I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Thực hiện theo công văn 7090/GDTH ngày 18 tháng 8 năm 2003; 178/ THPT ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Sở Giáo dục và Đào tạo và công văn số 40/ THCS của phòng Giáo dục và Đào tạo Nam Sách; Công văn số 308/ SGD&ĐT - GDTrH ngày1/9/06 của sở GD & ĐT Hải Dương
- Thực hiện theo nhiệm vụ năm học 2008 - 2009 của trường THCS Thanh Quang để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy môn tự chọn môn Toán lớp 7 và căn cứ vào các đặc điểm sau:
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tự chọn Toán 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch tự chọn toán 7
Phần thứ nhất: những vấn đề chung
I. mục đích - yêu cầu:
- Thực hiện theo công văn 7090/GDTH ngày 18 tháng 8 năm 2003; 178/ THPT ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Sở Giáo dục và Đào tạo và công văn số 40/ THCS của phòng Giáo dục và Đào tạo Nam Sách; Công văn số 308/ SGD&ĐT - GDTrH ngày1/9/06 của sở GD & ĐT Hải Dương
- Thực hiện theo nhiệm vụ năm học 2008 - 2009 của trường THCS Thanh Quang để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy môn tự chọn môn Toán lớp 7 và căn cứ vào các đặc điểm sau:
II. Đặc điểm tình hình:
1. Biên chế đầu năm:
Lớp
7A
7B
Số HS
28
26
2. Những thuận lợi:
- Trực tiếp giảng dạy bộ môn Toán của khối 7 năm học 2008 - 2009.
- Bản thân đã có những phương pháp, cách thức tiến hành, chọn lựa chủ đề thuận tiện và phù hợp, sát thực hơn.
- Việc xây dựng nội dung các chủ đề nhìn chung sát thực, bổ ích cho các đối tượng học sinh
- Học sinh: ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành, vâng lời thày cô, các em đã quen và có phương pháp học tập theo các chủ đề tự chọn.
- Chủ đề tự chọn sẽ hỗ trợ tốt cho các em học tập, nhất là các môn n.văn và toán.
3. Những khó khăn:
- Tuy đã vận dụng tốt,học hỏi, hội thảo huyện, học về chủ đề tự chọn song vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ về phương pháp dạy cũng như phương pháp học của cả thày và trò;
- Việc chọn lựa chủ đề, SGK, STK, Phương pháp dạy phù hợp cho lớp, cho các đối tượng đòi hỏi thầy cô phải đầu tư thời gian nghiên cứu tìm tòi nhiều.
- Chất lượng các môn văn và toán chưa được cao nên vẫn còn khó cho một số chủ đề nâng cao.
III. Biện pháp thực hiện:
1 - Đối với thầy:
- Nghiêm túc thực hiện chương trình. TKB, không coi nhẹ nội dung này.
- Có những hình thức khen thưởng và động viên kịp thời đối với những em có ý thức học tập tốt, đạt nhiều điểm cao trong học tập. Tạo điều kiện cho các em hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập (những em học khá - giỏi hỗ trợ các em học TB và dưới trung bình).
- Linh hoạt trong phương pháp phù hợp với các đối tượng Học sinh, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên - liên tục đối với các em có lực học Khá - Giỏi, phụ đạo kịp thời cho các em còn yếu.
- Không ngừng đầu tư, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy (Theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh).
2 - Đối với trò:
- Tăng cường tự học, tự rèn, nắm chắc phần cơ bản trong bộ môn, linh hoạt trong học theo chủ đề.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Tập chung thảo luận nghiêm túc nhằm nâng cao việc tiếp thu bài giảng của thầy.
- Học bài và làm đầy đủ bài tập ở nhà, thường xuyên trao đổi những kiến thức với nhau, tao điều kiện giúp đỡ nhau cùng tién bộ.
- Mua sắm đầy đủ SGK, sách tham khảo và các trang thiết bị phục vụ cho học tập.
IV. Nội dung cụ thể:
Tên chủ đề
(Số tiết)
Nội dung trọng tâm
Mục tiêu
Phần chuẩn bị
Giáo viên
Học sinh
Các phép tính về số hữu tỉ - Tỉ lệ thức
(6 tiết)
- Khái niệm số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa của một số hữu tỉ.
- Khái niệm về tỉ lệ thức.
- Các bài toán về tỉ lệ thức.
- Các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
- Thực hiện thành thạo các phép tính về số hữu tỉ: Cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa…
- Giải được các bài tập vận dụng quy tắc các phép tính trong Q…
- Biết vận dụng các tính chất của TLT và dãy tỉ số bằng nhau để giải các bài toán dạng: Tìm hia số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của chúng.
