I MỤC TIÊU :
1. Phát triển thể chất :
*Dinh dưỡng- sức khoẻ:
- Biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người ( ần ăn uống đầy đủ để có sức khoẻ tốt.)
- Biết làm tốt một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.
- Nhận biết và tránh một số nơi lao động, một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm
* Vận động:
- Có kỹ năng và giữ thăng bằng trong một số vận động : đi khuỵ gối chạy nhanh, bật nhảy, bò , trườn phối hợp nhịp nhàng, có thể thực hiện mô phỏng một số hành động thao tác trong lao động của một số nghề.
2. Phát triển nhận thức :
- Biết trong xã hội có nhiều nghề, ích l ợi của các nghề đối với đời sống con người
- Phân biệt được một số nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật.
- Phân loại dụng cụ , sản phẩm của một số nghề
- Biết đo và so sánh bằng các đơn vị đo khác nhau ( một số sản phẩm)
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch chủ đề 4: Nghề nghiệp (thời gian: 5 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch chủ đề 4 : nghề nghiệp
Thời gian : ( 5 tuần )
từ ngày.23/11 đến ngày 26/12/2009
I Mục tiêu :
1. Phát triển thể chất :
*Dinh dưỡng- sức khoẻ:
- Biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người ( ần ăn uống đầy đủ để có sức khoẻ tốt...)
- Biết làm tốt một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.
- Nhận biết và tránh một số nơi lao động, một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm
* Vận động:
- Có kỹ năng và giữ thăng bằng trong một số vận động : đi khuỵ gối chạy nhanh, bật nhảy, bò , trườn phối hợp nhịp nhàng, có thể thực hiện mô phỏng một số hành động thao tác trong lao động của một số nghề.
2. Phát triển nhận thức :
- Biết trong xã hội có nhiều nghề, ích l ợi của các nghề đối với đời sống con người
- Phân biệt được một số nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật.
- Phân loại dụng cụ , sản phẩm của một số nghề
- Biết đo và so sánh bằng các đơn vị đo khác nhau ( một số sản phẩm)
3. Phát triển ngôn ngữ :
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu những nhận xét về một số nghề phổ biến và nghề truyền thống của địa phương (tên dụng cụ, sản phẩm, ích lợi)
- Biết một số từ mới về nghề, có thể nói câu dài, kể chuyện vè một số nghề gần gũi quen thuộc
4. Phát triển tình cảm -xã hội :
- Biết mọi nghề đều có ích cho xã hội, đều đáng quý, đáng trân trọng
- Biết yêu quý người lao động
- Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động
5. Phát triển thẩm mĩ - Biết hát và vận động theo nhạc một số bài hát về nghề nghiệp- Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm đa dạng về các nghề.
Mạng nội dung :
- Trẻ biết được ngày 22/12 là ngày hội của các chú bộ đội.
- Trang trí cờ, hoa, băng zôn chào mừng ngày hội của các chú bộ đội
- Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
- Biết tên gọi của người làm nghề: công an,công nhân, ý tế, lái xe- trang phục một số đồ dùng đặc trưng của từng nghề.
- Trong mỗi nghề có nhiều công việc khác nhau
- So sánh phân biệt một số điểm giống nhau và khác nhau trong công việc, đồ dùng dụng cụ hoặc trang phục của những người làm trong mỗi nghề
- Thể hiện tình cảm quý trọng đối với mỗi người lao động trong nghề.
- Biết một số nghề dịch vụ : Bán hàng; hướng dẫn viên du lịch, nghề may
_Tên gọi trang phục một số đồ dùng, nơi làm việc của một số nghề đó.
- So sánh, phân biệt 1 số điểm giống khác nhau trong công việc , đồ dùng, nơi làm việc của một số nghề đó.
- Mối quan hệ một nghề với nghề khác (bán hàng cho khách du lịch chăm sóc sắc đẹp cho mọi người)
- Biết quý trọng người lao động.
Nghề nghiệp phổ biến quen thuộc ở địa phương
Ngày 22/12 ngày hội của các chú bộ đội
Nghề Dịch Vụ
Nghề nghiệp
Nghề sản xuất
-Biết tên gọi của nghề và của người làm nghề
- Trang phục, một số đồ dùng, sản phẩm đặc trưng của từng nghề
- So sánh phân biệt một số điểm giống và khác nhau trong công việc đồ dùng, trang phục cua người làm mỗi nghề đó, mối quan hệ của người này vơi nghề khác
- Biết quý trọng, sản phẩm, khi sử dụng và quý trọng người lao đông.
