* Trò chuyện
- Đón trẻ, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Trò chuyện với trẻ về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ vừa qua, các con đã làm được gì giúp đỡ bản thân và bố mẹ?, hằng ngày mỗi sáng dậy các con thường làm gì?, cô nhắc nhở trẻ biết giữ gìn vệ sinh chân tay, răng miệng, không ăn kẹo vào ban đêm,
- Trò chuyện với trẻ về tên của trẻ, về đặc điểm, sở thích của bản thân trẻ, trò chuyện với trẻ về cơ thể của tôi và của bạn, cho trẻ xem tranh vẽ về cơ thể của bé trai và bé gái.
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoach chăm sóc giáo dục trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 7 tháng 10 nă 2013
* Trò chuyện
- Đón trẻ, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Trò chuyện với trẻ về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ vừa qua, các con đã làm được gì giúp đỡ bản thân và bố mẹ?, hằng ngày mỗi sáng dậy các con thường làm gì?, cô nhắc nhở trẻ biết giữ gìn vệ sinh chân tay, răng miệng, không ăn kẹo vào ban đêm,…
- Trò chuyện với trẻ về tên của trẻ, về đặc điểm, sở thích của bản thân trẻ, trò chuyện với trẻ về cơ thể của tôi và của bạn, cho trẻ xem tranh vẽ về cơ thể của bé trai và bé gái.
Hoạt động chung
Khám phá khoa học
Trò chuyện, tìm hiểu các bộ phận cơ thể tôi và bạn
I.Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết được các bộ phận của cơ thể bé như: Đầu, cổ, tay, chân...
- Biết được tác dụng của chúng, cách rèn luyện và chăm sóc cơ thể.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh các bộ phận cơ thể bé, hồ dán, giấy màu.
III. Tiến hành:
*Trẻ đọc bài thơ “Tay ngoan”đến bên cô, trò chuyện đàm thoại cùng trẻ về các bộ phận của cơ thể bé.
- Tay để làm gì?
- Cơ thể các con gồm những bộ phận nào?
- Cô mời một số trẻ kể về các bộ phận của mình và của bạn
- Đầu có các bộ phận nào?
- Thân có những gì?
- Cơ thể bạn có mấy tay? Tay dùng để làm gì?
- Bạn có mấy chân? Mỗi bàn chân có mấy ngón chân?
* Cô cho trẻ xem tranh ảnh về các bộ phận của cơ thể, và gợi hỏi để trẻ trả lời
- Trẻ hát bài “Đường và chân” đi về 3 tổ
* Tổ chức cho trẻ thi đua nhau dán các bộ phận còn thiếu trên cơ thể.
- Khi trẻ dán cô đi quan sát và gợi ý, động viên
- Trẻ dán xong cô gợi hỏi.
- Bạn trai khác với bạn gái điểm nào?
- Tranh này vẽ về bạn trai hay bạn gái?
* Cô giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, biết gìn giữ tay chân ..sạch sẽ để cơ thẻ được khỏe mạnh.
Dạo chơi ngoài trời
- Quan sát: Đồ dùng, đồ chơi của bé trai và bé gái (bóng, búp bê, cài nơ, ô tô)
- Trò chơi: Thi đi nhanh
- Chơi tự do:
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên một số đồ dùng, đồ chơi mà bạn trai, bạn gái thường hay chơi.
- Biết giữ gìn và bảo vệ các đồ dùng, đồ chơi.
2. Chuẩn bị:
- Bóng, búp bê, cài nơ, ô tô..
3. Tiến hành:
- Cô căn dặn trẻ trước lúc đi ra sân, trẻ hát bài “Đường và chân”, đến bên cô, trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
- Cả lớp đọc bài thơ “Đôi mắt của em”, đi đến nơi quan sát.
- Khi đến nơi cho trẻ quan sát các đồ dùng, đồ chơi một lúc rồi gợi hỏi.
- Trên bàn cô có những đồ dùng gì?
- Mời 2-3 trẻ kể tên từng đồ dùng đó.
- Thế các bạn trai thường chơi những đồ chơi gì?
- Còn các bạn gái dùng và chơi những đồ chơi gì?
- Khi chơi các đồ chơi này thì chúng ta phải như thế nào?
- Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn cẩn thận các đồ dùng và đồ chơi, không tranh dành đồ chơi của nhau.
