Mục tiêu chung của bộ môn công nghệ lớp 9:
Sau khi học xong mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà học sinh phải đạt được:
a. Về kiến thức:
- Biết được chức năng và cách sử dụng một số dụng cụ cần thiết để lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Hiểu được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện trong nhà.
- Hiểu quy trình lắp đặt mạng điện.
- Biết nguyên tắc an toàn lao động trong công việc lắp đặt mạng điện.
b. Về kỹ năng:
- Sử dụng được một số dụng cụ cần thiết để lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Lập được kế hoạch công việc.
- Lắp được một số mạch điện của mạng điện trong nhà.
- Tự kiểm tra và sửa chữa một số hư hỏng thông thường của mạng điện trong nhà.
c. Về thái độ:
- Ham thích bộ môn và mô đun.
- Thực hiện đúng quy trình thực hành.
- Đảm bảo an toàn lao động trong khi thực hành.
11 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bộ môn Công nghệ Lớp 9 - Trường THCS Thành Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục huyện thạch thạch thành
Trường THCS Thành Vinh
*********************
Kế hoạch giảng dạy bộ môn
năm học 2009 - 2010
Môn công nghệ lớp 9
Mô đun: Lắp đặt mạng điện trong nhà
Phần 1:
Đánh giá tình hình - chỉ tiêu và biện pháp chung
I/Mục tiêu môn học:
1. Mục tiêu chung của bộ môn công nghệ lớp 9:
Sau khi học xong mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà học sinh phải đạt được:
a. Về kiến thức:
- Biết được chức năng và cách sử dụng một số dụng cụ cần thiết để lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Hiểu được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện trong nhà.
- Hiểu quy trình lắp đặt mạng điện.
- Biết nguyên tắc an toàn lao động trong công việc lắp đặt mạng điện.
b. Về kỹ năng:
- Sử dụng được một số dụng cụ cần thiết để lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Lập được kế hoạch công việc.
- Lắp được một số mạch điện của mạng điện trong nhà.
- Tự kiểm tra và sửa chữa một số hư hỏng thông thường của mạng điện trong nhà.
c. Về thái độ:
- Ham thích bộ môn và mô đun.
- Thực hiện đúng quy trình thực hành.
- Đảm bảo an toàn lao động trong khi thực hành.
II/ Tình hình chung
1. Đặc điểm về học sinh:
Tổng số HS toàn trường:
Số học sinh khối 9:
Trong đó:
- Số HS Nữ:
- Số HS dân tộc:
- Số HS Nữ DT:
Trong năm học 2008 – 2009 vừa qua thực hiện chương trình đổi mới giáo dục và tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không”trong giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát động đã tác động rất lớn đến việc dạy và học của GV và HS, nó đặc biệt tác động đến kết quả học tập của HS trong năm học vừa qua đó là số HS yếu, kém còn rất nhiều, tình trạng HS không chăm chỉ học tập còn phổ biến. Vì vậy trong năm học này để có thể nâng cao được chất lượng giảng dạy của thầy cũng như chất lượng đại trà ở HS là một vấn đề còn rất nhiều chăn trở đối với mỗi GV.
Đối với bộ môn công nghệ của lớp 9 lại có một đặc thù riêng chủ yếu là thực hành vì vậy GV và HS cần phải có kế hoạch hoạt động thật cụ thể, chi tiết cho từng nội dung hoạt động trong từng tuần, từng tiết học.
2. Ưu nhược điểm của HS:
a. Ưu điểm:
- HS tích cực trong việc tiếp thu kiến thức mới.
- Đa số HS có ý thức đạo đức tốt, chăm chỉ học tập.
- Tích cực hoạt động trong các giờ thực hành.
b. Nhược điểm:
- Một số HS đang còn lười học, chưa chịu làm bài tập ở nhà, chứa chịu tìm toài học hỏi.
- Năng lực liên hệ thực tế của HS còn yếu vì vậy việc vận dụng kiến thức bộ môn và thực tế còn hạn chế.
- Trong quá trình thực hành HS còn chưa mạnh rạn tiếp xúc với các TB thực hành
3. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện môn học:
a. Thuận lợi:
- HS đã được học các kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện trong môn công nghệ ở lớp 8 và phần điện trong bộ môn vật lý.
