Kế hoạch bài dạy tuần 23, 24 lớp 1

TẬP ĐỌC

BÁC SĨ SÓI

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- H nhóm B: Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- H nhóm A: Biết đọc phân biệt giọng người dẫn chuyện, kể chuyện, các nhân vật: Sói, Ngựa.

- H nhom C: đọc đúng các từ gợi tả, các từ gợi cảm, các từ khó.

2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ. Hiểu nội dung bài.

- Nắm kiến thức: Sói định lừa Ngựa để ăn thịt Ngụa nhưng bị Ngựa trừng trị.

 II. Đồ dùng dạy-học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.

- Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng.

- Một số tờ giấy khổ to.

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài dạy tuần 23, 24 lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 23 THỨ / NGÀY MÔN BÀI DẠY HAI Tập đọc Toán Thủ công Bác sĩ Sói(2 tiết) Số bị chia, số chia, thương Ôn tập chương 2: Phối hợp cắt, dán hình BA Chính tả Toán Hát Kể chuyện Bác sĩ Sói Bảng chia 3 Chu chim nhỏ dễ thương Bác sĩ Sói TƯ Tập đọc Toán Luyện từ, câu TN – XH Nội quy đảo khỉ Một phần ba TN về muông thú đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào? Ôn tập xã hội NĂM Thể dục Toán Chính tả Tập viết Mĩ thuật Đi theo VKT 2TCH, 2TDN – TC kết bạn Luyện tập chung Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên Chữ hoa T Đề tài: Mẹ hoặc cô giáo SÁU Tập làm văn Toán Đạo đức Thể dục Sinh hoạt Đáp lời khẳng định – viết nội quy Tìm một thừa số của phép nhân Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại ĐNCSC – TC: KB Tuần 23 KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 24 THỨ / NGÀY MÔN BÀI DẠY HAI Tập đọc Toán Thủ công Quả tim khỉ (2 tiết) Luyện tập Ôn chương II: Phối hợp cắt dán hình BA Chính tả Toán Hát Kể chuyện Quả tim khỉ Bảng chia 4 On tập bài hát: “Chú chim nhỏ dễ thương” Voi nhà TƯ Tập đọc Toán Luyện từ, câu TN – XH Quả tim khỉ Một phần tư Từ ngữ về loài thú – dấu chấm, dấu phẩy Cây sống ở đâu? NĂM Thể dục Toán Chính tả Tập viết Mĩ thuật ĐNCSC – TC kết bạn Luyện tập Voi nhà Chữ hoa U, Ư Vẽ con vật SÁU Tập làm văn Toán Đạo đức Thể dục Sinh hoạt Đáp lời phủ định – nghe, trả lời câu hỏi Bảng chia 5 Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại( tiết 2) Ôn một số bài tập ĐTVKT và ĐNCSC – TC nhảy ô Tuần 24 TUẦN 23 THỨ HAI TẬP ĐỌC BÁC SĨ SÓI I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - H nhóm B: Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - H nhóm A: Biết đọc phân biệt giọng người dẫn chuyện, kể chuyện, các nhân vật: Sói, Ngựa. - H nhom C: đọc đúng các từ gợi tả, các từ gợi cảm, các từ khó. 2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ. Hiểu nội dung bài. - Nắm kiến thức: Sói định lừa Ngựa để ăn thịt Ngụa nhưng bị Ngựa trừng trị. II. Đồ dùng dạy-học: Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng. Một số tờ giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy-học: TIẾT 1 A. