Cộng đồng các dân tộc Việt Nam 1) Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc : Việt Nam có 54 dân tộc ; mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.
- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2) Kỹ năng :
- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Thu thập thông tin về một dân tộc.
3) Thái độ:
- Có tinh thần xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở nước ta. Liên hệ thực tế tới địa phương
18 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy học môn Địa lí khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT PHÚ TÂN KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 9 NĂM HỌC 2012 - 2013
TRƯỜNG THCS HÒA LẠC Người thực hiện: PHẠM NGỌC QUÍ
Tổ chuyên môn: ANH VĂN - ĐỊA LÍ
Tuần
Tiết PPCT
Tên bài
Mục tiêu cần đạt
Đồ dùng dạy học
Ghi
chú
1
1
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
1) Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc : Việt Nam có 54 dân tộc ; mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.
- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2) Kỹ năng :
- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Thu thập thông tin về một dân tộc.
3) Thái độ:
- Có tinh thần xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở nước ta. Liên hệ thực tế tới địa phương
- Bản đồ dân cư Việt Nam
- Bộ ảnh đại gia đình các dân tộc việt nam, một số dân tộc ở An Giang
2
Dân số và sự gia tăng dân số
1) Kiến thức:
- Trình bày 1 số đặc điểm dân số VN (số dân, gia tăng dân số, cơ cấu dân số)
- Nguyên nhân và hậu quả của gia tăng dân số nhanh ở nước ta.
2) Kỹ năng:
- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số.
- Phân tích bảng số liệu thống kê về cơ cấu dân số
3) Thái độ : Ý thức được vấn đề dân số, sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí.
- Biểu đồ biến đổi dân số nước ta (SGK phóng to)
- Tranh ảnh về hậu quả do vấn đề dân số gây ra. Môi trường và chất lượng cuộc sống.
Tích hợp GDDS – MT (toàn phần)
Tích hợp Sử dụng NL tiết kiệm & hiệu quả (liên hệ - Phần II)
2
3
Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
1) Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta: mật độ dân số cao, dân cư phân bố không đều.
- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư.
- Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta.
2) Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị hoặc Atlat Địa lí VN để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta.
- Phân tích các bảng số liệu về mật độ dân số các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta.
3) Thái độ:
- Sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp. Bảo vệ môi trường nơi đang sống, chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.
- Tranh ảnh về nhà ở, 1 số hình thức quần cư ở Việt Nam.
- Bảng thống kê mật độ dân số 1 số quốc gia và dân số đô thị ở Việt Nam .
Tích hợp GDDS – MT (liên hệ - Đô thị hóa)
4
Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
1) Kiến thức: HS cần nắm:
- Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động.
- Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta.
- Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở Việt Nam : còn thấp, không đồng đều, đang được cải thiện.
2) Kỹ năng: Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng lao động.
3) Thái độ: Giáo dục tình yêu lao động xây dựng quê hương đất nước
- Các biểu đồ cơ cấu lao động.
- Các bảng thống kê về sử dụng lao động .
- Tài liệu , tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng cuộc sống .
Tích hợp GDDS – Môi trường (bộ phận)
3
5
TH: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999
1) Kiến thức:
- Biết cách phân tích , so sánh tháp dân số
- Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số, độ tuổi ở nước ta
- Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa gia tăng dân số với và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
2) Kỹ năng: Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999.
3) Thái độ: Ý thức thực hiện tốt chính sách DS
- Các biểu đồ tháp dân số SGK phóng to
6
Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
1) Kiến thức:
- Trình bày sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
- Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới : thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ, theo thành phần kinh tế ; những thành tựu và thách thức.
2) Kỹ năng:
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để nhận biết sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
- Đọc bản đồ, lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm để nhận biết vị trí các vùng kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm.
- Bản đồ hành chính Việt Nam + 1số hình ảnh về những thành tựu đổi mới về kinh tế – xã hội .
- Biểu đồ về sự dịch chuyển kinh tế GDP từ 1991 -> 2002 phóng to.
4
7
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
1) Kiến thức: Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp : tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản, điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định.
2) Kỹ năng:
- Đánh giá giá trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên.
- Biết sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố Nông nghiệp.
3) Thái độ: Tìm hiểu, liên hệ thực tiễn địa phương.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ khí hậu Việt Nam .
8
Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
1) Kiến thức :
- Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp : phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính.
- Trình bày và giải thích sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi.