+ Trò chơi vận động: Thi đi nhanh.
- Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Khi trẻ chơi cô chú ý quan sát, gợi ý và động viên để trẻ hứng thú vào trò chơi.
+ Chơi tự do:
- Trẻ chơi với các đồ chơi (bóng, phấn, que tính, giáy..)
- Trẻ chơi cô bao quát lớp.
Chơi các góc buổi sáng
+ Góc chính:
- Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn
+ Góc kết hợp:
- Góc xây dựng: Xếp hình ngôi nhà bé
- Góc nghệ thuật: Xếp hình bàn tay
- Góc học tập: Xếp hình bàn tay
* Tiến hành: (Xem kế hoạch tuần)
hoạt động chiều
* Làm quen với bài hát “Cái mũi”
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, nhớ được tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ biết hát theo cô từng câu đến hết bài.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể.
2. Chuẩn bị:
- Chiếu, đầu đĩa, một số tranh ảnh về chủ đề.
3. Tiến hành:
- Cô và trẻ ngồi quây quần bên nhau, cô trẻ cùng trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát 1-2 lần
- Cô cháu cùng trò chuyện về nội dung bài hát
- Cho trẻ hát theo cô bài hát 1-2 lần, hỏi trẻ tên bài hát, tác giả
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
- Sau đó cho trẻ hát lại theo cô 1-2 lần.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sạch sẽ tay chân…
+ Hoạt động theo ý thích.
- Trẻ về chơi ở các góc theo ý thích (Vẽ về bàn tay, lắp ráp, xếp hình)
- Trẻ chơi cô quan sát và bao quát lớp.
Đánh giá cuối ngày
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2013
Hoạt dộng chung
Thể dục
Trèo thang hái quả
Trò chơi vận động: Ném bóng vào rổ
I. Kết quả mong đợi:
- Dạy trẻ biết trèo lên các bậc thang để hái được quả, khi trèo tay phải bám vào thành thang.
- Rèn cho trẻ có có tính cẩn thận, có lòng dũng cảm.
II. Chuẩn bị:
- Thang thể dục, các loại quả để trẻ hái, giỏ đựng, bóng, rổ
III. Tiến hành:
- Trẻ đọc bài đồng dao “Tay đẹp” đến bên cô, trò chuyện với trẻ về các đặc điểm và sở thích của trẻ.
a. Khởi động:
- Trẻ hát bài “Cùng đi đều” đi, chạy, kết hợp các kiểu đi 2-3 vòng tròn
b. Trọng động:
- Tập bài tập phát triển chung
- Tay 2, chân,3, bụng 2, bật 2 (Trẻ thực hiện theo cô 2 lần và làm đúng theo hiệu lệnh)
* Vận động cơ bản: Trèo thang hái quả
- Cô giới thiệu và làm cho trẻ xem lần 1 không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2 vừa làm vừa phân tích
- Mời 2 trẻ mạnh dạn lên làm lại 1-2 lần nữa.
- Lần lượt cho trẻ lên thực hiện đến hết hàng 1-2 lần (cô chú ý sữa sai, động viên trẻ)
- Tổ chức cho trẻ thi đua giữa tổ, nhóm cá nhân
* Trò chơi vận động: Ném bóng vào rổ
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần cô bao quát và động viên.
c. Hồi tĩnh:
- Trẻ làm chim bay nhẹ 1-2 vòng, hít thở sâu và đi ra chơi.
Dạo chơi ngoài trời
- Đọc chuyện cho trẻ nghe: Hai vị thần mũi dài
- Trò chơi vận động: Kéo co
- Chơi tự do:
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện, nhớ được tên câu chuyện
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể.
2. Chuẩn bị:
- Cô thuộc chuyện, tranh ảnh về nội dung câu chuyện, que tính, giấy...
3. Tiến hành
- Cô căn dặn trẻ trước lúc đi ra sân.
Trẻ hát bài “Tay thơm tay ngoan” đến bên cô, trò chuyện với trẻ về sở thích của bạn trai về bạn gái.
- Cô giới thiệu tên chuyện, và đọc cho trẻ nghe câu chuyện 2 lần
- Cô cho trẻ biết tên các nhân vật trong câu chuyện, cô nhắc lại tên chuyện
- Cô cháu cùng trò chuyện vê nội dung câu chuyện.
- Hỏi trẻ tên chuyện, nhân vật trong chuyện.
