Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Tuần 13 Trường THCS Thạnh Đông

 1. Mục tiêu:

 1.1:Kiến thức :

 Hoạt động 1:

- HS biết: Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hòan cảnh ra đời của bài thơ.

 Hoạt động 2:

 - HS biết: Nu những chi tiết thể hiện nội dung, nghệ thuật.

- HS hiểu: Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà. Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.

- Thấy được sự sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.

 Hoạt động 3:

- HS biết: Tổng kết nội dung bi học.

- HS hiểu: Việc sử dụng kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

1.2:Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước.

- HS thực hiện thành thạo: Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

 

doc24 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Ngữ văn 9 - Tuần 13 Trường THCS Thạnh Đông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:12 Tiết:56,57 Ngày dạy:07,09/11/2013 BẾP LỬA (Bằng Việt) 1. Mục tiêu: 1.1:Kiến thức : à Hoạt động 1: HS biết: Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hòan cảnh ra đời của bài thơ. à Hoạt động 2: - HS biết: Nêu những chi tiết thể hiện nội dung, nghệ thuật. HS hiểu: Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà. Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh. Thấy được sự sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn. à Hoạt động 3: - HS biết: Tổng kết nội dung bài học. - HS hiểu: Việc sử dụng kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình. 1.2:Kĩ năng: - HS thực hiện được: Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước. - HS thực hiện thành thạo: Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ. 1.3:Thái độ: - HS có thói quen: Yêu kính bà và những người thân trong gia đình. - HS có tính cách: Giáo dục học sinh về tình cảm gia đình, lòng yêu quê hương, đất nước. 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Đọc hiểu văn bản. - Nội dung 2: Phân tích văn bản. - Nội dung 3: Tổng kết. 3. Chuẩn bị: 3.1: Giáo viên: Tiểu sử nhà thơ Bằng Việt, bài thơ “Tiếng gà trưa” để so sánh về tình cảm của người bà. 3.2: Học sinh: Tiểu sử nhà thơ Bằng Việt, đọc bài thơ, tìm hiểu về hình ảnh bếp lửa và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 9A1: 9A2: 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:  Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? l Đọc bài thơ, tìm hiểu chú thích, trả câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. Hãy giới thiệu về nhà thơ Bằng Việt? Hình ảnh Bếp lửa được nhắc lại bao nhiêu lần trong bài thơ? Cảm nhận của em về tình bà cháu trong bài thơ? (Hỏi lấy thông tin và tuyên dương, không chấm điểm.) Tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng (1941). Quê Thạch Thất, Hà Tây. Hiện nay là chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội. Từ Bếp lửa được nhắc lại sáu lần. Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ: Bà hết lòng thương yêu, chăm sóc cháu; trong lòng cháu bà luôn là hình ảnh thân thương, quen thuộc, luôn nhớ về bà, dù đi xa. ĩ Nhận xét. 4.3:Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Vào bài: Có một thời gian khổ mà không thể nào quên, có những người đã gắn bó với tuổi thơ của chúng ta, những kỉ niệm mang theo bao tình thương nỗi nhớ sâu nặng trong lòng ta. Bài thơ “Bêáp lửa” của Bằng Việt đem đến cho ta cảm xúc và nỗi niềm bâng khuâng đó. ( 1 phút) Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản. ( 10 phút) Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản. Hướng dẫn học sinh cách đọc và đọc mẫu. Gọi học sinh đọc nhận xét cách đọc. Dựa vào phần chú thích giới thiệu những nét chính về tác giả? Tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng (1941). Quê Thạch Thất, Hà Tây. Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hiện nay là chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội. Nêu xuất xứ của tác phẩm? Viết năm 1963, khi tác giả đang theo học ngành luật ở Liên- xô, được đưa vào tập Hương cây- Bếp lửa. Kiểm tra việc nắm các từ khó của học sinh. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Thể thơ tám chữ. Theo em thể thơ tám chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ? Bài thơ được viết bằng thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. Dựa vào mạch cảm xúc của bài thơ, có thể chia bố cục của bài thơ như thế nào? Phần 1: 3 câu đầu: Hình ảnh bếp lửa và bà. Phần 2: 3 khổ (tt): Hồi ức về tuổi thơ với bà. Phần 3: Khổ cuối: Suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản. (23 phút) Xa quê hương vào những năm tháng khốc liệt nhất của thời chống Mỹ nhà thơ đã mang theo trong lòng hình ảnh quê hương gian khổ vì chiến tranh, đặc biệt là hình ảnh “ người bà” và “bếp lửa”. Hai hình ảnh này đã khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ, gợi lên trong lòng nhà thơ bao kỉ niệm về tình bà cháu. Mở đầu bài thơ, tác giả hồi tưởng về hình ảnh bếp lửa như thế nào? Qua đó thể hiện điều gì? “Aáp iu” là sự kết hợp và biến thể của hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”. Từ hình ảnh bếp lửa, tác giả nghĩ về bà như thế nào? “Biết mấy nắng mưa”: Cách nói ẩn dụ gợi sự vất vả của bà. Nhận xét về hình ảnh thơ? Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng. Gọi học sinh đọc khổ thơ thứ hai. Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào đã được gợi lại? Hình ảnh những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian khổ được thể hiện qua thành ngữ “đói mòn đói mỏi”(đói ghê gớm). Nhưng, ấn tượng sâu sắc nhất đến giờ mà tác giả vẫn còn xúc động là gì? Khói hun nhèm mắt. (Có thể là củi ướt, khói rất nhiều nên cay mắt.) Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay. Sau chi tiết mùi khói, ngọn khói, nhân vật trữ tình còn nhớ đến những kỉ niệm nào? Cùng bà nhóm lửa, nghe tu hú kêu, nghe bà kể chuyện, cha mẹ đi công tác, ở nhà với bà, bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, nhóm lửa thương bà khó nhọc. Những chi tiết đó thể hiện điều gì? Giáo dục học sinh lòng yêu kính ông bà, cha mẹ. Em có nhận xét gì về hoàn cảnh tác giả sống với bà được thể hiện trong bài thơ? Đó là hoàn cảnh rất thực tế. Bởi trong chiến tranh, cha mẹ vào chiến khu, cháu sống với bà, bà yêu thương, chăm chút cho cháu. Tình cảm bà cháu trong bài thơ này làm em liên tưởng đến bài thơ nào đã học ở lớp 7? Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. Cho học sinh thảo luận trong 4 phút. Đoạn thơ thứ 3 có gì đặc sắc về cách kể? Kể như đang trò truyện trực tiếp: “bà còn nhớ không bà”, “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà?”, … Gọi học sinh trình bày nhận xét. Tiếng tu hú còn gọi cho em nhớ đến bài thơ nào đã được học ở lớp 8 học kì II? “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Theo em con tu hú kêu hoài như vậy thể hiện điều gì? Buồn, nhớ mong, khắc khoải, da diết. Gọi học sinh đọc khổ thơ thứ 4. Ngoài những kỉ niệm gắn bó bên bà, tác giả còn nhớ đền điều gì? Bà đã dặn cháu điều gì? Ở đầu bài thơ là hình ảnh “bếp lửa” cụ thể nhưng đến đây đã được chuyển thành “ngọn lửa” mang tính hình tượng nhiều ý tứ hơn. Hãy chứng minh? Ngọn lửa của tấm lòng ấm áp, yêu thương con cháu và ngọn lửa của niềm tin chiến thắng. TIẾT 57: Hướng dẫn HS phân tích tiếp văn bản. ( 5 phút) Gọi học sinh đọc lại đoạn thơ cuối. Ở cuối bài thơ tác giả suy nghĩ về bà như thế nào? Điệp từ nhóm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần mang ý nghĩa gì? Em cảm nhận như thế nào về câu thơ cuối: “Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”? Hình ảnh bếp lửa thật giản dị bình thường, phổ biến trong mọi gia đình Việt Nam nhưng cũng rất cao quý, kì lạ, thiêng liêng bởi nó gắn liền với bà… Qua tìm hiểu bài thơ ở trên em cảm nhận được điều gì? Tình bà cháu thiêng liêng, lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà với gia đình, quê hương, đất nước. ĩ Giáo dục học sinh về lịng yêu kính bà và những người thân trong gia đình. à Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết. ( 5 phút) Bài thơ kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Biểu cảm miêu tả tự sự và bình luận. Ngoài ra bài thơ còn có nét gì đặc sắc về nghệ thuật? Sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà hợp lí. Nêu ý nghĩa của bài thơ? ĩ Giáo dục học sinh về tình cảm gia đình, lòng yêu quê hương, đất nước. Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK trang 146. I. Đọc - hiểu văn bản: 1.