A/ MỞ CHỦ ĐỀ:
- Chủ đề Bản thân nằm trong các hệ thống các chủ đề giáo dục hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ một cách toàn diện và phù hợp với trẻ 5-6 tuổi.
- Nội dung của chủ đề Bản thân được lựa chọn gần gũi với trẻ, thuộc các lĩnh vực giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với địa phương. Trong đó, những nội dung trong các lĩnh vực: Giáo dục tình cảm xã hội, giáo dục phát triển nhận thức và giáo dục phát triển thể chất được hết sức nhấn mạnh.
- Đối với trẻ 5-6 tuổi, những hiểu biết về bản thân, sự nhận thức đúng về mình, về mọi người xung quanh là những điều kiện cần thiết giúp trẻ dễ dàng tìm hiểu , thích nghi với môi trường xung quanh, giúp trẻ có những tình cảm, kỹ năng, hành vi ứng xử và giao tiếp phù hợp, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 thuận lợi.
- Thời gian tiến hành: Chủ đề Bản thân kéo dài khoảng 3 tuần (tháng 10). Từ ngày 30/09 đến 18/10. Nội dung của chủ đề Bản thân sẽ được củng cố và mở rộng qua các chủ đề tiếp theo
79 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 83296 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch theo chủ đề: Bản thân (lớp 5-6 tuổi) thời gian: (3 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THEO CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
(Lớp 5-6 Tuổi)
Thời gian: (3 tuần) Từ ngày 30 /09/2013 > 18 /10/2013
A/ MỞ CHỦ ĐỀ:
- Chủ đề Bản thân nằm trong các hệ thống các chủ đề giáo dục hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ một cách toàn diện và phù hợp với trẻ 5-6 tuổi.
- Nội dung của chủ đề Bản thân được lựa chọn gần gũi với trẻ, thuộc các lĩnh vực giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với địa phương. Trong đó, những nội dung trong các lĩnh vực: Giáo dục tình cảm xã hội, giáo dục phát triển nhận thức và giáo dục phát triển thể chất được hết sức nhấn mạnh.
- Đối với trẻ 5-6 tuổi, những hiểu biết về bản thân, sự nhận thức đúng về mình, về mọi người xung quanh là những điều kiện cần thiết giúp trẻ dễ dàng tìm hiểu , thích nghi với môi trường xung quanh, giúp trẻ có những tình cảm, kỹ năng, hành vi ứng xử và giao tiếp phù hợp, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 thuận lợi.
- Thời gian tiến hành: Chủ đề Bản thân kéo dài khoảng 3 tuần (tháng 10). Từ ngày 30/09 đến 18/10. Nội dung của chủ đề Bản thân sẽ được củng cố và mở rộng qua các chủ đề tiếp theo
B/TRIỂN KHAI CHỦ ĐỀ:
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
- Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe của bản thân.
- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, mệt, ốm đau.
- Nhận biết và tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân.
- Có kỹ năng thực hiện một số vận động đi theo đường hẹp về nhà, tung bóng lên cao và bắt bóng, tôi là vận động viên thể thao. Ném bóng vào rổ, cáo và thỏ, chuyền bóng
- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày (Bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt…).
- Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m (CS3)
- Tự mặc và cởi được áo (CS5)
- Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m). (CS11)
- Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian (CS13)
- Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày (CS16)
- Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng (CS18)
2. Phát triển nhận thức:
- Phân biệt được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân so với người khác qua họ, tên, giới tính, sở thích và một số đặc điểm hình dạng bên ngoài.
- Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu thế giới xung quanh.
- Có khả năng: phân loại đồ dùng cá nhân, đồ chơi theo dấu hiệu, nhận biết được số lượng trong phạm vi 6, biết được một số giống nhau và khác nhau của các hình.
- Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người thân có bố cục màu sắc hài hòa.
- Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống (CS97)
- Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (CS100)
- Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản (CS102)
- Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 (CS104)
- Tôi có thể phân biệt được với các bạn qua một số đặc điểm cá nhân: Họ và tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính và những người thân trong gia đình của tôi
- Tôi khác các bạn về hình dạng bên ngoài, khả năng trong các hoạt động và sở thích riêng
- Tôi tôn trọng và tự hào về bản thân, tôn trọng và chấp nhận sự khác nhau và sở thích riêng của bạn thân
- Tôi cảm nhận được những cảm xúc yêu-ghét, tức giận, hạnh phúc và có ứng xử và tình cảm phù hợp
- Tôi quan tâm đến mọi người, hợp tác và tham gia cùng các bạn trong hoạt động chung
- Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày (CS110)
- Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình (CS118)
- Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau (CS119)
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng các từ ngữ phù hợp về bản thân, về những người thân, biết biểu đạt những suy nghĩ, ấn tượng của mình với người khác một cách rõ ràng bằng các câu đơn và câu ghép.
- Biết một số chữ cái trong các từ, chỉ họ và tên riêng của mình, của một số bạn trong lớp và tên gọi của một số bộ phận cơ thể.
- Mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, tích cực giao tiếp bằng lời nói với mọi người xung quanh.
- Thích giúp đỡ bạn bè và người thân.
- Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi (CS61)
- Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động (CS69)
- Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định (CS71)
- Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp (CS74)
- Không nói tục, chửi bậy (CS78)
- Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách (CS81)
- “Đọc” theo truyện tranh đã biết (CS84)
- Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân (CS87)
4. Phát triển tình cảm - xã hội:
- Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động.
- Tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của bạn, của người khác, chơi hòa đồng với bạn.
- Biết giữ gìn bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các nề nếp quy định của trường, lớp, ở nhà và nơi công cộng.
- Biết thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc về chủ đề bản thân.
- Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân (C28)
- Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân (CS34)
- Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt (CS36)
- Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè (CS37)
- Trao đổi ý kiến của mình với các bạn (CS49)
- Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết (CS55)
- Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân (CS58)
- Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình (CS59)
II. KẾT QUẢ MONG ĐỢI:
1. Phát triển thể chất:
- Thực hiện thuần thục các động tác của bài thể dục theo heo hiệu lệnh hoặc theo bản nhạc/bài hát. Bắt đầu và kết thúc đúng nhịp
- Kiểm soát được vận động: Đi, chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh
- Ném bóng vào rổ
- Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong 10 giây
- Phối hợp cử động bàn tay, ngón tay, mắt trong một số hoạt động: Vẽ hình bạn trai, bạn gái, vẽ các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc, đồ bàn tay
- Nói được tên một số món ăn hằng ngày và dạng chế biến đơn giản
- Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt đánh răng
- Có một số hành vi trong ăn uống: Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn
2. Phát triển nhận thức:
- Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát
- Thể hiện được vai chơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề Bản thân
- Hát các bài hát có nội dung theo chủ đề bản thân
- Vẽ, tô màu được bạn trai, bạn gái, các khuôn mặt biểu lộ, đồ bàn tay
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 6, nhận biết số 6, gộp các nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 6, tách một nhóm thành 2 nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau trong phạm vi 6
- Nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện
- Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ….
- Phối hợp được các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh bạn trai, bạn gái, các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc, đồ bàn tay.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, các bộ phận của bản thân trẻ và các bạn khác trong lớp
- Đọc biểu cảm các bài thơ, đồng giao, ca giao theo chủ đề
- Kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân
- Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình
4. Phát triển tình cảm - xã hội:
- Nói được họ, tên, tuổi, giới tính, của bản thân, nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được, và việc gì bé không làm được
- Nói được mình có điểm gì giống và khác bạn (dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích và khả năng).
- Tự làm được một số công việc đơn giản hằng ngày (vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi….)
III. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU:
- Ghi âm giọng nói của trẻ, của cô, một số âm thanh môi trường xung quanh (tiếng nước chảy, gió, mưa, tiếng chó sủa, mèo kêu...