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2 học sinh, mỗi học sinh đọc một đoạn và trả lời câu hỏi (về nội dung đoạn văn đã đọc) trong bài: Cò và Cuốc. B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp. 2. Hướng dẫn đọc: a)Giáo viên đọc mẫu: b) Học sinh đọc từng câu: - Giáo viên chú ý sửa những tiếng học sinh đọc sai và giúp các em đọc đúng các từ, ngữ khó đọc như: toan, khoác,khoang thai, trời giáng. c) Học sinh đọc từng đoạn trước lớp: . - Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : khoang thai,phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng. c) Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm: - Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. d) Thi đọc giữa các nhóm: - Thi đọc đồng thanh giữa các nhóm (từng đoạn và cả bài). - Thi đọc cá nhân của nhóm này với các nhóm khác (từng đoạn và cả bài). e) Cả lớp đọc đồng thanh: TIẾT 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận không đồng bộ (học sinh đọc thầm và thảo luận trong nhóm) . *Các câu hỏi thảo luận: - Câu 1: Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa? - Câu 2: Sói làm gì để lừa Ngựa? - Câu 3: Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào? - Câu 4: Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá. *đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, nêu ý kiến bổ sung. * giáo viên ghi nhận các ý kiến đúng của học sinh: - HS nêu miệng, cả lớp cùng GV nhận xét. 4. Luyện đọc lại: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, cử đại diện đọc phân vai để thi đọc. Giáo viên cho 10 học sinh thi đọc từng cặp với nhau, lớp nhận xét, khen học sinh đọc tốt. 5. Củng cố, dặn dò: - Học sinh trả lời lại các câu hỏi. - Dặn học sinh về học bài và xem trước bài mới chuẩn bị cho tiết sau. TOÁN SỐ BỊ CHIA – SỐ – CHIA – THƯƠNG I. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia. - Củng cố cách tìm kết quả của phép chia. (ở mỗi bài1,2,3 H nhóm c có thể làm ít hơn các H khác, phần còn lại về nhà làm tiếp ) II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1) Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi học sinh đọc bảng chia 2. 2) Bài mới: a) Giới thiệu số bị chia, số chia, thương: - Giáo viên nêu và gọi học sinh tính kết quả phép chia: 6 : 2 = 3 - Vài học sinh đọc lại : Sáu chia hai bằng ba. - Giáo viên chỉ vào từng số từ trái sang phải trong phép chia và nêu tên gọi: Số bị chia số chia thương 6 : 2 = 3 /____thương___/ - Chú ý cho học sinh 6 : 2 cũng gọi là thương. - Học sinh nêu ví dụ vài phép chia khác và nêu số bị chia, số chia, thương trong phép chia đó. Giáo viên cùng các học sinh khác nhận xét. b) Thực hành: * Bài 1: Học sinh thực hiện tính nhẩm rồi viết vào vở: Phép chia Số bị chia Số chia Thương 8 : 2 = 4 8 2 4 10: 2 = 5 10 2 5 14: 2 = 7 14 2 7 18: 2 = 9 18 2 9 20: 2 = 10 20 2 10 * Bài 2: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài: - HS làm trên bảng con, 4HS làm trên bảng lớp, cả lớp nhận xét ,sửa sai: 2 x 3 = 6 2 x 4 = 8 2 x 5 = 10 2 x 6 = 12 6 : 2 = 3 8 : 2 = 4 10: 2 = 5 12: 2 = 6 * Bài 3: - Giáo viên cho học sinh làm trên tập , 1 học sinh làm trên giấy khổ to trình bày trên bảng lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung, giáo viên sửa sai: Phép nhân Phép chia Số bị chia Số chia Thương 2 x 4 = 8 8 : 2 = 4 8 2 4 8 : 4 = 2 8 4 2 2 x 6 = 12 12: 2 = 6 12 2 6 12: 6 = 2 12 6 2 2 x 9 = 18 18: 2 = 9 18 2 9 18: 9 = 2 18 9 2 - Giáo viên chấm điểm khoảng 1/3 và nhận xét bài làm của học sinh. c) Củng cố, dặn dò: Giáo viên cho học sinh ví dụ vài phép chia và nêu số bị chia, số chia, thương