Đọc: 2.Chú thích: a. Tác giả: SGK-145 b. Tác phẩm: SGK-145. c. Từ khó: 3.Bố cục: 3 phần. II.Phân tích văn bản: 1.Hình ảnh bếp lửa và bà: - Bếp lửa chờn vờn sương sớm, ấp iu, nồng đượm. => Bàn tay khéo léo của người nhóm lửa. - Nghĩ đến bà- người nhóm lửa và thương bà “biết mấy nắng mưa’. à Cuộc đời vất vả lo toan của bà. 2.Những kỉ niệm về bà và tình bà cháu: - Bốn tuổi đã quen mùi khói. - Năm ấy… ngựa gầy. => Cái đói làm mệt mỏi, kiệt sức. Tám năm ròng cùng bà nhóm lửa… Bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Thương bà khó nhọc. à Tình bà cháu gắn bó, yêu thương. - Nghệ thuật: Kể chuyện nhưng như đang trò chuyện trực tiếp. - Tự nhiên, cảm động, chân thành. Nhớ khi làng bị giặc đốt “cháy rụi” nhưng bà vẫn vững lòng đinh ninh:“ Bố ở chiến khu ….bình yên”. à Phẩm chất của người bà, người mẹ Việt Nam yêu nước. 3.Suy ngẫm về bà và bếp lửa: - Cả cuộc đời bà tần tảo hi sinh chăm lo cho mọi người. - Điệp từ “nhóm”: Thể hiện niềm yêu thương, sưởi ấm của bà. - Ôi kì lạ ….bếp lửa. Bếp lửa gắn liền với bà- người nhóm lửa, người giữ lửa- người truyền lửa, truyền sự sống, niềm tin cho các thế hệ. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Xây dựng hình ảnh thơ của cụ thể gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng. - Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự nghị luận và biểu cảm. 2. Ý nghĩa văn bản: Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà người mẹ và nhân dân nghĩa tình. 4.4:Tôûng kết: ( 5 phút) Nội dung chính của bài thơ “Bếp lửa” là gì? Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với bà. Bài thơ được vận dụng những phương thức biểu đạt nào? Miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm. Hãy phân tích sự kết hợp nhuần nhuyễn giữõa các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm trong ba câu thơ đầu của bài thơ? Chỉ với ba câu thơ (hai mươi mốt từ) nhà thơ đã khéo léo dùng đến hai từ tượng hình “chờn vờùn”, “ấp iu” để gợi tả hình ảnh ngọn lửa uyển chuyển và ấm áp; kết hợp với lời nhận xét “nồng đượm” làm cho ý nghĩa của bếp lửa trở nên sâu sắc; đồng thời, dùng lối kể chuyện để bộc lộ cảm xúc trực tiếp “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Quả thật, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm trong ba câu thơ đầu của bài thơ đã giúp cho đoạn thơ dễ đi vào lòng người đọc. 4.5:Hướng dẫn học tập: (3 phút) à Đối với bài học tiết này: Học thuộc lòng bài thơ Bếp lửa, phần ghi nhớ trong SGK –146. Phân tích sự kết hợp nhuần nhuyễn giữõa các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm trong một đoạn tự chọn trong bài thơ. à Đối với bài học tiết sau: - Đọc bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. tìm hiểu thể thơ, tác giả Nguyễn Khoa Điềm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ, tình cảm của bà mẹ Tà – ôi dành cho con, cho quê hương, cho cách mạng, chi tiết vận dụng nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại trong bài. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV thức Ngữ văn 9. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9. + Phân tích, bình giảng Ngữ văn 9. Tuần:12 Tiết:57 Ngày dạy:07,09/11/2013 KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ (Nguyễn Khoa Điềm) Tự học có hướng dẫn. 1. Mục tiêu: 1.1:Kiến thức : à Hoạt động 1: HS biết: Thấy được sự phong phú của thể thơ tự do. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. à Hoạt động 2: - HS biết: Nêu những chi tiết thể hiện nội dung, nghệ thuật của bài thơ. HS hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Khúc hàt ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Tình cảm bà mẹ Tà – ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng. Nghệ thuật ẩn dụ, phóng dại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến. à Hoạt động 3: - HS biết: Tổng kết nội dung bài học.. 1.2:Kĩ năng: HS thực hiện được: Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ. Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - HS thực hiện thành thạo: Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong những bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả. 1.3:Thái độ: - HS có thói quen: kính yêu mẹ, xây dựng quê hương. - HS có tính cách: Giáo dục học sinh về lòng yêu quê hương đất nước. 