- Giấy khổ to (có thể tận dụng bìa lịch, báo cũ…) để vẽ, dán chân dung bé trai và bé gái, bảng biểu đồ chiều cao của trẻ.
- Ảnh của trẻ (mỗi trẻ có túi đựng/dán ảnh) có thể để đồ dùng cá nhân và các sản phẩm của trẻ.
- Tranh ảnh về người, các loại hoa quả, các hiện tượng, các việc liên quan đến chủ đề
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện….liên quan đến chủ đề và gần với địa phương
- Làm thẻ tên cho trẻ (họ, tên) gắn với ký hiệu
- Kéo, bút chì, bút màu, sáp, đất nặn, giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, giấy báo, hộp bìa cát tông các loại
- Gương soi to và lược trong lớp
- Bảng phân công trực nhật
- Một số đồ dùng đã qua sử dụng, đồ cũ của bố mẹ (vỏ hộp, hộp xốp, quần áo, giày dép, lọ nước hoa, lọ nước gội đầu, gương nhỏ, lược, phán trang điểm…..)
MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN (5-6 TUỔI)
Tôi có thể phân biệt được với các bạn qua một số đặc điểm cá nhân: Họ và tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính và những người thân trong gia đình của tôi
- Tôi khác các bạn về hình dạng bên ngoài, khả năng trong các hoạt động và sở thích riêng
- Tôi tôn trọng và tự hào về bản thân, tôn trọng và chấp nhận sự khác nhau và sở thích riêng của bạn thân
- Tôi cảm nhận được những cảm xúc yêu-ghét, tức giận, hạnh phúc và có ứng xử và tình cảm phù hợp
- Tôi quan tâm đến mọi người, hợp tác và tham gia cùng các bạn trong hoạt động chung
TÔI LÀ AI
BẢN THÂN
CƠ THỂ TÔI
TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN VÀ KHỎE MẠNH
- Cơ thể tôi do nhiều bộ phận khác nhau hợp thành và tôi không thể thiếu một bộ phận nào
- Tôi có 5 giác quan, mỗi giác quan có chức năng riêng và sử dụng phối hợp các giác quan để nhận biết mọi thứ xung quanh
- Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể và các giác quan
- Tôi được sinh ra và được bố mẹ, người thân chăm sóc, lớn lên (trong bụng mẹ, sơ sinh, biết ngồi, biết đi, đi học trường mầm non)
- Sự yêu thương và chăm sóc của người thân trong gia đình và ở trường
- Dinh dưỡng hợp lý, giữ gìn sức khỏe và cơ thể khỏe mạnh
- Môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn
- Đồ dùng, đồ chơi và chơi hòa đồng với bạn bè
MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN (5-6 T)
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
+ KPKH:
- Trò chuyện, đàm thoại về đặc điểm giống, khác nhau của bản thân và bạn bè: về các bộ phận cơ thể, các giác quan: Trò chơi rèn luyện giác quan, phân biệt chức năng của chúng, tổ chức ngày sinh nhật
- Phân biệt đồ dùng, đồ chơi cá nhân, trò chơi học tập: Tìm bạn
- Phân biệt ích lợi của các nhóm thực phẩm với sức khỏe và sự phát triển cơ thể
+ LQVT:
- Thực hành trên đối tượng: so sánh và phân nhóm đồ dùng, đồ chơi cá nhân, các nhóm thực phẩm theo 2-3 dấu hiệu, xác định vị trí không gian so với bản thân, so với người khác
- Thực hành và luyện tập tạo nhóm nhận biết số lượng, đếm, nhận dạng chữ số, tách, gộp trong phạm vi 6. Trò chơi: Hãy cho vào bao nhiêu, đo chiều cao của bản thân, các bạn ‘về đúng nhà’
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
+ Dinh dưỡng sức khoẻ:
