Kế hoạch hoạt động có chủ đích - Chủ đề: Giao thông - Những chiếc xe ngộ nghĩnh

I. Mục đích yêu cầu:

- trẻ thực hiện được kĩ năng các phương tiện giao thông đường bộ tùy thích từ nguyên vật liệu mở.

- Biết cách chơi trò chơi và chơi đúng luật.

- rèn luyện kĩ năng cắt xé dán.

- Rèn luyện kĩ năng phối hợp màu sắc hài hòa, đẹp.

- Phát triển khả năng sáng tạo, tưởng tượng.

- Phát triển tính thẩm mỹ.

- ý thức kỉ luật lắng nghe và tuân thủ đúng luật chơi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1766 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động có chủ đích - Chủ đề: Giao thông - Những chiếc xe ngộ nghĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường cao đẳng sư phạm trung ương thành phố Hồ Chí Minh Khoa sư phạm mầm non š&› KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Chủ đề: Đề tài: Lứa tuổi:5-6 tuổi Nguyễn Lê Mỹ Chi Mục đích yêu cầu: trẻ thực hiện được kĩ năng các phương tiện giao thông đường bộ tùy thích từ nguyên vật liệu mở. Biết cách chơi trò chơi và chơi đúng luật. rèn luyện kĩ năng cắt xé dán. Rèn luyện kĩ năng phối hợp màu sắc hài hòa, đẹp. - Phát triển khả năng sáng tạo, tưởng tượng. - Phát triển tính thẩm mỹ. ý thức kỉ luật lắng nghe và tuân thủ đúng luật chơi. Nội dung tích hợp: - âm nhạc. - thể chất. - tích hợp môi trường xung quanh. Chuẩn bị: Thẻ hình các loại phương tiện giao thông 4 bánh và 2 bánh, bảng biển báo nguy hiểm hiệu lệnh và biển báo cấm. Con đường phố mô hình xây dựng. Đĩa nhạc bài “ em qua ngã tư đường phố”. Xe mẫu của cô làm từ nguyên vật liệu mở. Các vật liệu phế thải( lỗi cuộn giấy, nắp chai, vỏ hợp, bánh xe giấy). Giấy màu, kéo, keo dính. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại. Phương pháp trò chơi. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ ¯ Hoạt động 1: bé chơi cùng biển báo giao thông đường bộ. ổn định trẻ “ cô đâu cô đâu” đàm thoại với trẻ về các loại phương tiện giao thông đường bộ. Hằng ngày ba mẹ con đưa con đi học bằng phương tiện gì? Con thấy trên đường còn có những phương tiện gì khác? Cô đố các trẻ sau đây là loại xe gì? “ câu đó xe đạp” Xe gì 2 bánh Đạp chạy bon bon Chuông kêu kính coong Đứng yên thì đổ? “ xe máy” Xe gì 2 bánh Chạy bon bon Đạp nổ giòn Kêu bình bịch Là xe gì? ” xe ôtô”. Xe gì 4 bánh Chở rất nhiều người Đi khắp mọi nơi Từ Nam ra Bắc. Các bé ơi! Lại đây với cô. Cô bật nhạc cho trẻ hát theo bài hát và vận động theo nhạc bài “em qua ngã tư đường phố”. Cô có rất nhiều thẻ hình các loại phương tiện giao thông các con hãy lên chọn cho mình 1 thẻ hình phương tiện giao thông đường bộ. Giờ các con có muốn chơi trò chơi với những thẻ hình các con đã lấy không? Trò chơi như thế này: các con sẽ làm các phương tiện lưu thông trên đường và chấp hành đúng luật giao thông khi cô đưa biển báo nào lên thì các con sẽ chấp hành theo đúng biển báo đó. Đưa biển báo lên và hỏi trẻ là biển gì? Loại phương tiện