TIẾT 1 :
*Hoạt động 1 :Dấu thanh hỏi
- Giáo viên treo tranh .
H : Tranh vẽ ai , vẽ gì?
H : Các tiếng này giống nhau chỗ nào?
- Hướng dẫn gắn : dấu hỏi.
- Hướng dẫn đọc : dấu hỏi.
*Ghép tiếng và phát âm
- Hướng dẫn gắn tiếng:b, e và dấu hỏi tạo thành tiếng bẻ
- Hướng dẫn học sinh đánh vần : bờ – e be - hỏi - bẻ.
- Đọc : bẻ .
*Hoạt động 2 :Dấu thanh nặng
H : Tranh vẽ ai , vẽ gì?
G : Các tiếng này giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh nặng.
Ghi bảng thanh nặng nói :tên của dấu này là dấu nặng.
- Hướng dẫn gắn dấu nặng.
- Hướng dẫn gắn tiếng:b, e và dấu nặng tạo thành tiếng bẹ
- Hướng dẫn học sinh đánh vần : bờ – e be - nặng - bẹ.Đọc : bẹ
- Hướng dẫn đọc toàn bài
*Hoạt động 3 :Viết bảng con.
- Hướng dẫn học sinh viết :Dấu hỏi, dấu nặng, bẻ, bẹ.Giáo viên viết mẫu và hd cách viết.
19 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Các môn Lớp 1 - Tuần 2 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2012
ĐẠO ĐỨC :
EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT ( T 2 )
I/ Mục tiêu:
-Trẻ em có quyền có họ tên, biết được trẻ em 6 tuổi được đi học.
-Biết tên trường, lớp,tên thầy, cô giáomột số bạn bè trong lớp .
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình,những điều mình thích trước lớp.
* GDKNS : - Kỹ năng tự giới thiệu về bản thân
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đơng người
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh.bài hát :Em yêu trường em, đi học, trường em.
- Học sinh: Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Tuần trước học đạo đức bài gì? (...chúng em là học sinh lớp Một)
- Qua bài học em biết được điều gì? (...biết tên các bạn và sở thích các bạn) .
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
*Giới thiệu bài:Em là học sinh lớp Một.
*Hoạt động 1: Quan sát và kể chuyện theo tranh (bài tập 4).
- Cho học sinh quan sát các tranh bài tập 4ø GV kể chuyện:Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh.
+Tranh 1:Đây là bạn Mai. Mai 6 tuổi
Năm nay Mai vào lớp Một.Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Mai đi học.
+Tranh 2 : Mẹ đưa Mai đến trường. Trươàng Mai thật là đẹp. Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp.
+Tranh 3 : Ở lớp Mai được cô giáo dạy bảo bao điều mới lạ
+Tranh 4 :Mai có thêm nhiều bạn mới
cả bạn trai lẫn bạn gái.Giờ ra chơi em cùng các bạn nô đùa ở sân trường thật là vui.
+Tranh 5 : Về nhà Mai kể với bố mẹ về trường lớp mới, về cô giáo và các bạn của em.Cả nhà đều vui:Mai là học sinh lớp 1 rồi.
*Hoạt động 2 : Học sinh múa hát, đọc thơ hoặc vẽ tranh về chủ đề “Trường em”
- Giáo viên giảng giải rút ra kết luận:
- Trẻ em có quyền có họ tên,có quyền được đi học.
+ Chúng ta thật vui và tự hào đã trở thành học sinh lớp Một.
+ Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là học sinh lớp Một.
4/Củng cố :
Giáo dục học sinh biết yêu quý bạn bè,thầy giáo,cô giáo, trường lớp.Biết tự hào mình là học
sinh lớp Một.
5/Dặn dò :
- Thực hiện các hành vi thể hiện mình xứng đáng là học sinh lớp Một.
- Về nhà kể lại chuyện cho mọi người cùng nghe.
Nhắc đề bài.