+ Trò chơi: Kéo co
- Cô nêu luật chơi, cách chơi trẻ chơi cô động viên
+ Chơi theo ý thích:
-Trẻ chơi vẽ các bộ phận cơ thể trên sân (Trẻ chơi, cô bao quát lớp)
Chơi các góc buổi sáng
+ Góc chính:
- Góc phân vai: Bán hàng, nấu các món ăn tôi thích.
+ Góc kết hợp:
- Góc xây dựng: Xây nhà cho bé
- Góc khám phá khoa học: Chơi chìm nổi
- Góc thư viện: Xem truyện tranh về chủ đề.
* Tiến hành: (Xem kế hoạch tuần)
Hoạt động chiều
* Hướng dẫn cho trẻ hiện vở toán (trang 7+8)
1.Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết đếm số lượng, gọi tên các đồ dùng trong các khoanh tròn
- Trẻ biết tô các chấm tròn tương ứng với chữ số, biết tô viết chữ số 3, 4
- Biết nối số lượng với chữ số
2. Chuẩn bi:
- Vở bé làm quen với toán, bút chì các màu, bàn ghế.
3.Tiến hành:
- Cô treo tranh lên bảng và hướng dẫn cho trẻ thực hiện lần lượt
- Cô mời trẻ gọi tên và đếm các số lương trong các khoanh tròn
- Cô hướng dẫn cho trẻ thực hiện.
- Khi trẻ thực hiện cô quan sát và gợi ý cho trẻ
+ Hoạt động theo ý thích:
- Cho trẻ về chơi các góc theo ý thích (Cho trẻ chơi các nhóm xếp hình, tô vẽ, lắp ráp)
- Khi trẻ chơi cô đi quan sát và gợi ý cho các góc chơi.
- Trẻ chơi xong cho trẻ thu dọn các đồ dùng cất vào chổ quy định.
Đánh giá cuối ngày
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------o0o------------------------
Thứ 4 ngày 9 tháng 10 năm 2013
Hoạt động chung
Bé khéo tay
Vẽ các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc
I.Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết cách vẽ về các khuôn mặt của bé vui, buồn, khóc…
- Rèn cho trẻ có sự khéo léo của đôi bàn tay
- Qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn các bộ phận trên cơ thể.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ gợi ý, giấy, vở tạo hình, bút các màu, bàn ghế đúng quy định
- Tranh ảnh về cơ thể bé, đầu đĩa, loa..
III. Tiến hành:
* Trẻ đọc bài thơ “Tay ngoan” đến bên cô, trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể bé và cho trẻ xem tranh về các bộ phận trên cơ thể bé, cô gợi hỏi về các bộ phận.
- Cô gợi hỏi?
- Khi chúng ta cười thì khuôn mặt như thế nào?
- Vậy khi chúng ta buồn hoặc khóc thì khuôn mặt chúng ta như thế nào?
- Trẻ hát bài “Năm ngón tay ngoan” đi về chổ ngồi
* Cô vẽ mẫu và hướng dẫn cách làm
- Cô làm cho trẻ xem, vừa làm vừa phân tích
- Trẻ thực hiện:
- Cô nhắc lại cách vẽ về các khuôn mặt.
- Sau đó cô cho trẻ thảo luận cách vẽ.
- Khi trẻ vẽ cô đi từng bàn quan sát gợi ý bổ sung cho trẻ để trẻ sáng tao thêm trong khi vẽ.
- Trẻn vẽ xong cô nhắc trẻ tô màu đẹp
*Nhận xét sản phẩm:
- Cô mời trẻ trưng bày sản phẩm lên và nhận xét.
- Cô nhận xét bổ sung và giáo dục trẻ.
Dạo chơi ngoài trời
- Quan sát: Tranh vẽ về cơ thể của bé
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
- Chơi theo ý thích
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết kể tên về các bộ phận trên cơ thể qua tranh
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể.
2. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ về cơ thể của bé
3.Tiến hành:
- Cô căn dặn trẻ trước lúc đi ra sân
-Trẻ đọc bài thơ “ Đôi mắt của em” đi đến nơi quan sát, khi đến nơi cho trẻ quan sát bấc tranh một lúc rồi gợi hỏi.
- Các con nhìn xem cô có bấc tranh vẽ gì?