trong mỗi phép chia đó. Dặn học sinh làm vở bài tập ở nhà. THỦ CÔNG ÔN TẬP CHƯƠNG II: PHỐI HỢP GẤP, CẮT DÁN HÌNH TIẾT 1 I Mục tiêu: - Học sinh biết cách gấp , cắt , dán các hình có dạng hình tròn. - Gấp , cắt , dán các hình có dạng hình tròn. - Học sinh hứng thú và yêu thích tiết học. II . Chuẩn bị: -Mẫu được làm bằng giấy màu cở khổ giấy A 4, gồm: hình tròn, các biển báo giao thông: chỉ lối đi thuận chiều và cấm xe đi ngược chiều, chỉ chiều xe đi, cấm đỗ xe, thiếp chúc mừng, phong bì. - giấy thủ công, giấy nháp, bút màu. . . . III. hoạt động dạy học: 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét lại các mẫu: hình tròn, các biển báo giao thông: chỉ lối đi thuận chiều và cấm xe đi ngược chiều, chỉ chiều xe đi, cấm đỗ xe, thiếp chúc mừng, phong bì. - Giáo viên cho học sinh nêu lại cách gấp, cắt, dán hình tròn, các biển báo giao thông: chỉ lối đi thuận chiều và cấm xe đi ngược chiều, chỉ chiều xe đi, cấm đỗ xe, thiếp chúc mừng, phong bì. + Hình dáng của hình mẫu như thế nào? + Hình mẫu gồm mấy phần? Đó là những phần nào? + Màu sắc của hình mẫu như thế nào? -Giáo viên mở dần mẫu gấp sau đó gấp lại từng bước đến khi được sản phẩm như ban đầu và nêu câu hỏi về cách gấp : Em hãy nêu cách gấp hình mẫu ? Học sinh trả lời, Giáo viên nhận xét. 2. Giáo viên cũng cố cách gấp, cắt, dán : Em hãy nêu cách gấp hình mẫu ? Học sinh trả lời, Giáo viên nhận xét. a) Gấp, cắt, dán hình tròn. b) Gấp, cắt, dán các biển báo giao thông: chỉ lối đi thuận chiều và cấm xe đi ngược chiều c) Gấp, cắt, dán các biển báo giao thông chỉ chiều xe đi, cấm đỗ xe d) Gấp, cắt, dán thiếp chúc mừng, phong bì. IV.Củng cố, dặn dò: - Học sinh nêu lại các thao tác gấp , cắt , dán hình . - Dặn học sinh chuẩn bị Giấy màu, kéo . . . . . cho tiết sau. THỨ BA CHÍNH TẢ BÁC SĨ SÓI I.Mục tiêu: 1. Chép lại chính xác bài: . Biết viết hoa chữ cái đầu mỗi câu và viết hoa tên riêng. 2. Làm đúng các bài tập phân biệt những chữ có âm đầu và dấu thanh dễ viết sai do ảnh huởng của phát âm địa phương . Luyện viết đúng những chữ có âm,vần hoặc dấu thanh dễ lẫn. II. Đồ dùng dạy-học: Viết sẵn đoạn văn cần chép trên bảng lớp. Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: * Giáo viên đọc cho 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ viết sai phổ biến ở bài trước: Cò và Cuốc. B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết chính tả: a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: - Giáo viên đọc mẫu, 2 học sinh đọc lại bài viết. -Giáo viên hỏi: - Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao? -Học sinh viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai: b) Học sinh Chép bài vào vở: c) Chấm, chửa bài: - Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì, ghi chữ ra ngoài lề vở hoặc ở cuối bài ; sau đó, trao đổi vở với bạn ngồi cạnh để soát lại lỗi. - Giáo viên chấm 5, 7 bài, nhận xét từng bài về chính tả, chữ viết, cách trình bày. 3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: a) Bài tập 2 : - 1 học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp làm trên phiếu học tập. 1 học sinh làm trên giấy khổ to. - Cả lớp và giáo viên nhận xét bài làm trên giấy khổ to để chốt lại lời giải đúng: +nối liền, lối đi. +ngọn lửa, một nửa. +mong ước, khăn ướt. +lần lượt, cái lược. b) Bài tập 3 : - Học sinh làm trong vở bài tập, trả lời miệng. Giáo viên chốt lại bài trên bảng lớp: +Tiếng bắt đầu bằng l: lối, lên, lặng lẻ. . . . + Tiếng bắt đầu bằng n : nối, nên, nặng nề. . . . 