- Trò chuyện về cơ thể khỏe mạnh và một số biểu hiện khi ốm dau, một số nơi nguy hiểm cho bản Thân ái,
- Trò chuyện về ích lợi của việc luyện tập, ăn đủ chất và giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe
- Thực hành và giữ gìn vệ sinh cơ thể: Cách rửa tay, rửa mặt, đánh răng
+ Vận động:
- Thực hành các bài tập phát triển chung
- Tập phối hợp vận động chân tay: Đi theo đường hẹp, tung bóng lên cao và bắt bóng, chạy nhảy qua vật cảng, thực hiện các TCVĐ: Ném bóng vào rổ, cáo và thỏ, chuyền bóng
- Vận động tinh: luyện tập vận động khéo léo bàn tay, ngón tay (bện, tết đồ chơi, cài cúc áo, chải đầu, xúc cơm….Trò chơi luyện tập củng cố đi, chạy thay đổi theo hiệu lệnh, đi theo đường hẹp, đi kiểng gót, các vận động khác
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
+ Tạo hình: - Tô màu, vẽ, nặn, cắt, dán chân dung của bé, bạn trai, bạn gái, khuôn mặt của bé, trang phục đồ dùng cá nhân của bé, các loại hoa quả, thực phẩm, món ăn bé thích, làm rối búp bê bé trai bé gái
- Chơi xếp hình: Tôi tập thể dục, xếp nhà, bạn của tôi…
+ Âm nhạc: - Lựa chọn một số bài hát:
- Hát-VĐ: Vì sao mèo rửa mặt, Đường em đi, Em thêm một tuổi, Gà gáy vang dậy bạn ơi, Mời bạn ăn, Vì sao mèo rửa mặt
- NH: Em là bông hồng nhỏ, Em thêm một tuổi, Năm ngón tay ngoan, Nắm tay thân thiết, Ru em, Trời đã sáng rồi
- TC: Bao nhiêu bạn hát, Nghe giọng đoán tên bạn hát, Thi xem ai nhanh
BẢN THÂN
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Trò chuyện và kể về ngày sinmh nhật của bé
- Nghe đọc, kể lại truyện, đọc thơ có nội dung liên quan đến chủ đề, sở thích, tính cách đẹp, giữ gìn vệ sinh sức khỏe, hành vi văn minh, lễ phép
- Trò chơi đóng kịch: Theo chuyện: Đôi tai xấu xí
- Mô tả, kể lại một buổi tham quan công viên hoặc vườn hoa
- Làm truyện tranh về các giác quan , về những gì bé thích, môi trường xanh, sạch, đẹp, về các thức ăn cần cho cơ thể
- Nhận biết chữ cái: o, ô, ơ, a, ă, â
- trò chơi ngôn ngữ: Hãy tìm đúng chữ cái của tôi và của bạn, tập phát âm tên của bạn…
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - XÃ HỘI
- Trò chuyện qua tranh, quan sát thực tế tìm hiểu những trạng thái cảm xúc, thực hành biểu lộ cảm xúc qua trò chơi đóng vai: Mẹ con, phòng khám, cửa hàng thực phẩm, siêu thị đồ chơi
- Xây dựng: Nhà của bé, Công viên xanh, vườn hoa
- Trò chuyện qua tranh về những người chăm sóc bé,
- Chơi trò chơi, giữ gìn, cất dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp sau khi chơi
- Thực hiện các công việc tự phục vụ bản thân và giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường, lớp
C/KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ:
NHÁNH I:TÔI LÀ AI
Thời gian thực hiện (1 tuần):Từ ngày 30 /09/2013 > 04 /10/2013
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
- Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe của bản thân.
- Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, mệt, ốm đau.
- Nhận biết và tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân.
- Có kỹ năng thực hiện một số vận động đi theo đường hẹp về nhà, Ném bóng vào rổ,
- Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày (Bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt…).