2) Kỹ năng:
- Phân tích bản đồ nông nghiệp và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi.
- Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi.
3) Thái độ: GD tình yêu quê hương, phát triển kinh tế đất nước, phát triển KT nông nghiệp địa phương
- Bản đồ Nông nghiệp Việt Nam, Lược đồ SGK H8.2 (phóng to)
- Một số tranh ảnh về các thành tựu sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Tích hợp Sử dụng NL tiết kiệm & hiệu quả (Liên hệ - Phần II)
5
9
Sự phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp và thủy sản
1) Kiến thức:
- Biết được thực trạng độ che phủ rừng của nước ta; vai trò của từng loại rừng.
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.
- Trình bày được nguồn lợi thuỷ, hải sản; sự phát triển và phân bố của ngành khai thác, nuôi trồng TS
2) Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để thấy sự phát triển của lâm nghiệp, thuỷ sản.
3) Thái độ: Bảo vệ tài nguyên thuỷ sản, lâm sản và bảo vệ môi trường rừng, biển.
- Bản đồ kinh tế chung VN.
- Lược đồ lâm nghiệp - thuỷ sản (SGK)
- Một số tranh ảnh, video về các hoạt động lâm nghiệp - thuỷ sản ở VN.
10
TH: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
1) Kiến thức: Củng cố, bổ xung kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi.
2) Kỹ năng: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành trồng trọt, tinh hình tăng trưởng của gia súc, gia cầm ở nước ta.
- HS : Com pa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính bỏ túi, bút chì
- GV: Biểu đồ mẫu. Các quy trình vẽ biểu đồ.
6
11
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
1) Kiến thức:
Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
2) Kỹ năng:
Phân tích sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
3) Thái độ: Yêu thích môn học, ý thức bảo vệ môi trường
- Bản đồ địa chất – khoáng sản VN
- Bản đồ phân bố dân cư VN.
Tích hợp Sử dụng NL tiết kiệm & hiệu quả (bộ phận - Phần I)
12
Sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp
1. Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất công nghiệp.
- Trình bày được một số thành tựu của sản xuất công nghiệp : cơ cấu đa ngành với một số ngành trọng điểm khai thác thế mạnh của đất nước ; thực hiện công nghiệp hoá.
- Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm.
2. Kỹ năng:
Đọc và phân tích được bản đồ, biểu đồ công nghiệp (hoặc Atlat Địa Lí VN) để:
- Thấy sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm CN ở nước ta.
- Xác định được 2 khu vực tập trung CN lớn nhất Đông Nam Bộ
3. Thái độ:
Bồi dưỡng lòng tin, niềm tự hào về những thành tựu của công nghiệp hóa ở nước ta, có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường
- Bản đồ công nghiệp Việt Nam
- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam
- Lược đồ các nhà máy điện và các mỏ than, dầu, khí
- Một số hình ảnh về CN nước ta
Tích hợp Sử dụng NL tiết kiệm & hiệu quả (bộ phận - Phần 2. Các ngành CN trọng điểm)
7
13
Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ
1. Kiến thức:
- Biết được cơ cấu và sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành dịch vụ.
- Hiểu được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ.
- Biết được đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ nói chung.
2. Kỹ năng:
- Phân tích số liệu, bản đồ để nhận biết cơ cấu và sự phát triển của ngành dịch vụ ở nước ta.
- Có kỹ năng phân tích sơ đồ, xác lập các mối liên hệ địa lí.
3. Thái độ:
Biết tôn trọng những người lao động chân chính trong bất cứ ngành dịch vụ nào.
Sơ đồ cơ cấu các ngành dịch vụ
Tranh ảnh về các hoạt động dịch vụ hiện nay ở Việt Nam.
14
Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
1.Kiến thức
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ : giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.
2. Kỹ năng
- Đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải ở nước ta.
- Phân tích mối quan hệ giữa sự phân bố mạng lưới giao thông vận tải với sự phân bố các ngành kinh tế khác.
- Xác định trên bản đồ giao thông vận tải Việt Nam một số tuyến giao thông vận tải quan trọng và một số đầu mối giao thông lớn.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ mạng lưới giao thông công cộng
- Bản đồ giao thông vận tải Việt Nam.
- Lược đồ mạng lưới gia thông (phóng to)
- Một số hình ảnh về GTVT hiện đại mới xây dựng, hoạt động của ngành GTVT.
