ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
- Là giáo viên được đi tập huấn thay sách, chuyên môn đổi mới phương pháp do sở GD & ĐT, phòng giáo dục huyện tổ chức từ đó nắm bắt được các phương pháp thích hợp vận dụng vào giảng dạy cho phù hợp từng đối tượng học sinh, truyền đạt kiến thức cho học sinh có hiệu quả.
- Chương trình thay sách mới môn sinh 7 là tiếp nối chương trình môn sinh 6 cho nên các em đã có định trước trong học tập bộ môn là tự tìm kiếm kiếm thức thông qua kênh chữ, kênh hình để hoàn thành những định hướng, thực hiện các lệnh về nội dung kiến thức từ đó giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức.
- Tư liệu phục vụ giảng dạy bộ môn và trang thiết bị được cung cấp tương đối đầy đủ như SGK, SGV, tranh ảnh, mô hình giúp cho HS hứng thú hơn trong học tập.
2. Khó khăn
- HS bước đầu làm quen với kiến thức khoa học tìm hiểu về thế giới động vật, chất lượng học sinh không đồng đều
Từ những thuận lợi và khó khăn, tôi xác định lấy thuận lợi làm cơ bản để khắc phục khó khăn tồn tại, cố gắng hoàn thành tốt chuyên môn được giao.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bộ môn Sinh học Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bộ môn sinh 7
A. Đặc điểm tình hình
1. Thuận lợi
- Là giáo viên được đi tập huấn thay sách, chuyên môn đổi mới phương pháp do sở GD & ĐT, phòng giáo dục huyện tổ chức từ đó nắm bắt được các phương pháp thích hợp vận dụng vào giảng dạy cho phù hợp từng đối tượng học sinh, truyền đạt kiến thức cho học sinh có hiệu quả.
- Chương trình thay sách mới môn sinh 7 là tiếp nối chương trình môn sinh 6 cho nên các em đã có định trước trong học tập bộ môn là tự tìm kiếm kiếm thức thông qua kênh chữ, kênh hình để hoàn thành những định hướng, thực hiện các lệnh về nội dung kiến thức từ đó giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức.
- Tư liệu phục vụ giảng dạy bộ môn và trang thiết bị được cung cấp tương đối đầy đủ như SGK, SGV, tranh ảnh, mô hình giúp cho HS hứng thú hơn trong học tập.
2. Khó khăn
- HS bước đầu làm quen với kiến thức khoa học tìm hiểu về thế giới động vật, chất lượng học sinh không đồng đều
Từ những thuận lợi và khó khăn, tôi xác định lấy thuận lợi làm cơ bản để khắc phục khó khăn tồn tại, cố gắng hoàn thành tốt chuyên môn được giao.
B. Mục tiêu, nội dung chương trình sinh học 7
1. Mục tiêu
Sau khi học xong chương trình SH7, học sinh phải đạt được những yêu cầu sau:
a. Kiến thức
- Kiến thức về hình thái cấu tạo và chức năng sống: HS liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức hình thái cấu tạo với chức năng sống của những loài động vật điển hình.
- Kiến thức phân loại: HS biết phân loại các ngành, lớp động vật, phân biệt được đặc điểm của các lớp, các ngành.
- Kiến thưc về tiến hoá: HS thấy được sự tiến hoá của động vật từ ĐV đơn bào tới động vật đa bào, từ bậc thấp lên bậc cao và nguồn gốc của các loài động vật.
- Kiến thức về tầm quan trọng trong thực tiễn: thấy được vai trò thực tiễn của ĐV trong tự nhiên và trong đời sống xã hội.
b. Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát.
- Kĩ năng thực hành.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng thực tế trong cuộc sống.
- Kĩ năng học tập: tự học, làm việc tập thể
c. Thái độ
- Hình thành niềm tin khoa học vào những kiến thức đã học để giải thích những vấn đề tương tự trong cuộc sống.
- Có ý thức và thói quen bảo vệ động vật, môi trường sống của động vật.
- Có ý thức tham gia vào một số hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Xây dựng được tình cảm đối với thiên nhiên, niềm vui hứng thú trong học tập.
