A. Mục tiêu cần đạt:
Qua việc đọc, tóm tắt và tìm hiểu một phần văn bản, học sinh thấy được ý nghĩa của việc đọc sách.
Rèn kĩ năng học văn bản nhật dụng.
Giáo dục ý thức tự giác đọc sách, trau dồi tri thức.
B. Chuẩn bị:
GV: Chân dung Chu Quang Tiềm.
HS: Sách vở, đồ dùng học tập học kì II
C. Tiến trình lên lớp:
*Ổn định tổ chức:
*Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, dồ dùng học tập của HS
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II - Tiết 91 đến tiết 94, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/01/2012
Ngày dạy: 09/01/2012
Tiết 91 - Văn bản : Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua việc đọc, tóm tắt và tìm hiểu một phần văn bản, học sinh thấy được ý nghĩa của việc đọc sách.
Rèn kĩ năng học văn bản nhật dụng.
Giáo dục ý thức tự giác đọc sách, trau dồi tri thức.
B. Chuẩn bị:
GV: Chân dung Chu Quang Tiềm.
HS: Sách vở, đồ dùng học tập học kì II
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, dồ dùng học tập của HS
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Chu Quang Tiềm?
- Chu Quang Tiềm (1897 - 1986), là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc
- Giới thiệu chân dung Chu Quang Tiềm
- Học sinh quan sát, ghi nhớ
- Giáo viên nói thêm về hoàn cảnh sáng tác
- HS nghe, ghi nhớ
2. Đọc - hiểu chú thích
- GV hướng dẫn, đọc mẫu và gọi HS đọc
- HS nghe và đọc theo hướng dẫn
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
- HS tìm hiểu các chú thích SGK
3. Cấu trúc văn bản
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
- Phương thức nghị luận
? Hãy nêu rõ vấn đề nghị luận?
- Vấn đề nghị luận: Đọc sách
? Vấn đề nghị luận được triển khai dưới hình thức nào?
- Vấn đề nghị luận được triển khai bằng hệ thống các luận điểm.
? Hãy nêu các luận điểm và phần văn bản tương ứng?
- Luận điểm 1: ý nghĩa của việc đọc sách (Từ đầu đến "thế giới mới")
- Luận điểm 2: Những thiên hướng sai lệch trong việc đọc sách (tiếp theo đến "lực lượng")
- Luận điểm 3: Phương pháp chọn và đọc sách (phần còn lại)
II. Phân tích
1. ý nghĩa của việc đọc sách
? Câu văn nào thể hiện tập trung nhất luận điểm này?
- Câu văn "Học vấn ... đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn"
? Em hiểu câu văn này như thế nào?
(Tổ chức cho HS thảo luận nhóm)
- HS thảo luận. Kết quả cần đạt:
Có nhiều cách để nâng cao học vấn nhưng đọc sách là con đường quan trọng. Muốn có học vấn, không thể không đọc sách.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- Giáo viên xử lí kết quả, chốt kiến thức
- HS ghi nhớ
? Những lí lẽ nào được nêu ra để làm sáng tỏ luận điểm trên?
- Sách ghi chép lại thành tựu học vấn của nhân loại
- Muốn nâng cao học vấn cần dựa vào những thành tựu này
- Đọc sách là để "hưởng thụ" và "tiến lên" trên con đường học vấn
? Nhận xét cách đưa lí lẽ của tác giả?
- Cách đưa lí lẽ hợp lí: Lí lẽ trước là tiền đề, là cơ sở cho lí lẽ sau, lí lẽ sau là hệ quả và phát triển lí lẽ trước
? Điều đó có tác dụng gì?
- Tạo cho văn bản lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
? Đến đây, em hiểu gì về ý nghĩa của việc đọc sách?
-> Đọc sách là con đường quan trọng giúp ta có học vấn và tiến bước trên con đường học vấn.
*Củng cố:
? Trình bày hệ thống luận điểm của văn bản?
? Nêu ý nghĩa của việc đọc sách?
? Em học tập được gì từ cách lập luận của tác giả qua phần văn bản đã học?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài giảng.
- Sưu tầm những mẩu chuyện về tác dụng của việc đọc sách.
- Soạn tiết 2:
+ Tập trung vào hai luận điểm còn lại. + Tìm hiểu việc đọc sách của các bạn học sinh hiện nay.
--------------------------------------------------------o0o------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 01/01/2012
Ngày dạy: 09/01/2012
Tiết 92 - Văn bản : Bàn về đọc sách (tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS thấy được những thiên hướng lệch lạc trong việc đọc sách và hậu quả của nó đồng thời nhận thức đúng đắn về phương pháp chọn và đọc sách.