Mạng hoạt động :
*Tạo hình :
- Vẽ, nặn , xé dán xếp hình một số hình ảnh,dụng cụ, đồ dùng của nghề
- làm đồ chơi, đồ dùng dụng cụ của một số nghề
* Âm nhạc: Dạy hát vận động: Cháu yêu cô chú công nhân, Cháu thương chú bộ đội, Cháu yêu cô thợ dệt
- Nghe hát : Màu áo chú bộ đội, Bác đưa thư vui tính
- Trò chơi: Bao nhiêu bạn hát, Tai ai tinh
- Đọc các bài thơ về nghề nghiệp: Chiếc cầu mới, Bé làm bao nhiêu nghề ..
- Nghe kể chuyện : Người làm vườn và các con trai.
- Cho trẻ kể chuyện theo tranh về một số nghề quen thuộc
*làm quen với toán :
- Dạy trẻ nhận biết đếm đúng các nhóm có 3 đối tượng
- Dạy trẻ so sánh 2 và 3 thêm biết để tạo sự bằng nhay trong phạm vi 3.
- Ôn nhận biết phân biệt hình vuông chữ nhật, tam giác
- Chơi trò chơi : Bánh xe quay
* Khám phá khoa học: Tìm hiểu về công việc của Bác sĩ , y tá, thợ xây, thợ may, dạy học
+ Trẻ biết được tên gọi, dụng cụ, vai trò, ý nghĩa của một số nghề trong xã hội.
- Tham quan nơi làm việc để biết về công việc một số nghề
Phát triển nhận thức
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển thẩm mỹ
Phát triển tình cảm XH
Phát triển thể chất
nghề nghiệp
* Dinh dưỡng- sức khoẻ
- Tập chế biến một số thức ăn, đồ uống
- Tập luyện 1 số kỹ năng vệ sinh cá nhân
- Trò chuyện thảo luận về 1 số hành động có thể gây nguy hiểm khi vào nơi lao động sản xuất.
* Vận động : Ném bóng ,chuyền bóng
- Đi trên ghế tập thể dục -đầu đội túi cát
- Ném trúng đích
- Trò chơi vận động: Trốn tìm, thực hiện mô phỏng một số hành động thao tác trong lao động của nghề.
- Trẻ biết yêu quí các thành viên trong gia đình. Quan tâm tới gia đình, kính trọng người lớn, nhường nhịn các em nhỏ
- Biết trang trí dọn dẹp cho ngôi nhà của mình sạch sẽ
- Biết giữ gìn và sử dụng hợp lí các đồ dùng trong gia đình
- Chơi trò chơi: người đầu bếp giỏi
Tuần 11,12 : chủ đề nhánh i:
“ nghề phổ biến quen thuộc ở địa phương”
Thời gian : ( 2 tuần )
từ ngày 23/11 đến ngày 4/12/2009
Yêu cầu:
- Trẻ biết: Công an, công nhân, bác sĩ. May đo, nghề mộc, là những nghề phổ biến, quen thuộc trong xã hội và địa phương.
- Biết phân biệt được 1 số nghề qua trang phục, tên gọi, công việc và sản phẩm của người làm nghề
- Biết nhiệm vụ của công nhân, công an, giáo viên.. là những người giúp đỡ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam cộng đồng: bảo vệ, giữ trật tự xã hội, khám chữa bệnh cho mọi người
- Có tình cảm quí trọng người làm nghề khác nhau
Kế hoạch tuần :
Nội dung
Hoạt động
Đón trẻ
- Cô đón trẻ vào lớp, cô nhắc nhở trẻ cất đồ dùng, nhắc nhở trẻ chào tạm biệt bố mẹ.
- Cô cùng trẻ xem tranh, trò chuyện về công việc của người thân trong gia đình trẻ làm nghề, giáo viên, công an, công nhân.
- Liên hệ bản thân trẻ, lớn lên bé làm nghề gì? Vì sao?
- Giáo dục trẻ biết yêu quí các nghề.
- Thể dục sáng: Hô hấp 5;Tay 1; Chân 2; Bụng 2; Bật 2.