- Một số tư liệu về sự phát triển tăng tốc của ngành bưu chính viễn thông
Tích hợp Sử dụng NL tiết kiệm & hiệu quả (bộ phận - Phần 1)
8
15
Thương mại và dịch vụ du lịch
1.Kiến thức: Sau bài học, HS cần:
Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành dịch vụ thương mại, du lịch
2. Kỹ năng
Biết phân tích bảng số liệu, đọc và phân tích biểu đồ, tìm ra các mối liên hệ địa lí
3. Thái độ:
Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch.
- Biểu đồ hình 15.1 vẽ to
- Bản đồ du lịch Việt Nam (Xác định các địa điểm du lịch nổi tiếng)
- Bản đồ các nước trên thế giới (xác định thị trường chính)
16
TH: Vẽ biểu đồ về thay đổi cơ cấu kinh tế
1.Kiến thức :
- Cũng cố kiến thức HS đã học từ bài 6 về cơ cấu kinh tế theo ngành va theo lãnh thổ ở nước ta .
2. Kỹ năng :
- Rè luyện kỹ năng xử lý số liệu theo yêu cầu vẽ biểu đồ.
- Kĩ năng về biểu đồ thể hiện cơ cấu theo biểu đồ miền
3. Thái độ : Có ý thức chấp hành tốt nhiệm vụ được giao.
HS: Thước kẻ, bút chì, màu vẽ.
GV: Bảng 16.1 SGK Địa lí 9
9
17
Ôn tập
1. Kiến thức: Cũng cố và hệ thống kiến thức cơ bản về:
- Địa lí dân cư (Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân số và gia tăng dân số, phân bố dân cư và các loại hình quần cư, lao động và việc làm cà chất lượng cuộc sống)
- Địa lí kinh tế: Quá trình phát triển kinh tế, Ngành nông nghiệp, Lâm nghiệp và thuỷ sản, Ngành công nghiệp, Ngành dịch vụ
2. Kĩ năng: Cũng cố các kĩ năng :
- Đọc và phân tích biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu về dân cư, lao động, các ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu (tròn, miền, cột chồng) và biểu đồ đường biểu diễn: cơ cấu ngành chăn nuôi, cơ cấu ngành trồng trọt, tinh hình tăng trưởng của gia súc, gia cầm ở nước ta, cơ cấu GDP thời kì 1991 – 2002
3. Thái độ:
Có ý thức tốt về thực hiện chính sách dân số - KHH GĐ, bảo vệ tài nguyên và môi trường tạo điều kiện để phát triển nền nông nghiệp hiện đại
- Bản đồ dân cư Việt Nam
- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam
- Bảng số liệu và biểu đồ cơ cấu giao trồng các nhóm cây (GV tự vẽ)
- Bảng phụ
18
Kiểm tra 45'
1.Về kiến thức: Các kiến thức cơ bản về địa lí dân cư và địa lí kinh tế Việt Nam.
2.Về kĩ năng: Kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu (tròn): Cơ cấu gieo trồng các nhóm cây năm 1990 và 2002.
3. Về thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực trong thi cử.
- GV: Đề photo theo số lượng HS
- HS: Các vật dụng cần thiết: Atlat Địa Lí VN, Compa, thước kẻ, viết chì, máy tính bỏ túi,
10
19
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
1. Kiến thức
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2.Kĩ năng
- Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng.
- Phân tích bản đồ tự nhiên và các số liệu để biết đặc điểm tự nhiên của vùng.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ MT
- Lược đồ tự nhiên vùng Trung Du và Miền núi Bắc Bộ
- Bản đồ địa lý tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam
- Một số tranh ảnh về Trung Du và miền núi Bắc Bộ .
20
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tt)
1. Kiến thức:
- Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn với các ngành kinh tế chủ yếu của từng trung tâm.
2. Kĩ năng:
- Phân tích lược đồ kinh tế và các số liệu để biết tình hình phát triển và phân bố của một số ngành kinh tế.
- Khai thác các kênh chữ, kênh hình để phân tích, giải thích những kiến thức, các câu hỏi trong bài.
3. Thái độ: GD ý thức bảo vệ, giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Lược đồ kinh tế vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
- Tài liệu, tranh ảnh về tự nhiên và kinh tế xã hội trong vùng.