2. Nội dung
Bao gồm 70 tiết trong đó: 64 tiết lý thuyết và thực hành + 6 tiết ôn tập và kiểm tra
Được chia làm 5 phần:
- Phần 1: Mở đầu
Giới thiệu về thế giới động vật đa dạng, phong phú. Sơ lược về cách phân loại động vật, phân biệt động vật và thực vật
- Phần 2: gồm các chương
+ Chương I: Động vật nguyên sinh
+ Chương II: Ngành ruột khoang
+ Chương III: Các ngành giun
+ Chương IV: Ngành thân mềm
+ Chương V: Ngành chân khớp
+ Chương VI: Động vật có xương sống(cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú)
- Phần 3: Sự tiến hoá động vật
+ Chương VII: bao gồm môi trường sống, sự vận động di chuyển của động vật, tiến hoá về tổ chức cơ thể, biện pháp đấu tranh sinh học, động vật quí hiếm
- Phần 4: Động vật và đời sống con người
+ Chương VIII: Đa dạng sinh học và đấu tranh sinh học, động vật quí hiếm
- Phần 5: Tham quan thiên nhiên
C. Chất lượng thực hiện
1. Chất lượng khảo sát đầu năm
Lớp
Sĩ số
Chất lượng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2. Chỉ tiêu cuối năm
Lớp
Sĩ số
Chất lượng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3. Biện pháp cụ thể
- Đối với học sinh yếu kém:
+ Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra bài cũ, việc học tập chuẩn bị bài của học sinh
+ Nhắc nhở, động viên các em học tập, yêu cầu HS khá giỏi giúp đỡ HS yếu kém
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh để theo dõi việc học tập và quá trình phấn đấu của các em
- Đối với học sinh khá giỏi:
+ Cùng với giáo viên chủ nhiệm chọn lựa học sinh vào đội tuyển, bồi dưỡng riêng cho các em vào các buổi chiều, giao bài tập về nhà, nâng câo yêu cầu việc học tập, soạn các đề thi để các em tự làm tự kiểm tra trình độ kiến thức của mình, kiểm tra thường xuyên việc học tập của các em, động viên khuyến khích các em học tập
- Đối với bản thân:
+ Tiếp tục trau dồi, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiên cứu tìm thiểu thêm các loại sách tham khảo, tổ chức các buổi học, tiết học theo đúng tinh thần đổi mới.
D. kế hoạch cụ thể
Bao gồm 8 chương
Cả năm: 35 tuần x 2 tiết/tuần = 70 tiết
HK I : 18 tuần x 2 tiết/tuần = 36 tiết
KH II : 17 tuần x 2 tiết/tuần = 34 tiết
TT
Tên chương
Số tiết
Mục tiêu của chương
Nội dung của chương
Đồ dùng dạy học
Phương pháp
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
1
Bài mở đầu
2
- HS nắm được sự đa dạng phong phú của thế giới động vật
- Phân biệt được động vật với thực vật, nêu đặc điểm chung của động vật
- Tìm hiểu về sự đa dạng phong phú của động vật
- Tìm hiểu sự khác nhau giữa động vật và thực vật, đặc điểm chung của động vật
- Tranh vẽ
- Nêu vấn đề
- Quan sát
- Phân tích
2
Chương I
Ngành động vật nguyên sinh
5
- HS biết cách quan sát một số ĐVNS dưới kính hiển vi
- Nắm được cấu tạo của trùng roi, trùng biến hình, trùng giày, trùng kiết lị, trùng sốt rét
- Trình bày được cấu tạo, đặc diểm chung của ĐVNS và vai trò của nó trong thực tế
- Tìm hiểu ĐVNS bằng cách quan sát nhận diện dưới kính hiển vi
- Tìm hiểu cấu tạo của các đại diện phù hợp với môi trường sống
- Tìm hiểu đặc điểm chung của ĐVNS và vai trò thực tiễn trong cuộc sống
- Kính hiển vi
- Tranh vẽ
- Dụng cụ thực hành
- Bảng phụ
- Nêu vấn đề
- Quan sát
- Phân tích
- Hoạt động nhóm
3
Chương II
Ngành ruột khoang
3
- HS nắm được cấu tạo của thuỷ tức thích nghi với môi trường sống