- Điểm danh trẻ đến lớp - Dự báo thời tiết trong ngày.
Hoạt động học
Thứ 2
23/11/2009
Tạo hình:
Xé dán hoa tua.
- Bé làm tranh tặng cô giáo, chú công nhân, chú công an.
- Nghe nhạc: “Cô giáo”
Thứ 3
24/11/2009
Toán:
Xác định vị trí của đồ vật trong không gian so với bản thân trẻ
- Trò chơi: Xem ai nhanh hơn
Thứ 4
25/11/2009
Thể dục:
Chuyền bắt bóng qua đầu
- Trò chơi vận động: Tự tung và bắt bóng
- Bài tập phát triển chung: (Tay 1); Chân 2; Bụng 2; Bật 2.
- Hát vận động bài “Chú công nhân”
Thứ 5
26/11/2009
Âm nhạc:
- Dạy hát và vận động bài: “Chú công nhân”
- Nghe hát: “Em yêu đất mỏ quê em’’
- Trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
- Xem tranh trò chuyện về công việc của cô, chú công nhân
Thứ 6
27/11/2009
Khám phá môi trường xung quanh
Xem tranh- trò chuyện về một số nghề: “ công an, công nhân, dạy học”
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của nghề công an, công nhân, dạy học.
- Trẻ liên hệ về người thân trong gia đình làm nghề giáo viên, công nhân, công an.
- Trò chơi: Nhanh trí nhận và nói đúng tên nghề qua công việc của các nghề.
- Hát vận bài “Chú công nhân”
Nội dung
Hoạt động
Hoạt động ngoài trời
- Đi dạo chơi vườn trường của bé, quan sát vườn rau của bé, chăm sóc rau, cây xanh.
- Vẽ trên sân trường
- Chơi tự do trên sân trường
- Chơi với thiết bị chơi ngoài trời
- Trò chơi vận động: Ném bóng vào chậu, kéo co.
- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vòng
Chơi, hoạt động góc
- Góc tạo hình:
+ Tô màu, xé, cắt dán làm một số đồ dùng, dụng cụ của nghề: Cắt dán ngôi sao trên mũ chú bộ đội, công an, tô màu tranh hình ảnh cô giáo, chú bộ đội , chú công an.
- Góc thư viện
+ Đọc truyện xem tranh về một số nghề
+ Làm sách tranh chuyện về nghề
- Góc xây dựng ghép hình:
+ Xây dựng doanh trại bộ đội, vườn hoa, vườn rau của các chú bộ đội
- Góc khoa học- toán:
+ Phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, chữ nhật.
- Góc đóng vai:
+ Chơi đóng vai: Lớp học của cô giáo, gia đình, bán hàng, bếp ăn của các chú bộ đội.
- Góc âm nhạc
+ Chơi với các nhạc cụ âm nhạc- Nghe nhạc- Hát các bài hát về chủ đề.
Hoạt động chiều
- Ôn lại kiến thức cũ- làm quen kiến thức mới
- Đọc truyện “Món quà của cô giáo”, đọc thơ “Cô và cháu”, “Bé không khóc nữa”
- Xem tranh trò chuyện với trẻ về một số công việc của nghề: cô giáo, công an, bác sĩ. Trẻ kể về công việc của người thân trong gia đình làm nghề giúp đỡ cộng đồng.
- Trò chơi học tập: Hãy đoán xem đó là ai?
- Cô cùng trẻ vệ sinh thu gom rác trong sân trường, phân loại rác.
- Cô cùng trẻ cùng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp, giáo dục trẻ biết yêu quí các sản phẩm.
- Biểu diễn văn nghệ.
- Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần.
Kế hoạch tuần 12
Từ ngày 30/11/09 đến ngày 04/12/09
Nội dung
Hoạt động
Đón trẻ
- Cô đón trẻ vào lớp, cô nhắc nhở trẻ cất đồ dùng, nhắc nhở trẻ chào tạm biệt bố mẹ.
- Cô cùng trẻ xem tranh, trò chuyện về công việc của một số nghề. Cho trẻ nói lên hiểu biết của mình khi bị ốm cần phải đến đâu chữa bệnh và ai là người chữa bệnh cho mình? Một số công việc của bác sĩ, y tá.