- Bảng phụ.
(Máy chiếu nếu có).
- Thước thẳng.
- Phấn màu.
- Hệ thống bài tập cơ bản.
- Bảng nhóm.
- Thước thẳng.
- Học thuộc KT cũ ở nhà.
Hàm số và các bài toán liên quan
(6 tiết)
- Đại lượng tỉ lệ thuận: Định nghĩa và tính chất. Giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
- Đại lượng tỉ lệ nghịch: Định nghĩa, tính chất. Giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Khái niệm hàm số và đồ thị: Định nghĩa hàm số, mặt phẳng toạ độ, đồ thị hàm số y = ax (a ạ0), đồ thị hàm số y =
- Biết tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận: ; .
- Giải được một số dạng toán cơ bản về đại lượn tỉ lệ thuận.
- Biết tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch:y1.x1 = y2.x2 = a; .
- Giải được một số dạng toán về đại lượng tỉ lệ nghich.
- Làm các BT về hàm số.
- Bảng phụ.
(Máy chiếu nếu có).
- Thước thẳng.
- Phấn màu.
- Hệ thống bài tập cơ bản.
- Bảng nhóm.
- Thước thẳng.
- Bút chì.
- Học thuộc KT cũ ở nhà.
Tên chủ đề
(Số tiết)
Nội dung trọng tâm
Mục tiêu
Phần chuẩn bị
Giáo viên
Học sinh
Chứng minh tính vuông góc, song song
(6 tiết)
- Các định lý, các tính chất đã học về: đường thẳng vuông góc; đường thẳng song song.
- Quan hệ: từ vuông góc đến song song.
- Thuộc các định lý, T/c thông qua việc giải các bài tập nhằm bám sát các nội dung của chương I.
- Vận dụng các Định lý, tính chất đã học để chứng minh tính vuông góc, tính song song.
- Thước thẳng.
- Phấn màu.
- Bảng phụ (Máy chiếu nếu có). Các BT cơ bản.
- Bảng nhóm.
- Thước thẳng
- bút chì.
- Học thuộc KT cũ.
Tam giác bằng nhau
(7 tiết)
- Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác: C-C-C; G-C-G; C-G-C.
- Các dạng tam giác đặc biệt: Tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông.
- Các bài tập áp dụng.
- Thuộc các định lý, T/c thông qua việc giải các bài tập nhằm bám sát các nội dung của chương tam giác.
- Vận dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác để chứng minh các đoạn thẳng, các góc bằng nhau.
- Thước thẳng.
- Phấn màu.
- Bảng phụ
- các bài tập cơ bản.
- Bảng nhóm.
- Thước thẳng
- bút chì.
- Học thuộc KT cũ.
Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác
(6 tiết)
- Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác. Quan hệ giữa ba cạnh trong tam giác, bất đẳng thức trong tam giác.
- Quan hệ giữa đường vuông góc - hình chiếu và đường xiên.
- Sự đồng quy của ba đường: Trung tuyến, trung trực, phân giác, đường cao trong tam giác.
- Các bài tập tổng hợp.
- Hiểu rõ: quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác, bất đẳng thức tam giác.
- Các tính chất khi các đường đồng quy trong tam giác.
- Vận dụng các định lý, tính chất trên để giải các bài tập trong SGK.
- Ngoài ra còn vận dụng để chứng minh tính đồng quy, tính vuông góc, tính song song…
- Bảng phụ.
(Máy chiếu nếu có).
- Thước thẳng.
- Phấn màu.
- Hệ thống bài tập cơ bản.
- Bảng nhóm.
- Thước thẳng
- bút chì.
- Học thuộc KT cũ.
Các dạng toán về đơn thức, đa thức
(6 tiết)
- Khái niệm đơn thức, đơn thức đồng dạng, các phép toán cộng, trừ, nhân đơn thức.
- Khái niệm đa thức nhiều biến. Cộng, trừ đa thức.
- Đa thức một biến. Cộng, trừ đa thức một biến.
- Nghiệm của đa thức một biến.
- Các bài tập tổng hợp.
- Biết cách tính giá trị của biểu thức đại số.
- Biết thu gọn đơn thức, đa thức (ở dạng phức tạp).
- Có kĩ năng cộng trừ, đặcc biệt là đa thức một biến.
- Biết kiểm tra xem một số nào đó có phải là nghiệm của một đa thức hay không?
- Bảng phụ.
(Máy chiếu nếu có).
- Phấn màu.
- Hệ thống bài tập cơ bản.
- Bảng nhóm.
- Học thuộc KT cũ có liên quan
File đính kèm:
- ke hoach tu chon toan 7.doc