- Cô mời 2-3 trẻ lên chỉ và kể về các bộ phận trên cơ thể
- Mắt có ích lợi gì?
- Vậy khi chúng ta nhắm mắt lại có thấy không?
- Làm thế nào để mắt chúng ta được sáng?
- Lần lượt cô cho trẻ quan sát từng bộ phận và nói lên được tác dụng của từng bộ phận.
- Muốn cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta phải làm gì?
+ Chơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, trẻ chơi cô bao quát và động viên trẻ
+ Chơi theo ý thích:
-Trẻ chơi cô bao quát và bảo đảm an toàn cho trẻ.
CHƠI CáC GóC BuổI SáNG
+ Góc chính:
- Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng,
+ Góc kết hợp:
- Góc học tập: Tô nối chữ o, ô, ơ
- Góc xây dựng: Xây ngôi nhà, đường đi
- Góc nghệ thuật: Hát đọc thơ về chủ đề
+ Tiến hành: (xem kế hoạch tuần)
hoạt động chiều
* ễn nhóm chữ cái a, ă, â
1.Kết quả mong đợi:
- Trẻ nhận biết cách a, ă, â qua các trò chơi
- Trẻ biết ghạch chân các chữ cái trong các từ “bàn tay, bàn chân, đôi mắt”
2. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ bàn tay, bàn chân có từ bàn tay, bàn chân, đôi mắt
3. Tiến hành:
* Tổ chức cho trẻ ụn dưới hỡnh thức trũ chơi theo từng nhóm
- Nhóm chơi ghạch chân chữ cái trong từ
- Nhóm chơi tỡm chữ trong từ.
- Nhóm chơi xếp chữ cỏi bằng hạt ốc
- Nhóm chơi kể về cỏc bộ phận trờn cơ thể.
* Trẻ chơi cụ bao quỏt sữa sai và động viờn.
+ Hoạt động theo ý thớch:
- Cho trẻ về chơi ở các góc (Xem truyện tranh, lắp ráp, xếp hình)
- Khi trẻ chơi, cô quan sát và gợi ý để trẻ sáng tạo hơn trong khi chơi
Đánh giá cuối ngày:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------o0o----------------------
Thứ 5 ngày 10 thỏng 10 năm 2013
hoạt động chung
Đồ rê mí:
Dạy hát và vận động bài “Cái mũi”
Nghe hát: Ru con
Trò chơi: Tai ai thính
I.Kết quả mong đợi:
- Trẻ hát thuộc bài hát, thể hiện đúng nhịp điệu, vận động theo nhịp của bài hát.
- Trẻ nhận ra giai điệu quen thuộc qua bài hát “Ru em”, trẻ hứng thú tham gia trò chơi
- Qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ
II Chuẩn bị:
- Xắc xô, trống, đầu đĩa, chiếu
III. Tiến hành:
* Trẻ đọc bài thơ: “Đôi mắt của em” đến bên cô, trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ
- Cô hát bài “Năm ngón tay ngoan”, rồi đó trẻ tên bài hát, tác giả
- Sau đó cô cháu cùng hát bài hát “Cái mũi” 1 lần
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát, tác giả.
- Trẻ đọc đồng dao “Tay đẹp” đi về đội hình chữ U
- Cô cháu cùng hát lại bài hát 2 lần nữa (chú ý sữa sai và động viên)
* Vận động theo nhịp bài hát:
- Cho trẻ vận động theo nhịp bài hát cả lớp 1-2 lần
- Tổ chức cho trẻ thi đua giữa đội, nhóm, cá nhân trẻ
- Khi trẻ thực hiện: Cô chú ý sữa sai và động viên trẻ.
* Nghe hát: Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Ru em”
- Cô giới thiệu tên bài hát, dân ca.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát 1 lần
- Trò chuyện vởi trẻ về nội dung bài hát,
- Hỏi trẻ tên bài hát, dân ca..
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát lần 2 chú ý làm điệu bộ minh họa
* Trò chơi âm nhạc: Tai ai thính
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ.
* Kết thúc: Cô nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, để cho các cơ thể khoẻ mạnh.
Dạo chơi ngoài trời
- Trò chuyện, đàm thoại về các giác quan trên cơ thể
- Trò chơi: Tìm bạn thân
- Chơi theo ý thích.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết kể tên về các bộ phận trên cơ thể, biết chức năng của từng bộ phận của chúng.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể.