- Liên hệ bản thân trẻ, lớn lên bé làm nghề gì? Vì sao?
- Giáo dục trẻ biết yêu quí, kính trọng bác sĩ, y tá
- Thể dục sáng: Hô hấp 6; Tay 3; Chân 4; Bụng 3; Bật 4.
- Điểm danh trẻ đến lớp - Dự báo thời tiết trong ngày.
Hoạt động học
Thứ 2
30/11/2009
Tạo hình:
Vẽ thêm răng cho bé...
- Nghe hát: “Hoa trong vườn”
- Trò chơi : Mũi ,mồn ,tai ...
Thứ 3
1/12/2009
Toán:
Phân biệt dụng cụ theo nghề
- So sánh nhiều hơn, ít hơn giữa hai số lượng.
- Đo cân nặng- chiều cao so với các bạn.
Thứ 4
2/12/2009
Thể dục:
Ném trúng đích nằm ngang
- Bài tập phát triển chung: (Tay 3); Chân 4; Bụng 3; Bật 4.
- Trò chơi vận động: Cáo và thỏ
Thứ 5
3/12/2009
Âm nhạc:
- Dạy hát và vận động bài: “Thật đáng chê”
- Nghe hát: “Cu Tí sún”
- Trò chơi: Ai nhanh nhất.
- Trò chuyện về nghề bác sĩ, y tá.
Thứ 6
4/12/2009
Phát triển ngôn ngữ
Thơ “Làm bác sĩ”
- Kể chuyện theo tranh (tranh bác sĩ, y tá đang khám chữa bệnh)
- Chơi khám bệnh cho búp bê
Nội dung
Hoạt động
Hoạt động ngoài trời
- Cô cùng trẻ xem tranh và trò chuyện về công việc của bác sĩ, y tá, một số đồ dùng, dụng cụ của nghề Bác sĩ.
- Dạo chơi sân trường cô cho trẻ xử lý tình huống: “Nếu như có một bạn nào đó bị đau bụng (ngã chảy máu, chảy máu cam…) thì chúng mình sẽ phải làm gì nhỉ?” Ai sẽ là người chăm sóc bạn ấy.
- Giáo dục trẻ biết tự chăm sóc sức khoẻ cho mình.
- Chơi trò chơi vận động: Cáo và thỏ, Thi chạy nhanh
- Chơi tự do.
Chơi, hoạt động góc
- Góc tạo hình:
+ Nặn đồ dùng của bác sĩ, y tá: ống nghe, viên thuốc, đo nhiệt độ+ Vẽ, tô màu, cắt dán tranh các đồ dùng dụng cụ theo nghề
+ Vẽ bác sĩ, cô giáo, bác cấp dỡng+ Tô màu quần áo, trang phục các nghề.
- Góc thư viện
+ Đọc truyện xem tranh về một số nghề
+ Làm sách tranh chuyện về nghề (cô giáo, bác sĩ, bác cấp dưỡng..)
- Góc xây dựng ghép hình:
+ Xây dựng bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển,vườn hoa trong bệnh viện
- Góc khoa học- toán:
+ Chơi với các chữ số, phân loại tranh theo nghề
+ Chơi nối tranh với các dụng cụ, đồ dùng phù hợp với các nghề
- Góc đóng vai:
+ Chơi đóng vai bác sĩ, y tá khám bệnh
+ Đóng vai những người làm việc trong bệnh viện , nhà bếp cửa hàng ăn uống.
- Góc âm nhạc
+ Chơi với các nhạc cụ âm nhạc- Nghe nhạc- Hát các bài hát về chủ đề.
Hoạt động chiều
- Ôn lại kiến thức cũ- làm quen kiến thức mới
- Trò chuyện với trẻ về những điều mà trẻ biết về công việc của bác sĩ, y tá ở bệnh viện.
- Cô cùng trẻ làm một số sản phẩm tự tạo như: túi cứu thương, ống nghe, nhiệt độ.
- Trẻ phân biệt được một số nghề qua trang phục, tên gọi, công việc, và sản phẩm của người làm nghề.
- Cô cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích
- Cô cùng trẻ cùng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp, giáo dục trẻ biết yêu quí các sản phẩm.
- Biểu diễn văn nghệ.
- Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần.
