I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ phát âm to, rõ ràng chữ e, ê.
- Nhận biết được chữ e, ê trong từ.
- Nhận biết được cấu tạo và so sánh được điểm giống và khác nhau của chữ e, ê.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi với chữ e, ê.
II. Chuẩn bị:
- Bài giảng điện tử.
- Thẻ chữ cái e, ê
- Các đĩa chữ có từ chứa chữ e, ê.
III. Tiến hành tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:
Cô cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn”
Hoạt động 2:
Cô hỏi trẻ:
+ Các con lớn lên được là nhờ những gì?
+ Nhờ có những thức ăn chứa đầy dinh dưỡng, nhờ có sự siêng năng tập thể dục các con lớn lên từng ngày. Không những thế các con lớn lên được là nhờ vào tình thương yêu chăm sóc của ba mẹ, ông bà, phải không nào?
Cô giới thiệu tranh mẹ bế bé.
+ Các con thấy gì qua bức tranh?
+ Trong bức tranh mẹ đang bế em bé đấy. Và dưới bức tranh cô có từ « Mẹ bế bé »
Cô cho trẻ đọc « mẹ bế bé ». Cho trẻ lên ghép các chữ cái rời giống thẻ từ trên bảng.
Cô cho trẻ chọn các chữ cái giống nhau trong từ.
Cô giới thiệu chữ e và cho trẻ làm quen với chữ e.
Cho trẻ phát âm chữ e theo nhóm, tổ, cá nhân.
Cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ e: có một nét ngang kết hợp với nét cong khuyết.
17 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tổ chức hoạt động - Chủ đề nhánh: Bé là ai? Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ LÀ AI?
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG HỌC: LQCV: BÉ VỚI CHỮ E, Ê
Ngày dạy: Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ phát âm to, rõ ràng chữ e, ê.
- Nhận biết được chữ e, ê trong từ.
- Nhận biết được cấu tạo và so sánh được điểm giống và khác nhau của chữ e, ê.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi với chữ e, ê.
II. Chuẩn bị:
- Bài giảng điện tử.
- Thẻ chữ cái e, ê
- Các đĩa chữ có từ chứa chữ e, ê.
III. Tiến hành tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:
Cô cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn”
Hoạt động 2:
Cô hỏi trẻ:
+ Các con lớn lên được là nhờ những gì?
+ Nhờ có những thức ăn chứa đầy dinh dưỡng, nhờ có sự siêng năng tập thể dục các con lớn lên từng ngày. Không những thế các con lớn lên được là nhờ vào tình thương yêu chăm sóc của ba mẹ, ông bà, phải không nào?
Cô giới thiệu tranh mẹ bế bé.
+ Các con thấy gì qua bức tranh?
+ Trong bức tranh mẹ đang bế em bé đấy. Và dưới bức tranh cô có từ « Mẹ bế bé »
Cô cho trẻ đọc « mẹ bế bé ». Cho trẻ lên ghép các chữ cái rời giống thẻ từ trên bảng.
Cô cho trẻ chọn các chữ cái giống nhau trong từ.
Cô giới thiệu chữ e và cho trẻ làm quen với chữ e.
Cho trẻ phát âm chữ e theo nhóm, tổ, cá nhân.
Cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ e: có một nét ngang kết hợp với nét cong khuyết.
Cô tóm ý:
Tương tự cô giới thiệu chữ ê và cho trẻ làm quen.
Cấu tạo chữ ê: Giống chữ e nhưng có mũ trên đầu.
* So sánh e, ê.
* Trò chơi
Trò chơi 1: Ai nhanh nhất
Cô chia trẻ làm 3 đội xếp 3 hàng dọc. Cô chuẩn bị cho mỗi đội các thẻ từ có chứa chữ. Cô yêu cầu mỗi đội chọn các thẻ từ có chứa chữ e, ê. Lần lượt từng trẻ của mỗi đội phải bật qua 3 vòng lên bỏ đĩa vào rổ. Đội nào chọn được nhiều đĩa đúng thì chiến thắng.
Trò chơi 2: Vui với e, ê
Cô chia trẻ làm 3 đội xếp 3 vòng tròn. Cô chuẩn bị trò chơi trên máy vi tính. Cô đưa ra hình ảnh với các từ chỉ nghĩa hình ảnh đó. Dưới bức tranh có từ giống từ trên nhưng còn khuyết chữ. Cô yêu cầu mỗi đội chọn thẻ chữ cái còn thiếu. Đội nào đưa ra nhiều kết quả đúng thì thắng cuộc.