2. Chuẩn bị:
- Qua tính, giấy, bóng, sỏi, phấn…
3.Tiến hành:
- Cô căn dặn trẻ trước lúc đi ra sân, trẻ hát bài “Cái mũi” đến bên cô.
- Cô hỏi các con vừa hát bài hát về cái gì?
- Cô mời một trẻ lên lấy khăn bịt mắt lại rồi hỏi trẻ con có nhìn thấy gì không?
- Cô hỏi trẻ mắ dùng để làm gì?
- Tiếp đó cô mời trẻ khác lên và bịt tai lại, sau đó cô bỏ ra và hỏi trẻ khi bịt tai lại con có nghe gì không?
- Lần lượt cô mời trẻ lên và trò chuyện về các bộ phận khác và gợi hỏi tương tự.
- Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn cơ thể sach sẽ
+ Chơi trò chơi: Tìm bạn thân
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, trẻ chơi cô bao quát và động viên trẻ
+ Chơi theo ý thích:
- Cho trẻ chơi với sỏi, bóng, que tính...
-Trẻ chơi cô bao quát và bảo đảm an toàn cho trẻ.
Chơi các góc buổi sáng
+ Góc chính:
- Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, y bác sỹ
+ Góc kết hợp:
- KPKH: Chơi chìm nổi
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về chủ đề
- Góc Xây dựng: Xây nhà của bé, xây đường đi
* Tiến hành: (xem kế hoạch tuần)
Hoạt động chiều
* Ôn kỷ năng các góc chơi (Lắp ráp, xếp hình, xem truyện tranh)
1. Kết quả mong đợi
- Trẻ biết lắp ráp các nút, khối thành hình như ngôi nhà, xe lửa..
- Trẻ biết cách cầm và dở vở, biết đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
2. Chuẩn bị:
- Đồ chơi xếp hình, lắp ráp, các loại truyện tranh.
3. Tiến hành:
* Tổ chức cho trẻ ôn chơi theo từng nhóm
- Trẻ chơi cô quan sát và gợi ý cho trẻ để trẻ sáng tạo trong khi chơi
* Chơi các góc theo ý thích
- Cho trẻ chơi các với các đồ chơi trên sân
- Trẻ về các góc chơi cô quan sát, gợi ý và bao quát lớp.
Đánh giá cuối ngày:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 11 tháng 10 năm 2013
Hoạt động chung
Văn học
Truyện “Giấc mơ kỳ lạ”
I.Kết quả mong đợi:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nếu không ăn uống đủ chất và lười tập thể dục thì các bộ phận cơ thể đều mệt mỏi.
- Phát triển kĩ năng ghi nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ, rèn cho trẻ có tính tự tin, mạnh dạn, ngôn ngữ mạch lạc
- Qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe bằng cách ăn uốngđủ chất và chăm tập thể dục
II.Chuẩn bị:
- Tranh chuyện minh họa, tranh vẽ về cơ thể bé
III.Tiến hành:
* Trẻ hát bài “chân nào dẻo hơn” đến bên cô, trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
- Các con vừa hát bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể? (chân)
- Ngoài chân ra thì trên cơ thể của chúng ta còn có những bộ pận nào nữa? cho trẻ kể (Tay, miệng, mắt...).
- Cô kể một đoạn trong câu chuyện và hỏi trẻ tên câu chuyện
* Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện 1 lần (chú ý đến giọng kể của các nhân vật)
- Cô kể lần 2, hỏi trẻ lại tên chuyện, các nhân vật
- Đàm thoại về nội dung câu chuyện
- Cô chủ Mi-Mi đã mơ thấy ai nói chuyện với nhau trước tiên?
- Anh tay đã nói gì với anh chân?
- Các con thấy giọng điệu của anh Tay như thế nào?
- Anh Chân đã trả lời ra sao?
- Anh Tay và Anh Chân đi gặp ai tiếp theo? (Cô gợi hỏi tương tự các câu tiếp theo)
*Trò chơi: Chỉ các bộ phận theo yêu cầu của cô
- Trẻ chơi 2 lần, cô động viên khuyến khích trẻ.
* Tập cho trẻ kể lại câu chuyện.
- Cô kể tóm tắt lại câu chuyện 1 lần, sau đó cho trẻ kể nối tiếp cùng cô 1 lần
- Nếu trẻ chưa thuộc thì cô có thể gợi ý cho trẻ qua tranh chuyện minh họa
- Trẻ kể cô động viên khuyến khích trẻ.