- HS lắng nghe
********************************************************************
HỌC VẦN ( Tiết 11+12)
BÀI 4 : DẤU HỎI – DẤU NẶNG
I/Mục tiêu :
- Học sinh nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi,dấu nặng và thanh nặng. Đọc và ghép các tiếng bẻ , bẹ .
- Biết được các dấu thanh hỏi , nặng ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
- Phát triển lời nói tự nhiên từ 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
* GDKNS : - Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
II/Chuẩn bị :
- Giáo viên : bảng kẻ ô li ,các vật tựa hình dấu hỏi,dấu nặng, tranh.
- Học sinh : SGK, bảng chữ.
III/Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Học sinh đọc ,viết bài : Dấu sắc
3/Dạy học bài mới :
Hoạt động của giáo viên :
Hoạt động của học sinh :
TIẾT 1 :
*Hoạt động 1 :Dấu thanh hỏi
- Giáo viên treo tranh .
H : Tranh vẽ ai , vẽ gì?
H : Các tiếng này giống nhau chỗ nào?
- Hướng dẫn gắn : dấu hỏi.
- Hướng dẫn đọc : dấu hỏi.
*Ghép tiếng và phát âm
- Hướng dẫn gắn tiếng:b, e và dấu hỏi tạo thành tiếng bẻ
- Hướng dẫn học sinh đánh vần : bờ – e be - hỏi - bẻ.
- Đọc : bẻ .
*Hoạt động 2 :Dấu thanh nặng
H : Tranh vẽ ai , vẽ gì?
G : Các tiếng này giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh nặng.
Ghi bảng thanh nặng nói :tên của dấu này là dấu nặng.
- Hướng dẫn gắn dấu nặng.
- Hướng dẫn gắn tiếng:b, e và dấu nặng tạo thành tiếng bẹ
- Hướng dẫn học sinh đánh vần : bờ – e be - nặng - bẹ.Đọc : bẹ
- Hướng dẫn đọc toàn bài
*Hoạt động 3 :Viết bảng con.
- Hướng dẫn học sinh viết :Dấu hỏi, dấu nặng, bẻ, bẹ.Giáo viên viết mẫu và hd cách viết.
Tiết 2 :
*Hoạt động 1 :Luyện đọc:
- Đọc bài tiết 1.
*Hoạt động 2: Luyện viết:
- Hướng dẫn học sinh viết: dấu hỏi, dấu nặng,
bẻ, bẹ vào vở tập viết.
*Hoạt động 3: Luyện nói:
- Chủ đề: Bẻ
- Treo tranh:
H:Các em thấy những gì trên bức tranh ?
H:Các bức tranh này có gì giống nhau?
H:Các bức tranh này có gì khác nhau?
-Nêu lại chủ đề.
*Hoạt động 4: Đọc bài trong sách giáo khoa.
4.Củng cố dặn dò:
Chơi trò chơi: Tìm tiếng mới có dấu hỏi dấu nặng
4/
- Học sinh quan sát tranh.
Giỏ, khỉ, thỏ, hổ, mỏ.
- Đều có dấu thanh hỏi.
- Tìm gắn dấu hỏi.
Đọc cá nhân, lớp.
Gắn tiếng : bẻ .
Cá nhân, nhóm , lớp.
Quạ, cọ, ngựa, cụ, nụ.
Đọc dấu nặng: cá nhân, lớp.
Tìm gắn dấu nặng.Đọc cá nhân,lớp
Gắn tiếng : bẹ .
Cá nhân –nhĩm-cả lớp
Cá nhân, nhóm , lớp.
Học sinh lấy bảng con
Quan sát , theo dõi, nhắc lại cách viết.
Viết bảng con.
Cá nhân,lớp.
Lấy vở tập viết.
Viết từng dòng.
Nhắc lại.
Học sinh quan sát
- Chú nông dân đang bẻ ngô ,mẹ đang bẻ cổ áo cho bé , các bạn đang bẻ bánh tráng chia cho nhau ăn .