- Chương trình môn học và mô đun sát với thực tế.
- ở tất cả các thôn trên địa bà xã đã lắp đặt mạng điện lưới vì vậy HS đã được tiếp xúc với các thiết bị, đồ dùng điện.
- Các bậc phụ huynh chăm lo quan tâm đến con em mình trong việc học tập của các em.
b. Khó khăn:
- Do đây là môn học thực hành vì vậy các trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ đẻ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.
- Địa phương và nhà trường chưa có phòng học bộ môn vì vậy trong qua strình giảng dạy GV phải di chuyển các TBDH nhiều lần.
- Một bộ phận phụ huynh còn phó mặc con em mình cho nhà trường, chưa quan tâm, chưa đầu tư về sách vở cho con em tham gia học tập.
4. Giải pháp khắc phục những khó khăn trong năm học 2009 – 2010:
- Phải tổ chức kiểm tra phân loại các đối tượng HS ngay từ đầu năm học tư đó lên kế hoạch cụ thể trong từng tiết từng bài dạy.
- Lên kế họach kèm cặp HS yếu kém ngay từ đầu năm để kèm cặp giúp đỡ các em trong quá trình học tập.
- Kết hợp với GVCN, Đội TN để tăng cường kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và nâng cao ý thức học tập của HS.
- Kết hợp với GV trong bộ môn CN và tổ chuyên môn làm đò dùng dạy học phục vụ cho bộ môn.
- Trong giờ dạy luôn có các câu hỏi dành cho HS yếu kém và HS khá giỏi.
- Hướng dẫn HS tự chuẩn bị đồ dùng học tập ở nhà và liên hệ thực tế để thực hành.
III/ Chỉ tiêu phấn đấu trong năm học 2009 – 2010:
1. Bảng khảo sát đầu năm và chỉ tiêu năm học 2009 – 2010:
a. Chỉ tiêu phấn đấuchung:
Xếp loại
Đầu năm
Học kỳ I
Học kỳ II
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
b. Kết quả thực hiện
Xếp loại
Học kỳ I
Học kỳ II
Cả năm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
2. Biện pháp thực hiện để thực hiện chỉ tiêu trong năm học 2009 – 2010.
* Đối với nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà
- Thực hiện khảo sát chất lượng của từng lớp để phân loại các đối tượng HS.
- Lên kế hoạch giảng dạy bộ môn phù hợp với đối tượng HS.
- Dành 1 tiết để ôn tập kiến thức phần kỹ thuật điện ở lớp 8.
- Thông báo cho HS biết mục tiêu của môn học và xác định nhiệm vụ cụ thể của HS trong năm họ.
- Cho HS đăng ký danh hiệu và giao chỉ tiêu phấn đấu cho tập thể lớp đối với bộ môn.
- Kết hợp với GVCN để kèm cặp và hướng HS thực hiên nhiệm vụ học tập.
- Thực hiện kiểm tra thường xuyên trong quá trình dạy học.
- Thực hiện kiểm tra nghiêm túc và đánh giá đúng chất lượng HS.
- Thành lập các nhóm học tập cố định, trong nhóm bao gồm tất cả các đối tượng HS.
- Lập 1 nhóm riêng để kèm cặp HS yếu và HS khá giỏi
- Sau một kỳ có đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp.
* Đối với bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn
Do đặc thù bộ môn là thi khéo tay kỹ thuật vì vậy cần bồi dưỡng cho HS cả về kiến thức lý thuyết và cả về kỹ năng thực hành.
- Ngay từ đầu năm tổ chức rà soát lựa chọn ra ở mỗi lớp 4 HS có học lực khá giỏi và có kỹ năng khéo léo để tổ chức bồi dưỡng thêm trong quá trình giảng dạy.
- Trong tiết học giao riêng cho các em thực hiện nhiệm vụ thực hành cao hơn.
- Tổ chức ra bài tập cho các em tự ôn luyện thêm ở nhà.
- Kết hợp với nhà trường – hội phụ huynh tổ chức bồi dưỡng thêm vào các buổi khác
- Tạo điều kiện cho các em tự liên hệ và ôn tập ở nhà.
* Đối với bồi dưỡng HS yếu kém.
