Kế hoạch chủ đề 4: Nghề nghiệp (thời gian: 6 tuần)

I MỤC TIÊU :

1. Phát triển thể chất :

*Dinh dưỡng- sức khoẻ:

- Biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người ( cần ăn uống đầy đủ để có sức khoẻ tốt.)

- Biết làm tốt một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.

- Nhận biết và tránh một số nơi lao động, một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm

* Vận động:

- Có kỹ năng và giữ thăng bằng trong một số vận động: đi khuỵ gối chạy nhanh, bật nhảy, bò, trườn phối hợp nhịp nhàng, có thể thực hiện mô phỏng một số hành động thao tác trong lao động của một số nghề.

2. Phát triển nhận thức :

- Biết trong xã hội có nhiều nghề, ích l ợi của các nghề đối với đời sống con người

- Phân biệt được một số nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật.

- Phân loại dụng cụ, sản phẩm của một số nghề

- Biết đo và so sánh bằng các đơn vị đo khác nhau ( một số sản phẩm)

3. Phát triển ngôn ngữ :

- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu những nhận xét về một số nghề phổ biến và nghề truyền thống của địa phương ( tên dụng cụ, sản phẩm, ích lợi)

- Biết một số từ mới về nghề, có thể nói câu dài, kể chuyện vè một số

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch chủ đề 4: Nghề nghiệp (thời gian: 6 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch chủ đề 4 :nghề nghiệp Thời gian : ( 6 tuần ) từ ngày 23/11/2009 .đến ngày 01/01/2010 I Mục tiêu : 1. Phát triển thể chất : *Dinh dưỡng- sức khoẻ: - Biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người ( cần ăn uống đầy đủ để có sức khoẻ tốt...) - Biết làm tốt một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày. - Nhận biết và tránh một số nơi lao động, một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm * Vận động: - Có kỹ năng và giữ thăng bằng trong một số vận động: đi khuỵ gối chạy nhanh, bật nhảy, bò, trườn phối hợp nhịp nhàng, có thể thực hiện mô phỏng một số hành động thao tác trong lao động của một số nghề. 2. Phát triển nhận thức : - Biết trong xã hội có nhiều nghề, ích l ợi của các nghề đối với đời sống con người - Phân biệt được một số nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật. - Phân loại dụng cụ, sản phẩm của một số nghề - Biết đo và so sánh bằng các đơn vị đo khác nhau ( một số sản phẩm) 3. Phát triển ngôn ngữ : - Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu những nhận xét về một số nghề phổ biến và nghề truyền thống của địa phương ( tên dụng cụ, sản phẩm, ích lợi) - Biết một số từ mới về nghề, có thể nói câu dài, kể chuyện vè một số nghề gần gũi quen thuộc 4. Phát triển tình cảm -xã hội : - Biết mọi nghề đều có ích cho xã hội, đều đáng quý, đáng trân trọng - Biết yêu quý người lao động - Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động 5. Phát triển thẩm mĩ - Biết hát và vận động theo nhạc một số bài hát về nghề nghiệp - Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm đa dạng về các nghề. II / Mạng nội dung- - Bán hàng - Thợ may - Thợ làm đầu - Lái xe - Lái tàu - Phi công - - Thợ mộc - Thơ xây - Kiến trúc sư -Nông dân - Công nhân - Đầu bếp Xây dựng Dịch vụ Sản xuất Nghề nghiệp Chăm sóc sức khoẻ Giúp đỡ cộng đồng - Cảnh sát - Bộ đội - Giáo viên - Người đưa thư - Bác sĩ - Y tá Ngày 22/12 ngày hội của các chú bộ đội - Trẻ biết được ngày 22/12 là ngày hội của các chú bộ đội. - Trang trí cờ, hoa, băng zôn chào mừng ngày hội của các chú bộ đội - Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. 