- Đều có tiếng bẻ để chỉ hoạt động
- Mỗi người một việc.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
*********************************************************************
Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012
TOÁN (Tiết 5 )
LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
- Vẽ đúng hình vuông ,hình tam giác, hình tròn.Nhận biết nhanh các loại hình
*Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn đồ dùng học tập, yêu thích môn toán.
I/Chuẩän bị :
- Giáo viên :Một số hình vuông, hình tam giác,hình tròn ,
- Học sinh : SGK, Bộ học toán.
III/Hoạt động dạy và học :
1/Ổn định lớp:
2/Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên cho học sinh lên lựa hình tam giác trong các hình?
3/Dạy học bài mới
:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài : Luyện tập.
*Hoat động 1 : Tô màu vào các hình.
Bài 1 : Cho học sinh dùng các màu khác nhau để tô màu vào các hình.
- Giáo viêu yêu cầu học sinh thực hiện
*Hoạt động 2 :Ghép hình.
Bài 2 :
Hướng dẫn học sinh dùng 1 hình vuông và 2 hình tam giác để ghép thành 1 hình mới.
-Cho học sinh dùng các hình vuông và hình tam giác để lần lượt ghép thành hình (a) hình (b) hình (c).
4/Củng cố- Dặn dò:
-Về nhà :Tập vẽ các hình
Nhắc đề: cá nhân.
Lấy SGK,Bút chì màu.
Các hình vuông tô cùng một màu, các hình tròn tô cùng một màu, các hình tam giác tô cùng một màu.
Lấy bộ học toán :hình vuông,hình tam giác.
Bốn nhóm cử đại diện thi ghép.
a b
c
********************************************************************
HỌC VẦN ( Tiết 13 + 14 )
BÀI 5 :DẤU HUYỀN – DẤU NGÃ
I/Mục tiêu :
- Học sinh nhận biết được các dấu huyền, dấu ngã.Biết ghép các tiếng : bè ,bẽ.
- Biết được dấu huyền, ngã ở các tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
- Phát triển lời nói tự nhiên: Nói về bè và tác dụng của nó trong đời sống.
* GDKNS: - Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
II/Chuẩn bị :
- Giáo viên : Tranh, các vật tựa hình dấu huyền, dấu ngã.
- Học sinh :SGK, bảng con,bộ chữ cái.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/Ổn định lớp :
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc dấu hỏi, dấu nặng, bẻ, bẹ.
- Gọi học sinh viết dấu hỏi, dấu nặng, bẻ, bẹ .
- Giáo viên viết lên bảng củ cải, nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo. Gọi học sinh chỉ tiếng có dấu hỏi, dấu nặng .
3/ Dạy học bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1:
*Giới thiệu bài: Dấu huyền,dấu ngã.
*Hoạt động 1 : Dạy dấu huyền.
Treo tranh.
H : Tranh vẽ gì ?
- Giảng tranh -> các tiếng giống nhau đều có dấu huyền.
- Ghi bảng : (\ ) : nói tên dấu này là dấu huyền.
- Đọc dấu huyền.
Hướng dẫn học sinh đặt cây thước nghiêng trái lên mặt bàn để có biểu tượng về dấu huyền.
-Hướng dẫn học sinh gắn dấu huyền.
Hướng dẫn học sinh đọc : dấu huyền.
*Hoạt động 2 :Dạy dấu ngã.
-Hướng dẫn như dạy dấu huyền
*Hoạt động 3:Hướng dẫn ghép chữ và phát âm.
+ Hướng dẫn ghép b , e,\ , tạo tiếng bè
- Hướng dẫn học sinh đánh vần : bờ – e – be – huyền – bè.
- Ghi bảng : bè .
- Hướng dẫn đọc : bè .
+ Hướng dẫn ghép b, e, dấu ngã tạo thành tiếng bẽ.
- Hướng dẫn học sinh đánh vần : bờ –e –be- ngã- bẽ.
- Ghi bảng : bẽ.
-Hướng dẫn đọc : bẽ.
