I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1-Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống kiến thức của trẻ về các dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân:
+ Thời tiết, bầu trời, nắng, gió
+ Sự thay đổi diễn ra trong đời sống động thực vật trong mùa xuân: Cây cối đâm chồi nảy lộc. Loài hoa đặc trưng của mùa xuân (Hoa đào, hoa mai). Chim chóc, ong bướm tìm mồi, hút mật.
+ Các hoạt động của con người trong mùa xuân: đi lễ hội, đi chúc Tết, đón tết, đi lễ chùa.
- Biết được sự thay đổi thời tiết theo mùa, mối quan hệ giữa thời tiết và sự thay đổi trong đời sống động, thực vật
2-Kỹ năng:
- Có kỹ năng quan sát, so sánh, phân nhóm các dấu hiệu đặc trưng theo mùa.
- Có kĩ năng thiết lập mối quan hệ giữa thời tiết và sự thay đổi trong đời sống động, thực vật, hoạt động của con người
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong quá trình đàm thoại.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 39083 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khám phá khoa học môi trường xung quanh - Bài dạy: Mùa xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁM PHÁ KHOA HỌC MTXQ
Bài dạy: Mùa xuân
Chủ điểm: Tết – Mùa xuân
Đối tượng: Mẫu giáo lớn
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1-Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống kiến thức của trẻ về các dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân:
+ Thời tiết, bầu trời, nắng, gió
+ Sự thay đổi diễn ra trong đời sống động thực vật trong mùa xuân: Cây cối đâm chồi nảy lộc. Loài hoa đặc trưng của mùa xuân (Hoa đào, hoa mai). Chim chóc, ong bướm tìm mồi, hút mật.
+ Các hoạt động của con người trong mùa xuân: đi lễ hội, đi chúc Tết, đón tết, đi lễ chùa.
- Biết được sự thay đổi thời tiết theo mùa, mối quan hệ giữa thời tiết và sự thay đổi trong đời sống động, thực vật
2-Kỹ năng:
- Có kỹ năng quan sát, so sánh, phân nhóm các dấu hiệu đặc trưng theo mùa.
- Có kĩ năng thiết lập mối quan hệ giữa thời tiết và sự thay đổi trong đời sống động, thực vật, hoạt động của con người
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong quá trình đàm thoại.
3-Thái độ:
- Hình thành xúc cảm thẩm mĩ cho trẻ có liên quan đến việc cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân.
- Hình thành ở trẻ hứng thú khám phá môi trường xung quanh, có mong muốn tham gia vào việc giữ gìn bảo vệ chúng
II- CHUẨN BỊ:
- Quan sát, trò chuyện về các hiện tượng thời tiết, sự thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh hàng ngày với trẻ.
- Các đoạn video clip cảnh:
+ Thời tiết mùa xuân, cây cối, hoa, con vật trong mùa xuân.
+ Chuyển giao thời tiết từ mùa đông sang mùa xuân sang mùa hạ.
+ Các hoạt động của con người trong mùa xuân: đón tết, chúc tết, lễ hội xuân Hà Nội, hội Lim, đền Hùng, tết trồng cây.
- Các hình ảnh, đoạn video clip phục vụ cho các trò chơi ôn luyện củng cố trên máy tính
- Máy tính, máy chiếu.
III- HƯỚNG DẪN:
CÁC BƯỚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1- Ổn định
(1-2 phút)
- Cô trẻ nghe tiếng chim hót, tiếng con côn trùng kêu. Cho trẻ đoán xem nghe được những tiếng gì? hỏi trẻ vào mùa nào thấy nhiều loài chim và côn trùng?
- Mời trẻ về chỗ cùng trò chuyện về mùa xuân.
Trẻ đứng xung quanh cô, nghe âm thanh, tiếng kêu của các con vật, trả lời theo cảm nhận của trẻ.
Trẻ về chỗ ngồi hình chữ U
2- Nội dung
Hoạt động 1
*Trò chuyện đàm thoại về mùa xuân.
(18-20 phút)
- Ai biết một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- Các con thử nghĩ xem bây giờ là mùa gì?
- Tại sao các con nghĩ bây giờ là mùa xuân?
- Mùa xuân bắt đầu từ tháng mấy? Mùa xuân có gì đặc biệt?
Trẻ trả lời các câu hỏi cô đặt ra
Tìm hiểu về thời tiết mùa xuân
- Thời tiết mùa xuân như thế nào? Có gì khác so với thời tiết mùa đông?