- Tự mặc và cởi được áo (CS5)
- Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian (CS13)
- Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày (CS16)
- Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng (CS18)
2. Phát triển nhận thức:
- Phân biệt được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân so với người khác qua họ, tên, giới tính, sở thích và một số đặc điểm hình dạng bên ngoài.
- Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu thế giới xung quanh.
- Có khả năng: phân loại đồ dùng cá nhân, đồ chơi theo dấu hiệu, nhận biết được số lượng trong phạm vi 6,
- Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người thân có bố cục màu sắc hài hòa.
- Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống (CS97)
- Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (CS100)
- Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản (CS102)
- Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10 (CS104)
- Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày (CS110)
- Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình (CS118)
- Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau (CS119)
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng các từ ngữ phù hợp về bản thân, về những người thân, biết biểu đạt những suy nghĩ, ấn tượng của mình với người khác một cách rõ ràng bằng các câu đơn và câu ghép.
- Biết một số chữ cái trong các từ, chỉ họ và tên riêng của mình, của một số bạn trong lớp
- Phát âm nhận biết được chữ cái o ô ơ
- Mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, tích cực giao tiếp bằng lời nói với mọi người xung quanh.
- Thích giúp đỡ bạn bè và người thân.
- Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi (CS61)
- Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động (CS69)
- Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định (CS71)
- Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp (CS74)
- Không nói tục, chửi bậy (CS78)
- Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách (CS81)
- “Đọc” theo truyện tranh đã biết (CS84)
- Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân (CS87)
4. Phát triển tình cảm - xã hội:
- Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động.
- Tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của bạn, của người khác, chơi hòa đồng với bạn.
- Biết giữ gìn bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các nề nếp quy định của trường, lớp, ở nhà và nơi công cộng.
- Biết thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc về chủ đề nhánh
- Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân (C28)
- Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân (CS34)
- Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt (CS36)
- Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè (CS37)
- Trao đổi ý kiến của mình với các bạn (CS49)
- Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết (CS55)
- Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân (CS58)
- Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình (CS59)
II. KẾT QUẢ MONG ĐỢI:
1. Phát triển thể chất:
- Thực hiện thuần thục các động tác của bài thể dục theo heo hiệu lệnh hoặc theo bản nhạc/bài hát. Bắt đầu và kết thúc đúng nhịp
- Kiểm soát được vận động: Đi, chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh
- Ném bóng vào rổ
- Đi theo đường hẹp về nhà
- Phối hợp cử động bàn tay, ngón tay, mắt trong một số hoạt động: Vẽ hình bạn trai, bạn gái,
- Nói được tên một số món ăn hằng ngày và dạng chế biến đơn giản
- Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt đánh răng
- Có một số hành vi trong ăn uống: Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn
2. Phát triển nhận thức:
- Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát
- Thể hiện được vai chơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề nhánh tôi là ai
- Hát các bài hát có nội dung theo chủ đề nhánh
- Vẽ, tô màu được bạn trai, bạn gái,
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 6, nhận biết số 6,
- Nói đúng họ, tên, ngày sinh, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện
- Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ….
- Phối hợp được các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh bạn trai, bạn gái,
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, các bộ phận của bản thân trẻ và các bạn khác trong lớp
- Kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân
- Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình
4. Phát triển tình cảm - xã hội:
- Nói được họ, tên, tuổi, giới tính, của bản thân, nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được, và việc gì bé không làm được
- Nói được mình có điểm gì giống và khác bạn (dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích và khả năng).
- Tự làm được một số công việc đơn giản hằng ngày (vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi….)
III. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU:
- Giấy khổ to (có thể tận dụng bìa lịch, báo cũ…) để vẽ, dán chân dung bé trai và bé gái, bảng biểu đồ chiều cao của trẻ.
- Ảnh của trẻ (mỗi trẻ có túi đựng/dán ảnh) có thể để đồ dùng cá nhân và các sản phẩm của trẻ.