-Đoc mẫu toàn bài.
*Hoạt động 4 : Viết bảng con.
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết : dấu huyền, dấu ngã, bè, bẽ.
Nhận xét, sửa sai.
*Nghỉ chuyển tiết.
TIẾT 2:
*Hoạt động 1:Luyện đọc.
-Gọi học sinh đọc bài vừa ôn.
*Hoạt động 2 :Luyện viết.
-Giáo viên viết mẫu vào khung và hướng dẫn cách viết: dấu huyền, dấu ngã, bè, bẽ.
-Quan sát, nhắc nhở.
-Thu chấm, nhận xét.
*Trò chơi giữa tiết :
*Hoạt động 3 :Luyện nói.
Chủ đề :”bè”
Treo tranh.
H : Tranh vẽ gì ?
H : Bè đi trên cạn hay dưới nước ?
H : Những người trong tranh đang làm gì?
H : Em đã thấy cái bè chưa ?
- Nêu lại chủ đề : bè.
*Hoạt động 4: Đọc bài trong SGK
4/ Củng co Dặn dò:
-Thi tìm tiếng mới có dấu huyền, dấu ngã.
Nhắc đề bài.
Học sinh quan sát tranh
Dừa ,mèo,cò ,gà.
Cá nhân, lớp.
Thực hành đặt thước nghiêng trái để tạo dấu huyền.
Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Gắn : bè
Cá nhân, nhóm , lớp.
Cá nhân ,lớp .
Lấy bảng con
Học sinh viết vào bảng con.
Hát múa
HS trả lời câu hỏi
Cá nhân, lớp.
*********************************************************************
Thứ tư ngày 29 tháng 8 năm 2012
HỌC VẦN Tiết 15+16 )
BÀI 6 : BE- BÈ - BÉ- BẺ- BẼ - BẸ
I/Mục tiêu
- Học sinh nhận biết được âm và chữ ghi âm e ,b và các dấu thanh: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.
- Đọc được các tiếng be kết hợp với các dấu thanh : be,bè,bẽ,bẻ,bẽ bẹ.
- Tô được e,b,bé và các dấu thanh.
- Phát triển lời nói tự nhiên . Phân biệt các sự vật,việc ,người qua sự thể hiện khác nhau về dấu thanh.
* GDKNS: - Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
- Giáo viên :Bảng ôn, tranh .
- Học sinh :SGK , bảng con, Bộ chữ .
III/Hoạt động dạy và học:
1/Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 em lên bảng viết dấu:huyền, hỏi, ngã
- 2 em đọc bài
- GV nhận xét, ghi điểm
2/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1 :
*Giới thiệu bài : Ôn tập.
*Hoạt động 1 : Đọc âm, dấu và ghép tiếng.
-Hướng dẫn học sinh ghép b –e tạo thành tiếng : be
- Treo bảng ôn .
- Ghép : be với các dấu thanh tạo thành tiếng.
- Giáo viên viết bảng.Luyện đọc cho học sinh. Chỉnh sửa cách phát âm.
*Trò chơi giữa tiết :
*Hoạt động 2 :Viết bảng con.
- Giáo viên viết mẫu lên bảng, nhắc lại quy trình viết : be ,bè, bé, bẻ ,bẽ, bẹ.
Lưu ý điểm đặt bút.
- Nhận xét, sửa sai.
*Nghỉ chuyển tiết :
TIẾT 2 :
*Hoạt động 1 :Luyện đọc.
- Học sinh đọc lại bài ôn tiết 1.
- Giáo viên quan sát, sửa sai .
- Hướng dẫn học sinh lấy SGK.
- Giới thiệu để học sinh tìm hiểu nêu tên tranh.
-Hướng dẫn học sinh quan sát tranh be bé.
H : Em bé đang làm gì ? Kể ra ?
- Giáo viên đọc mẫu : be bé.
*Hoạt động 2: Luyện viết.
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn cách viết : be , bè ,bé,bẻ, bẽ , bẹ.
