I. TÌNH HÌNH HỌC SINH VỀ HỌC TẬP BỘ MÔN:
1.Thuận lợi, Khó khăn:
a) Thuận lợi:
- Giáo viên đã nắm vững tinh thần chủ trương thay sách giáo khoa nói chung, bộ môn ngữ văn nói riêng. Nắm vững những điểm cải tiến căn bản, những điểm mới, khó trong việc xây dựng chương trình theo nguyên tắc đồng tâm, tích hợp kiến thức, tích cực hoá hoạt động học tập cuả học sinh. Bản thân giáo viên được tập huấn đầy đủ chất lượng.
- Nhiệt tình trong việc giảng dạy, có ý thức tìm tòi, đổi mới phương pháp, tận tuỵ với việc soạn giảng, chấm trả bài cho học sinh.
- Đủ SGK , SGV, thiết kế giảng dạy, Bài tập Ngữ văn 9 và các tài liệu liên quan.
- Đồ dùng dạy học có 2 tập tranh cần sử dụng và làm thêm phiếu học tập, bảng phụ.
- Học sinh : khối 9 gồm 3 lớp có 87 học sinh, có ý thức tinh thần học tập tương đối. Có đủ SGK và bài tập ngữ văn.
- Chính quyền địa phư¬ơng có sự quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học.
- Các bậc phụ huynh đang dần có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong việc quan tâm đến việc học tập của con em mình.
b) Khó khăn:
- Nhận thức và kiến thức của học sinh không đồng đều, một số em kiến thức quá yếu kém lại không chăm học.
- Rất ít em say mê thích thú học bộ môn.
- Một số em học sinh dân tộc còn có thói quen sử dụng tiếng dân tộc nên ảnh hưởng rất nhiều đến kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.
- Cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học t¬ương đối đủ đáp ứng cơ bản đư¬ợc yêu cầu dạy và học. Tuy nhiên nhà tr¬ường còn thiếu các phòng chức năng, phòng bộ môn cũng như đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều tranh ảnh phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giảng dạy môn ngữ Văn năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2008 - 2009
I. TÌNH HÌNH HỌC SINH VỀ HỌC TẬP BỘ MÔN:
1.Thuận lợi, Khó khăn:
a) Thuận lợi:
- Giáo viên đã nắm vững tinh thần chủ trương thay sách giáo khoa nói chung, bộ môn ngữ văn nói riêng. Nắm vững những điểm cải tiến căn bản, những điểm mới, khó trong việc xây dựng chương trình theo nguyên tắc đồng tâm, tích hợp kiến thức, tích cực hoá hoạt động học tập cuả học sinh. Bản thân giáo viên được tập huấn đầy đủ chất lượng.
- Nhiệt tình trong việc giảng dạy, có ý thức tìm tòi, đổi mới phương pháp, tận tuỵ với việc soạn giảng, chấm trả bài cho học sinh.
- Đủ SGK , SGV, thiết kế giảng dạy, Bài tập Ngữ văn 9 và các tài liệu liên quan.
- Đồ dùng dạy học có 2 tập tranh cần sử dụng và làm thêm phiếu học tập, bảng phụ.
- Học sinh : khối 9 gồm 3 lớp có 87 học sinh, có ý thức tinh thần học tập tương đối. Có đủ SGK và bài tập ngữ văn.
- Chính quyền địa phương có sự quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học.
- Các bậc phụ huynh đang dần có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong việc quan tâm đến việc học tập của con em mình.
b) Khó khăn:
- Nhận thức và kiến thức của học sinh không đồng đều, một số em kiến thức quá yếu kém lại không chăm học.
- Rất ít em say mê thích thú học bộ môn.
- Một số em học sinh dân tộc còn có thói quen sử dụng tiếng dân tộc nên ảnh hưởng rất nhiều đến kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.
- Cơ sở vật chất và các điều kiện dạy học tương đối đủ đáp ứng cơ bản được yêu cầu dạy và học. Tuy nhiên nhà trường còn thiếu các phòng chức năng, phòng bộ môn cũng như đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều tranh ảnh phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn.
- Một số phụ huynh chưa tạo điều kiện cho con em về thời gian, sách vở, đồ dùng học tập nên nhiều em còn thiếu sách bài tập, vở bài tập.
2. Phân loại: Kiểm tra đầu năm học:
Chỉ tiêu
Lớp
Giỏi (8-10đ)
Khá (6.5-7.9đ)
TB (5-6.4đ)
Yếu (3.5-4.9đ)
Kém (< 3.5đ)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9/1
9/2
9/3
CỘNG
II. HƯỚNG PHẤN ĐẤU CUỐI HỌC KÌ, CUỐI NĂM HỌC:
Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường THCS góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn PTCS, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc học THPT. Đó là những con người có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương quí trọng gia đình, bạn bè, cái thiện, có lòng yêu nước, yêu CNXH, biết hướng tới những tư tưởng đẹp đẽ cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo. Bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân thiện mĩ trongnghệ thuật, trước hết là trong văn học có năng lực thự hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như 1 công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
² Mục tiêu cụ thể:
a) Về kiến thức
- Là lớp cuối cùng cấp THCS: mỗi tuần 5 tiết, là môn được học nhiều nhất so với các khối lớp và tất cả các môn học vừa dung lượng lớn, tổng hợp nhiều loại văn bản. Học sinh phải nắm được đặc điểm từng loại văn bản, từng tác phẩm về nội dung và nghệ thuật. Biết so sánh đối chiếu sự giống và khác nhau giữa các loại văn bản đó
Nắm được các phương châm hội thoại , tổng kết được những từ vựng và phần ngữ pháp.