3. Mạng hoạt động : *Tạo hình : - Vẽ, nặn , xé dán xếp hình một số hình ảnh,dụng cụ, đồ dùng của nghề - làm đồ chơi, đồ dùng dụng cụ của một số nghề -* Âm nhạc: Dạy hát vận động: Cháu yêu cô chú công nhân, Cháu thương chú bộ đội, Cháu yêu cô thợ dệt - Nghe hát : Màu áo chú bộ đội, Bác đưa thư vui tính - Trò chơi: Bao nhiêu bạn hát, Tai ai tinh - Đọc các bài thơ về nghề nghiệp: Chiếc cầu mới, Bé làm bao nhiêu nghề .. - Nghe kể chuyện: người làm vườn và các con trai. - Cho trẻ kể chuyện theo tranh về một số nghề quen thuộc *làm quen với toán : - Dạy trẻ tạo thành nhóm đồ vật theo kích thước, hình dạng - Dạy trẻ gọi tên hình vuông, hình tam giác, chữ nhật, tròn - Ghép đôi tương ứng 1-1 các dụng cụ theo nghề. - Chơi trò chơi : Bánh xe quay -* Khám phá khoa học: Tìm hiểu về công việc của Bác sĩ , y tá, thợ xây, thợ may, dạy học + Trẻ biết được tên gọi, dụng cụ, vai trò, ý nghĩa của một số nghề trong xã hội. - Tham quan nơi làm việc để biết về công việc một số nghề nghề nghiệp Phát triển ngôn ngữ Phát triển nhận thức Phát triển tình cảm XH Phát triển thẩm mỹ Phát triển thể chất * Dinh dưỡng- sức khoẻ - Tập chế biến một số thức ăn, đồ uống - Tập luyện 1 số kỹ năng vệ sinh cá nhân - Trò chuyện thảo luận về 1 số hành động có thể gây nguy hiểm khi vào nơi lao động – sản xuất. * Vận động : - Ném bóng ,chuyền bóng - Đi trên ghế tập thể dục -đầu đội túi cát - Ném trúng đích - Trò chơi vận động: Trốn tìm, thực hiện mô phỏng một số hành động thao tác trong lao động của nghề - Trẻ biết yêu quí các thành viên trong gia đình. Quan tâm tới gia đình, kính trọng người lớn, nhường nhịn các em nhỏ - Biết trang trí dọn dẹp cho ngôi nhà của mình sạch sẽ - Biết giữ gìn và sử dụng hợp lí các đồ dùng trong gia đình - Chơi trò chơi: người đầu bếp giỏi Chủ đề nhánh 1: Nghề xây dựng Thời gian thực hiện:1 tuần Từ ngày 23/11/2009 đến ngày 27/11/2009 1.Yêu cầu: - Trẻ biết một số nghề tạo ta các công trình xây dựng: Thợ xây, thợ mộc.. - Trẻ biết một số công việc chính của nghề thợ xây, thợ mộc.. - Biết được một số dụng cụ lao động của nghề.Biết sản phẩm của nghề. - Trẻ biết yêu quý người công nhân xây dựng, yêu quý nghề xây dựng. 2. Kế hoạch tuần: Nội dung Hoạt động Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp, nhắc nhở trẻ chào tạm biệt bố mẹ, trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ của trẻ ở nhà. - Trò chuyện với trẻ cho trẻ kể về công việc, nghề nghiệp của bố, mẹ mình cho cô và các bạn cùng nghe. Cô hỏi trẻ gia đình bạn nào có bố , mẹ, người thân làm nghề xây dựng? Nghề xây dựng là làm những công việc gì…. - Cho trẻ xem tranh về các công trình xây dựng và trò chuyện với trẻ về công trình đó - Hỏi trẻ lớn lên con thích làm nghề gì? Vì sao? - Cho trẻ chơi ở các góc ( chơi những trò chôi theo chủ đề) - Thể dục sáng: Hụ hấp2, tay 4, chân1, bung3, bật1 - Điểm danh trẻ đến lớp - Dự báo thời tiết trong ngày. Hoạt động học Thứ 2 23/11/2009 Thể dục: - Bò cao - Trò