Tuần 13- chủ đề nhánh II: “ nghề sản xuất”
Thời gian : ( 1 tuần )
từ ngày 7/12.đến ngày 11/12/2009
Yêu cầu:
- Trẻ biết nghề sản xuất làm ra 1 số sản phẩm dùng trong xã hội
- Biết công nhân, nông dân là những người làm nghề sản xuất,làm ra 1 số sản phẩm dùng trong xã hội
- Biết sản phẩm của nghề
Kế hoạch tuần :
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ
* Đón Trẻ :
- Cho trẻ xem tranh ảnh băng hình về chú công nhân.
- Trò chuyện về công việc của các cô chú công nhân, nông dân
- Chơi theo ý thích
* Thể dục sáng: Hô hấp: 5, Tay: 6, Chân : 3, Bụng:5, Bật: 3
* Điểm danh
Hoạt động học tập
Thứ 2 ngày 7/12
* Tạo hình: vẽ theo ý thích
- Vẽ dụng cụ sản phẩm của một số nghề
- Tô màu: Quần áo trang phục đặc trưng theo nghề
- Hát: bé làm bao nhiêu nghề
Thứ 3 ngày 8/12
* Làm quen với toán: Củng cố đếm số lượng trong phạm vi 4. Nhận biết số 4
- Đếm các dụng cụ, sản phẩm theo các nghề
- So sánh về kích thước của các dụng cụ theo các nghề
- Chơi trò chơi: Ai đoán giỏi
Thứ 4 ngày .9/12
* Đọc thơ: Chiếc cầu mới
- Nghe Kể chuyện: Ba anh em
- Hát: Cháu yêu chú công nhân
Thứ 5 ngày 10/12
Âm nhạc:
- Tập hát và vận động “Lớn lên cháu lái máy cày”
- Nghe hát: Hạt gạo làng ta
- Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
- Tô màu các sản phẩm của nghề nông (ngô, khoai, sắn…)
Thứ 6 ngày .11/12
* Khám phá khoa học: Trò chuyện với trẻ về công việc của Bác thợ xây
- Xem tranh, truyện tranh giới thiệu về nghề
- Trò chuyện, đàm thoại về một số đặc điểm nổi bật chính của nghề
- Chơi trò chơi: Ai đoán giỏi
Hoạt động ngoài Trời
- Quan sát thời tiết, 1 số dụng cụ của cô bác công nhân, bác làm vườn, quan sát vườn rau...
- Ôn luyện những bài thơ, bài hát trong chủ đề
- Trò chơi vận động: mô phỏng bắt chước
- Nhặt lá, hoa về làm đồ chơi
- Chơi tự do
Hoạt động góc
* Góc phận vai: Bác thợ may, bác thợ xây...
- Chơi gia đình, bán hàng..
- Góc chơi xây dựng :Xây trang trại chăn nuôi, khu tập thể
* Góc tạo hình :
- Vẽ, nặn, xé dán dụng cụ một số nghề
- Làm dụng cụ một số nghề bằng các nguyên liệu khác nhau
* Góc Âm nhạc :
- Hát múa các bài hát theo chủ đề
- Làm một số dụng cụ âm nhạc
- * Góc sách truyện:
- Xem tranh ảnh một số nghề
- Làm sách về một số nghề trẻ thích
* Góc khoa học- thiên nhiên:
- Chơi in các hình về dụng cụ một số nghề trên cát
- Chăm sóc cây xanh
- Tập pha màu nước
Hoạt động chiều
- Ôn luyện các bài thơ, bài đồng dao, bài hát về chủ đề
- Tập làm thao tác một số nghề
- Chơi trò chơi: chạy nhanh lấy đúng
- Sắp xếp đồ chơi gọn gàng ngăn nắp
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
Tuần 14 - Chủ đề nhánh 3: Nghề dịch vụ
Thời gian ( 1 tuần)
từ ngày.14/12 đến ngày 18/12/12/2009
Yêu cầu:
- Trẻ biết nghề dịch vụ là nghề làm các công việc phục vụ cho nhu cầu của cn người
- Biết những người bán hàng, làm may, hướng dẫn viên du lịch là những người làm nghề dịch vụ, phục vụ cho đời sống con người
- Biết ý nghĩa của nghề
Kế hoạch tuần :
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ
* Đón Trẻ :
- Đàm thoại với trẻ về chủ đề – trẻ kể công việc của bác thợ may, hướng dẫn viên, bán hàng..