- Trình bày được sự đa dạng của ruột khoang
- HS nắm được đặc điểm chung và vai trò của ruột khoang
- Tìm hiểu cấu tạo của thuỷ tức đại diện cho ruột khoang
- Tìm hiểu sự đa dạng của ruột khoang
- Tìm hiểu những đặc điểm chung của ruột khoang và vai trò của nó
- Bảng phụ
- Tranh vẽ
- Nêu vấn đề
- Quan sát
- Phân tích
- Hoạt động nhóm
4
Chương III
Các ngành giun
7
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của các đại diện cho các ngành giun (dẹp, tròn, đốt)
- Trình bày được đặc điểm chung của các ngành giun, sự đa dạng của chúng
- Tìm hiểu được cấu tạo của sán lá gan, giun đũa, giun đất
- Tìm hiểu đặc điểm chung của các ngành giun và sự đa dạng của chúng
- Tranh vẽ
- Mẫu vật
- Bảng phụ
- Nêu vấn đề
- Quan sát
- Phân tích
- Hoạt động nhóm
5
Chương IV
Ngành thân mềm
4
- Trình bày được cấu tạo của trai sông, thấy được sự đa dạng của ngành thân mềm
- Trình bày được đặc điểm chung của ngành thân mềm và vai trò của nó
- Tìm hiểu cấu tạo của trai sông thích nghi với môi trường sống
- Tìm hiểu sự đa dạng của thân mềm, đặc diểm chung và vai trò của thân mềm
- Tranh vẽ
- Bảng phụ
- Mẫu vật
- Trực quan
- Vấn đáp
- Hoạt động nhóm
6
Chương V
Ngành chân khớp
9
- Trình bày được đặc điểm các lớp giáp xác, sâu bọ, hình nhện thông qua các đại diện
- Thấy được sự đa dạng của chân khớp
- Nắm được đặc điểm chung của chân khớp và vai trò của nó
- Tìm hiểu sự đa dạng của các lớp sâu bọ, hình nhện, giáp xác
- Tìm hiểu cấu tạo của các đại diện cho các các lớp
- Tìm hiểu đặc điểm chung của chân khớp và vai trò của nó
- Mô hình
- Tranh vẽ
- Mẫu vật
- Bảng phụ
- Nêu vấn đề
- Quan sát
- Phân tích
- Hoạt động nhóm
7
Chương VI
Ngành động vật có xương sống
21
- HS nắm được các lớp động vật có xương sống
- Trình bày được cấu tạo của các đại diện các lớp
- Trình bày được sự đa dạng và vai trò của chúng trong tự nhiên và đời sống
- Hiểu được sự tiến hoá của ĐVCXS từ thấp lên cao, thích nghi với môi trường sống
- Tìm hiểu cấu tạo của các đại diện các lớp cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
- Tìm hiểu đặc điểm chung và vai trò của các lớp ĐV trong thực tiễn
- Tìm hiểu sự tiến hoá của các lớp ĐV thíhc nghi với môi trường sống và trong bậc thang tiến hoá
- Mô hình
- Tranh vẽ
- Mẫu vật
- Bảng phụ
- Nêu vấn đề
- Quan sát
- Phân tích
- Hoạt động nhóm
- Giảng giải
8
Chương VII
Sự tiến hoá của động vật
4
- Trình bày được sự đa dạng về môi trường sống, sự vận động di chuyển của ĐV
- Thấy được sự tiến hoá của ĐV về cấu tạo, sự sinh sản thông qua các đại diện và cây phát sinh giới động vật
- Tìm hiểu môi trường sống và sự vận động, di chuyển của ĐV
- Tìm hiểu sự tiến hoá của ĐV
- Tranh vẽ
- Bảng phụ
- Nêu vấn đề
- Quan sát
- Phân tích
- Hoạt động nhóm
9
Chương VIII
Động vật và đời sống con người
2
- Trình bày được sự đa dạng sinh học và các biện pháp đấu tranh sinh học
- HS nắm được một số động vật quí hiếm và có tầm quan trọng với kinh tế của địa phương
- Ôn tập kiến thức
- Tìm hiểu sự đa dạng sinh học và các biện pháp đấu tranh sinh học
- Tìm hiểu các động vật quí hiếm và có tầm quan trọng đối với kinh tế địa phương
- Ôn tập kiến thức
- Tranh vẽ
- Bảng phụ
- Nêu vấn đề
- Quan sát
- Phân tích
- Hoạt động nhóm
File đính kèm:
- ke_hoach_bo_mon_sinh_hoc_lop_7.doc