Hoạt động 3:
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Cho hát “ Mừng sinh nhật”
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ LÀ AI
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG HỌC: VĐ: NÉM XA BẰNG MỘT TAY
Ngày dạy: Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết ném xa bằng một tay, đúng kỹ thuật, chính xác.
- Trẻ biết dùng lực của cánh tay để đẩy vật đi xa.
- Trẻ biết tập thể dục để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh.
- Thực hiện các thao tác chính xác, dứt khoát, đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Tám túi cát.
- 2 ống đựng cờ
- 4 vòng tròn.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi thường, đi bằng mũi/ gót/ cạnh bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh.
Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
Cho trẻ dàn 3 hàng ngang tập bài phát triển chung
+ Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân).
+ Lưng, bụng, lườn: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái.
+ Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
b. Vận động cơ bản: Ném xa bằng một tay
- Để giúp cho cánh tay chúng ta khỏe mạnh, các con phải vận động và tập thể dục thường xuyên.
- Giờ thể dục hôm nay cô sẽ dạy cho các con ném xa bằng một tay, muốn làm đúng và đẹp các con chú ý xem cô làm mẫu nhé. Chuyển trẻ về vị trí đã chuẩn bị .
- Cô làm mẫu lần 1:
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Đứng chân trước chân sau, tay cần túi cát (cùng phía với chân sau ). Đưa từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao để ném túi cát đi xa và mạnh hơn, sau đó đến lượm túi cát, để vào chỗ cũ và đi về cuối hàng đứng.
- Cô làm mẫu lần 3. Làm mẫu toàn bộ không giải thích.
- Chọn 1-2 trẻ nhanh nhẹn lên làm mẫu.
c. Trẻ thực hiện:
Cô gọi lần lượt trẻ ở hai hàng lên thực hiện. Trong quá trình trẻ thực hiện cô theo dõi, sửa sai kết hợp giáo dục, động viên tuyên dương nhắc nhở.
Cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua giữa tổ, cá nhân.
d. Trò chơi vận động:
- Trò chơi : Chạy tiếp cờ.
- Cách chơi: cô chia trẻ thành hai đội bằng nhau ,xếp thành hàng dọc ,hai cháu ở đàu hàng cầm cờ, khi nghe hiệu lệnh “hai, ba” thì cháu cầm cờ phải chạy nhanh về phía ghế ,vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho bạn thứ hai và đi đứng ở cuối hàng.Cháu thứ hai nhận được cờ thì tiếp tục chạy nhanh và vòng qua ghế (như bạn thứ nhất) rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba, cứ như vậy nhóm nào hết trước thì thắng cuộc.Con nào không thực hiện đúng quy luật trên thì phải quay lại từ đầu
- Cho trẻ chơi hai đến ba lần. Trong quá trình thực hiện cô quan sát, sửa sai .
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi lại, hít thở nhẹ nhàng.
Trò chuyện với trẻ về những hoạt động trẻ vừa tham gia và gợi ý cho trẻ nói lên hiểu biết của trẻ về ý nghĩa của việc luyện tập thể dục và tinh thần đồng đội mà trẻ vừa thể hiện qua bài tập luyện tập và trò chơi.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ LÀ AI?
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVH: THƠ “MẮT ĐỂ LÀM GÌ?”
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2012
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết đặc điểm và chức năng quan trọng của đôi mắt trong các hoạt động của con người . - Hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc thơ và cảm nhận được âm điệu nhẹ nhàng, chậm rãi của bài thơ. - Phát triển trí nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ, bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách hồn nhiên - Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ đôi mắt của mình. II. CHUẨN BỊ : - Cho trẻ làm quen với bài thơ , các trò chơi với đôi mắt ... - Mũ cho trẻ thể hiện vai với các nhân vật trong bài thơ.
III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : * Hoạt động 1 : Cô cho trẻ chơi trò chơi " Hãy làm theo tôi " : cô ra hiệu lệnh cho trẻ thực hiện ... + Nhắm con mắt bên trái ... Nhắm con mắt bên phải ... + Nhắm cả hai con mắt ... Các con có nhìn thấy gì không? ... Vì sao vậy?