chơi: “Đuổi bóng” - Bài tập phát triển chung: Tay4, chõn 1, (bụng3), bật1 - Hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” Thứ 3 24/11/2009 - Tạo hình: - Dán ngôi nhà - Trò chuyện về ngôi nhà mà trẻ nhìn thấy (Đếm số tầng nhà) - Nhận biết hình. Thứ 4 25/11/2009 Âm nhạc: - Tập hát và vận động “Cháu yêu cô chú công nhân” - Nghe hát: Lý Hoài Nam - Trò chơi âm nhạc: “Ai đoán giỏi” - Tô màu tranh ngôi nhà Thứ 5 26/11/2009 Phát triển ngôn ngữ - Truyện: “Ba chú Heo con” - Hát: “Nhà của tôi” Thứ 6 27/11/2009 Khám phá môi trường xung quanh - Tìm hiểu công việc của nghề xây dựng + Kể tên các sản phẩm của nghề xây dựng, các đồ dùng - Đọc thơ “Chiếc cầu mới”: - Chơi trò chơi: Lắp ráp nhà Nội dung Hoạt động Hoạt động ngoài trời - Nhặt lá vàng rơi, - Quan sát các khu nhà xung quanh (Nhà một tầng, nhà nhiều tầng, nhà mái bằng, nhà mái ngói…) và một số công trình xây dựng - Chơi tự do (với cát, nước) vẽ trên sân, - Chơi trò chơi “Tìm đúng nhà” - Đọc thơ: “Chiếc cầu mới” Chơi, hoạt động góc - Góc tạo hình: + Tô màu, cắt xé dán: Làm một số đồ dùng, sản phẩm của nghề xây dựng: Cái cầu, cái nhà, cái cửa sổ, trường học… - Tô tranh về các nghề. - Góc thư viện + Đọc truyện xem tranh về một số nghề - Góc xây dựng ghép hình: Xây dựng trường học, vườn hoa công viên, xây nhà , cầu... - Góc khoa học- toán: + So sánh nhà cao- thấp - Góc đóng vai: + Chơi đóng vai cô chú công nhân xây dựng, thợ mộc, gia đình, bán hàng. - Góc âm nhạc: + Múa hát, biểu diễn các bài về chủ đề Hoạt động chiều - Cô cùng trẻ trò chuyện về công việc của những người thân trong gia đình trẻ. - Trẻ kể về sản phẩm mà người thân mình làm ra - Cho trẻ chơi ở các góc hoạt động - Cho trẻ chơi các trò chơi vận động- trò chơi học tập: Tìm đúng nhà, tung bóng, xếp hình - Cô cùng trẻ cùng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp gọn gàng ngăn nắp, giáo dục trẻ biết yêu quí các sản phẩm. - Biểu diễn văn nghệ. - Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần. Chủ đề nhánh 2: Nghề giúp đỡ cộng đồng Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ ngày 30/11/2009 đến ngày 04/11/2009 1.Yêu cầu: - Trẻ biết các chú công an, cảnh sát..là những người luôn giúp đỡ mọi người trong xã hội. - Biết một số công việc của các cô chú công an, cảnh sát.. - Trang phục của các cô chú công an, cảnh sát.. - Trẻ biết ơn, yêu quý các co chú công an, ảnh sát . Mong muốn trở thành các cô chú công an, cảnh sát, cô giáo trong tương lai 2. Kế hoạch tuần Nội dung Hoạt động Đón trẻ - Cô đón trẻ vào lớp, cô nhắc nhở trẻ cất đồ dùng, nhắc nhở trẻ chào tạm biệt bố mẹ. - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp, ở nhà. - Cô cùng trẻ xem tranh về giáo viên, bộ đội, công an.., trò chuyện về công việc của người thân trong gia đình trẻ làm nghề, giáo viên, công an, bộ đội. - Liên hệ bản thân trẻ, lớn lên bé làm nghề gì? Vì sao? - Giáo dục trẻ biết yêu quí các nghề. - Thể dục sáng: Hô hấp3, tay5, chân1, bụng2, bật2 - Điểm danh trẻ đến lớp - Dự báo thời tiết trong ngày. Hoạt động học Thứ 2 30/11/2009 Thể dục: - Trườn xấp - Đập bóng - BTPTC: (Tay 4), chân 1,( bụng4), bật 2 - Hát bài “Chú bộ đội” Thứ 3 01/12/2009 Tạo hình: - Dán hoa tặng cô giáo, chú bộ đội, chú công an - Bé làm