Kế hoạch phát triển 5 lĩnh vực - Trường mẫu giáo Hoa Sen

Trẻ biết về ích lợi của việc luyện tập vận động đối với sự pht triển cơ thể v bảo vệ sức khỏe.

-Thực hiện cc vận động một cch tự tin, kho lo.

-Biết phối hợp vận động cng trẻ khc. Ho hứng tm gia vo hoạt động thể lực.

-Hiểu biết về ích lợi của thực phẩm, tc dụng của việc ăn uống đối với sức khỏe.

 

doc108 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch phát triển 5 lĩnh vực - Trường mẫu giáo Hoa Sen, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN MỤC TIÊU NỘI DUNG ² Phát triển thể chất. -Trẻ biết về ích lợi của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe. -Thực hiện các vận động một cách tự tin, khéo léo. -Biết phối hợp vận động cùng trẻ khác. Hào hứng tm gia vào hoạt động thể lực. -Hiểu biết về ích lợi của thực phẩm, tác dụng của việc ăn uống đối với sức khỏe. -Dạy trẻ các bài tập phát triển chung, biết kết hợp hít thở khi luyện tập. -Biết thực hiện các vận động hít vào, thở ra. Tung và bắt bóng ,đi chạy theo đường hẹp ,bật xa 30 cm ,bò dích dắt bằng bàn tay- bàn chân . -Dạy trẻ biết thực phẩm rất quan trọng không thể thiếu được. ² Phát triển nhận thức. -Có một số hiểu biết , biểu tượng ban đầu về toán. -Khả năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định và diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau. -Khả năng phát hiện và giải quyết một số vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau. -Trẻ thích tò mò, ham hiểu biết, tích cực tìm tòi, khám phá các hiện tượng sự vật xung quanh. -Dạy trẻ xác định vị trí phía trên, phía dưới, phía trước phía sau của đối tượng. -Cô và trẻ đàm thọai và thảo luận về gia đình có những ai , công việc của các thành viên … -Dạy trẻ kính trọng người lớn .Biết chào hỏi , xưng hô với mọi người phù hợp với truyền thống VN. ² Phát triển ngôn ngữ. -Trẻ có khả năng lắng nghe, hiểu và truyền đạt thông tin bằng nhiều cách khác nhau. -Khả năng diễn đạt mạch lạc và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày. -Hình thành kỹ năng giao tiếp , chào hỏi lễ phép lịch sự phù hợp với chuẩn mực văn hóa gia đình . -Tổ chức các trò chơi: Truyền tin, Kể chuyện sáng tạo để rèn luyện phát triển ngôn ngữ. -Thông qua nội dung bài thơ “Em yêu nhà em” giúp trẻ yêu quí ngôi nhà mình hơn . -Kể cho trẻ các câu truyện mang tính cách các nhân vật tốt – xấu , ngoan hiền , dũng cảm, lễ phép , giúp đỡ mọi người …. ² Phát triển thẩm mỹ. -Có khả năng cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống và sản phẩm một số đồ dùng trong gia đình của cháu. -Phát triển khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các bài hát về gia đình trong các hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, tạo hình. -Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật. -Trẻ biết thể hiện thái độ, tình cảm vui mừng phấn khởi trước những sản phẩm trẻ đã làm ra , tô màu người thân , nặn quà tặng người thân, xé dán ngôi nhà , nặn một số đồ dùng , vẽ hoa tặng chú bộ đội . -Tham gia múa hát, đọc thơ, kể chuyện tự nhiên thể hiện được sắc thái riêng của từng bài hát, câu chuyện. Có tính sáng tạo khi vẽ, nặn, hát