-Giáo viên theo dõi, sửa sai.
-Thu chấm, nhận xét.
*Trò chơi giữa tiết :
*Hoạt động 3 :Luyện nghe, nói.
- Cho học sinh xem các tranh theo chiều dọc 2 tranh 1 để phát hiện ra các từ : dê/ dế, dưa /dừa, cỏ/ cọ, vó /võ.
H : Tranh vẽ gì ?
Phát triển nội dung luyện nói;
H : Em đã nhìn thấy các con vật, các loại quả, đồ vật ...này chưa ?Em thấy ở đâu ?
H : Em thích nhất tranh nào, tại sao ?
H : Trong các bức tranh, bức nào vẽ người ? Người này làm gì?
*Chơi trò chơi :
Giáo viên treo tranh, yêu cầu học sinh lấy dấu gắn đúng dưới mỗi bức tranh
4/ Củng cố- Dặn dò :
Thi đua tìm tiếng có dấu thanh vừa ôn.
Hoc thuộc bài, tìm các tiếng có dấu thanh : sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.
Nhắc đề.
Gắn bảng :be
Đọc : b – e – be: cá nhân, nhóm ,lớp.
Gắn bảng : be, bè, bé, bẻ, bẽ ,bẹ.
Đọc cá nhân, lớp.
Hát múa.
Lấy bảng con.
- Viết chữ lên không cho định hình trong trí nhớ.
Viết bảng con
Cá nhân. nhóm, lớp.
Học sinh mở sách.
Học sinh đọc tên các tranh, đọc bài.
Quan sát.
Em bé đang chơi đồ chơi : nhà, thuyền, đồ đạc nấu ăn, dụng cụ chơi thể thao như nhảy dây, bóng đá...
.
Lấy vở tập viết.
Quan sát tranh, nhận xét.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời theo ý thích của mình.
-Tranh cuối cùng vẽ người. Người này đang tập võ.
-Thi đua 4 nhóm lên gắn, mỗi nhóm gắn dấu dưới 2 hình.
**********************************************************************************
TOÁN ( Tiết 6)
CÁC SỐ 1, 2, 3
I/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 1, 2, 3.
- Biết đọc viết các số 1, 2, 3 đếm từ 1 -> 3, từ 3 -> 1. Nhận biết số lượng các nhóm 1, 2, 3 và thứ tự của các số 1, 2, 3.
* Giáo dục học sinh tính cẩn thận, viết đúng và đẹp số 1, 2, 3.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Mẫu vật, số 1, 2, 3, sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, bộ đồ dùng học toán.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 em lên bảng nhận biết hình vuông , hình tròn và hình tam giác .
- GV nhận xét ghi điểm .
3/ Dạy học bài mới:
*Hoạt động 1: Dạy số 1.
- Gắn lên bảng: 1 con chim. H: Có mấy con chim?
- Gắn 1 bông hoa. H: Có mấy bông hoa?
- Gắn 1 chấm tròn. H: Có mấy chấm tròn?
- Gắn 1 con tính. H: Có mấy con tính?
+ H: Các mẫu vật trên mỗi loại đều có mấy cái?
- Gọi học sinh nhắc lại các mẫu vật.
+ GV : Các mẫu vật đều có 1, ta dùng số 1 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó.
- Giới thiệu: Số một viết bằng chữ số một -> Ghi bảng: 1 -> Đọc số 1.
-Giới thiệu số 1 in, 1 viết.
- Gọi học sinh đọc số một.
*Hoạt động 2: Dạy số 2.
- HD tương tự như dạy số 1
- Ghi bảng 2, đọc số 2.
- Giới thiệu số 2 in, 2 viết.
- Gọi đọc số 2.
*Hoạt động 3: Dạy số 3.
HD tương tự như dạy số 1và 2.
- Giới thiệu và ghi bảng: 3 -> Đọc số 3.
- Giới thiệu và phân tích 3 in, 3 viết.