- Tranh ảnh về người, liên quan đến chủ đề
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện….liên quan đến chủ đề nhánh và gần với địa phương
- Làm thẻ tên cho trẻ (họ, tên) gắn với ký hiệu
- Kéo, bút chì, bút màu, sáp, đất nặn, giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, giấy báo, hộp bìa cát tông các loại
- Một số đồ dùng đồ chơi hột hạt ,phấn bảng…
MẠNG NỘI DUNG NHÁNH:I
TÔI LÀ AI
Tôi với bạn có 1 số đặc điểm giống nhau và khác nhau với mọi người,qua họ tên,tuổi ,ngày sinh nhật,giới tính hình dạng bên ngoài và những người thân trong gia đình và trường lớp mầm non. Tôi được bố mẹ sinh ra và ngày sinh nhật của tôi,cảm xúc trong ngày sinh nhật,người thân trong gia đình trong lớp học và bạn bè cùng lớp ,tôi yêu quý mọi người , những đồ dùng cá nhân và đồ chơi của tôi
Đặc điẻm riêng của tôi
TÔI LÀ AI
Sở thích và hoạt động yêu thích
Cảm xúc và mối quan hệ của tôi
Tôi có thể phân biệt được những cảm xúc khác nhau.
Tôi có những ứng xử phù hợp với gia đình và người khác
Chơi thân thiện với các bạn và trong các hoạt động chung, tôi có cử chỉ văn minh lịch sự,thưa gởi , chào hỏi cảm ơn,xin lổi...
Thực hiện một số nhiệm vụ và quy định ở trường và ở nhà ngăn nắp ,gọn gàng...Thực hiện một số quy định nơi cộng đồng,nơi đông người.
Tôi có những sở thích riêng khác với các bạn,trong ăn uống trang phục và bạn bè, tôi tôn trọng chấp nhận sở thích riêng của bạn.
Tôi là trai ,gái tôi có khả năng trong một số hoạt động ,kể chuyện ,hát múa , đọc thơ,chơi...
Tôi có thể tự làm một số công việc tự phục vụ và giúp đỡ mọi người ,lau mặt rửa tay ,chải đầu mặt quần áo
MẠNG HOẠT ĐỘNG NHÁNH I :
TÔI LÀ AI ?
Khám phá khoa học
Phân biệt bé và các bạn qua một số đặc điểm
Làm quen với toán
Số 6 (tiết 1)
Thể dục:
- Đi theo đường hẹp về nhà
-Trò chuyện về cơ thể
khỏe mạnh và lợi ích của việc
tập luyện
-Luyện tập kỹ năng vệ sinh cá nhân.
TÔI LÀ AI ?
Tạo hình:
Vẽ bạn trai bạn gái
Hoạt động âm nhạc:
-VĐ Vì sao mèo rửa mặt
- Nghe hát: Em là bông hồng nhỏ
- TC: Bao nhiêu bạn hát
.
Làm quen văn học:
- Truyện : giấc mơ kỳ lạ
- Làm quen chữ cái:
- Làm quen chữ cái o,ô,ơ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN NHÁNH: I
TÔI LÀ AI
Thời gianthực hiện (1 tuần) Từ ngày 30/09 à 4/10/2013
Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
H Động
ĐÓN TRẺ ĐIỂM DANH
Đón trẻ:
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
-Trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ, đồ dùng trong nhà,......
* Điểm danh.
THỂ DỤC ĐẦU GIỜ
* Thể dục sáng:
:Hô hấp; Tay; Chân; bụng ,bật…
* Khởi động:Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi.
Hô hấp : thổi nơ
ĐT tay: Hai tay đưa ra phía trước, đưa lên cao
ĐTChân:ngồi khuỵu gối (tay đưa cao, ra trước)
ĐTBụng: đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước
ĐTBật: bật chụm tách chân
Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp
*Hồi tỉnh: Cho trẻ đi chậm ,hít thở sâu
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Khám phá khoa học
Phân biệt bé và các bạn qua một số đặc điểm
Vận động
Đi theo đường hẹp về nhà
TC: Ném bóng vào rổ
LQ văn học
Truyện: Giấc mơ kỳ lạ.