- Biết một số những đồ dùng cần thiết cho những nghề đó
* Thể dục sáng: Hô hấp: 1, Tay: 1, Chân: 1, Bụng: 2, Bật: 1
* Điểm danh
Hoạt động học tập
Thứ 2 ngày 14/12
* Tạo hình : Cắt dán quần áo
- Đàm thoại về côngviệc của bác thợ may
- Nhận xét về các sản phẩm của nghề may
- Trò chơi: Đóng vai người thợ may
Thứ 3 ngày .15/12
* Làm quen với toán: Dạy trẻ thêm bớt so sánh tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4
- Cách đo quần áo
- Chơi trò chơi: Mẩu vải nào khô trước
Thứ 4 ngày 16/12
-*Vận động :
+ BTPTC : tay 1 ; chân 1 ; bụng 2 ; bật 1
+ vận động: ném xa bằng 2 tay -chạy nhanh nhặt bóng
+ Trò chơi: chốn tìm
Thứ 5 ngày 17/12
*Âm nhạc : Dạy hát + vận động : Cháu yêu cô thợ dệt
- Nghe hát: Bác đưa thư vui tính
- Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh
Thứ 6 ngày 18/12
* Khám phá khoa học: Trò chuyện về công việc của bác thợ may
- Cho trẻ xem băng hình về công việc của bác thợ may
- Trò chuyện - đàm thoại về một số đặc điểm nổi bật của nghề : Sản phẩm, công việc , dụng cụ ..
Chơi trò chơi : Tập làm bác thợ may
Hoạt động ngoài Trời
- Quan sát công việc của bác thợ may, quan sát sản phẩm của nghề may, 1 số dụng cụ của một số nghề
- Ôn luyện những bài thơ, bài hát về chủ đề
- Trò chơi: Người đưa thư, cửa hàng bán hoa
- Chơi tự do theo ý thích
Hoạt động góc
* Góc phận vai:
- Chơi đóng vai người bán hàng, siêu thị,đóng vai thợ làm đầu, cắt tóc, hướng dẫn viên du lịch, bác thợ may.
* Góc chơi xây dựng :Xây siêu thị chợ, lắp ghép sản phẩm của một số nghề
* Góc tạo hình :
- Vẽ, nặn, xé dán sản phẩm một số nghề
- Cắt dán quần áo
- Tạo những Abum ảnh về các danh lam thắng cảnh phục vụ cho nghề hướng dẫn viên du lịch
* Góc Âm nhạc :
- Hát và minh hoạ những bài hát về chủ đề: Cháu yêu cô thợ dệt , Bác đưa thư vui tính,..
- Làm một số đồ chơi âm nhạc và chơi cùng những đồ chơi đó : Trống lắc; xúc xắc.
- * Góc sách truyện:
- Xem tranh ảnh sách truyện về một số nghề
- Vẽ làm sách về các nghề công việc sản phẩm , dụng cụ.
* Góc khoa học- thiên nhiên: _
- Làm chìm một vật đang nổi( cho trẻ quan sát và nhận xét hiện tượng khi thực hiện )
- Chơi với cát: Tạo các sản phẩm các nghề trên cát
Vệ sinh lau lá cây
Hoạt động chiều
- Cho trẻ xem băng hình về một số nghề - nhận xét về những hình ảnh trẻ được xem
- Sắp xếp đồ chơi - tạo gói bán hàng , làm siêu thị , cửa hàng
- Chơi trò chơi: Tập làm hướng dẫn viên du lịch
- Chơi tự do theo ý thích
- Nhận xét tuyên dương
Tuần 15 - Chủ đề nhánh 4:
Ngày 22/12 ngày hội của các chú bộ đội
Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ ngày 21/12/09 đến ngày 25/12/09
1. Mục đích yêu cầu
- Biết ngày 22/12 là ngày tết của các chú bộ đội
- Biết một số nhiệm vụ, nơi đóng quân, trang phục, đồ dùng của các chú bộ đội
- Trẻ biết yêu quí, kính trọng, biết ơn các chú bộ đội
2. Kế hoạch tuần
Nội dung
Hoạt động
Đón trẻ
- Cô đón trẻ vào lớp, cô nhắc nhở trẻ cất đồ dùng, nhắc nhở trẻ chào tạm biệt bố mẹ.