tranh tặng cô giáo, chú bộ đội, chú công an. Hát : “Cháu thương chú bộ đội” - Đếm số hoa- nhận biết màu sắc. Thứ 4 2/12/2009 Toán: - Ôn , phân biệt tay phải, tay trái của bé. - Vận động: “ Chú bộ đội’’ Thứ 5 3/12/2009 Phát triển ngôn ngữ - Thơ: “ Xe chữa cháy” - Trò chuyện với trẻ về công việc của người thân làm nghề công an, bộ đội.. - Hát: “Bác đưa thư vui tính” Thứ 6 4/12/2009 Khám phá môi trường xung quanh - Xem tranh- trò chuyện về một số nghề công an, bộ đội, dạy học. - Trẻ liên hệ về người thân trong gia đình làm nghề giáo viên, bộ đội, công an. - Hát vận động bài “Chú bộ đội” Nội dung Hoạt động Hoạt động ngoài trời - Đi dạo chơi vườn trường của bé, quan sát vườn rau của bé, chăm sóc rau, cây xanh. - Vẽ trên sân trường - Chơi tự do trên sân trường - Chơi với thiết bị chơi ngoài trời - Trò chơi vận động: “Tung bóng”, kéo co. - Trò chơi dân gian: ‘Kéo cưa lừa xẻ” Chơi, hoạt động góc - Góc tạo hình: + Tô màu, xé, cắt dán làm một số đồ dùng, dụng cụ của nghề: Cắt dán ngôi sao trên mũ chú bộ đội, công an, tô màu tranh hình ảnh cô giáo, chú bộ đội , chú công an. - Góc thư viện + Đọc truyện xem tranh về một số nghề + Làm sách tranh chuyện về nghề - Góc xây dựng ghép hình: + Xây dựng doanh trại bộ đội, vườn hoa, vườn rau của các chú bộ đội - Góc khoa học- toán: + Phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, chữ nhật. - Góc đóng vai: + Chơi đóng vai: Lớp học của cô giáo, gia đình, bán hàng, bếp ăn của các chú bộ đội. - Góc âm nhạc + Chơi với các nhạc cụ âm nhạc- Nghe nhạc- Hát các bài hát về chủ đề Hoạt động chiều - Ôn các kiến thức cũ- làm quen kiến thức mới. - đoc thơ: “Xe chữa cháy”, “Cô giáo của con”. - Hát- vận động: “Làm chú bộ đội”, “Cô giáo”. - Trò chơi vận động- trò chơi học tập: “tung bóng”, “Ai đoán đúng”, “Xếp hình”. - Trò chuyện cùng trẻ về công việc, nhiệm vụ của các chú bộ đội, công an, cô giáo, giáo dục trẻ biết yêu quý , biết ơn , kính trọng mọi người . - Biểu diễn văn nghệ về chủ đề. - Chơi tự do ở các góc. - Nêu gương cuối tuần. - Vệ sinh cá nhân cho trẻ và cho tre ra về Chủ đề nhánh 3: Nghề Sản xuất Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ ngày 07/12/2009 đến ngày 11/12/2009 1.Yêu cầu: - Trẻ biết các cô chú công nhân, đầu bếp, nông dân…là những người làm nghề sản ing. Nghể sản xuất là nghề tạo ra các sản phẩm phục vụ sinh hoạt của con người. - Biết một số sản phẩm của nghề: Lúa, gạo, rau, đồ ing… - Biết nơi làm việc của các cô chú công nhân, nông dân, công việc của các cô chú. - Biết yêu quý các cô chú công nhân, nông dân…và mong muốn sau này trở thành các cô chú công nhân. 2. Kế hoạch tuần i Nội dung Hoạt động Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp, nhắc nhở trẻ chào tạm biệt bố mẹ, trao đổi với phụ huynh về sức khoẻ của trẻ ở nhà. - Đầu tuần cô cùng trẻ sắp xếp đồ dùng đồ chơi, dọn dẹp lớp học, tưới cây… - Trò chuyện với trẻ cho trẻ kể về công việc, nghề nghiệp của bố, mẹ mình cho cô và các bạn cùng nghe. Cô hỏi trẻ gia đình bạn nào có bố , mẹ, người thân làm nghề công nhân? Nghề nông dân? nghề cấp dưỡng (đầu bếp)và làm việc ở đâu? - Hỏi trẻ lớn lên con thích làm nghề gì? Vì sao? - Thể dục sáng: Hô hấp4, tay2, chân1, bụng 3, bật1 - Điểm danh trẻ đến lớp - Dự