*Trò chơi giữa tiết:
- Gắn lên bảng 1 hình vuông. H: Có mấy hình vuông? -> Ghi số tương ứng (1).
-Gắn lên bảng 2 hình vuông. H: Có mấy hình vuông? -> Ghi số tương ứng (2).
-Gắn lên bảng 3 hình vuông. H: Có mấy hình vuông? -> Ghi số tương ứng (3).
-Hướng dẫn đếm 1, 2 ,3.
-Tương tự gắn ngược lại 3 hình vuông, 2 hình vuông, 1 hình vuông. H: Và ghi số tương ứng?
-Hướng dẫn đếm 3 ,2 ,1
*Hoạt động 4: Vận dụng thực hành
- Đếm các mẫu vật trong bài.
- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài 1.
- Hướng dẫn viết.
Bài 2:
- Gọi, nêu yêu cầu.
- Quan sát nhắc nhở học sinh viết số thích hợp.
Bài 3:
Gọi nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh làm bài cột 1,2.
4/ Củng cố dặn dò
-Thu bài chấm, nhận xét.
-Trò chơi: Tìm gắn số, mẫu vật tương ứng.
-Về ôn lại bài.
...có 1 con chim.
...có 1 bông hoa.
...có 1 chấm tròn.
...có 1 con tính.
...1
1 con chim, 1 bông hoa...
Đọc cá nhân.
So sánh.
Đọc cá nhân.-lớp
Đọc cá nhân.-lớp
.
Đọc cá nhân-lớp.
So sánh.
Múa hát.
...1 hình vuông.
...2 hình vuông.
...3 hình vuông.
Đếm cá nhân.
3, 2, 1
Đếm cá nhân.
Cá nhân quan sát tự nêu: 1 con chim.
-Viết các số 1 ,2 ,3
- HSviết nửa dòng(đối với mỗi dòng)
Viết số vào ô trống.
- HS làm bài tập 2.
- Ghi nhanh số lượng của mỗi đối tượng
-2 bong bóng, 3con gà, 1con rùa ,3 đồng hồ
- Viết số hoặc vẽ chấm tròn thích hợp.
THỦ CƠNG: (Tiết 1)
XÉ,DÁN HÌNH CHỮ NHẬT,HÌNH TAM GIÁC
I.Mục tiêu : Giúp HS
- Biết cách xé hình chữ nhật, hình tam giác
- Xé dán được hình chữ nhật, hình tam giác đường xé cĩ thể chưa thẳng bị răng cưa, hình dán cĩ thể chưa phẳng( HS khá giỏi cĩ thể xé them hình chữ nhật cĩ kích thước khác).
- HS cĩ tính thẩm mĩ khi xé dán
II.Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị
Bài mẫu về xé dán hình chữ nhật: HTG
Hai tờ giấy màu khác nhau ( khơng dùng màu vàng).
Học sinh: - Giấy thủ cơng màu, hồ gián, bút chì, vở thủ cơng.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: KT dụng cụ học tập mơn thủ cơng của học sinh
3.Bài mới: Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Cho các em xem bài mẫu và phát hiện quanh mình xem đồ vật nào cĩ dạng hình chữ nhật, hình tam giác.
Hoạt động 2 :Vẽ và xé hình chữ nhật
- GV lấy 1 tờ giấy thủ cơng màu sẫm làm các thao tác xé từng cạnh hình chữ nhật.
- Sau khi xé xong lật mặt màu để HS quan sát hình chữ nhật
- Yêu cầu HS thực hiện trên giấy nháp cĩ kẻ ơ vuơng.
+ Hướng dẫn xé dán hình tam giác
- GV thao tác,làm,nêu quy trình cách xé dán hình tam giác.
VI.Củng cố- dặn dị
- Hỏi tên bài, nêu lại cách xé dán hình tam giác, hình chữ nhật.