- Rèn kĩ năng học văn bản nhật dụng.
- Giáo dục ý thức trân trọng sách, đọc sách để nâng cao học vấn.
B.Chuẩn bị:
- GV: Tìm hiểu sách tham khảo một số môn học lớp 9
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn tiết 91
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra:
? Nêu ý nghĩa của việc đọc sách?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
II. Phân tích
2. Những thiên hướng sai lầm trong việc đọc sách
? Thực tế nào khiến cho việc chọn và đọc sách "ngày càng không dễ"?
- Sách ngày càng nhiều -> không cẩn thận dễ sa vào các thiên hướng lệch lạc
? Tác giả đã chỉ ra những thiên hướng cụ thể nào?
- Một là: Đọc "không chuyên sâu" nghĩa là đọc nhiều mà không kĩ, hời hợt, không lắng đọng
? Trong những câu văn tiếp theo, lối viết nào được tác giả sử dụng?
- Lối viết so sánh: So sánh với cách đọc của người xưa; So sánh cách đọc trên với hành động"ăn tươi nuốt sống" -> dễ sinh bệnh
? Cách viết đó có tác dụng gì?
- Tạo nên cách lập luận sâu sắc, chí lí, giàu hình ảnh và sức thuyết phục
? Từ đó, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
-> Tác hại của cách đọc không chuyên sâu: Khiến người đọc trở thành những kẻ "lừa mình dối đời"
? Thiên hướng lệch lạc thứ hai là gì?
- Hai là: Đọc những quyển sách tầm thường, vô bổ, thậm chí độc hại
? Tác hại của thiên hướng này là gì?
- Lãng phí thời gian và tiền của, tâm hồn, nhân cách bị ảnh hưởng xấu.
? Nhận xét cách lập luận của tác giả?
- Lập luận chặt chẽ, kết hợp lí luận và thực tiễn
? Từ đó, em hiểu gì về tác hại của những thiên hướng sai lầm trong đọc sách?
-> Đọc sách mà không có phương pháp đúng, sa vào các thiên hướng sai lầm sẽ dẫn tới những tác hại vô cùng to lớn.
3. Phương pháp chọn và đọc sách
? Luận điểm này được khái quát qua lời văn nào?
- "Đọc sách không cốt lấy nhiều mà quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ"
? Em hiểu chọn cho tinh là như thế nào?
- Phải chọn những quyển sách thực có giá trị, có lợi ích trong việc trau dồi tri thức
? Theo tác giả nên những loại sách nào?
- Hai loại: Sách phổ thông và sách chuyên sâu
? Vì sao vậy?
- Vì hai loại sách này sẽ đem đến hai loại tri thức bổ sung, hỗ trợ cho nhau
? Nhận xét về quan điểm của tác giả?
-> Quan điểm đúng đắn, có ý nghĩa thực tế cao
? Trong những lời văn tiếp theo, tác giả phê phán cách đọc nào?
- Cách đọc qua loa "như cưỡi ngựa qua chợ..."
? Nhận xét cách viết của tác giả?
- Cách viết so sánh, ví von rất giàu hình ảnh
? Tác giả bình luận thế nào về những người đọc sách như thế?
-> Đó là những kẻ tầm thường, thấp kém
? Vậy, theo tác giả, cách đọc sách đúng đắn là gì?
- Phải đọc kĩ, vừa đọc vừa suy nghĩ sâu xa
? Nhận xét cách lập luận của tác giả? Tác dụng?
- Phân tích tỉ mỉ, cụ thể, có so sánh, đối chiếu -> Giúp người đọc dễ hiểu văn bản
? Từ đó, tác giả truyền tới người đọc những kinh nghiệm nào trong việc chọn và đọc sách?
-> Đọc sách không cốt lấy nhiều, phải chọn và đọc kĩ, đọc sâu. Tuy nhiên, cần phải chú ý mối quan hệ giữa đọc sâu và đọc rộng
III. Tổng kết
? Những yếu tố nghệ thuật nào tạo nên sức hấp dẫn cho văn bản?
- Bố cục chặt chẽ
- Các nội dung được trình bày thấu tình đạt lí
- Cách viết giàu hình ảnh và thuyết phục
? Từ đó, vấn đề đọc sách đã được "bàn" tới như thế nào?
-> Ghi nhớ SGK
- Gọi HS đọc
- HS đọc ghi nhớ
*Củng cố:
? Trình bày hệ thống luận điểm của văn bản?
? Đọc sách có ý nghĩa gì?
? Phương pháp đọc sách như thế nào là đúng đắn?
? Kể tên một số sách tham khảo mà em cho là bổ ích?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Làm bài tập SGK, gợi ý: Nên chia thành hai ý:
+ Cách chọn sách.