báo thời tiết trong ngày. Hoạt động học Thứ 2 7/12/2009 Thể dục: - Ném xa. - Chạy 10m - Bài tập phát triển chung: (Tay2, chân1), bụng3, bật1 - Tô màu sản phẩm của nghề. Thứ 3 8/12/2009 Tạo hình: Bé tập làm đầu bếp - Nặn những chiếc bánh mà bé thích - Bày đĩa bánh tổ chức sinh nhật Búp bê - Đếm số lượng bánh. - Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Thứ 4 9/12/2009 Âm nhạc: - Tập hát và vận động “Chiếc khăn tay” - Nghe hát: Hạt gạo làng ta - Trò chơi âm nhạc: “Ai đoán giỏi” - Trẻ kể về một số sản phẩm của nghề nông. - Tô tranh các sản phẩm của nghề. Thứ 5 10/12/2009 Phát triển ngôn ngữ - Thơ: “Cái bát xinh xinh” - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm lao động. - Tô màu đồ dùng để ăn. Trò chơi: “Bé là người đầu bếp giỏi” Thứ 6 11/12/2009 Khám phá môi trường xung quanh - Xem tranh tìm hiểu về nghề sản xuất. Nông dân, công nhân, đầu bếp - Tìm hiểu về công việc, nơi làm việc, dụng cụ, sản phẩm của mỗi nghề, ích lợi của nghề đó đối với đời sống con người. -Trò chơi: “ Chuẩn bị bữa ăn". - Đọc thơ: ‘Cái bát xinh xinh” Nội dung Hoạt động Hoạt động ngoài trời - Quan sát thời tiết, - Quan sát một số loại rau trong trường - Thăm quan bếp xem bác cấp dưỡng nấu món ăn gì hôm nay? - Đọc thơ “Cái bát xinh xinh” - Chơi trò chơi “Người làm vườn” - Trò chơi vận động: Thi ai nhanh - Vẽ tự do trên sân trường. - Đọc đồng dao: ‘Kéo cưa lừa xẻ”, “Nu na nu nống” Chơi, hoạt động góc - Góc tạo hình: + Tô màu, cắt xé dán: Làm một số đồ dùng, sản phẩm của nghề sản xuất: - Góc thư viện + Đọc truyện xem tranh về một số nghề - Góc xây dựng ghép hình: Xây dựng trường học, vườn hoa công viên - Góc khoa học- toán: + Phân loại một số sản phẩm theo nghề - Góc đóng vai: + Chơi người đầu bếp giỏi, bé tập làm nội trợ, Mẹ con, bán hàng - Góc âm nhạc + Múa hát, biểu diễn các bài về chủ đề. Hoạt động chiều - Ôn lại kiến thức cũ- làm quen kiến thức mới - Xem tranh trò chuyện với trẻ về các nghề sản xuất: nông dân, công nhân, đầu bếp. - Trẻ kể về sản phẩm mà các nghề đó làm ra, ích lợi của nghề đó trong xã hội. - Chơi các trò chơi học tập, trò chơi vận động: “Tung bóng”, “Ai đoán đúng”… - Ôn thơ: “Cái bát xinh xinh”. - Ôn hát- múa : “Chiếc khăn tay” - Cho trẻ chơi ở các góc hoạt động - Cô cùng trẻ cùng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp gọn gàng ngăn lắp, giáo dục trẻ biết yêu quí các sản phẩm. - Biểu diễn văn nghệ những bài hát về chủ đề. - Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần. - Chuẩn bị cho trẻ ra về. Chủ đề nhánh 4: Nghề dich vụ Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ ngày 14/12/2009 đến ngày 18/12/2009 1.Yêu cầu: - Trẻ biết nghề dịch vụ là những người bán hàng, thợ làm đầu, thợ may… - Trẻ biết công việc, thái độ của người bán hàng, thợ may, thợ làm đầu.. - Biết nơi làm việc của người bán hàng, thợ may, làm đầu. - Trẻ biết sản phẩm của nghề thợ may. - Biết yêu quý những người làm nghề dịch vụ. 3. Kế hoạch tuần : Nội dung Hoạt động Đón trẻ - Cô giáo đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở nhà. Nhắc nhở trẻ chào tạm biệt bố mẹ. - Cô cho trẻ kể về người thân trong gia đình làm nghề “bán hàng”, “Nghề may”, “Nghề làm đầu”. Kể về một số công vịêc đồ dùng của nghề