- Nhận xét- dặn dị- tuyên dương
Hát
HS đưa đồ dùng để trên bàn cho GV kiểm tra
- HS nêu, cửa ra vào, bảng lớp, mặt bàn, quyển sách dạng hình chữ nhật, chiếc khăn quàng đỏ cĩ dạng hình tam giác
Xé dán hình chữ nhật, hình tam giác trên giấy nháp cĩ kẻ ơ vuơng.
*********************************************************************
Thứ năm ngày 30 tháng 8 năm 2012
TOÁN :(Tiết 7)
LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu :
- Học sinh nhận biết số lượng : 1, 2, 3.
- Học sinh biết đọc , viết , đếm các số 1,2,3
* Giáo dục học sinh yêu thích môn toán.
II/Chuẩn bị :
- Giáo viên :SGK , tờ bìa có ghi số.
- Học sinh : SGK
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/Ổn định lớp :
2/Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng viết số :1, 2, 3
- Gọi học sinh đếm : 1 , 2 ,3 ; 3, 2 ,1
- Cả lớp thực hiện gắn số : 1, 2 ,3 ; 3 , 2, 1 .
3/Dạy học bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giơíù thiệu bài : Luyện tập.
*Hoạt động 1 :Nhận xét tranh viết số tương ứng.
Bài 1 :
Tập cho học sinh đọc thầm nội dung và nêu yêu cầu của bài.
*Hoạt động 2 :Thứ tự dãy số.
Bài 2 :
Gọi học sinh đọc từng dãy số.
*Hoạt động 3 : Củng cố cấu tạo số.
-Hướng dẫn học sinh quan sát tranh trong SGK :
4/Củng co á- Dặn dò:
Tập đếm, viết số : 1 ,2 , 3.
Nhắc đề.
Tìm số
- Học sinh làm bài.
- Trao đổi từng cặp
Đọc số
Đọc cá nhân :1, 2 ,3
1 ,2 ,3 – 3 , 2 ,1.
***************************************************************
HỌC VẦN (Tiết 17+18)
BÀI 7: Ê - V
I/ Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viết được ê, v, bê, ve
- Nhận ra các tiếng có vần ê - v. Đọc được từ, câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bế bé.
* GDKNS : - Kỹ năng lắng nghe tích cưc
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh.
- Học sinh: Bộ ghép chữ.
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
Tiết 1:
*Giới thiệu bài: ê – v.
*Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm.
-Treo tranh:
+ H: Tranh vẽ con gì?
- Giới thiệu bảng và ghi bảng: ê.
- So sánh: ê và e
+ Giống: Nét khuyết lùn.
+ Khác: ê có dấu mũ.
- Hướng dẫn phát âm ê (Miệng mở hẹp).
- Hướng dẫn gắn b, ê tạo tiếng bê.
+ H: Tiếng bê có âm gì đứng trước, âm gì đứng sau?
- Hướng dẫn học sinh đánh vần: bờ – ê – bê.
- Gọi học sinh đọc: bê.
-Treo tranh:
+ H: Tranh vẽ con gì?
- Giới thiệu bảng và ghi bảng: v.
- Hướng dẫn phát âm v.
- Hướng dẫn gắn v, e tạo tiếng ve.
+ H: Hãy phân tích tiếng ve ?
- Hướng dẫn học sinh đánh vần: vờ – e – ve.
- Gọi học sinh đọc: ve.
*Hoạt động 2: Viết bảng con.
- Giáo viên vừa viết vừa hướng dẫn qui trình: ê, v, bê, ve (Nêu cách viết).
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
*Nghỉ chuyển tiết:
Tiết 2:
*Hoạt động 3: Luyện đọc.
- Học sinh đọc bài tiết 1.
- Treo tranh giới thiệu các tiếng: bê, bề, bế, ve, vè, vẽ.
+ H: Tìm và chỉ các âm, chữ vừa học?
- Gọi học sinh đọc các tiếng
- Cho học sinh xem tranh.
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng.
*Hoạt động4: Luyện viết.
- Giáo viên viết mẫu vào khung và hướng dẫn cách viết: ê, v, bê, ve.