múa... LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN MỤC TIÊU NỘI DUNG ² Phát triển tình cảm – xã hội. -Trẻ biết quan tâm, yêu thương những người trong gia đình của mình. -Trẻ biết được công việc của mỗi người trong gia đình và công lao của bố, mẹ, ông bà. -Sống hòa hợp với mọi người. Có ý thức quan tâm, giữ gìn và bảo vệ môi trường. -Giáo dục mối quan hệ của trẻ với bản thân , gia đình, trường lớp và với mọi người. -Biết cư xử đối với người thân trong gia đình ( lễ phép, giúp đỡ bạn, người thân khi được yêu cầu ). - Dạy trẻ bỏ rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi. XÂY DỰNG MẠNG HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐỀ NHÁNH Bé và những người thân trong gia đình TDVĐ - Ném xa bằng 1tay-chạy nhanh. ÂM NHẠC -Hát: Có ông bà, có cha mẹ - Trò chơi: Ai nhanh nhất -Nghe:Ba ngọn nến lung linh THMTXQ - Trò chuyện với trẻ về gia đình và các thành viên trong gia đình. -TC :Nhà bé ở đâu TẠO HÌNH - Tô màu người thân trong gia đình. TC – XH - Thơ: Ông mặt trời TUẦN 1: Bé và những người thân trong gia đình. TRÒ CHƠI - Về đúng nhà. - Lộn cầu vòng. - Bé là người đầu bếp giỏi. PT NGÔN NGỮ - Trò chuyện về gia đình bé. - Giới thiệu các thành viên trong gia đình. - GDLG:Cám ơn và xin lỗi TOÁN - So sánh số lượng người trong gia đình (nhiều hơn –ít hơn.) ( Từ 27/ 10/ 2008à 31/ 10/ 2008 ) THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG THỨ HAI (MTXQ) THỨ BA ( VH ) THỨ TƯ ( AN ) THỨ NĂM ( LQVT ) THỨ SÁU ( TH ) 7h-8h - Họp mặt đón trẻ : Trò chuyện về gia đình của trẻ: Tên của các người thân trong gia đình, công việc của từng thành viên. Địa chỉ nhà ở của mình. - TDS: Hô hấp 2, Tay vai 2, Chân 1, Bụng 1 , Bật 2. -VĐCB: ném trúng đích nằm ngang. 8h-8h40 Họat Động Chung . -Trò chuyện về gia đình và các thành viên trong gia đình. -Thơ: Ông mặt trời -Hát: cháu yêu bà -Nghe: Tổ ấm gia đình. - Trò chơi: ai nhanh nhất. -So sánh số lượng người trong gia đình (nhiều hơn , ít hơn) -Xé dán ngôi nhà của bé 8h45-9h Hoạt động ngoài trời Nhặt lá vàng rơi. Quan sát một số loại nhà. Chơi tự do(dưới cát, dưới nước) 9h-10h HĐ góc Tên trò chơi : Yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức thực hiện -Phân vai theo chủ đề. -Gia đình: -Trẻ thể hiện tốt vai trò người mẹ ở gia đình. -Bộ đồ dùng gia đình. -Các loại rau quả, thực phẩm. -Chơi gia đình, phân các vai bố, mẹ, các con, phân bố công việc cho từng người trong gia đình: nấu ăn, bế em, dọn dẹp, mua sắm. 9h-10h HĐ góc Tên trò chơi : Yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức thực hiện -Siêu thị. -Trẻ thực hiện tốt vai chơi: người bán và người mua. -Một số đồ dùng đồ chơi cho góc. -Cô tổ chức hướng dẫn trẻ phân vai chơi với nhau. -Dạy trẻ biết giao tiếp theo vai chơi -Sách, thư viện Học tập. Kể chuyện theo tranh. -Phân loại gia đình lớn,gia đình nhỏ. -Trẻ biết kể chuyện theo tranh,biết xem tranh ảnh. -Trẻ biết phân loại và so sánh các thành viên trong gia đình. -Tranh truyện phù hợp với chủ đề. -Aûnh chụp gia đình của các cháu. -Cô gợi ý để trẻ kể,hỏi trẻ lại nội dung,tình tiết của câu chuyện. -Cô tổ chức trẻ chơi theo từng nhóm, yêu cầu mỗi nhóm phân loại 2 loại