* Hoạt động 2 : - Giới thiệu bài thơ "Mắt để làm gì" của tác giả Phạm Hổ.
- Cô đọc diễn cảm cho nghe.
- Cô đọc lần 2 cho trẻ xem tranh trên máy. - Cô đọc cho trẻ lần 3 : trích đoạn và gợi mở tư duy cho trẻ:
Bài thơ kể về cuộc trò chuyện của bò mẹ và bê con về đôi mắt. Bò mẹ đố bê con mắt để làm gì và qua những lần quy nghĩ cùng những thử nghiệm của mình, bê con đã nhận ra được ích lợi của đôi mắt là để nhìn thấy mọi vật xung quanh.
* Đàm thoại :
+ Trong bài thơ, bò mẹ đã hỏi bê con những gì ?
+ Và bê con đã trả lời như thế nào ?
+ Bò mẹ đã bảo bê con làm gì ?
+ Khi nhắm mắt, Bê con có thấy đường đi không ? Chuyện gì đã xảy ra ?
+ Bò mẹ đã dạy cho bê con điều gì về đôi mắt ?
+ Vậy để đôi mắt luôn trong sáng, các con phải làm gì ?
* Giáo dục : Cô giáo dục trẻ biết đôi mắt giúp con người thấy được mọi cảnh vật xung quanh nên phải biết chăm sóc đôi mắt của mình, không được ngồi gần ti vi, không dụi tay bẩn lên mắt...Luôn giữ cho đôi mắt sáng và đẹp.
* Trẻ thể hiện vai
Cô cho trẻ chọn mũ các nhân vật trong bài thơ và thể hiện nhân vật.
Hoạt động 3:
Cô nhận xét, tuyên dương, dặn dò.
Cho trẻ hát “ Bé khỏe bé ngoan”
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ LÀ AI
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG HỌC: TH : BẠN THÂN CỦA BÉ ( VẼ)
Ngày dạy: Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2012
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết vẽ được các bạn của mình:Bạn trai,bạn gái…
- Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để vẽ được bạn trai, bạn gái.Biết sáng tạo và tạo dáng cho bạn.
- Rèn luyện đôi tay khéo léo cho trẻ khi vẽ
-Giáo dục trẻ biết yêu thương các bạn, nhường nhịn đồ chơi với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Hình ảnh các bạn trên máy
- Mẫu vẽ của cô: bạn trai,bạn gái.
- Vở tập tạo hình, bút sáp màu.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
Cho trẻ chơi trò chơi: Tìm bạn
- Mỗi bạn tìm cho mình một người bạn thân mà mình thích.
Hoạt động 2:
Cô trò chuyện cùng trẻ:
- Các con ơi .Thế bạn gái của mình có đặc điểm gì? (cháu nhận xét bạn gái có tóc dài, mặc váy..). Bạn trai có đặc điểm gì? ( Tóc ngắn,mặc quần sọt…)
Cho trẻ đến bên máy xem hình ảnh về bạn trai bạn gái
Cho cháu xem và nhận xét từng bạn về mái tóc,trang phục..
- Vừa rồi các con được xem những hình ảnh về ai nào?
- Cho cháu xem tranh mẫu: Muốn vẽ được bạn trai trước tiên con vẽ đầu là hình gì, cổ là 2 nét gì, mình là 2 nét gì? tay chân? vẽ thêm chi tiế (mắt,mũi,tóc,…)
Vẽ bạn gái có mái tóc dài
Cô hỏi trẻ thích vẽ về bạn nào. Vẽ như thế nào?
* Trẻ thực hiện:
- Trong quá trình trẻ vẽ, cô quan sát động viên trẻ vẽ đẹp, sáng tạo. Cô bật nhạc nhẹ cho trẻ thực hiện
* Trẻ thực hiện:
Cô cho trẻ đọc đồng dao “Mười ngón tay” và đi vào bàn.
Cô cho trẻ thực hiện. Trong quá trình trẻ thực hiện, cô chú ý quan sát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ.
* Trưng bày sản phẩm:
Khi trẻ thực hiện xong cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.
* Nhận xét sản phẩm:
- Những bức tranh này các con đã vẽ, vậy các con thích bức tranh nào nhất?
