33
Bài luyện tập 4
34
Ôn tập học kì I
35
Kiểm tra học kì I
36
Chương 4. Oxi - Không khí
Tính chất của oxi
37, 38
Sự oxi hoá - Phản ứng hoá hợp - Ứng dụng của oxi
39
Oxit
40
Điều chế khí oxi - Phản ứng phân huỷ
Mục II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp: Không dạy, hướng dẫn HS tự đọc thêm
41
Không khí - Sự cháy
42, 43
Bài luyện tập 5
44, 45
Bài thực hành 4 (lấy điểm hệ số 1)
46
Kiểm tra viết
47
Chương 5. Hiđro - Nước.
Tính chất - Ứng dụng của hiđro
48, 49
Điều chế hiđro - Phản ứng thế
Mục 2. Trong công nghiệp: Không dạy, hướng dẫn HS tự đọc thêm
50
Bài luyện tập 6
51
Bài thực hành 5
52
Nước
53, 54
Axit - bazơ - muối
55, 56
Bài luyện tập 7
57
Bài thực hành 6
58
Kiểm tra viết
59
Chương 6. Dung dịch
Dung dịch
60
Độ tan của một chất trong nước
61
Nồng độ dung dịch
62, 63
Pha chế dung dịch
Bài tập 5: Không yêu cầu HS làm
64, 65
Bài luyện tập 8
Bài tập 6: Không yêu cầu HS làm
66
Bài thực hành 7
67
Ôn tập học kì II
68, 69
Kiểm tra học kỳ II
70
LỚP 9
Cả năm: 70 tiết
Học kì I: 36 tiết
Học kì II: 34 tiết
Nội dung
Tiết thứ
- Ôn tập đầu năm
- Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn
1
Chương 1. Các loại hợp chất vô cơ
Tính chất hoá học của oxit
2
Khái quát về sự phân loại oxit
3
Một số oxit quan trọng
4
Tính chất hoá học của axit
5, 6
Một số axit quan trọng
- Phần A. Axit clohiđric (HCl): Không dạy, GV hướng dẫn HS tự đọc lại tính chất chung của axit (trang 12, 13)
- Bài tập 4( trang 19): Không yêu cầu HS làm
7, 8
Luyện tập: Tính chất hoá học của oxit và axit
9
Thực hành: Tính chất hoá học của oxit và axit
10
Kiểm tra 1 tiết
11
Tính chất hoá học của bazơ
12
Một số bazơ quan trọng
- Hình vẽ thang pH( trang29) : Không dạy
- Bài tập 2( trang 30): Không yêu cầu HS làm
13
Tính chất hoá học của muối
Bài tập 6 (trang 33): Không yêu cầu HS làm
14
Một số muối quan trọng
Mục II. Muối Kali nitrat (KNO3)( trang 35): Không dạy
15
Phân bón hoá học
Mục I. Những nhu cầu của cây trồng( trang 37): Không dạy, vì Sinh học THCS đã học
16
Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
17
Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
18
Thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối
19
Kiểm tra 1 tiết
20
Chương 2. Kim loại
Tính chất vật lí của kim loại; Tính chất hoá học của kim loại
- Thí nghiệm tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt( trang 46, 47): Không dạy, vì Vật lý THCS đã học
- Bài tập 7( trang 51): Không yêu cầu HS làm
21, 22
Dãy hoạt động hoá học của kim loại
23
Nhôm
Hình 2.14 (trang 57): Không dạy
24
Sắt
25
Hợp kim sắt: Gang, thép.
Không dạy về các loại lò sản xuất gang, thép
26
Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
27
Luyện tập chương 2: Kim loại
Bài tập 6(trang 69): Không yêu cầu HS làm
28
Thực hành: Tính chất hoá học của nhôm và sắt (lấy điểm hệ số 1)
29
Chương 3. Phi kim. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Tính chất chung của phi kim
30
Clo
31, 32
Cacbon
33
Các oxit của cacbon
34
Ôn tập kỳ I
35
Kiểm tra học kỳ I
36
HỌC KỲ II
Axit cacbonic và muối cacbonat
37
Silic. Công nghiệp silicat
Mục 3b. Các công đoạn chính( trang 94): Không dạy các phương trình hóa học
38
Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Các nội dung liên quan đến lớp electron: Không dạy
- Bài tập 2(trang 101): Không yêu cầu HS làm
39, 40
Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
41
Thực hành: Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng
42
Chương 4. Hiđrocacbon. Nhiên liệu
Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
43
Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
44
Metan
45
Etilen
46
Axetilen
47
Benzen
48
Dầu mỏ và khí thiên nhiên
49
Nhiên liệu
50
Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon - Nhiên liệu
51
Thực hành: Tính chất hoá học của hiđrocacbon
52
Kiểm tra 1 tiết
53
Chương 5. Dẫn xuất của hiđrocacbon
Rượu etylic
54
Axit axetic
55, 56
Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
57
Chất béo
58
Luyện tập: Rượu etylic axit axetic và chất béo
59
Thực hành: Tính chất của rượu và axit (lấy điểm hệ số 1)
60
Kiểm tra viết
61
Glucozơ
62
Sacarozơ
63
Tinh bột và xenlulozơ
64
Protein
65
Polime
Mục II. Ứng dụng của Polime ( trang 162- 164): Không dạy, GV hướng dẫn HS tự đọc thêm
66
Thực hành: Tính chất của gluxit
67
Ôn tập cuối năm
68, 69
Kiểm tra học kỳ II
70
__________________________
File đính kèm:
- Hoa học THCS.doc