bán hàng, làm đầu, nghề may. - Cô cùng trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các góc.cho trẻ vào góc chơi những trò chơi theo chủ đề - Thể dục sáng: Hụ hấp2, tay4, chõn2, bụng1, bật1 - Điểm danh trẻ đến lớp - Dự báo thời tiết trong ngày. Hoạt động học Thứ 2 14/12/2009 Thể dục: - Đi theo đường hẹp. - Bò thấp - BTPTC: (Tay4, chân2), bụng1, bật1 - Nhận biết rộng hơn- hẹp hơn. Thứ 3 15/12/2009 - Khám phá môi trường xung quanh - Xem tranh ảnh- Trò chuyện để làm quen với một số đặc điểm của nghề dịch vụ.( Thợ may) - Trẻ biết được một số công việc, đồ dùng, sản phẩm của nghề may. - Trò chơi: Cửa hàng quần áo - Nghe hát: ‘Xe chỉ luồn kim” Thứ 4 16/12/2009 Toán: - Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng của hai nhóm đối tượng.Sử dụng đúng từ nhiều hơn- ít hơn. - Trò chơi: “Ai nói đúng” - Hát: “Cháu yêu cô thợ dệt” Thứ 5 17/12/2009 Âm nhạc: - Dạy hát và vận động bài: “Cháu yêu cô thợ dệt” - Nghe hát Xe chỉ luồn kim - Trò chơi: “Ai đoán giỏi” - Tô màu sản phẩm của nghề may. Thứ 6 18/12/2009 Phát triển ngôn ngữ - Truyện “Bác cấp dưỡng” - Trò chuyện về thái độ của người bán hàng. - Trò chơi: “Đi mua sắm” Nội dung Hoạt động Hoạt động ngoài trời - Quan sát thời tiết, Quan sát cây xanh ở sân trường, chơi đồ chơi ngoài trời - Nghe kể chuyện: “Cửa hàng rau của Heo con”, đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”, hát “Cháu yêu cô thơ dệt” - Chơi trò chơi vận động: “Lăn bóng”, “Thi xem tổ nào nhanh” - Đọc đồng dao: “Rềnh rềnh- ràng ràng”, “Tay đẹp” - Làm đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên - Vẽ tự do trên sân trừơng Chơi, hoạt động góc - Góc tạo hình: + Tô màu tranh về đồ dùng, dụng cụ của nghề, cắt xé dán sản phẩm của nghề dịch vụ: Quần áo, giầy, mũ. - Góc thư viện + Đọc truyện xem tranh về một số nghề + Làm sách tranh chuyện về nghề - Góc xây dựng ghép hình: + Xếp cửa hàng, siêu thị. - Góc khoa học- toán: + Phân loại một số sản phẩm theo nghề - Góc đóng vai: + Chơi đóng vai: Bán hàng, thợ làm đầu, thợ may, mẹ con - Góc âm nhạc + Múa hát, biểu diễn các bài về chủ đề nghề nghiệp. Hoạt động chiều - Ôn lại kiến thức cũ- làm quen kiến thức mới - Kể truyện “Cửa hàng của chú Heo con”, đọc đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng”. - Hát ; ‘Cháu yêu cô thợ dệt” - Giải một số câu đố về nghề - Trò chơi: đi siêu thị, Cửa hàng quần áo, tung bóng - Cho trẻ chơi ở các góc hoạt động - Cô cùng trẻ cùng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp gọn gàng ngăn lắp, giáo dục trẻ biết yêu quí các sản phẩm. - Biểu diễn văn nghệ. - Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần. Chủ đề nhánh 5: Ngày 22/12 ngày hội của các chú bộ đội Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ ngày 21/12/2009 đến ngày 25/12/2009 1.Yêu cầu: - Trẻ biết ngày 22/12 là ngày hội của các chú bộ đội, các hoạt động của các chú trong ngày 22/12 - Các hoạt động của mọi người chào mừng ngày 22/12 - Trẻ biết được nhiệm vụ, công việc hàng ngày của các chú bộ đội. - Biết trang phục của các chú bộ đội, nơi đóng quân. - Trẻ tự hào về các chú bộ đội, biết ơn, yêu quý các chú bộ đội, mong muốn sau này trở thành các chú bộ đội . 