gia đình lớn,nhỏ. -Nghệ thuật: + Tạo hình. + Âm nhạc. -Xếp hột hạt theo hình người -Biểu diễn văn nghệ -Trẻ biết xếp hột hạt theo các dáng hình người mà trẻ thích. -Trẻ hát ,kể chuyện,đọc thơ diễn cảm. -Bìa cứng,keo 2 mặt,hột hạt. -Bài hát,thơ,chuyện phù hợp với chủ đề. -Cô hướng dẫn trẻû làm thật nhiều tranh với nhiều hình dáng người khác nhau để tặng người thân . -Trẻ tự dẫn chương trình và sau đó mời bạn biểu diễn. 9h-10h HĐ góc Tên trò chơi : Yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức thực hiện Lắp ghép Xây dựng -Ghép ghế đá Ngôi nhà của bé. -Biết ghép các khối gỗ lại với nhau thành băng ghế. -Biết vận dụng kỹ năng bố trí mô hình cân đối, phù hợp thẩm mỹ. -Gạch ,gỗ,cây kiểng…. -Vật liệu, đồ chơi xây dựng. -Gợi ý cháu ghép băng ghế,sắp xếp sao cho phù hợp với mô hình. -Trẻ tự tổ chức, phân công nhau làm việc, cô gợi ý giúp đỡ, động viên trẻ khi cần thiết. -Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn nhà cửa sạch đẹp. -Thiên nhiên khoa học. -Chăm sóc cây,tưới cây. -Trẻ có thói quen biết nhặt là vàng,lá sâu và tưới nước cho cây. -Bình xịt nước,xô nước,cây kiễng… -Dạy cháu chăm sóc cây,chăm nước vào bình,đưa cao bình nước,rưới nhẹ nhàng lên cây. 10h-14h CSVS Hướng dẫn trẻ mặc quần áo -Trẻ biết mặc quần áo theo mùa,theo giới tính. -Biết giữ vệ sinh quần áo.Không mặc quần áo ướt bẩn. -Tranh ảnh vẽ quần áo theo màu,theo giới tính,quần áo các mùa. -Dạy trẻ nhận biết quần áo theo mùa ,theo giới tính,nhận biết mặc phải mặc trái. -Hướng dẫn trẻ cách mặc quần áo ( áo chui qua đầu,áo cài cúc ). 14h-15h HĐC -Trò chuyện về 4 nhóm thực phẩm chính. -Ôn lại bài học buổi sáng -Dạy thơ GDLG:”Xin lỗi và cám ơn” 15h -16h30 -Nêu gương trong ngày: “ Ba tiêu chuẩn bé ngoan”. 1. Đi học đúng giờ, giày dép để đúng chổ. 2. Giờ học tham gia phát biểu. 3. Về nhà phải nghe lời cha,mẹ. -Vệ sinh : + Cô tập cháu lau tay, rửa tay, lau mặt, rửa mặt. -Ăn chiều. -Tắm cháu 16h30 –17h -Nhắc phụ huynh cho cháu đi học đúng giờ . -Trao đổi về tình hình sức khoẻ trong ngày của trẻ với phụ huynh. Thứ hai, ngày 03 tháng 11 năm 2008. Thể dục vận động cơ bản. Ném xa bằng 1 tay- Chạy nhanh MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực thể chất. Biết định hướng để ném chính xác, biết ích lợi của việc tập luyện TDTT Thực hiện đúng tư thế ném,biết dùng sức để ném khéo léo (chân trước- sau) Rèn luyện cơ thể trẻ phát triển toàn diện PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp chủ đạo: luyện tập. Phương pháp hổ trợ: Trực quan minh hoạ. CHUẨN BỊ: Túi cát, vạch chuẩn. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU Khởi động: -Khởi động: Chuyển đội hình vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân. Trọng động: Bài tập phát triển chung: Tay 3: Chân 4: Lườn 2: Bật 3 : Hướng dẫn VĐCB: “ném xa bằng 1 tay- chạy nhanh” -Chia trẻ ngồi 2 hàng ngang -Cô làm mẫu lần 1. -Lần 2, cô giải thích: chân trước, chân sau. Khi có hiệu lệnh tay phải cầm túi cát đưa lên cao hạ xuống vòng về phái sau lên cao ngang ngực và ném thật mạnh về phía trước, ném xong chạy thật nhanh đến nhặt túi cát đem về chỗ cũ -Cô thực hiện lần 3. -Cho lớp luyện tập -Cô quan sát và sửa sai cháu. 3. Hồi tỉnh: -Hồi tĩnh : vun tay hít thở nhẹ nhàng. -Đi vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “.”