LQ với toán
số 6 (t1)
LQ chữ cái
LQCC: o, ô, ơ.
Tạo hình:
Vẽ bạn trai ,bạn gái
Làm quen âm nhạc
Vận động “ Vì sao mèo rửa mặt”
Nghe hát: Em là bông hồng nhỏ.
Trò chơi: Bao nhiêu bạn hát.
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
THỰC HIỆN
I/ Hoạt động chủ đích
Quan sát tìm hiểu về tôi là ai?
-Hình thành khả năng phối hợp đoàn kết, hứng thú
-Tích cực tham gia vào buổi sinh hoạt ngoài trời
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp cuả thiên nhiên
-Trao dồi óc quan sát , khả năng dự đoán
-Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ , an toàn cho trẻ
-Tranh ảnh về bản thân.
-Các bài thơ, hát trong chủ đề
- Cô giới thiệu buổi chơi
- Cho trẻ tập trung thành vòng tròn trò chuyện về bầu trời cỏ cây hoa lá
- Cô đặt các câu hỏi để trẻ tìm hiểu về cô giáo
-Cô hướng dẫn trẻ quan sát tranh ảnh về cỏ thể tôi và bạn
-Giáo dục trẻ biết ăn uống đủ chất để và tập thể dục cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Cô đặt câu hỏi trẻ trả lời
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn học giỏi để sau này làm được nghề mình thích
-Cô giúp trẻ thuộc, nhớ lại những bài hát, thơ, truyện đã được học
-Cô giới thiệu, trao đổi với trẻ
II/ Trò chơi vận động :
TCVĐ: “Chăn vịt”
-Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi : Ném bắt bóng bằng 2 tay
-Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể
- Một vòng tròn.
chọn 3 đến 5 trẻ làm người chăn vịt các trẻ khác làm vịt. khi người chăn vịt kêu “vít, vít, vít”. Vịt lên bờ đến gần người chăn vịt. cô phát tín hiệu bắt vịt, người chăn vịt đuổi bắt vịt. ai bị bắt ra ngoài 1 lần chơi.
TCVĐ: “Người tài xế giỏi”
-Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi :
-Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể
- Túi cát, vòng tròn.
mỗi cháu 1 túi cát. Các cháu làm “ôtô” chở hàng. “ôtô” đứng cách bến 3 – 4m, khi có lệnh “ôtô chở hàng”, tất cả đặt túi lên đầu đi xung quanh làm động tác lái xe vừa đi vừa kêu bim bim, đi không làm hàng rơi. Khi nghe lệnh “chở hàng về kho” thì các “ôtô” đi nhanh về bến đổ hàng xuống.
TCHT: “Tặng quà cho bạn”.
Trẻ nắm được cách chơi và hứng thú chơi.
Lớp học rộng rãi , sạch sẽ.
Túi đựng đồ vật
- cho bạn gái tặng quà cho bạn trai và bạn trai tặng quà cho bạn gái. Mỗi lầm chơi 4 – 5 bạn.
TCDG:Bắt dê
Trẻ nắm cách chơi và luật chơi
- hai bịt mặt
- Cách chơi: lớp đứng vòng tròn. Cô chọn 2 trẻ, 1 trẻ dóngvai dê, 1 trẻ đóng vai người chăn dê. Cô bịt mắt 2 trẻ lại.khi chơi trẻ làm dê vừa đi vừa kêu “be be”. Trẻ kia lắng nghe và tìm bắt. sau 1 phút không bắt được dê thì thay trẻ khác.
III/ Chơi tự do
Chơi với đồ chơi có sẵn, đồ chơi mang theo
Tham gia tích c
File đính kèm:
- ban than.doc