2. Kế hoạch tuần. Nội dung Hoạt động Đón trẻ - Cô đón trẻ vào lớp, cô nhắc nhở trẻ cất đồ dùng, nhắc nhở trẻ chào tạm biệt bố mẹ, trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ - Cô cùng trẻ xem tranh, trò chuyện về công việc của các chú bộ đội - Liên hệ bản thân trẻ, lớn lên bé có thích làm chú bộ đội không ? Vì sao? Nhà cháu có ai là bộ đội không? - Giáo dục trẻ biết yêu quý các chú bộ đội - Cho trẻ vào góc chơi các trò chơi theo chủ đề - Thể dục buổi sáng: Hụ hấp 4, tay 6, chõn4, bụng 4, bật2 - Điểm danh trẻ đến lớp - Dự báo thời tiết trong ngày. Hoạt động học Thứ 2 21/12/2009 Thể dục: -VĐCB: Đi bước qua gậy để sát đất( Rèn luyện bé làm chú bộ đội) - Trò chơi: “Đập và bắt bóng” - BTPTC: (Tay 4, chõn1) bụng4, bật 2. - Hát: “Làm chú bộ đội” Thứ 3 22/12/2009 Tạo hình: - Vẽ quà tặng chú bộ đội - Đếm số lượng. - Hát: “Cháu thương chú bộ đội” Thứ 4 23/12/2009 Âm nhạc: - Dạy hát và vận động bài: “ Chú bộ đội” - Nghe hát: “Màu áo chú bộ đội” - Trò chơi: “ Ai đoán giỏi”. - Xem tranh trò chuyện về công việc của chú bộ đội. - Đọc thơ: “Chú giải phóng quân” Thứ 5 24/12/2009 +Văn học: Dạy thơ: “ Chú giải phóng quân”. - Hát: “Cháu thương chú bộ đội”. - Làm bưu thiếp tặng chú bộ đội Thứ 6 25/12/2009 Khám phá môi trường xung quanh - Xem tranh- trò chuyện về các chú bộ đội +Trẻ biết một số công việc của các chú bộ đội, nơi đóng quân +Trẻ liên hệ về người thân trong gia đình làm bộ đội. - Hát- múa về chú bộ đội. - Tô tranh tặng chú bộ đội Nội dung Hoạt động Hoạt động ngoài trời - Đọc thơ: ‘Chú giải phóng quân”, “Chú bộ đội hành quân trong mưa”. - Trò chơi: “Tung bóng”. - Quan sát một số sản phẩm của nghề. - Quan sát một số loại rau ở vườn rau của trường. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. - Vẽ tự do trên sân trường Chơi, hoạt động góc - Góc tạo hình: + Tô màu, xé, cắt dán làm một số đồ dùng, dụng cụ trang phục của nghề: Cắt dán ngôi sao trên mũ chú bộ đội, công an, tô màu tranh chú bộ đội . - Góc thư viện + Đọc truyện xem tranh về một số nghề, xem tranh về chú bộ đội + Làm sách tranh chuyện về nghề - Góc xây dựng ghép hình: + Xây dựng doanh trại bộ đội, vườn hoa, vườn rau của các chú bộ đội - Góc khoa học- toán: + Phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, chữ nhật. + Nhận biết phía trên- dưới- trước- sau của bản thân trẻ - Góc đóng vai: + Chơi đóng vai: Lớp học của cô giáo, gia đình, bán hàng, bếp ăn của các chú bộ đội. - Góc âm nhạc + Chơi với các nhạc cụ âm nhạc- Nghe nhạc- Hát các bài hát về các chú bộ đội. Hoạt động chiều - Ôn lại kiến thức cũ- làm quen kiến thức mới - Đọc thơ “Chú giải phóng quân”, “ Chú bộ đội hành quân trong mưa” - Xem tranh trò chuyện với trẻ về một số công việc của nghề: cô giáo, công an, bác sĩ. bộ đội Trẻ kể về người thân trong gia đình trẻ làm bộ đội - Trò chơi học tập: Hãy đoán xem đó là ai? - Ôn hát – vận động: “Làm chú bộ đôi”, “ Chú bộ đội”, “Cháu thương chú bộ đội” - nghe đọc thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa”, đọc thơ: Chú giải phóng quân - Cô cùng trẻ cùng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp, giáo dục trẻ biết yêu quí các sản phẩm. - Biểu diễn văn nghệ nói về chú bộ đội - Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần. . Chủ đề nhánh 6: Chăm sóc sức