.Kết hợp đi các kiểu chân 2m bình thường, 2m = mũi bàn chân,... -Đưa tay ngang, gập sau gáy -Co chân, tay chống hông -Nghiêng 2 bên -Tách khép chân -Chú ý xem. -Lắng nghe cô giải thích. -Trẻ thực hiện (1 lần 2 trẻ). -Hứng thú tham gia. -Đi nhẹ nhàng về chổ. *Kết quả: *Trò chuyện về gia đình và các thành viên trong gia đình MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực nhận thức kết hợp tình cảm xã hội. Trẻ biết tên, đặc điểm của những người thân trong gia đình Trả lời tròn câu, mạnh dạn, tự tin. Biết phân biệt gia đình ít con – đông con Trẻ biết kính trọng, lễ phép với những người thân trong gia đình PHƯƠNG PHÁP: Chủ đạo: đàm thoại. Hổ trợ: trực quan. CHUẨN BỊ: Đồ dùng: - Tranh ảnh về gia đình sưu tầm: ít con- đông con, ông bà, cha mẹ… - Mô hình nhà bé An - Tranh lôtô TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU Hoạt động 1 -Cho lớp đọc đồng dao “dung dăng dung dẻ” -Hôm nay cô và các con cùng đi đến thăm nhà của bạn An nhé! 2.Hoạt động 2: -Các con chào ông bà của bạn An đi! + đây là ông của bạn An + đây là bà của An -Cho trẻ nêu nhận xét về hình dáng, đạc điểm của ông bà bạn An -Hết giờ làm việc ba mẹ của bé An đã đi làm về -Cho trẻ tự gọi tên và nêu nhận xét về từng nhân vật -Ba mẹ bé An sinh được 2 người con: Bé An và bé Na -Cho trẻ biết gia đình có 1-2 người con là gia đình ít con -Gia đình có 3người con trở lên là gia đình đông con 3. Hoạt động 3: - Cho trẻ lần lượt xem tranh từng gia đình của các bạn trong lớp do cô sưu tầm và nêu nhận xét về từng gia đình -Cho trẻ so sánh 2 gia đình Cho trẻ kể về gia đình của mình, những người thân trong gia đình như thế nào? Công việc của từng thành viên đó Địa chỉ nhà của trẻ… 4. Hoạt động 4: -Cho trẻ chơi TC: “Kết thân” -Trẻ sẽ tìm và kết thân với bạn để làm thành 1 gia đình có số lượng theo yêu cầu của cô: + gia đình ít con +gia đình đông con -Tiến hành cho trẻ chơi 5. Hoạt động 5: -Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà , cha mẹ và những người thân trong gia đình. Biết nhường nhịn và yêu thương em nhỏ.. -đọc diễn cảm+ đi chơi cùng cô -con chào ông bà -ông bà đã lớn tuổi, dáng người khom khom vì lung cong, tóc ông bà đều bạc trắng, da nhăn… -Con chào 2 bác - Xem mô hình và trò chuyện + ba; cao, to, … + mẹ: ốm , tóc dài,… - quan sát bé An và bé Na và nhận xét -ghi nhớ và lặp lại - xem tranh và đàm thoại -so sánh để nhận biết được gia đình nào ít, gia đình nào đông con… -trẻ kể về ông bà, cha mẹ, anh chị- những người gần gũi với mình -trả lời theo gợi ý của cô + tranh ba mẹ có sẵn, trẻ kết thân có số lượng theo yêu cầu của cô + 2 trẻ + 3 trẻ trở lên -Tham gia chơi KẾT QUẢ: ---------------------------------------- Hoạt động góc. Phân vai: Gia đình. Xây dựng: Nhà của bé. ------------------------------- Hoạt động chiều. Trò chuyện về 1 số đồ dùng trong gia đình: chén, tô, ấm pha trà... -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba, ngày 04 tháng 11 năm 2008. Thơ: Ông mặt trời MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực ngôn ngữ . - Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ - Đọc diễn cảm và rõ ràng, minh họa điệu bộ - Qua bài thơ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên PHƯƠNG PHÁP: Chủ đạo: Đọc diễn cảm. Hỗ trợ: Trực quan hình ảnh. CHUẨN BỊ:: Tranh minh họa thơ Bút vẽ, giấy vẽ… 4. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU Hoạt động 1: -Cho lớp hát : Gà gáy le te -Cho trẻ trò chuyện về bầu trời buổi sáng: -Vào buổi sáng trên bầu trời xuất hiện ai? -Vào buổi sáng ông mặt trời tỏa những gì làm các con cảm thấy ấm áp -Hôm nay cô sẽ dạy các con một bài thơ rất dễ thương về ông mặt trời buổi sáng. Đó là bài thơ “Ông mặt trời” của tác giả Ngô Thị Bích Hiền Hoạt động 2: -Cô đọc lần 1 thật diễn cảm. -Đọc lần 2 - xem tranh -Giảng từ khó: + óng ánh: ánh sáng rất sáng, + tỏa nắng: ánh nắng có ở xung quanh - Tóm tắt nội dung: bài thơ nói về ông mặt trời vào buổi sáng thường tỏa những tia nắng ấm áp xuống trần gian. Bé và mẹ rất yêu mến ông mặt trời như một người ông trong gia đình rất gần gũi và hiền hậu Hoạt động 3: - Dạy lớp đọc thơ: + Cô dạy trẻ đọc theo từng câu đến khi thuộc, đọc với nhịp điệu chậm, tha thiết + mời từng tổ . - Cô chú ý rèn và sửa sai cách phát âm cho trẻ + cá nhân đối đáp… Hoạt động 4: - Đàm thoại về nội dung bài thơ: - Bài thơ tên gì? Của tác giả nào? -Ông mặt trời trong bài thơ được diễn tả như thế nào? -Hàng ngày ông mặt trời làm gì? -Tình cảm của ông đối với hai mẹ con bé như thế nào? -Tình cảm hai ông cháu thì sao?Câu thơ nào nói lên điều đó? -Đoạn thơ nào con thấy hay nhất? Vì sao? (cô gợi ý cho trẻ ở đọan 3. Nói lên tình cảm thân thương giữa bé, mẹ và ông) Hoạt động 5: -Cho trẻ vẽ và tô màu ông mặt trời - Hát, vỗ tay - Tham gia trò chuyện -Ông mặt trời -tỏa những tia nắng ấm áp - ghi nhớ tên bài thơ và tên tác giả -chú ý lắng nghe -nghe và xem tranh -Nhắc lại từ khó -Trả lời theo suy nghĩ kết hợp gợi ý của cô -Cả lớp đọc chậm, thuộc thì đọc nhanh dần -lần lượt 3 tổ -vài trẻ biểu diễn -Ông mặt trời của tác giả Ngô T. Bích Hiền -ông mặt trời óng ánh -tỏa những tia nắng ấm áp xuống trần gian -Rất gần gũi và yêu thương như người trong gia đình -Rất đáng yêu được thể hiện qua 2 câu thơ: “Ông nhíu mắt nhìn em Em nhíu mắt nhìn ông” -Trẻ tự nhận xét * KẾT QUẢ: Hoạt động góc -Góc sách thư viện :Kể chuyện theo tranh. -Góc nghệ thuật : biểu diễn văn nghệ. ------------------------ Hoạt động chiều. Dạy cháu đọc thơ giáo dục lễ giáo “ Cám ơn và xin lỗi”. Làm quen bài hát: Có ông bà, có cha mẹ ------------------------------------------------------------------------------ Thứ tư, ngày 05 tháng 11 năm 2008. Dạy hát: Có ông bà, có ba mẹ Nghe: 3 ngọn nến lung linh Trò chơi: Ai nhanh nhất MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực thẩm mỹ kết hợp tình cảm xã hội. - Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài nghe - Chơi tốt trò chơi, thông qua trò chơi rèn sự nhanh nhẹn - Thích nghe cô hát PHƯƠNG PHÁP: Chủ đạo: Dùng lời. Hổ trợ: Luyện tập. CHUẨN BỊ: - Đàn, vòng (4-5 vòng) - Tranh về gia đình -Chuẩn bị 3cháu minh họa TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU Hoạt động 1: -Cô kể “Bà ơi! Bà trở về đây với cháu, cháu sẽ rót nước cho bà uống…” -Trò chuyện sơ qua về câu nói cô vừa kể trong câu chuyện nào và tình tiết chuyện ra sao? -Bạn nào trong gia đình đang sống chung cùng ông bà ? -Các con có để ý xem hàng ngày ông bà làm những việc gì không? -Ông bà là những người sinh ra ai? -Có một bài hát về gia đình yêu thương,bài hát “ có ông bà , có ba mẹ.”Hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát này để về nhà hát cho ông bà , ba mẹ nghe nhé! Hoạt động 2: * Ca hát: -Cô đàn giai điệu -Bài hát có giai điệu như thế nào? -Cô hát theo đàn -Nội dung bài hát ? -Cô dạy trẻ hát từng câu đến khi thuộc. -Luyện tập trẻ hát theo tổ, nhóm, cả lớp. -Cô quan sát sửa sai giọng, nhịp cho cháu & tập trẻ cách thể hiện phong cách nhịp nhàng, tình cảm -Sau khi trẻ thuộc cô kết hợp với đàn. -Biểu diễn. 3.Hoạt động 3: * Nghe hát: -Gia đình là một tổ ấm che chở cho các con, là nơi thương yêu các con nhất. Thế nào là một gia đình vậy các con? -Cô ngâm thơ “Ba là cây nến vàng Mẹ là cây nến xanh Con là cây nến hồng Ba ngọn nến lung linh Thắp sáng một gia đình” -Đó là lời bài hát trong ca khúc “Ba ngọn nến lung linh “sáng tác của chú Ngọc Lễ. Và hôm nay cô sẽ cho các con nghe bài hát này. -Cô đàn giai điệu -Cô hát với đàn -Cùng các cháu múa minh họa bài hát 4. Hoạt động 4: * Trò chơi âm nhạc: “ Ai nhanh nhất” -Cô hướng dẫn cách chơi: vừa đi vừa hát, nghe hiệu lệnh chạy nhanh về nhà là các vòng.Ai chậm chân sẽ không có nhà ở là thua -Tiến hành chơi. -Cô quan sát trẻ chơi & nâng cao yêu cầu lên , bớt số vòng 5. Hoạt động 5: -Giáo dục -Chơi “ uống nước” - lắng nghe và suy nghĩ -Đó là Tích Chu nói với bà trong câu chuyện cùng tên, do bà khát nước nên bị hóa thành chim -Trẻ tham gia trả lời các thành viên trong gia đình mình -Ông chăm sóc cây cảnh, bà quét sân… -Sinh ra ba mẹ -nhớ tên bài hát -Chú ý nghe. - vui, nhẹ nhàng - nghe cô hát -Bài hát cho các con biết rằng, ai cũng có ông bà và cha mẹ, người sinh ra ba mẹ chính là ông bà, và rồi cha mẹ là những người sinh ra chúng con -Hát theo cô từng câu (2lần ). -Nhóm, đôi, cả lớp. -Trẻ được cô sửa sai. -Hát diễn cảm. -Cá nhân xung phong biểu diễn cho lớp và cô xem. - có ba có mẹ và con… -Chú ý nghe. - Nhớ tên bài hát -Cảm nhận giai điệu bài hát -Các cháu hòa theo lời bài hát và cùng thưởng thức minh họa. -Lắng nghe cách chơi -Tham gia chơi 3-4lần * KẾT QUẢ: Hoạt động góc. Nghệ thuật: Xếp hột hạt theo hình người. Học tập: Phân loại gia đình lớn .gia đình nhỏ. --------------------------------- Hoạt động chiều. Giáo dục an toàn giao thông. Hát “ Đường em đi”. Ôn bài hát đã học vào buổi sáng -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm, ngày 06 tháng 11 năm 2008. *So sánh số lượng người trong gia đình (nhiều hơn- ít hơn). Tạo sự bằng nhau MỤC TIÊU: Phát triển lĩnh vực nhận thức Trẻ đếm đúng, thành thạo và biết so sánh số lượng người trong gia đình Dùng đúng từ “nhiều hơn – ít hơn”, phân biệt được gia đình lớn, gia đình nhỏ Hứng thú tham gia học PHƯƠNG PHÁP: Chủ đạo: Thực hành. Hỗ trợ: trò chơi. CHUẨN BỊ: - Mô hình gia đình: ông bà, cha mẹ, anh chị… - Tranh 2 gia đình có số lượng thành viên