+ Phương pháp đọc sách.
- Chuẩn bị tiết 93:
+ Ôn tập lại các kiến thức về câu và cấu tạo câu.
+ Nắm chắc cách xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
--------------------------------------------------------o0o------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 02/01/2012
Ngày dạy: 10/01/2012
Tiết 93 - Tiếng Việt : Khởi ngữ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nhận biết được thành phần khởi ngữ trong câu, phân biệt được khởi ngữ với chủ ngữ; Hiểu được công dụng và biết đặt câu có khởi ngữ.
- Rèn kĩ năng đặt và sử dụng câu.
B.Chuẩn bị:
- Đọc Ngữ pháp tiếng Việt.
- Tích hợp với kiến thức về cấu tạo ngữ pháp của câu.
- Bảng phụ ghi mẫu phần I
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các thành phần chính của câu? Đặt một câu có các thành phần chính và chỉ ra các thành phần đó?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu
- Giáo viên treo bảng phụ
- Học sinh chú ý quan sát
? Hãy xác định chủ ngữ của các câu?
- Câu a: Chủ ngữ là "anh" (2)
- Câu b: Chủ ngữ là "tôi"
- Câu 2: Chủ ngữ là "chúng ta"
? So sánh vị trí của các từ in đậm với chủ ngữ của câu?
- Các từ in đậm đứng trước chủ ngữ trong câu
? Trước các từ in đầm thường có (hoặc có thể thêm) quan hệ từ nào?
- Các quan hệ từ: Còn, về, đối với...
? Các từ in đậm có công dụng gì?
- Nêu lên đề tài được nói tới trong câu
GV chốt: Các từ in đậm được gọi là khởi ngữ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
? Thế nào là khởi ngữ?
-> Ghi nhớ
- Gọi HS đọc
- HS đọc ghi nhớ
- Tổ chức cho HS rèn luyện theo mẫu
- HS đặt câu có khởi ngữ và phân tích
? Phân biệt khởi ngữ và chủ ngữ?
- Chủ ngữ nêu lên chủ thể của hành động, khởi ngữ nêu lên đề tài của câu.
III. Luyện tập
Bài tập 1
- Gọi HS đọc bài tập
- HS đọc
? Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích?
- a. Điều này (Câu 2)
- b. Chúng mình (Câu 3)
- c. Một mình
....
Bài tập 2
- Gọi HS đọc bài tập
- Học sinh đọc
? Nêu cách làm bài tập này?
- Chuyển từ in đậm lên trước chủ ngữ của câu hoặc vế câu
- Tổ chức cho HS làm bài tập
- HS làm
- Gọi một số HS trình bày
- HS trình bày
- Tổ chức cho HS nhận xét, giáo viên nhận xét chung
- HS hoàn thiện bài tập
*Củng cố:
? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ?
? Bằng cách nào để tạo khởi ngữ cho câu?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ.
- Hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị tiết 94: + Đọc trước văn bản Trang phục
+ Tập trả lời các câu hỏi cuối văn bản
--------------------------------------------------------o0o------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 04/12/2012
Ngày dạy: 12/01/2012
Tiết 94 - TLV : Phép phân tích và tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt:
- HS hiểu được thế nào là phép phân tích và tổng hợp.
- Biết vận dụng hai phép lập luận này trong tạo lập văn bản nói chung, văn bản nghị luận nói riêng.
- Giáo dục ý thức ăn mặc có văn hóa.
B.Chuẩn bị:
Tích hợp với văn bản nghị luận và thực tế cuộc sống.
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là văn bản nghị luận? Trình bày các thao tác nghị luận chính?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
I. Tìm hiểu phép phân tích và tổng hợp
Xét văn bản Trang phục (SGK)
? Xác định phương thức biểu đạt chính ?
- Phương thức nghị luận
? Vấn đề nghị luận là gì?
- Văn hóa trong trang phục
? Nêu các luận điểm chính của văn bản?
- Luận điểm 1: Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh
- Luận điểm 2: Trang phục phải phù hợp với đạo đức
? Tác giả lập luận như thế nào để làm sáng tỏ các luận điểm 1?
- Đưa ra những giả thiết: Một cô gái ... một chàng trai
- Đưa ra những dẫn chứng: Đi đám cưới... đi đám ma ...
? Luận điểm 2 được làm sáng tỏ bằng cách nào?
- Các lí lẽ:
+ Mặc dù đẹp ... xấu đi mà thôi
+ Xưa nay, cái đẹp ... môi trường
? Điểm chung trong cách triển khai hai luận điểm là gì?
- Nêu luận điểm -> Triển khai cụ thể các khía cạnh của luận điểm.