(Cháu nhận xét)
- Cô chọn sản phẩm đẹp sáng tạo nhận xét
- Cô nhận xét sản phẩm chưa đẹp không nêu tên trẻ
- Cô cho cháu chọn bức tranh của mình tặng cho bạn
Hoạt động 3:
Cho trẻ hát bài “ Tìm bạn thân”
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ LÀ AI?
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG HỌC: VĐ: BÀN TAY; NH: NỤ CƯỜI CỦA BÉ;
TC: TIẾNG HÁT CỦA AI
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2012
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ hứng thú, thể hiện vận động tươi vui hồn nhiên.
- Luyện kĩ năng vận động: nhún, lắc tay.
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh cho đôi tay sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc beat bài ‘bàn tay”, “Nụ cười của bé”
- Máy vi tính
- Hoa đeo tay.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
Cô tập trung trẻ lại cùng chơi với cô trò chơi với đôi bàn tay: vỗ tay cùng cô , lắc tay , xoay tay,cuộn tay.
Hoạt động 2:
* Vận động: Bàn tay
Cô trò chuyện cùng trẻ
+ Chúng mình vừa được chơi với gì đấy các con!
+ Mình vừa được chơi với đôi bàn tay phải không nào?
+ Có một bài hát mà cô đã dạy cho lớp mình nói đến đôi tay, bạn nào cho cô biết đấy là bài hát gì ?
+ Vậy chúng ta cùng hát lai bài hát “bàn tay” nhé
- Cô mở nhạc cả lớp cùng hát 2 lần.
+ Để bài hát này sinh động hơn các con làm như thế nào?
Cho trẻ vận động theo ý thích.
Cô cũng có một cách vận động rất dễ thương bài hát này đấy. Đó là vận động theo lời ca. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động theo lời ca bài hát này nhé.
- Cô minh họa một lần.
- Lần 2 cô vừa làm vừa phân tích động tác:
+ Động tác 1: Bàn tay bé xinh xinh, như hình búp măng nhỏ: Cong 2 mu bàn tay và tỏa ra hai bên. Áp hai bàn tay vào nhau lại thành búp măng.
+ Động tác 2: Ngón tay bé tròn trĩnh đếm được cả gia đình: Tay chỉ nhẹ ra trước lần lượt đổi tay.
+ Động tác 3 : Giơ cao năm ngón tay- giơ cao năm ngón tay: Lần lượt đưa 2 tay ra trước mặt.
+ Động tác 4: Bé hứng vầng trăng nhẹ. Mỏng manh như chiếc thuyền: Vòng tay làm động tác hứng trăng, hai cổ tay chạm vào nhau. Tiếp theo hai tay vòng xuống lòng bàn úp lên nhau,đung đưa theo nhịp.
- Cô vận động một lần nữa.
- Đứng vòng tròn cả lớp vận động.
- Cho lần lượt lượt từng nhóm nam, nhóm nữ vận động.
- Cho nhóm 5-7 trẻ lên vận động.
- Cá nhân vận động.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Nghe hát: Nụ cười của bé
Mỗi ngày các con lớn lên là niềm hạnh phúc của ba mẹ. Những nụ cười xinh tươi của các con xóa đi mọi âu lo, mệt mỏi mang lại tình yêu thương, ấm áp cho ba mẹ. Đó là nội dung bài hát “Nụ cười của bé” mà bạn Xuân Mai sẽ gởi đến các con.
Cô mở máy cho trẻ nghe lần 1
Lần 2 cô cho trẻ vận động minh họa bài hát cùng cô.
* Trò chơi: Tiếng hát ở đâu
Cô nêu cách chơi và cho trẻ chơi .
Cách chơi: Một trẻ đứng giữa lớp, đội mũ che kín mắt. 1 hoặc 2 trẻ được chỉ định hát. Trẻ đúng ở giữa lớp bị bịt mắt không nhìn thấy bạn hát nhưng nghe và chỉ về hướng có tiếng hát và nói tên người hát. Nếu nói đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu nói sai thì sẽ nhảy lò cò, hoặc phải hát 1 bài.