4. Củng cố, dặn dò: * Giáo viên nhận xét tiết học, khen những học sinh viết chính xác bài chính tả, trình bày đẹp; yêu cầu những em còn viết sai về tập viết lại nhiều lần các chữ viết sai. TOÁN BẢNG CHIA BA I. Mục tiêu: - Giúp học sinh lập được bảng chia 3. - Đọc tương đối thuộc bảng chia 3, làm được các phép tính thuộc bảng chia 3. II. Chuẩn bị: Các tấm bìa mỗi tấm có 3 chấm tròn. III. Hoạt động dạy học: 1) Kiểm tra bài cũ: Giáo viên chấm điểm một số vở bài tập và nêu nhận xét. 2) Bài mới: a) Giới thiệu phép chia 3 từ phép nhân 3: - Giáo viên gắn 4 tấm bìa mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn, hỏi: Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn, 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn? - Học sinh trả lời câu hỏi( Có 12chấm tròn) và viết phép nhân: 3 x 4 = 12 - Trên các tấm bìa có 12chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa? - Học sinh trả lời câu hỏi ( có 4 tấm bìa) và viết phép chia: 12: 3 = 4 - Giáo viên nhận xét: T ừ phép nhân ta có thể viết được phép chia: 3 x 4 = 12_____ 12: 3 = 4 b) Lập bảng chia 3: - Giáo viên gợi ý tương tự như trên đối với các trường hợp khác, giúp học sinh lập được bảng chia 3. - Học sinh luyện đọc thuộc bảng chia 3 theo nhóm, lớp và cá nhân . c) Thực hành: * Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - HS làm SGK và sửa miệng, ( Hnhóm C có thể không làm 2 cột cuối để về nhà làm) GV ghi kết quả trên bảng lớp: 6 : 3 = 2 18: 3 = 6 12: 3= 4 15: 3 = 5 24: 3 = 8 9 : 3 = 3 3 : 3 = 1 21: 3 = 7 30: 3 = 10 27 : 3 = 9 * Bài 2: 1 học sinh đọc bài toán. - Muốn biết mỗi tổ có mấy học sinh ta làm phép tính gì? (phép tính chia ). Lấy mấy chia mấy? (24 chia 3 ). - Giáo viên cho học sinh làm trên tập , 1 học sinh sửa sai trên bảng lớp: Bài giải Số học sinh mỗi tổ có: 24 : 3 = 8 (học sinh ) Đáp số : 8 học sinh - GV chấm điểm khoảng ½ HS, nhận xét bài làm của học sinh. Số bị chia 12 21 27 30 3 15 24 18 Số chia 3 3 3 3 3 3 3 3 thương 4 7 9 10 1 5 8 6 d) Củng cố, dặn dò: - Học sinh đọc thuộc bảng chia 3. Xem trước bài một phần ba. HÁT CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG I. Mục tiêu: Hát đúng giai điệu lời ca Biết bài hát này là bài hát của trẻ em pháp ,lời việt của tác giả Hoàng Anh II.Chuẩn bị: - Máy nghe , băng nhạc - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài hát - Học sinh chuẩn bị nhạc cụ đầy đủ III. Các hoạt đông dạy- học: Hoạt động 1 Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp. Nghe hát mẫu Hướng dẫn đọc lời ca: Dạy hát từng câu từng câu: Lưu ý: Hát với tôc độ nhanh Đánh dấu những chỗ lấy hơi trong bài Biết chỗ quay lại và chỗ kết bài , Hoạt động 2: hát kết hợp vận động Học sinh đứng hát kết hợp vận động tại chỗ Từng nhóm 5,6 em biểu diễn . Cũng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét chung về tiết học, khen ngợi những học sinh hát hay - Giáo viên dặn học sinh về nhà tập hát thêm KỂ CHUYỆN BÁC SĨ SÓI I. Mục tiêu: 1) Rèn kĩ năng nói: - Kể lại được câu chuyện đã học theo tranh , biết phối họp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Biết thay đổi giọng kể phù họp với nội dung. 2) Rèn luyện kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp lời của bạn. 3) Phân vai dựng lại câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ cho câu chuyện. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh kể lại chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. B. Dạy bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) Hướng dẫn kể chuyện: a) GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận, cử đại diện kể 1 đoạn theo tranh : * Nhóm 1, kể đoạn 1: Tranh 1 * Nhóm 2, kể đoạn 2: Tranh 2 * Nhóm 3, kể đoạn 3: Tranh 3 * Nhóm 4, kể đoạn 4: Tranh 4 Các nhóm khác cùng giáo viên nhận xét về nội dung và cách thể hiện của từng nhóm. b) Kể lại toàn bộ câu chuyện và phân vai dựng lại câu chuyện: - GV gọi 2HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện , cả lớp nhận xét. - Giáo viên mời đại diện các nhóm phân vai dựng lại câu chuyện, Giáo viên và các nhóm khác nhận xét. -Các vai như: người dẫn chuyện, sói, ngựa. 3) Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh và các nhóm kể chuyện hay và học sinh chăm chú nghe bạn kể chuyện. - Dặn học sinh về tập kể chuyện và kể lại câu chuyện cho người thân nghe. THỨ TƯ TẬP ĐỌC NỘI QUY ĐẢO KHỈ I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Đúng các từ gợi tả, các từ gợi cảm, các từ khó. 2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ. Hiểu nội dung bài. - Nắm kiến thức: HS biết về các thông tin nội quy để thực hiện tốt những quy định ở những nơi có nội quy , tạo nếp sống văn minh, trật tự nơi công cộng. II. Đồ dùng dạy-học: Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc đúng. Viết sẵn nội quy đảo khỉ. III. Các hoạt động dạy-học: A. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2 học sinh, mỗi học sinh đọc một đoạn và trả lời câu hỏi (về nội dung đoạn văn đã đọc) trong bài: bác sĩ sói. B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn đọc: a)Giáo viên đọc mẫu: b) Học sinh đọc từng câu: - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu - Giáo viên chú ý sửa những tiếng học sinh đọc sai và giúp các em đọc đúng các từ, ngữ khó đọc như: loài,trêu chọc, chuồng, giữ gìn vệ sinh chung. c) Học sinh đọc từng đoạn trước lớp: - Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghĩ hơi và nhấn giọng trong các câu sau: Khách đến tham quan đảo khỉ/ cần thực hiện những điều quy định dưới đây: - Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : du lịch, nội quy , bảo tồn,tham quan, quản lí, khoái chí. c) Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm: - Lần lượt từng học sinh trong nhóm đọc, các học sinh khác nghe, góp ý. - Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. d) Thi đọc giữa các nhóm: - Thi đọc đồng thanh giữa các nhóm (từng đoạn và cả bài). - Thi đọc cá nhân của nhóm này với các nhóm khác (từng đoạn và cả bài). e) Cả lớp đọc đồng thanh: 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi: * Câu hỏi 1: Nội quy đảo Khỉ có mấy điều? * Câu hỏi 2 : Em hiểu những điều quy định nói trên như thế nào? * Câu hỏi 3: Vì sao đọc xong nội quy , Khỉ Nâu lại khoái chí?. 4. Luyện đọc lại: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, cử đại diện để thi đọc. Giáo viên cho 10 học sinh thi đọc từng cặp với nhau, lớp nhận xét, khen học sinh đọc tốt. 5. Củng cố, dặn dò: - Học sinh trả lời lại các câu hỏi. - Dặn học sinh về học bài và xem trước bài mới chuẩn bị cho tiết sau. TOÁN MỘT PHẦN BA I. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết một phần ba , Biết viết và đọc 1/3 II. Dồ dùng dạy học: Các tấm bìa hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1) Giới thiệu một phần ba : 1/3 - Học sinh quan sát tấm bìa hình vuông được gắn trên bảng lớp, nêu nhận xét: Hình vuông được chia thành 3 phần bằng nhau, trong đó có một phần được tô màu. - Giáo viên kết luận: Hình vuông được chia thành 3 phần bằng nhau, trong đó có một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu 1 hình vuông. 3 - Cho học sinh viết bảng con 1 và đọc một phần hai. 3 2) Thực hành: * Bài 1: - Học sinh quan sát hình trong sách giáo khoa, bàn bạc và trả lời câu hỏi: Đã tô màu 1 hình nào? 3 - Cả lớp nhận xét, sửa sai: + Đã tô màu 1 hình vuông A . 3 + Đã tô màu 1 hình tam giác C. 3 + Đã tô màu 1 hình tròn D . 3 * Bài 2: - Học sinh quan sát hình trong sách giáo khoa, bàn bạc và trả lời câu hỏi: Hình nào có 1 số ô vuông được tô màu? 3 - Cả lớp nhận xét, sửa sai: * Bài 3: - Học sinh quan sát hình trong sách giáo khoa, bàn bạc và trả lời câu hỏi: Hình nào đã khoanh vào 1 số con gà ? 3 - Cả lớp nhận xét, sửa sai: 3) Củng cố, dặn dò: Dặn học sinh về làm vở bài tập ở nhà, chuẩn bị tiết luyện tập. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ . ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : NHƯ THẾ NÀO ? I. Mục tiêu: - Biết đặc điểm của một số loài thú để xếp theo nhóm thích hợp . - Biết trả lời hỏi có cụm từ thế nào và đặt câu hỏi có cụm từ thế nào . II. Chuẩn bị: * Bảng phụ viết sẵn các bài tập. Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1) Giới thiệu bài: * Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2) Hướng dẫn làm bài tập: a) Bài tập 1: làm VBT - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2, cả lớp theo dõi, đọc thầm. - Giáo viên gọi 1 học sinh làm trên giấy khổ to để trình bày trên bảng lớp. - Cả lớp và giáo viên nhận xét , chốt lại lời giải đúng: Thú dữ nguy hiểm Thú không nguy hiểm Hổ, báo, gấu, lợn loài, chó sói, sư tử ­, bò rừng, tê giác. Thỏ, ngựa vằn,khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu. b)Bài 2: - 1 học sinh đọc yêu cầu và các câu hỏi của bài 2: - Chia lớp thành nhóm đôi( mỗi nhóm có 2 bạn). Từng cặp làm miệng hỏi đáp trước lớp: - Giáo viên và học sinh nhận xét, bổ sung: + Thỏ chạy nhanh như bay. . . . +Sóc chuyền từ cành này sang cành khác thoăn thoắt. . . . . + Gấu đi lặc lè. . . + Voi kéo gỗ rất khoẻ. . . c) Bài tập 3: làm VBT - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2, cả lớp theo dõi, đọc thầm. - Từng cặp trao đổi đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm. - Học sinh phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, giáo viên chốt lại lời giải đúng: - Giáo viên cho các em làm trên vở bài tập, 1 học sinh làm trên giấy khổ to để trình bày trên bảng lớp. - Cả lớp và giáo viên nhận xét , chốt lại lời giải đúng: Câu Câu hỏi a) Trâu cày rất