- Cho học sinh viết
Chấm, nhận xét.
*Hoạt động 5: Luyện nói theo chủ đề: Bế bé.
-Treo tranh:
+H: Tranh vẽ gì?
+H: Ai đang bế bé?
+H: Em bé vui hay buồn? Tại sao?
+H: Mẹ thường làm gì khi bế bé? Còn em bé làm nũng với mẹ như thế nào? Mẹ rất vất vả, chăm sóc chúng ta, chúng ta phải làm gì cho mẹ vui?
- Nhắc lại chủ đề: Bế bé.
*Hoạt động 6: Đọc bài trong sách giáo khoa.
4/ Củng cố- Dặn dò:
- Dặn HS học thuộc bài ê, v.
- Nhắc đề bài
- Học sinh quan sát tranh
- Con bê
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Học sinh so sánh ê và e.
- Cá nhân, nhóm
-Gắn bảng: bê.
- b đứng trước, ê đứng sau.
- Đọc cá nhân, nhóm , cả lớp
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Ve.
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Gắn bảng ve.
- v đứng trước, e đứng sau.
- Đọc cá nhân.
-Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Lấy bảng con.
- Học sinh viết bảng con.
- Hát múa.
- Đọc cá nhân, lớp.
- Quan sát tranh.
- Lên bảng dùng thước tìm và chỉ âm vừa mới học.
-Học sinh lần lượt đọc .
- Bé vẽ bê.
- vẽ, bê.
- Lấy vở tập viết.
- Học sinh viết từng dòng.
- Nhắc đề.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Mẹ, bé.
- Mẹ.
- Học sinh tự trả lời.
Đọc cá nhân, lớp.
Đọc cá nhân, lớp.
Thứ sáu ngày 31 tháng 8 năm 2012
TẬP VIẾT:(Tiết 19)
TẬP VIẾT TUẦN 1: TÔ CÁC NÉT CƠ BẢN
I, Mục tiêu:
- HS biết tô và tô đẹp các nét cơ bản đã học
- Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS
II, Chuẩn bị: - Chữ mẫu
- Vở tập viết tập 1
III, Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Quan sát và nhận biết
- GV treo bảng mẫu đã viết sẵn các nét cơ bản
- GV hướng dẫn HS nhận biết các nét cơ bản
theo nhóm
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách tô
- Cho HS mở sách tập viết 1 để quan sát
- Cho HS tô theo mẫu
Hoạt động 3: Đánh giá, nhận xét
- GV đánh giá nhận xét bài viết của toàn lớp
Tuyên dương một số bài tô đẹp
- Nhận xét chung tiết học
HS nhận biết và đọc cá nhân- đồng thanh
HS viết lại các nét cơ bản vào bảng con và mở vở tập viết để tô
*********************************************************************
TẬP VIẾT:(Tiết 20)
TẬP VIẾT TUẦN 1: TẬP TÔ E - B - BÉ
I. Mục tiêu:
- HS tô và viết được các chữ : e ,b , be ùtheo vở Tập viết 1,tập 1
-Viết đúng độ cao ,chú ý nối nét , khoảng cách các chữ.
*Giáo dục học sinh biết yêu thích chữ đẹp, biết giữ vở sạch chữ đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chữ mẫu.
- Học sinh : Vở, bút ,bảng con...
III/ Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên hỏi học sinh tên các nét cơ bản.
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích cấu tạo chữ.
Cho học sinh xem chữ mẫu.
H : Chữ e gồm những nét nào?
Cao mấy dòng li?
Điểm đặt bút, dừng bút?
H : Chữ b gồm những nét nào?
Cao mấy dòng li?
Điểm đặt bút, dừng bút?
H : Học sinh phân tích chữ bé?
Cao mấy dòng li?
Nói cách viết chữ bé
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết bảng con.
- Giáo viên viết mẫu. Nêu quy trình viết chữ e, b, bé.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_hoc_cac_mon_lop_1_tuan_2_nam_hoc_2012_2013.doc