Hoạt động 3:
Cho trẻ hát và vận động bài “ Bàn tay”
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚP HỌC BÉ YÊU
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG HỌC: DH: Lớp em vui ghê; NH: Chào ngày mới;
TC: Ai nhanh nhất
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2012
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca bài hát “ Lớp em vui ghê”
- Trẻ hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ...
- Trẻ hứng thú nghe cô hát và hiểu được nội dung của bài hát “Chào ngày mới”.
- Trẻ học ngoan, trật tự.
II. Chuẩn bị:
- Đĩa nhạc
- Xắc xô.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
Cô trò chuyện với trẻ về lớp học của mình. Khơi gợi cho trẻ nói lên những cảm nhận của mình về lớp học.
Hoạt động 2:
* Dạy hát: Lớp em vui ghê
Cô giới thiệu bài hát “Lớp em vui ghê”
+ Có một bài hát rất hay nói về tình bạn thân thương trong lớp học nhỏ bé. Hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe nhé!
Cô hát cho trẻ nghe lần 1 không có nhạc.
Lần 2 cô cho trẻ nghe một bạn nhỏ hát có nhạc đệm
Cô cho trẻ nhận xét về giai điệu, lời bài hát.
Cô tập cho trẻ hát từng câu trong bài hát. Cô bắt nhịp trẻ hát. Cô chú ý sửa sai lời, nhạc lý cho trẻ.
Cho trẻ hát theo nhóm- tổ- cá nhân.
* Nghe hát: Chào ngày mới
Mỗi sáng thức dậy, tiếng chim hót líu lo theo bước chân em đến trường, trong lòng vui phơi phới. Đó là tâm trạng của một bạn nhỏ khi đến trường qua bài hát “Chào ngày mới”. Các con cùng nghe nhé!
Cô hát cho trẻ nghe lần 1
Lần 2 cô cho trẻ vận động minh họa bài hát cùng cô.
* Trò chơi: Ai nhanh nhất
Cô nêu cách chơi và cho cả lớp chơi 5-6 lần
Cách chơi: Cô đặt những chiếc vòng trong lớp và chọn số trẻ chơi nhiều hơn chiếc vòng. Cho trẻ đi quanh vòng và hát. Khi nào trẻ nghe cô hát nhanh thì chạy thật nhanh vào vòng. Trẻ nào không có vòng thì sẽ nhảy lò cò.
Hoạt động 3:
Cho trẻ hát bài “ Lớp em vui ghê”
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ LÀ AI?
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVT: KHỐI VUÔNG, KHỐI CHỮ NHẬT Ngày dạy: Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2012
I. Môc ®Ých, yªu cÇu :
- TrÎ nhËn biÕt ®îc ®Æc ®iÓm khèi vu«ng, khèi ch÷ nhËt.
- TrÎ nhËn biÕt ®îc c¸c ®iÓm gièng vµ kh¸c nhau cña khèi vu«ng, khèi ch÷ nhËt.
- RÌn luyÖn cho trÎ kÜ n¨ng quan s¸t, nhËn biÕt nhanh c¸c vËt cã d¹nh h×nh khèi vu«ng, khèi ch÷ nhËt ë trong cuéc sèng vµ xung quanh trÎ.
- Ph¸t triÓn kh¶ n¨ng sö dông ng«n ng÷ nãi ®Ó gäi tªn vµ m« t¶ ®Æc ®iÓm cña khèi vu«ng vµ khèi ch÷ nhËt.
- TrÎ hµo høng tham gia c¸c ho¹t ®éng.
II. ChuÈn bÞ:
C« trng bµy ë gãc b¸n hµng c¸c lo¹i hép cã d¹ng h×nh khèi vu«ng, khèi ch÷ nhËt: hép b¸nh, hép kÑo, hép mÜ phÈm, hép kem ®¸nh r¨ng...
C¸c khèi vu«ng, khèi ch÷ nhËt.
III. TiÕn hµnh ho¹t ®éng:
Ho¹t ®éng 1:
C« vµ trÎ cïng h¸t bµi h¸t: “ Quả”, vµ cïng tiÕn dÕn vÞ trÝ gãc b¸n hµng. (Gãc b¸n hµng ®îc trng bµy c¸c s¶n phÈm cã d¹ng h×nh khèi vu«ng vµ khèi ch÷ nhËt.)
Ho¹t ®éng 2:
C« hái trÎ :
- §©y lµ gãc g×? H«m nay cöa hµng cã trng bµy nh÷ng s¶n phÈm g×?