Về tập làm văn tiếp tục văn bản thuyết minh, tự sự có yếu tố miêu tả, lập và làm thơ.
b) Về kỹ năng
Rèn luyện năng lực tổng hợp nghe, đọc, giao tiếp, viết thành thạo các văn bản theo đề ra.
c) Về thái độ tình cảm:
Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến, trân trọng các thành tựu văn học dân tộc và thế giới, ý thức giữ gìn sự giàu đẹp trong sáng cuả tiếng Việt. Tự hào về những áng vằn bất hủ của dân tộc ta như truyện Kiều… xây dựng hứng thú học và thái độ nghiêm túc khoa học.
d) Chỉ tiêu cần đạt:
Chỉ tiêu cụ thể:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9/1
31
2
6.4
10
32.3
16
51.6
3
9.7
0
9/2
23
2
8.7
8
34.8
12
52.2
1
4.3
0
9/3
33
3
9.1
14
42.4
14
42.4
2
6.1
0
Cộng
87
7
8.0
32
36.8
42
48.3
6
6.9
0
III. BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Nắm chắc nội dung, chương trình đổi mới của SGK, và điểm mới, khó, xác định trọng tâm của bài, chương, phần.
- Sử dụng phương tiện dạy học 1 cách triệt để.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
- Sử dụng tối đa thời gian dạy học trên lớp, tận dụng thời gian học bài ở nhà của học sinh bằng cách giao bài về nhà hợp lí.
- Liện hệ bài dạy với thực tế để giáo dục tình cảm, đặc điểm của học sinh
- Soạn bài trước 1 tuần đến 2 tuần, chấm kỹ, trả đúng hạn
- Kết hợp với thao giảng, hội giảng.
- Năng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất để luôn hoàn thành nhiệm vụ.
- Phấn đấu đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập lòng yêu thích bộ môn.
2. Học sinh:
- Nắm chắc phương pháp học tập bộ môn
- Xác định thái độ học đúng đắn
- Làm bài đầy đủ ở nhà theo yêu cầu cảu giáo viên
- Phải xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn, nghiêm túc thực hiện nội quy học sinh trong việc học bài ở nhà và ở trường.
- Tích cực học tập trên lớp, trong sách vở, và học ở bạn bè, tìm ra phương pháp học tập đúng đắn cho bản thân.
3. Thực hiện kế hoạch giảng dạy:
3.1. Thực hiện theo phân phối chương trình:
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn, tuyệt đối theo sự phân công của nhà trường.
- Thực hiện theo đúng phân phối chương trình, có kế hoạch bổ sung đầy đủ , chi tiết các phân môn cho phù hợp với chương trình.
3.2. Những mục tiêu,các bước chuẩn bị, kiến thức trọng tâm cần đạt của toàn bộ chương trình khối lớp dạy, phân môn giảng dạy, của từng chương:
4. Dự giờ, thăm lớp:
4.1. Trao đổi chuyên môn trong tổ, khối; thảo luận những bài dạy khó:
- Tích cực, tự giác, gương mẫu trong khi dự giờ đồng nghiệp để học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Nâng cao chất lượng bài soạn, tích cực nghiên cứu tài liệu phục vụ giảng dạy bộ môn.
- Có kế hoạch làm mới và sử dụng đồ dùng day học.
- Tăng cường kiểm tra học sinh, đặc biệt là vở bài tập, quá trình học tập ở nhà của các em.
- Tổ chức các cuộc sinh hoạt chuyên môn đầy đủ, ý nghĩa, đề ra phương pháp giảng dạy tốt nhất.
- Kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm, để có kế hoạch theo dõi và giáp dục các em.
4.2. Những kiến thức cần bổ sung, phụ đạo cho học sinh:
- Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu theo đúng kế hoạch đề ra và phân công của nhà trường.
4.3. Kiểm tra đánh giá đúng qui chế
5. Dự kiến thời gian: Vào chương trình từ 18/8/2008 kkết thúc năm học vào cuối tháng 5/2009
Cả năm : 37 tuần
Học kì I : 19 tuần(17 tuần :5 tiết + tuần 18 KT học kì + tuần 19: 3 tiết)
Học kì II : 18 tuần (16 tuần: 5 tiết + tuần 36 KT tổng hợp + tuần 37 : 3 tiết)
6. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
7. Báo cáo ngoại khóa: Trong mỗi học kì tổ chức ít nhất 2 tiết ngoại khóa
IV. ĐỀ XUẤT VỚI HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG:
Về tài liệu, sách giáo khoa:
Về cơ sở vật chất:
Về tài chính:
V. THỰC HIỆN LỊCH GIẢNG DẠY THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH:
* Với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương cùng với tình hình thực tế của học sinh lớp học và khả năng của bản thân, hi vọng các chỉ tiêu đề ra cho năm học 2008-2009 sẽ hoàn thành đúng kế hoạch.
Phú Mỹ, ngày 06 tháng 09 năm 2008
Tổ - khối trưởng duyệt thực hiện GIÁO VIÊN BỘ MÔN
............................
Ban Giám hiệu duyệt thực hiện
File đính kèm:
- GIAO AN VAN 9 TUAN 8 3 COT.doc