- Cô giáo dục trẻ biết siêng năng luyện tập, ăn uống đủ các chất để có một cơ thể khỏe mạnh.
Dạo chơi ngoài trời
- Quan sát: Đồ dùng của bé trai và bé gái (mủ, quần áo)
- Trò chơi: Chi chi chành chành.
- Chơi theo ý thích.
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết mủ, quần áo của bạn trai và bạn gái thuờng dùng.
- Trẻ biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ gọn gàng
2. Chuẩn bị:
- Mủ nắng của bé trai và bé gái, áo quần, bóng, que tính..
3.Tiến hành:
- Cô căn dặn trẻ trước lúc đi ra sân, trẻ hát bài “Đường và chân” đi đến nơi quan sát
- Cô cháu cùng trò chuyện về chủ đề, sau đó cô đưa tranh về chủ đề ra cho trẻ xem
- Cô gởi hỏi về nội dung bấc tranh
- Bức tranh vẽ những gì?
- Các bạn đang làm gì?
- Còn bấc tranh này vẽ gì nữa? ( các bộ phận, mắt, mũi, tay, chân,...)
- Cô gợi hỏi để cơ thể khỏe mạnh hằng ngày các con phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn răng, miệng, tay chân ...sạch sẽ, ăn uống đầy đủ hợp vệ sinh để cho cơ thể khỏe mạnh.
+ Chơi trò chơi: Chi chi chành chành
- Cô nêu luật chơi, cách chơi, trẻ chơi cô bao quát và động viên trẻ
+ Chơi theo ý thích:
- Cho trẻ chơi với: bóng, lá cây, giấy, hạt ốc
- Khi trẻ chơi cô bao quát và bảo đảm an toàn cho trẻ
Chơi các góc buổi sáng
+ Góc chính:
- Góc phân vai: Mẹ con, y bác sỹ
+ Góc kết hợp:
- Góc xây dựng: Xếp hình bé, xây công viên
- Góc nghệ thuật: Hát đọc thơ về chủ đề
- Góc học tập: Vẽ bàn tay
+ Tiến hành: (xem kế hoạch tuần)
Hoạt động chiều
* Lao động:
- Cô hướng dãn cho trẻ lau chùi về sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh xung quanh lớp học
- Tập cho trẻ có ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường sạch đẹp
* Đống chủ đề nhánh : “Cơ thể tôi và của bạn”
- Trẻ hát bài “Vì sao mèo rửa mặt” đến bên cô, trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể.
- Trẻ đọc bài thơ “Miệng xinh” đi tham quan các sản phẩm mà trẻ đã tạo ra trong chủ đề.
- Sau đó cô tổ chức cho trẻ biểu diễn các bài hát, thơ, chuyện, ca dao, đồng dao về chủ đề mà trẻ thích.
- Cô cháu cùng trò chuyện “Cơ thể của tôi và của bạn” cô trò chuyên và gợi hỏi về các bộ phận trên cơ thể bé, cháu có mấy tay, mấy chân? mỗi bàn tay có mấy ngón...
* Mở chủ đề nhánh: “Ngày hội 20/10”
- Cô giới thiệu về chủ đề nhánh “Ngày hội 20/10”, cô trò chuyện về ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ 20/10
- Cô nhắc trẻ biết yêu quý bà , mẹ, cô giáo và các bạn gái….
- Cô đọc cho trẻ bài thơ “bàn tay cô giáo”
* Nêu gương cuối tuần:
- Cô nêu lên các tiêu chí bé ngoan, cho trẻ tự nhận xét, cô nhận xét chung
Đánh giá cuối ngày.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 2 ngày 4 tháng 10 năm 2010
Trò chuyện đầu tuần
* Cô cháu ngồi quây quầy bên nhau trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghỉ vừa qua
- Các con đã được bố mẹ cho đi chơi ở những đâu?
- Chơi có vui không?
- Các con đã giúp bố mẹ những công việc gì?(4-5 trẻ kể)
* Cô trò chuyện về các sở thích của trẻ, các bạn trai thích chơi những đồ chơi gì? các bạn gái thích chơi những gì? cô gợi hỏi về cách ăn mặc... sau đó hỏi trẻ v
File đính kèm:
- giao an mam non(5).doc