- C¸c s¶n phÈm ®îc ®ùng trong nh÷ng hép cã h×nh d¹ng kh¸c nhau. §ã lµ nh÷ng h×nh g×?
- C¸c con h·y gióp c« ph©n lo¹i c¸c khèi vµo ®óng ræ cho ®óng.
- B©y giê mêi mçi b¹n lªn chän 1 khèi vu«ng vµ 1 khèi ch÷ nhËt råi vÒ chç ®Ó c« ch¸u m×nh cïng t×m hiÓu vÒ ®Æc ®iÓm cña khèi vu«ng vµ khèi ch÷ nhËt.
- TÊt c¶ c¸c con ®· chọn ®îc khèi vu«ng vµ khèi ch÷ nhËt cha?
C« dµnh cho c¸c con 1 phót ®Ó quan s¸t xem c¸c khèi cã ®Æc ®iÓm g×? ( C« gîi ý trÎ sê khèi, l¨n c¸c khối)
* Khèi vu«ng:
- Ai cã nhËn xÐt g× vÒ khèi vu«ng?
- C¸c con cïng ®Õm xem khèi vu«ng cã mÊy mÆt nhÐ.
( C« ®Õm vµ cho trÎ ®Õm theo, ®Õm 4 mÆt xung quanh tríc, sau ®ã míi
®Õm 2 mÆt trªn vµ díi theo híng tay)
- Khèi vu«ng cã mÊy mÆt?
- C¸c mÆt h×nh vu«ng cã ®Æc ®iÓm g×?
- C« gì rêi tõng mÆt khèi vu«ng cho trÎ quan s¸t vµ kÕt luËn khèi vu«ng cã 6 mÆt lµ h×nh vu«ng vµ ®Òu b»ng nhau.
- C¸c con ®· thö l¨n khèi vu«ng cha? C¸c con thÊy thÕ nµo?
- V× sao khèi vu«ng l¹i kh«ng l¨n ®îc?
- C¸c con ®Õm xem khèi vu«ng cã mÊy c¹nh?
( C« ®Õm cho trÎ xem, ®Õm 4 c¹nh xung quanh tríc, sau ®ã ®Õm 4 c¹nh trªn vµ 4 c¹nh díi.)
- Khèi vu«ng cã 12 c¹nh, nªn khi sê c¸c con thÊy c¸c ®Çu nhän v× vËy khèi vu«ng kh«ng l¨n ®îc.
* Khèi ch÷ nhËt
- khèi ch÷ nhËt cã ®Æc ®iÓm g×?
- C¸c con h·y ®Õm xem khèi ch÷ nhËt cã mÊy mÆt? ( C« ®Õm 4 mÆt xung quanh tríc vµ 2 mÆt trªn vµ díi)
* C« cho trÎ quan s¸t 2 d¹ng khèi ch÷ nhËt.
- ë d¹ng 1, c¸c mÆt h×nh khèi cã ®Æc ®iÓm g×?
- C« kÕt luËn: 6 mÆt xung quanh ®Òu lµ h×nh ch÷ nhËt, trong ®ã cã 3 cÆp ®èi diÖn lµ b»ng nhau. ( C« kiÓm tra l¹i: dïng c¸c h×nh ch÷ nhËt b»ng 1 mÆt cña tõng cÆp ®èi diÖn ®Ó ®o)
- ë d¹ng thø 2: C¸c mÆt khèi ch÷ nhËt cã ®Æc ®iÓm g×?
4 mÆt xung quanh lµ h×nh ch÷ nhËt b»ng nhau, 2 mÆt ë 2 ®Çu lµ h×nh vu«ng (C« kiÓm tra l¹i, lÊy 1 h×nh ch÷ nhËt b»ng 1 mặt cña khèi ®ang cÇm, ®Æt trïng h×nh lªn tõng mÆt xung quanh cña khèi ch÷ nhËt, dïng 1 h×nh vu«ng ®Æt lÇn lît lªn 2 mÆt cßn l¹i.
- C¸c con thö ®Æt khèi xuèng nÒn vµ l¨n xem cã l¨n ®îc kh«ng?