nào được đi? Sau đó cô cho trẻ chơi. ¯ Hoạt động 3: những chiếc xe ngộ nghĩnh. Bây giờ các con thử thi tài xem ai khéo tay mỗi bạn hãy làm cho mình một chiếc xe ôtô để đặt vào mô hình xây dựng. Hỏi trẻ về tưởng trẻ sẻ làm phương tiện gì? Có những phần nào? Xe buýt, xe tải, xe taxi…gồm có những phần nào? Trên đây cô có những chiếc xe ôtô được làm từ những vỏ hộp, các con sáng tạo theo ý thích của mình. Tôi bảo tôi bảo các bạn kết cho tôi mỗi nhóm 5 bạn.( cho trẻ chia thành 4 nhóm). Mỗi nhóm sẽ cử 1 bạn lên lấy nguyên liệu. Cô mở nhạc không lời cho trẻ thực hiện. Trẻ thực hiện xong cho trẻ đặt vào mô hình ngã tư đường phố. Hỏi trẻ một số phương tiện trẻ làm, các con thích phương tiện của bạn nào?vì sao? Cô mở nhạc bài” em qua ngã tư đường phố cho trẻ vừa hát vừa vận động theo cô. Trẻ hát và vận động theo nhạc. Trẻ kể Trẻ trả lời xe đạp, xe máy, xe ôtô Dạ thích. Bé trả lời Bé trả lời Bé trẻ lời Trẻ hát và vận động theo cô Mỗi trẻ tự chọn cho mình 1 phương tiện giao thông mà trẻ thích. Trẻ lắng nghe cô Trẻ nói tên biển báo và nội dung của biển báo. Trẻ tham gia vào trò chơi và hứng thú. Trẻ nêu lên ý tưởng của trẻ Xe buýt có thân xe và bánh xe.xe tải có thân xe, đầu xe, bánh xe…. Trẻ thực hiện Trẻ đặt vào góc xây dựng Trẻ nói nhận xét của trẻ Trẻ vận động và hát theo T Đánh giá giờ học: Tự nhận xét, đánh giá về hoạt động của bản thân: ] Ưu điểm: - Phương pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phù hợp nội dung và khả năng của trẻ. - Phương pháp chuyển tiếp giữ các hoạt động tương đối nhịp nhàn và liên tục. - Tác phong sư phạm phù hợp và khả năng bao quát lớp tốt. Ngôn ngữ rõ ràng. Cần rút kinh nghiệm: - Việc sắp xếp giáo cụ còn chưa thật hợp lý nên hơi bất tiện. Tiết sau em sẽ có cách sắp xếp khoa học hơn. - Khi sử dụng nguyên vật liệu mở cho trẻ cần gợi mở cho trẻ có thể sử dụng nhiều loại khác nhau để sản phẩm của trẻ phong phú và sáng tạo hơn. Nhận xét, đánh giá về hoạt động của trẻ: ¯ Mức độ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động - Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động của cô. Trẻ hứng thú khi tự tạo ra sản phẩm cho riêng mình đặc biệt là khi tạo ra từ nguyên vật liệu mở. ¯ Khả năng tiếp thu kiến thức và kĩ năng của trẻ - Trẻ tiếp thu kiến thức cũng như kĩ năng của trẻ tương đối tốt. Trẻ hiểu và chơi đúng luật chơi. Kĩ năng tạo hình của trẻ( cắt, dán, liên kết chi tiết) tốt nhưng sản phẩm chưa sáng tạo nhiều. ¯ Khả năng hoạt động theo nhóm của trẻ - Trẻ bước biết phối hợp nhóm các bạn cùng chơi, tuy nhiên có nhóm khả năng phối hợp chưa thật nhịp nhàn cần có sự bắt nhịp của cô mới vào cùng lúc, còn nhóm kia thì phối hợp nhóm rất tốt. Đề xuất phương hướng thay đổi: - Tiết sau em sẽ thay đổi hình thức đưa biển báo lên cho trẻ em không đưa từng biển báo mà sẽ làm bộ và lật liên tục được trò chơi sẽ hứng thú hơn nữa.

File đính kèm:

  • docnhung chiec xe ngo nghinh.doc