GV chốt: Cách lập luận trên gọi là phép phân tích
- HS lắng nghe, ghi nhớ
? Thế nào là phép phân tích?
-> Điểm 1 ghi nhớ
? Câu văn nào khái quát lại vấn đề?
- Câu văn cuối của văn bản
? Nội dung của nó có được từ cơ sở nào?
- Kết lại nội dung đã được triển khai ở các phần trên
GV chốt: Cách lập luận trên gọi là phép tổng hợp
- HS lắng nghe, ghi nhớ
? Thế nào là phép tổng hợp?
-> Điểm 2 ghi nhớ
? Có những phép lập luận chính nào trong văn nghị luận? Nêu nội dung của các phép lập luận đó?
=> Ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- HS đọc
II. Luyện tập
- Gọi HS đọc bài tập
- HS đọc
? Trong văn bản Bàn về đọc sách, luận điểm "sách là con đường quan trọng của học vấn" được triển khai như thế nào?
- Sách thành quả tích lũy học vấn của nhân loại
- Bất kì ai muốn phát triển học vấn đều phải đọc sách
? Luận điểm "Lí do phải đọc sách" được phân tích như thế nào?
- Bất cứ lĩnh vực học vấn nào cũng có rất nhiều sách.
- Phải chọn những cuốn sách có giá trị đích thực để đọc
? Từ đó, em có nhận xét gì về vai trò của phép phân tích trong văn nghị luận?
- Đây là phép lập luận cớ bản, phổ biến vì nó giúp người viết làm sáng tỏ được vấn đề.
*Củng cố:
? Phép phân tích là gì?
? Thế nào là phép tổng hợp?
? Phép phân tích và tổng hợp có quan hệ với nhau như thế nào?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, nắm chắc nội dung bài học.
- Hoàn thiện bài tập phần luyện tập.
- Tìm hiểu việc vận dụng phép phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghi luận đã học.
- Chuẩn bị tiết 95:
+ Nắm chắc kiến thức lí thuyết về phép phân tích và tổng hợp
+ Đọc trước các bài tập trong sách giáo khoa.
--------------------------------------------------------o0o------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 06/01/2011
Ngày dạy: 14/01/2012
Tiết 95 - TLV : Luyện tập phép phân tích và tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố kiến thức về phép phân tích và tổng hợp
- Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng hai phép lập luận phân tích và tổng hợp
B.Chuẩn bị:
HS: Ôn tập về văn bản thuyết minh, chuẩn bị theo hướng dẫn ở tiết 4
C. Tiến trình lên lớp:
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là phép phân tích và tổng hợp?
*Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Bài tập 1
Đoạn văn a.
? Phép lập luận nào được sử dụng?
- Phép phân tích
? Chỉ rõ luận điểm và trình tự phân tích ?
- Luận điểm: "Thơ hay ... hay cả bài"
- Trình tự phân tích (Bài Thu điếu):
+ Bài thơ hay ở cái điệu xanh
+ Bài thơ hay ở những cử động
+ Bài thơ hay ở các vần thơ
- Hướng dẫn học sinh làm đoạn b tương tự đoạn văn a
- HS làm bài tập
- Gọi một số HS đọc
- HS đọc bài
- Giáo viên nhận xét chung
- HS bổ sung, hoàn thiện bài làm
Bài tập số 2
? Em hiểu thế nào là học qua loa, đối phó? Nêu tác hại của cách học này?
- Học sinh thảo luận, kết quả cần đạt:
+ Học qua loa đối phó là học hời hợt, không thực chất, chủ yếu để tránh bị trách phạt.
+ Tác hại: Kiến thức nông cạn, không bền vững ...
- Yêu cầu HS trình bày kết quả
- HS trình bày
- GV xử lí kết quả, chốt kiến thức
- HS lắng nghe, hoàn thiện bài làm
- Tổ chức cho HS viết đoạn văn bàn về tác tác hại của việc học qua loa đối phó
- HS viết bài
- Gọi một số HS đọc
- HS đọc bài
- Giáo viên nhận xét chung
- HS bổ sung, hoàn thiện bài làm
*Củng cố:
? Dựa vào đâu để nhận biết phép phân tích và tổng hợp?
? Khi sử dụng hai phép lập luận này cần chú ý điều gì?
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn luyện phép phân tích và tổng hợp.
- Hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị tiết 96: Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ (tiết 1):
+ Đọc và tóm tắt văn bản.
+ Nắm được nhữngnét chung về tác giả, tác phẩm.
+ Tìm hiểu nội dung phản ánh của văn nghệ.
-------------------------------------------&--------------------------------------
@ Kiểm tra ngày: / /
File đính kèm:
- GA tuan 20.doc