- Sau khi rà soát sàng lọc các em có học lực yếu tổ chức kèm cặp ngay từ đầu năm học.
- Xếp kèm các em ngồi cùng với HS có học lực khá giỏi.
- Trong tiết học GV giành các câu hỏi tiếp cận cho đối tượng này để tạo cho các em tâm lý hứng thú.
- Giao cho các em các bài tập đơn giản để các em tập làm.
- Vận động các em có học lực khá giúp đỡ HS trong học tập.
- Thường xuyên kiểm tra việc học và làm bài của HS.
- Kết hợp với phụ huynh để động viên các em trong học tập.
- Kết hợp với GV chủ nhiệm thuyên dương khuyến khích các em có cố gắng tiến bộ trong học tập.
Phần 2:
Kế hoach môn công nghệ mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà
1. Cấu trúc chương trình:
Tổng số tiết: 35
Số tiết trên tuần: 1tiết/tuần.
Số tiết lý thuyết: 7
Số tiết thực hành: 21
Số tiết ôn tập: 3
Số tiết kiểm tra: 4
2. Kế hoạch cụ thể:
Học kỳ I
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
Kiến thức
trọng tâm
Thiết bị, đồ dùng dạy học
Điều chỉnh
Tiết 1
Giới thiệu nghề điện dân dụng
- Vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
- Hoạ đồ nghề của nghề điện dân dụng.
-Tranh H1 SGK
- Hoạ đồ nghề của ngề điện dân dụng.
Tiết 2
Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà
- Các loại vật liệu thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Các loại dây dẫn điện dùng trong lắp đặt mạng điên, cách nhận biết.
- Cách sử dụng các loại dây dẫn điện
- Bộ bảng mẫu các loại dây dẫn điện.
-Dây dẫn điện mẫu.
- Tranh vẽ H2.1SGK
Tiết 3
Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà
- Cấu tạo của dây cáp điện
- Sự phân loại dây cáp điện.
- Các sử dụng dây cáp điện.
- Bộ mẫu dây cáp điện.
- Tranh vẽ H2.2 SGK
Tiết 4
Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện
- Công dụng của các loại đồng hồ đo điện.
- Các dấu hiệu để phân loại đồng hồ đo điện.
- Cách nhận biết các ký hiệu của các loại đồng hồ đo điện.
- Ampe kế, Von kế, Đồng hồ vạn năng, ôm kế, Công tơ điện.
- Bảng ký hiệu các loại đồng hồ đo
Tiết 5
Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện
- Các loại dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Cách phân loại và ứng dụng của các loại dụng cụ cơ khí
- Bộ dụng cụ cơ khí: Kìm, Khoan, tua vít, búa, cưa
Tiết 6
Thực hành:
Sử dụng đồng hồ đo điện
- Công dụng của đồng hồ van năng.
- Nhận biết các ký hiệu trên đoòng hồ vạn năng
- Cách sử dụng đồng hồ vạn năng.
- Ampe kế, Von kế, Đồng hồ vạn năng, ôm kế.
Tiết 7
Thực hành
Sử dụng đồng hồ đo điện
- Cấu tạo của đồng hồ vạn năng.
- Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở.
- Cách đọc kết quả đo điện trở.
- Đồng hồ vạn năng.
- Điện trở mẫu.
- Dây dẫn điện, đèn sợ đốt.
Tiết 8
Thực hành:
Sử dụng đồng hồ đo điện
- Kỹ năng sử dụng đồng hồ vạn năng để đo kiêm rtra mạch điện khi đặt ở thang đo điện trở
- Phương pháp bảo quản và sử dụng an toàn đồng hồ vạn năng
- Đồng hồ vạn năng.
- Điện trở mẫu.
- Dây dẫn điện, đèn sợ đốt.
Tiết 9
Thực hành:
Nối dây dẫn điện
- Các yêu cầu kỹ thuật của mối nối dây dẫn điện.
- Quy trình nối day dẫn điện.
- Phương pháp bóc vỏ dây dẫn điện.
- Mẫu mối nối dây dẫn điện.
- Bảng quy trình nối dây dẫn điện.
- Kìm tuốt dây, giấy ráp, mỏ hàn, băng cách điện.
Tiết 10
Thực hành:
Nối dây dẫn điện
- Quy trình nối dây dẫn điện.