khoẻ. b)Ngựa phi nhanh như bay. c) Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm rõ dãi. d) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười khành khạch. a) Trâu cày như thế nào? b)Ngựa phi như thế nào? c) Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm như thế nào? d) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười như thế nào? 3) Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh về làm vở bài tập và chuẩn bị cho tiết sau. TỰ NHIÊN, XÃ HỘI ÔN TẬP XÃ HỘI I. Mục tiêu: - Học sinh biết kể tên một số kiến thức về chủ đề xã hội. - Kể với bạn về gia đình , trường học và cuộc sống xung quanh. -Yêu quý gia đình , trường học và quận huyện của mình. IIChuẩn bị: - Tranh Sưu tầm hoặc vẽ về chủ đề xã hội. III.Các hoạt động dạy- học: -Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (4 nhóm đã được phân công sưu tầm tranh ảnh về 4 nội dung trên). -Phát cho các nhóm một tờ giấy khổ to (A o) và hồ dán. -Nhóm trưởng tập hợp tất cả những tranh ảnh của các thành viên trong nhóm. -Cả nhóm cùng suy nghĩ để phân loại, sắp xếp và dán các tranh một cách có lô gíc. -Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp. -Các học sinh khác trong nhóm có thể bổ sung. -Các nhóm khác lắng nghe và đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời. -GV khen gợi những cá nhân ,nhóm làm việc tốt. 4) Củng cố dặn dò: - Dặn HS làm vở bài tập ở nhà. THỨ NĂM THỂ DỤC ĐI THEO VẠCH KẼ THẲNG. HAI TAY CHỐNG HÔNG, DANG NGANG -TRÒ CHƠI : KẾT BẠN I. Mục tiêu: - Ôn một số bài tập: đi theo vạch kẽ thẳng hai tay chống hông, đi theo vạch kẽ thẳng hai tay dang ngang . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Học trò chơi Kết bạn, yêu cầu học sinh tham gia chơi tích cực, chủ động , bảo đảm an toàn khi chơi. II. Địa điểm , phương tiện: * Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập. * Phương tiện: Chuẩn bị một còi III. Hoạt Động dạy học: 1) Phần mở đầu : - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học ( 1 phút ). - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc ( 70-80 m ) . - đi thường theo một vòng và hít thở sâu(1 phút) - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối(1 phút). - Xoay cánh tay (Xoay cánh tay từ thấp ra sau lên cao về trước rồi lại xuống thấp) Thành một vòng tròn khoảng 3-4 vòng, sau đó xoay theo chiều ngược lại(1 phút). Giáo viên làm mẫu cho học sinh làm theo. 2) Phần cơ bản: - GV cho HS đi theo vạch kẽ thẳng hai tay chống hông , đi theo vạch kẽ thẳng hai tay dang ngang : ( mỗi động tác thực hiện 2 lần 10 m, hoc sinh thực hiện nhiều đợt, mỗi đợt khoảng 6 em ) . Theo đội hình 4 hàng dọc ( chú ý thẳng người,mắt nhìn thẳng về phía trước) - Trò chơi : Kết bạn 6-8 phút : Trò chơi được tiến hành theo đội hình vòng tròn . Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, rồi cho học sinh chơi: + Người điều khiển hô to: Kết bạn ! Kết bạn ! + Lớp đồng thanh: Kết mấy? Kết mấy? + Người điều khiển nói: Kết 1 hoặc 2, 3, 4. . . . + Cả lớp thực hiện theo , nếu các bạn nào không kết bạn đúng yêu cầu của người quản trò coi như sai sẽ bị phạt do lớp quy định. Tổ chức cho học sinh chơi theo nhiều đội hình vòng tròn, chơi thử 1 đến 2 lần, tiếp theo chơi 3 lần có đọc vần điệu khi đi vòng tròn : Kết bạn ! Kết bạn ! Chúng ta cùng nhau kết bạn! 3) Phần kết thúc: - Đứng vỗ tay, 1 học sinh bắt giọng cho cả lớp hát khoảng 2 bài hát các em đều thuộc. - Cúi người thả lỏng từ 6-8 lần. - Cúi lắc người thả lỏng từ 4 đến 5 lần. - Nhảy thả lỏng từ 5 đến 6 lần. - Giáo viên nhận xét tiết học. TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố bảng chia 3, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Củng cố một phần ba . - Hướng dẫn ôn toán chia có các đơn vị đo. II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn bài tập, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1) Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi học sinh đọc bảng chia 3. 2) Bài mới: * Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - HS làm SGK và sửa miệng GV ghi kết quả trên bảng lớp: 6 : 3 = 2 12: 3 = 4 15: 3= 5 30: 3 = 10 9 : 3 = 3 27: 3 = 9 24: 3 = 8 3 : 3 = 1 * Bài 2: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài: - HS làm trên SGK, 4HS làm trên bảng lớp, cả lớp nhận xét ,sửa sai: 3 x 6 = 18 2 x 9 = 27 3 x 3 = 9 3 x 1 = 2 18: 3 = 6 27: 3 = 9 9 : 3 = 3 3 : 3 = 1 (H nhóm C làm từ 2 -3 cột) * Bài 3: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài: - HS làm trên SGK, 4HS làm trên bảng lớp, cả lớp nhận xét ,sửa sai: 8 cm : 2 = 4 cm 9 kg : 3 = 3 kg 15cm : 3 = 5 cm 21 l : 3 = 7 l 14 cm : 2 = 7 cm 10 dm: 2 = 5 dm (H nhóm C làm từ 4-6 bài ) * Bài 4; 5: - Giáo viên giao việc cho 4 nhóm. Nhóm 1 và nhóm 2 giải bài 4; Nhóm 3, nhóm 4 giải bài 5 - Học sinh đọc , thảo luận và giải toán theo nhóm có thể làm vào tập ,sau khi thảo luận . Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trên giấy khổ to. Học sinh nhóm khác cùng giáo viên nhận xét: Bài giải Bài giải Số ki lô gam gạo mỗi túi có: Số can dầu rót được: 15 : 3 = 5 (ki lô gam ) 27 : 3 = 9 (can dầu ) Đáp số : 5 ki lô gam Đáp số : 9 can dầu 3) Củng cố, dặn dò: Đọc thuộc lòng bảng chia 3 . Dặn học sinh về làm vở bài tập ở nhà. CHÍNH TẢ NGÀY HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN I.Mục tiêu: 1. viết lại chính xác bài: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên . Biết viết hoa chữ cái đầu mỗi câu và viết hoa tên riêng. 2. Làm đúng các bài tập phân biệt những chữ có âm đầu và dấu thanh dễ viết sai do ảnh huởng của phát âm địa phương . Luyện viết đúng những chữ có âm,vần hoặc dấu thanh dễ lẫn. II. Đồ dùng dạy-học: Viết sẵn đoạn văn cần viết trên bảng lớp. Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: * Giáo viên đọc cho 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ viết sai phổ biến ở bài trước: Bác sĩ Sói. B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài: * Giáo viên giới thiệu trực tiếp và nêu mục đích , yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả: a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: - Giáo viên đọc mẫu, 2 học sinh đọc lại bài viết. -Giáo viên hỏi: - Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao? (Chữ đầu câu: Hằng, Hàng, Mặt, Các- Tên riêng: Ê- đê, Mơ- nông) -Học sinh viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai: Tây Nguyên, xuân, Ê- đê, Mơ- nông, nục nịch, nườm nượp, váy thêu. b) Giáo viên đọc-Học sinh viết bài vào vở: H n

File đính kèm:

  • doctuan 2324 du cac mon.doc