khoẻ Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ ngày28/12/2009 đến ngày 01/01/2010 1.Yêu cầu: - Trẻ biết các bác sỹ, y tá,là những người chăm sóc sức khỏe cho mọi người. - Biết một số công việc của các bác sỹ, y tá.. - Biết nơi làm việc của các bác sỹ, y tá, biết một số dụng cụ làm việc của bác sỹ, y tá. - Trẻ biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân. - Trẻ yêu quý, biết ơn các bác sỹ, y tá 2. Kế hoạch tuần Nội dung Hoạt động Đón trẻ - Cô giáo đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở nhà. Nhắc nhở trẻ chào tạm biệt bố mẹ. - Cô cho trẻ kể về người thân trong gia đình làm nghề chăm sóc sức khỏe( Bác sỹ, y tá, …) Kể về một số đồ dùng, trang phục, nơi làm việc của nghề chăm sóc sức khỏe. - Cô cùng trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các góc theo chủ đề và chơi ở các góc. - Thể dục sáng: Hụ hấp2, tay5, chõn3, bụng3, bật1 - Điểm danh trẻ đến lớp - Dự báo thời tiết trong ngày. Hoạt động học Thứ 2 28/12/2009 Thể dục: - Ném đích ngang. - Trò chơi: “Nhảy qua suối nhỏ” - Bài tập phát triển chung: Tay 5, chân3, bụng3, bật1 Thứ 3 29/12/2009 Tạo Hình - Tô màu đồ dùng ,dụng cụ một số nghề. - Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường để giữ gìn sức khỏe. Thứ 4 30/12/2009 Âm nhạc: - Dạy hát và vận động bài: “Tập rửa mặt” - Nghe hát: “Thật đáng chê” - Trò chơi: “Ai đoán giỏi” - Kể chuyện ; “Gấu con bị đau răng”. Thứ 5 31/12/2009 +Phát triển ngôn ngữ - Dạy thơ: “Thỏ bông bị ốm”. - Hát: ‘ Thật đáng chê” - Giáo dục vệ sinh ăn uống – sức khỏe Thứ 6 01/12/2010 + Khám phá môi trường xung quanh - Trò chuyện với trẻ về nghề chăm sóc sức khỏe: Y tá, bác sĩ. - Kể chuyện: “Cậu bé dũng cảm” - Tô màu đồ dùng của nghề chăm sóc sức khỏe Nội dung Hoạt động Hoạt động ngoài trời - Cô cùng trẻ xem tranh và trò chuyện về công việc của bác sỹ, y tá, một số đồ dùng, dụng cụ của nghề y. - Dạo chơi sân trường, cô cho trẻ xử lý tình huống: “Nếu như có một bạn nào đó bị đau bụng)ngã chảy máu, chảy máu cam ) thì chúng mình sẽ phải làm gì nhỉ? Ai là người chăm sóc bạn ấy. - Trò chơi vận động: “Tung bóng”, ‘ - Đọc thơ: “Thỏ bông bị ốm” - Kể chuyện: “Cậu bé dũng cảm” Chơi, hoạt động góc - Góc tạo hình: - Nặn viên thuốc, lọ thuốc. - Vẽ, tô màu, cắt , dán tranh các đồ dùng, dụng cụ theo nghề. - Tô tranh bác sỹ, cô giáo.. - To màu quần áo, đồ dùng, dụng cụ của nghề y. - Góc thư viện:.Xem truyện tranh về nghề chăm sóc sức khoẻ. - Làm sách, tranh về nghề. - Góc xây dựng- ghép hình: - Xây dựng vườn hoa trong bệnh viện - Xây dựng bệnh viện +Góc khoa học- toán: - Nối tranh với các dụng cụ theo nghề. +Góc phân vai:Đóng vai bác sỹ, y tá, khám bệnh. +Góc âm nhạc: - Chơi với các dụng cụ âm nhạc, nghe hát- hát các bài hát về chủ đề. Hoạt động chiều - Ôn lại kiến thức cũ- làm quen kiến thức mới - Ttrò chuyện với trẻ về những điều mà trẻ biết về công việc của bác sỹ, y tá ở trong bệnh viện. - Chơi ở các góc theo ý thích. - Cô cùng trẻ sắp xếp đồ dùng , đồ chơi trong lớp , giáo dục trẻ yêu quý các sản phẩm của các nghề. - Rèn luyên các thao tác vệ sinh- giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ - Biể diễn văn nghệ - Nhận xét nêu gương bé ngoan cuối tuần.

File đính kèm:

  • docke hoach(2).doc