- Quy trình nối dây dẫn điện theo kiểu nối thẳng
- Phương pháp nối dây dẫn loãi 1 sợi
- Kìm tuốt dây, giấy ráp, mỏ hàn, băng cách điện, kìm điện.
- Mẫu mối nối dây dẫn điện
- Dây dẫn điện
Tiết 11
Thực hành:
Nối dây dẫn điện
- Rèn luyện kỹ năng nối dây dẫn điện.
- Quy trình nối dây dẫn điện theo kiểu nối rẽ nhánh
- Phương pháp nối dây dẫn bằng phụ kiện
- Kìm tuốt dây, giấy ráp, mỏ hàn, băng cách điện, kìm điện.
- Mẫu mối nối dây dẫn điện
- Dây dẫn điện
Tiết 12
Kiểm tra 1 tiết
Tiết 13
Thực hành
Lắp mạch điện bảng điện
- Sơ đồ nguên lý
- Sơ đồ lắp đặt và quy trình vẽ quy trình lắp đặt
- Một số sơ đồ nguyên lý của mạch điện.
- Bảng quy trình vẽ sơ đồ lắp đặt.
Tiết 14
Thực hành
Lắp mạch điện bảng điện
- Vẽ sơ đồ lắp theo sơ đồ nguyên lý.
- Quy trình lắp mạch điện.
- Vạch dấu và khoan lỗ bảng điện.
- Kìm tuốt dây, kìm điện, khoan, tua vít, băng cách điện, ổ lấy điện, cầu chì, công tắc 2 cực, dây dẫn điện
Tiết 15
Thực hành
Lắp mạch điện bảng điện
- Lắp được mạch điện bảng điện theo đúng sơ đồ lắp và đúng nguyên lý.
- Tự kiểm tra được bảng điện bằng đồng hồ vạn năng
- Kìm tuốt dây, kìm điện, khoan, tua vít, băng cách điện, ổ lấy điện, cầu chì, công tắc 2 cực
- Đồng hồ vạn năng
- Đèn sợi đốt, phích cắm điện, dây dẫn điện
Tiết 16
Thực hành
Lắp mạch điện bảng điện
- Lắp được mạch điện bảng điện theo đúng sơ đồ lắp và đúng nguyên lý.
- Tự kiểm tra được bảng điện bằng đồng hồ vạn năng
- Kìm tuốt dây, kìm điện, khoan, tua vít, băng cách điện, ổ lấy điện, cầu chì, công tắc 2 cực
- Đồng hồ vạn năng
- Đèn sợi đốt, phích cắm điện, dây dẫn điện
Tiết 17
Kiểm tra học kỳ I
Sơ kết học kỳ 1
1. Những mặt đã đạt được:
Kết quả:
Xếp loại Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
9A
9B
9C
9D
Cộng
2. Những điểm còn tồn tại:
..
..
..
.....
..
3. Biện pháp khắc phục những tồn tại:
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Xét duyệt của tổ Tự nhiên Người lập kế hoạch
Tổ trưởng Giáo viên
Nguyễn Đình tuấn
Duyệt của chuyên môn nhà trường
..
..
..
..
..
..
..
Học kỳ II
Tiết 17
Thực hành
Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang
- Phân tích sơ đồ nguyên lý và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang.
- Vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch đèn huỳnh quang.
- Quy trình lắp mạch đèn huỳnh quang.
- Bảng pháng to sơ đồ nguyên lý mạch đèn huỳnh quang.
- Bộ đèn huỳnh quang, bảng mạch đèn mẫu.
Tiết 19
Thực hành
Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang
- Lắp được mạch đèn huỳnh quang đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Biết cách vận hành và kiểm tra mạch đèn huỳnh quang
- Bảng điện mẫu, Bộ dụng cụ cơ khí dùng để lắp đặt mạch điện.
- Đồng hồ vạn năng, Bộ đèn huỳnh quang kiểu điện cảm.
Tiết 20
Thực hành:
Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
- Công dụng của mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn.
- Sơ đồ nguyên lý, vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện.
- Quy trình lắp đặt mạch điện.
- Lập bảng dự trù cho mạch điện
- Bảng điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn mẫu.