không bằng nhau - Đất nặn, bảng con, khăn lau… TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÁU Hoạt động 1: -Hát và vận động: “Tập đếm” -Hôm nay cô và các con cùng nói xem gia đình mình có bao nhiêu người để so sánh với gia đình của bạn khác xem gia đình bạn nào nhiều người hơn hay ít người hơn nhé! 2. Hoạt động 2: -Mời trẻ kể các thành viên trong gia đình và tiến hành cho trẻ đếm -Mời trẻ khác cũng kể về gia đình mình -Tiến hành so sánh 2 gia đình để biết gia đình nhiều hơn, gia đình ít hơn: +Số lượng thành viên trong 2 gia đình này có bằng nhau không? +Gia đình bạn nào đông hơn? (gợi trẻ nói lên sự bằng nhau về số thành viên trong 2 gia đình) -Cho trẻ biết gia đình đông con rất vất vả nên mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2con *Cho trẻ xem tranh gia đình bạn An và gia đình bạn Mai -Tiến hành so sánh -Giải thích kết hợp cho xem tranh về cuộc sống giữa gia đình đông con và gia đình ít con như thế nào? 3 .Hoạt động 3: Luyện tập -Cho trẻ luyện tập theo tranh lôtô và tranh về gia đình của trẻ -Cô bao quát, gợi ý và sửa sai * Cho trẻ sắp xếp số lượng ngừơi thành gia đình theo yêu cầu của cô rồi so sánh 4. Hoạt động 4: -Trò chơi: Kết bạn -Giải thích cách chơi: “các con kết nhóm với bạn để thành gia đình có số lượng thành viên theo yêu cầu của cô” -Tiến hành chơi 5. Hoạt động 5: -Cho trẻ về chỗ thực hành với vở “Bé vui học toán” -Cả lớp hát, vận động . -Trẻ kể lần lượt từng thành viên trong gia đình mình và đếm trên ngón tay: cha, mẹ, con và em… -Trẻ tự so sánh và nêu lên nhận xét -Dạ không -Xem tranh và lần lượt đếm số lượng thành viên trong mỗi gia đình -thực hành so sánh -Xem và hiểu nội dung: gia đinh ít con thì đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dạy tốt hơn gia đình có nhiều con -tự trải nghiệm so sánh theo sự gợi ý và quan sát của cô -Nghe luật chơi -tham gia chơi * KẾT QUẢ: Hoạt động góc -Góc phân vai: Siêu thị. -Góc nghệ thuật-tạo hình:Xếp hột hạt theo hình người. ----------------------------------- Hoạt động chiều - Hướng dẫn trẻ mặc quần áo. - Nêu gương , ra về. ------------------------------------------------------------------------------ Thứ sáu, ngày 07 tháng 11 năm 2008. Xé dán ngôi nhà. ( Mẫu ). I. MỤC TIÊU: Phát tiển lĩnh vực thẩm mỹ và tình cảm xã hội. -Biết tên gọi, đặc điểm một số nhà -Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay -Trẻ yêu thích ngôi nhà của mình II. PHƯƠNG PHÁP: Chủ đạo: thực hành. Hỗ trợ: quan sát. III. CHUẨN BỊ: -Mẫu xé dán của cô -Giấy thủ công (châm kim sẵn) -Khăn giấy, tranh, hồ IV. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU 1.Hoạt động 1: -Chơi TC: “Trời mưa” -Mưa to các con phải vào đâu để tránh mưa? -Trò chuyện về gia đình, về ngôi nhà của trẻ? -thế nào là gia đình? -Ngôi nhà là nơi che chở cho các con những khi nắng mưa, gió lạnh. Các con có thích ngôi nhà mà các con đang ở không? -Hôm nay cô và các con cùng xé dán ngôi nhà của mình nhé! 2. Hoạt động 2: -Cho trẻ xem tranh về ngôi nhà do cô sưu tầm -Cho trẻ xem tranh mẫu của cô -Đàm thoại về nội dung tranh: +mái nhà +cử

File đính kèm:

  • docGIAO AN THANG 11 chieu.doc
Giáo án liên quan