Tích hợp Sử dụng NL tiết kiệm & hiệu quả (bộ phận – IV.Tình hình phát triển KT)
11
21
TH: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Phân tích bản đồ tự nhiên, kinh tế và các số liệu để hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên, phân bố khoáng sản, phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp của vùng.
- HS: Thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu, bài tập bản đồ thực hành.
- GV: Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Atslat Địa lí VN
Tích hợp GD Môi trường (liên hệ). Tích hợp GD sử dụng NL tiết kiệm và hiệu quả (bộ phận)
22
Vùng Đồng bằng sông Hồng
1) Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2) Kỹ năng:
- Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng Đồng Bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để thấy được đặc điểm tự nhiên, dân cư và sự phát triển kinh tế của vùng.
3) Thái độ: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống
- Lược đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Hồng
- HS mang theo máy tính bỏ túi
12
23
Vùng Đồng bằng sông Hồng (tt)
1) Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2) Kỹ năng:
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để thấy được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.
- Sử dụng bản đồ tự nhiên, kinh tế để phân tích, thấy rõ sự phân bố tài nguyên và các ngành kinh tế của vùng, xác định được vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
3) Thái độ: GD ý thức xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh
- Lược đồ vùng đồng bằng sông Hồng
- Một số tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của vùng.
Tích hợp Sử dụng NL tiết kiệm & hiệu quả (bộ phận – IV.Tình hình phát triển KT)
24
TH: Vẽ và phân tích biểu đồ mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người
1) Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức đã học về vùng đồng bằng sông Hồng, một vùng đất chật người đông mà giải pháp quan trọng là thâm canh, tăng vụ, tăng năng xuất.
- Biết suy nghĩ về các giải pháp bền vững.
2) Kỹ năng:
- Vẽ biểu đồ trên cơ sở phân tích bảng số liệu.
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.
3) Thái độ: Giáo dục dân số => Chất lượng cuộc sống (bình quân lương thực giảm)
- HS : thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu,bài tập bản đồ thực hành.
- GV: biểu đồ chuẩn.
13
25
Vùng Bắc Trung Bộ
1) Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng.
2) Kỹ năng:
- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ.
- Sử dụng bản đồ tự nhiên, dân cư để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng Bắc Trung Bộ.
3) Thái độ: GD môi trường, tài nguyên, yêu thích thiên nhiên
- Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ
- Một số tranh ảnh về vùng.
26
Vùng Bắc Trung Bộ (tt)
1) Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu : trồng rừng và cây công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ; khai thác khoáng sản ; dịch vụ du lịch.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm.
2) Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ tự nhiên, kinh tế để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, phân bố một số ngành sản xuất của vùng Bắc Trung Bộ.
3) Thái độ: GD môi trường, tài nguyên
- Lược đồ vùng kinh tế Bắc Trung Bộ.
- Tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của vùng.
Tích hợp Sử dụng NL tiết kiệm & hiệu quả (bộ phận – IV.Tình hình phát triển KT)
14
27
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
1) Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên tự nhiên của vùng ; những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội : những thuận lợi và khó khăn của dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2) Kỹ năng:
- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ.
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ kinh tế, bản đồ tự nhiên, để nhận biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.
- Lược đồ tự nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
- Tranh ảnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
28
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tt)
1) Kiến thức:
- Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng : chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ; du lịch, vận tải biển ; cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế chính.
- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
2) Kỹ năng: Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ kinh tế, bản đồ tự nhiên, kinh tế để nhận biết đặc điểm tự nhiên, kinh tế của vùng.
- Lược đồ tự nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
- Tranh ảnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Tích hợp Sử dụng NL tiết kiệm & hiệu quả (bộ phận – IV.Tình hình phát triển KT)
15
29
TH: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
1) Kiến thức:
- Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả 2 vùng Bắc TBộ và duyên hải Nam TBộ ( gọi chung là duyên hải miền trung) bao gồm hoạt động của các hải cảng , nuôi trồng , đánh bắt hải sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển.
2) Kỹ năng:
- Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế Bắc TBộ và duyên hải Nam TBộ.
3) Thái độ: Giáo dục môi trường, bảo vệ tài nguyên biển
- HS: bút chì, thước kẻ, máy tính
- GV: bản đồ kinh tế chung VN hoặc 2 vùng kinh tế, bảng phụ, phiếu học tập.
30
Vùng Tây Nguyên
1) Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển KT - XH
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng.
2) Kỹ năng:
- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ.
- Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư và số liệu thống kê để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.