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Đọc hiểu văn bản. - Nội dung 2: Phân tích văn bản. - Nội dung 3: Tổng kết. 3. Chuẩn bị: 3.1: Giáo viên: Sưu tầm thêm thông tin về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, phân tích bài thơ. 3.2: Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 9A1: 9A2: 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:  Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? l Đọc bài thơ, tìm hiểu chú thích, trả câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.  Nêu nội dung chính của bài thơ “ Bếp lửa”?(5đ) Gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu. Đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?(3đ) Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận, sáng tạo hình ảnh bếp lửa… Hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa gì?(2đ) Hiện diện như tình cảm ấm áp của bà dành cho cháu, là chỗ dựa tinh thần của cháu trong những năm tháng tuổi thơ, là sự cưu mang, đùm bọc, chi chút của bà dành cho cháu. Hãy giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ?(2đ) Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 quê ở Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình trí thức cách mạng. Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ Khúc hàt ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên. ĩ Nhận xét. 4.3:Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Vào bài: Tiếp tục viết về bà mẹ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa một cách chân thật và độc đáo hình ảnh người mẹ qua bài thơ mà chúng ta sẽ học hôm nay. (1 phút) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tự học bài thơ (tìm hiểu bài thơ). (4 phút) Hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Nhận xét cách đọc. Hướng dẫn học sinh nắm vững phần chú thích (tác gia,û tác phẩm, từ khó). l Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chất chính luận làm cho thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa dạt dào cảm xúc vừa lắng đọng suy nghĩ. l Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ra đời năm 1971, tại khu miền Tây Thừa Thiên. Bài thơ là lời hát ru cĩ 3 khúc, mỗi khúc cĩ hai khổ , ý thơ phát triển xác thực, giàu tính biểu tượng.  Tìm hiểu về thể loại. Thơ tám chữ. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. (10 phút) Câu 1: chú ý tìm hiểu nghệ thuật lặp đi lặp lại lời ru, cách ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng thơ có tác dụng tạo nhịp điệu liên quan đến nội dung, tình cảm bài thơ như thế nào? Tạo nhịp điệu dìu dắt, tha thiết của lời ru thể hiện sắc thái tình cảm trìu mến của người mẹ. Phân tích hình ảnh người mẹ Tà – ôi? Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối. Mồ hôi mẹ rơi, má em nóng hổi. Mẹ đang tỉa bắp … ka lưu, Mẹ đang … đạp rừng, Mẹ địu em đi … Trường sơn, Mẹ yêu quê hương, mẹ yêu đất nước… Những chi tiết đó nói lên điều gì? Sự gian khổ của người mẹ và tình thương yêu của người mẹ đối với con, với bộ đội, với nhân dân, với đất nước. Câu thơ: “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” thể hiện điều gì? Hình ảnh ẩn dụ thể hiện: em là nguồn sống nguồn hi vọng của mẹ như mặt trời có ý nghĩ đối với cây cối (bắp) cách liên tưởng đặc sắc. ĩ Giáo dục học sinh về lịng kính yêu mẹ,.  Qua khúc hát ru em cảm nhận được tình cảm của mẹ đối với con như thế nào? Thể hiện khát vọng gì? Tình yêu con sâu sắc gắn liền với tình yêu bộ đội, yêu (đất nước) dân làng. Khát vọng thống nhất đất nước. Hãy nhận xét hình ảnh trong bài thơ? Hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng thể hiện sự liên tưởng độc đáo. Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương yêu đất nước. Từ đó rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.(3 phút) Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ? Nhận xét về yếu tố tự sự trong bài thơ? Giúp ta hiểu rõ thêm cuộc sống gian khổ, sự dẻo dai của nhân dân ta ở chiến khu Trị- Thiên thời chống Mỹ. I.Đọc - Hiểu văn bản: 1.Đọc: 2.Chú thích: a. Tác giả: SGK- 153, 154. b. Tác phẩm: SGK- 154. 3.Thể loại: II.Tìm hiểu văn bản: 1.Hình ảnh bà mẹ Tà – ôi: Hình ảnh bà mẹ được khắc họa với những công việc cụ thể: mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi Ka – lưi, tham gia kháng chiến. Tình cảm và những ước vọng của bà mẹ Tà – ôi: Nghệ thuật ẩn dụ thể hiện tình thương yêu và niềm tin lớn lao của mẹ dành cho con. Mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường. (nghệ thuật phóng đại) Mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc. Ý nghĩa: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà – ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. III. Luyện tập: 4.4:Tôûng kết: ( 5 phút) Nêu ý nghĩa của bài thơ? Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà- ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nêu nét chính về nghệ thuật của bài thơ? Sáng tạo trong kết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lặp lại giống như những giai điệïu của lời ru, âm hưởng của lời ru; nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại; hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng thể hiện sự liên tưởng độc đáo. 4.5:Hướng dẫn học tập: (3 phút) à Đối với bài học tiết này: Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Trình bày nhận xét về giọng điệu của bài thơ. à Đối với bài học tiết sau: - Đọc kĩ bài thơ Aùnh trăng, tìm hiểu tác giả, nội dung và nghệ thuật của bài thơ, tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố tự sự và nghị luận. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV thức Ngữ văn 9. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 9. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ văn 9. + Phân tích, bình giảng Ngữ văn 9. Tuần:12 Tiết:58 Ngày dạy:11/11/2013 ÁNH TRĂNG (Nguyễn Duy) 1. Mục tiêu: 1.1:Kiến thức : à Hoạt động 1: - HS biết: Nét chính về tác giả, tác phẩm. à Hoạt động 2: - HS biết: Những chi tiết thể hiện nội dung và nghệ thuật của bài thơ. HS hiểu: Hiểu cảm nhận được giá tri nội dung và nghệ thuật của bài thơ Aùnh trăng của Nguyễn Duy. Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc. Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. Sự kết hợp các yếu tố sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ hiện đại. Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. à Hoạt động 3: - HS biết: Tổng kết nội dung bài học. 1.2:Kĩ năng: HS thực hiện được: Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại. HS thực hiện thành thạo: Đọc - hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. 1.3:Thái độ: - HS có thói quen: Sống nghĩa tình, thủy chung sau trước. - HS có tính cách: Giáo dục học sinh ý thức nhớ về nguồn cội, quá khứ. 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Đọc hiểu văn bản. - Nội dung 2: Phân tích văn bản. - Nội dung 3: Tổng kết. - Nội dung 4: Luyện tập. 3. Chuẩn bị: 3.1: Giáo viên: Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Duy, phân tích bài thơ Ánh trăng. 3.2: Học sinh: Đọc kĩ bài thơ Ánh trăng, tìm hiểu tác giả, nội dung và nghệ thuật của bài thơ, tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố tự sự và nghị luận. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 9A1: 9A2: 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Hãy nêu tình cảm và những ước vọng của bà mẹ Tà – ôi? (3đ) Bài thơ thể hiện ý nghĩa gì? (4đ) Mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường. (nghệ thuật phóng đại) Mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà – ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:  Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? l Đọc bài thơ, tìm hiểu chú thích, trả câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.  Hãy giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Duy? (2đ) Cách trình bày bài thơ có gì đặc biệt?(1đ) Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng thông tin, tham gia chiến đầu ở chiến trường. Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo văn nghệ giải phóng. Từ năm 1977, Nguyễn Duy là đại dện thường trú báo văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Duy đã được trao giải Nhất cuộc thi thơ cả báo Văn nghệ năm 1972 – 1973. Ông trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Tập thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã được tặng giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984. Cách trình bày bài thơ: Chỉ viết hoa đầu dòng thứ nhất của khổ thơ, nhũng dòng sau không viết hoa. Nhận xét. Chấm điểm. 4.3:Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Vào bài: (1 phút) Aùnh trăng vốn là nguồn đề tài lai láng bất tận của các nhà thơ xưa và nay. Nhà thơ Lí Bạch có Tĩnh dạ tư. Bác Hồ có Vọng nguyệt .. và đến nhà thơ Ng

File đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 12.doc
Giáo án liên quan