- Cô cho trẻ nghe nhạc các bài hát về chú bộ đội.
- Xem tranh và trò chuyện với trẻ về công việc của chú bộ đội, trẻ kể về người thân trong gia đình có ai làm bộ đội? Tình cảm của trẻ đối với các chú
- Cô nói cho trẻ biết ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 cho trẻ biết. Cô cùng trẻ trang trí lớp học, làm cờ hoa, biểu diễn chào mừng ngày tết của các chú bộ đội.
- Thể dục sáng: Hô hấp 6; Tay 5; Chân 4; Bụng 3; Bật 4.
- Điểm danh trẻ đến lớp
- Dự báo thời tiết trong ngày.
Hoạt động học
Thứ 2
21/12/2009
Tạo hình:
Làm bưu thiếp tặng chú bộ đội nhân ngày 22/12
- Hát vận động: Vai chú mang súng
Thứ 3
22/12/2009
Thể dục:
Đi bước qua dây (gậy) để sát đất, đập bóng xuống sàn nhà và bắt bóng (Rèn luyện như chú bộ đội)
- Bài tập PCT: (Tay 3; Chân 4); Bụng 3; Bật 4.
- Hát vận động bài “Chú bộ đội”
Thứ 4
23/12/2009
Âm nhạc:
- Dạy hát và vận động bài: “Chú bộ đội”
- Nghe hát: “Bác Hồ Người cho em tất cả”
- Trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
- Xem tranh trò chuyện về công việc của chú bộ đ
Thứ 5
25/12/2009
Toán:
Dạy trẻ phân biệt hình tròn với hình vuông; hình tam giác hình chữ nhật
- Trò chơi: Ghép đúng hình ban đầu
Thứ 6
26/12/2009
Phát triển ngôn ngữ
- Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”
- Kể tên một số đồ dùng dụng cụ của các chú bộ đội
- Vẽ quà tặng chú bộ đội nhân ngày 22/12
Nội dung
Hoạt động
Hoạt động ngoài trời
- Đi dạo chơi vườn trường của bé, quan sát vườn rau của bé, chăm sóc rau, cây xanh.
- Vẽ trên sân trường
- Chơi tự do trên sân trường
- Hát vận động: “Vai chú mang súng”
- Chơi với thiết bị chơi ngoài trời
- Trò chơi vận động: Ném bóng vào chậu, kéo co.
Chơi, hoạt động góc
- Góc tạo hình:
+ Tô màu, xé, cắt dán làm một số đồ dùng, dụng cụ của nghề: Cắt dán ngôi sao trên mũ chú bộ đội, công an, tô màu tranh hình ảnh cô giáo, chú bộ đội , chú công an.
+ Làm bưu thiếp tặng chú bộ đội
- Góc thư viện
+ Đọc truyện xem tranh về một số nghề
+ Làm sách tranh chuyện về nghề
- Góc xây dựng ghép hình:
+ Xây dựng doanh trại bộ đội, vườn hoa, vườn rau của các chú bộ đội
- Góc khoa học- toán:
+ Phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, chữ nhật.
- Góc đóng vai:
+ Chơi đóng vai: Chú bộ đội duyệt binh. Lớp học của cô giáo, gia đình, bán hàng, bếp ăn của các chú bộ đội.
- Góc âm nhạc
+ Chơi với các nhạc cụ âm nhạc- Nghe nhạc- Hát các bài hát về chủ đề.
Hoạt động chiều
- Cô cùng trẻ trang trí lớp học tạo không khí tưng bừng chuẩn bị đón ngày 22/12 ngatỳ tết của các chú bộ đội
- Trẻ thể hiện tình cảm, tâm sự của mình lớn lên sẽ làm nghề gì?
- Tập các tiết mục văn nghệ đặc sắc để chào mừng
- Làm cờ hoa trang trí
- Biểu gdiễn văn nghệ chào mừng ngày 22/12 ngày tết của các chú bộ đội
- Cô cùng trẻ vệ sinh thu gom rác trong sân trường, phân loại rác.
- Cô cùng trẻ cùng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp, giáo dục trẻ biết yêu quí các sản phẩm.
- Biểu diễn văn nghệ. - Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần.
File đính kèm:
- ke hoach nghe nghiep45 T.doc