- Bảng quy trình lắp đặt và bảng dự trù mẫu
Tiết 21
Thực hành:
Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
- Vạch dấu , khoan lỗ của bảng điện.
- Lắp các TBĐ của bảng điện.
- Bộ dụng cụ cơ khí dùng lắp đặt mạch điện.
- Công tắc 2 cực, cầu chì, dây dẫn điện
Tiết 22
Thực hành:
Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
- Lắp hoàn thiện mạch điện của bảng điện.
- Biết kiểm tra, vận hành thử.
- Kiểm tra đánh giá kết quả của toàn sản phẩm.
- Bộ dụng cụ cơ khí dùng lắp đặt mạch điện.
- Đồng hồ vạn năng, đền sợi đốt, bảng điện đang lắp giở
Tiết 23
Thực hành:
Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn
- Công dụng của mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.
- Sơ đồ nguyên lý, vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện.
- Quy trình lắp đặt mạch điện.
- Lập bảng dự trù cho mạch điện
- Bảng điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn mẫu.
- Bảng quy trình lắp đặt và bảng dự trù mẫu
Tiết 24
Thực hành:
Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn
- Vạch dấu , khoan lỗ của bảng điện.
- Lắp các TBĐ của bảng điện.
- Bộ dụng cụ cơ khí dùng lắp đặt mạch điện.
- Công tắc 3 cực, cầu chì, dây dẫn điện.
Tiết 25
Thực hành:
Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn
- Lắp hoàn thiện mạch điện của bảng điện.
- Biết kiểm tra, vận hành thử.
- Kiểm tra đánh giá kết quả của toàn sản phẩm.
- Bộ dụng cụ cơ khí dùng lắp đặt mạch điện.
- Đồng hồ vạn năng, đền sợi đốt, bảng điện đang lắp giở,
Tiết 26
Thực hành:
Lắp mạch điện 1 công tắc ba cực điều khiển 2 đèn
- Công dụng của mạch điện 1 công tắc ba cực điều khiển 2 đèn.
- Sơ đồ nguyên lý, vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện.
- Quy trình lắp đặt mạch điện.
- Lập bảng dự trù cho mạch điện
- Bảng điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn mẫu.
- Bảng quy trình lắp đặt và bảng dự trù mẫu
Tiết 27
Thực hành:
Lắp mạch điện 1 công tắc ba cực điều khiển 2 đèn
- Vạch dấu , khoan lỗ của bảng điện.
- Lắp các TBĐ của bảng điện.
- Bộ dụng cụ cơ khí dùng lắp đặt mạch điện.
- Công tắc 3 cực, cầu chì, dây dẫn điện
Tiết 28
Thực hành:
Lắp mạch điện 1 công tắc ba cực điều khiển 2 đèn
- Lắp hoàn thiện mạch điện của bảng điện.
- Biết kiểm tra, vận hành thử.
- Kiểm tra đánh giá kết quả của toàn sản phẩm.
- Bộ dụng cụ cơ khí dùng lắp đặt mạch điện.
- Đồng hồ vạn năng, đền sợi đốt, bảng điện.
Tiết 29
Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà
- Công dụng của việc lắp đặt dy dẫn điện.
- Các kiểu lắp đặt dây dẫn: lắp đặt kiểu nổi, lắp đặt kiểu ngầm.
- Ưu nhược điểm của các phương pháp lắp đặt mạng điện.
- Bảng lắp đặt dây dẫn mẫu.
- Tranh vẽ phóng to các hình trong SGK.
- Các vật liệu cách điện: ống nhựa PVC
Tiết 30
Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
- Các phương pháp kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
Thiết bị cần kiểm tra.
- Đồng hồ vạn năng, bút thử điện
Tiết 31
Kiểm tra thực hành
Tiết 32
Tổng kết - Ôn tập
Tiết 33
Tổng kết - Ôn tập
Tiết 34
Kiểm tra học kỳ II
Tiết 35
Kiểm tra học kỳ II
Xét duyệt của tổ Tự nhiên Người lập kế hoạch
Tổ trưởng Giáo viên
Nguyễn đình tuấn
Duyệt của chuyên môn nhà trường
File đính kèm:
- ke_hoach_bo_mon_cong_nghe_lop_9_truong_thcs_thanh_vinh.doc