3) Thái độ: Bảo vệ môi trường vùng núi, ý thức bảo vệ tài nguyên (rừng, thủy điện, khoáng sản)
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN và vùng Tây Nguyên.
- Tranh ảnh về Tây Nguyên.
16
31
Vùng Tây Nguyên (tt)
1) Kiến thức:
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng : sản xuất nông sản hàng hoá ; khai thác và trồng rừng ; phát triển thuỷ điện, du lịch.
- Nêu các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của từng trung tâm.
2) Kỹ năng:
Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết đặc điểm, tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng.
3) Thái độ: Bảo vệ môi trường, tài nguyên (vùng núi, cao nguyên)
- Lược đồ kinh tế Tây Nguyên.
- Một số tranh ảnh về Tây Nguyên, TP Đà Lạt.
Tích hợp Sử dụng NL tiết kiệm & hiệu quả (bộ phận – IV.Tình hình phát triển KT)
32
TH: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- Phân tích, so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở 2 vùng về đặc điểm, những thuận lợi - khó khăn, các giải pháp phát triển bền vững. Củng cố kiến thức về tự nhiên, hiểu sâu sắc tiềm năng phát triển kinh tế của 2 vùng.
- Kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích bảng số liệu thống kê
- Viết và trình bày 1 báo cáo ngắn gọn (trình bày văn bản).
- HS: thước kẻ, bút chì, máy tính, BT bản đồ thực hành, atlát.
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên VN + Bản đồ kinh tế chung VN.
17
33
Ôn tập HKI
1) Kiến thức: Củng cố kiến thức cơ bản về địa lí dân cư, địa lí kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ.
2) Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng đọc, sử dụng, phân tích các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu.
- Kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ.
- HS bảng ôn tập trước ở nhà. Thước, bút chì, compa, bút màu
- GV Bản đồ dân cư, bản đồ kinh tế chung VN. Bản đồ các vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
34
Kiểm tra HKI
1) Kiến thức: Củng cố kiến thức cơ bản về địa lí dân cư, địa lí kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ.
2) Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng đọc, sử dụng, phân tích các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu.
- Kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ.
3) Thái độ: Nghiêm túc, trung thực trong thi cử
Đề Sở Giáo dục – Đào tạo
HS mang theo Atlat Địa lí VN, dụng cụ vẽ biểu đồ
18
35
Sữa bài thi
1) Kiến thức: Củng cố kiến thức cơ bản về địa lí dân cư, địa lí kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ.
2) Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng đọc, sử dụng, phân tích các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu.
- Kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ.
Đề thi, SGK,
Atlat Địa lí VN
36
Rèn kỹ năng địa lí
Rèn luyện kỹ năng vẽ 1 số dạng biểu đồ, kỹ năng sử dụng Atlat Địa Lí VN
SGK,
Atlat Địa lí VN
19
37
Vùng Đông Nam Bộ
1) Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng ; những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế của vùng
2) Kỹ năng:
- Xác định được vị trí giới hạn của vùng trên bản đồ.
- Phân tích lược đồ tự nhiên, bảng số liệu thống kê về dân cư, xã hội của vùng
- Vẽ biểu đồ cột thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở TP.Hồ Chí Minh
3) Thái độ: Bảo vệ tài nguyên (dầu khí) và môi trường biển
- Lược đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ.
- Tranh ảnh về tự nhiên vùng Đông Nam Bộ.
20
38
Vùng Đông Nam Bộ (tt)
1) Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng : công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP ; công nghiệp có cơ cấu đa dạng với nhiều ngành quan trọng ; sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
2) Kỹ năng:
- Kết hợp kênh chữ với kênh hình để phân tích, nhận xét 1 số vấn đề quan trọng của vùng.
- Phân tích, so sánh số liệu , dữ liệu trong bảng, trong lược đồ theo câu hỏi dẫn dắt.
3) Thái độ: Bảo vệ MT, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
- Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ + Tranh ảnh liên quan.
Tích hợp Sử dụng NL tiết kiệm & hiệu quả (bộ phận – IV.Tình hình phát triển KT)
21
39
Vùng Đông Nam Bộ (tt)
1) Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế - dịch vụ của vùng : dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2) Kỹ năng: Phân tích bảng số liệu thống kê tỉ trọng 1 số chỉ ti
File đính kèm:
- KE HOACH GIANG DAY DIA LI 9 NAM HOC 20122013 THEOCTGIAM TAI.doc