- Con h·y ®Õm xem, khèi ch÷ nhËt cã mÊy c¹nh? (C« ®Õm 4 c¹nh xung quanh tríc, sau ®ã đÕm 4 c¹nh mÆt trªn, 4 c¹nh mÆt díi. Khèi ch÷ nhËt cã 12 c¹nh)
* So s¸nh ®iÓm gièng vµ kh¸c nhau cña khèi vu«ng vµ khèi ch÷ nhËt.
Kh¸c nhau: + Khèi vu«ng cã 6 mÆt lµ h×nh vu«ng.
+ Khèi ch÷ nhËt cã 6 mÆt lµ h×nh ch÷ nhËt hoÆc 4 mÆt h×nh ch÷ nhËt, 2 mÆt h×nh vu«ng.
Gièng nhau: §Òu cã c¹nh, gãc vµ kh«ng l¨n ®îc.
* Trò chơi: GhÐp khèi
Trß ch¬i 1: Ai tµi h¬n
C¸ch ch¬i: C« chuÈn bÞ nh÷ng h×nh ¶nh vÒ c¸c ®å dïng cã d¹ng h×nh khèi vu«ng vµ khèi ch÷ nhËt vµ d¸n ë xung quanh líp. C« yªu cÇu trÎ chän c¸c ®å dïng ®ã vµ g¾n vµo b¶n cho ®óng d¹ng h×nh khèi trªn b¶ng.
Trß ch¬i 2: GhÐp h×nh
- C¸ch ch¬i: Lớp chia thành 4 nhãm, mỗi nhãm ®Òu cã c¸c ræ h×nh. Tõ nh÷ng h×nh ph¼ng c¸c nhãm sÏ ghÐp thµnh c¸c h×nh khèi vu«ng, khèi ch÷ nhËt. Trong 1 b¶n nh¹c, ®éi nµo ghÐp ®îc nhiÒu h×nh khèi th× chiÕn th¾ng.
Ho¹t ®éng 3:
NhËn xÐt, tuyªn d¬ng trÎ
Cho trÎ h¸t bµi “T×m b¹n th©n”
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ LÀ AI?
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH: LÀM THẾ NÀO BẠN NHẬN RA TÔI
Ngày dạy: Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ phân biệt những đặc điểm khác nhau với các bạn: Họ, tên, ngày sinh nhật, giới tính, sở thích, khả năng hoạt động...
- Trẻ biết yêu quí bản thân, biết chấp nhận những đặc điểm riêng của bạn.
- Mạnh dạn, tự tin khi nói về những suy nghĩ, ý thích của bản thân, tôn trọng ý kiến của bạn khác
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng, phương tiện, gương soi, giấy vẽ, chì màu, ảnh của trẻ, thẻ chơi của mỗi trẻ, bài hát về ngày sinh nhật.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
Cho cả lớp hát bài “Em thêm một tuổi”
Hoạt động 2:
- Cho trẻ soi mình trong gương và nhận xét:
+ Ai đang ở trong gương? Tại sao tất cả chúng ta đều nhận ra bạn? ( bạn có những đặc điểm gì để mọi người đều biết bạn).
+ Các con có gì khác với bạn: Họ tên, ngày sinh nhật, sở thích?..
+ Con thích làm gì? Thích món ăn gì? Thích được đi chơi đâu nhất?...
+ Tại sao mỗi người lại có ý thích khác nhau?
+ Có nên bắt các bạn làm theo ý thích của mình không? Vì sao lại không nên bắt các bạn làm theo ý thích của mình.
- Cho trẻ kể về ngày sinh nhật của mình.
- Cho trẻ nhận xét về tấm hình của mình và cả bạn sau khi xem.
*Trò chơi:
Trò chơi 1: Làm theo cô
Cô cho trẻ chọn bạn thân và hát, chơi theo yêu cầu của cô.
+ Cùng bạn múa bài “Ồ sao bé không lắc”
+ Cùng bạn thân chơi làm theo bài hát “ Ngồi bên nhau”
Trò chơi 2: Bạn thân
- Cô cho trẻ vẽ chân dung của mình để tặng bạn, làm album lớp.
Hoạt động 3:
- Cho trẻ mang hình vẽ của mình để tặng cho bạn.
- Cho trẻ nghe hát “ Chúc mừng sinh nhật”
File đính kèm:
- Be la ai.doc