(Mùa xuân thời tiết ấm áp, mùa đông lạnh giá)
Câu hỏi gợi ý:
+ Bầu trời mùa xuân như thế nào? Khi nhìn lên bầu trời chúng mình thường thấy những gì?
+ Mùa xuân còn có những dấu hiệu nào khác nữa? Mưa, mây, gió, nắng?
(Bầu trời trong xanh, nắng ấm, gió nhẹ, thỉnh thoảng có gió nồm, mưa phùn)
- Đố các con biết mưa phùn còn gọi là mưa gì? Vì sao gọi là mưa phùn?
( mưa rất nhẹ, hơi có gió)
- Thế mùa đông bầu trời như thế nào? Gió mùa đông như thế nào?
* Chốt kiến thức: Cho trẻ xem đoạn băng hình về thời tiết mùa xuân: cảnh bầu trời mùa xuân, mây, gió, nắng xuân, mưa xuân (có lồng bài thơ nói về thời tiết mùa xuân để củng cố và chốt kiến thức)
Trẻ trả lời bằng vốn kinh nghiệm
Trẻ so sánh thời tiết mùa đông với mùa xuân
Trẻ chăm chú xem băng và thảo luận trao đổi trong quá trình xem
Tìm hiểu về cảnh vật cây cối, các hoạt động của con vật trong mùa xuân
- Cho trẻ xem tiếp đoạn băng: Cây cối đâm chồi, hoạt động của các con vật trong mùa xuân.
+ Đoạn băng nói về điều gì?
+ Vào mùa xuân có những loài động vật nào? Tại sao chúng xuất hiện nhiều trong mùa xuân?
+ Khi mùa xuân đến chúng mình thấy cây cỏ, hoa lá có những thay đổi gì?
Các con biết những loại hoa nào? Những loài hoa nào chỉ nở vào mùa xuân?
- Cho cả lớp vận động 1 bài hát về mùa xuân.
* Chốt kiến thức: Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc muôn hoa đua nở, chim chóc hót ca. Mùa xuân về, tết đến là ngày tết Nguyên đán, tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Trẻ chăm chú xem băng và thảo luận trao đổi trong quá trình xem.
Trẻ nêu ý kiến của mình sau khi xem xong băng hình.
Trẻ trả lời theo kinh nghiệm
Trẻ hát vận động 1 bài hát về mùa xuân mà trẻ thích.
Trẻ lắng nghe cô
Tìm hiểu về hoạt động của con người vào mùa xuân
- Mùa xuân đến mọi người thường làm gì?
(Gợi ý: Mùa xuân đến các con thích gì nhất? Bố mẹ các con thường làm gì? Đi những đâu? Các con muốn cùng bố mẹ làm những gì?)
- Cho trẻ xem băng hình cảnh: Ngày tết, các lễ hội xuân Hà Nội, hội Đền Hùng, hội Lim, tết trồng cây.
(Trong quá trình xem băng hình cô cùng trẻ thảo luận về các lễ hội, giới thiệu cho trẻ biết lễ hội:
+ Hội Lim ở Bắc Ninh.
+ Hội xuân tại Hà Nội
+Hội Đền Hùng ở Phú Thọ: Giỗ tổ Hùng Vương.
+ Tết trồng cây:
Ai là người phát động tết trồng cây?
Vì sao tết trồng cây lại tổ chức vào mùa xuân? Cần làm gì để cây phát triển và xanh tươi?
(Mùa xuân thời tiết ấm áp, có mưa phùn làm cho cây cối dễ phát triển)
GD: Chăm sóc cây, không ngắt lá, bẻ cành. Trồng cây để làm đẹp và bảo vệ môi trường
Trẻ trả lời theo ý thích của mình.
Trẻ chăm chú xem băng.
Trẻ trả lời theo kinh nghiệm của trẻ.
Hoạt động 2
*Mở rộng
(2-3 phút)
+ Các con còn biết những lễ hội nào?
+ Vì sao mọi người đều yêu thích mùa xuân? Mùa xuân đem lại lợi ích gì cho mọi người?
+Theo các con cần làm gì cho mùa xuân thêm đẹp?
+ Đố các con sau mùa xuân là mùa gì?
- Cho trẻ xem băng về sự chuyển giao thời tiết từ mùa đông -> xuân -> hạ, các lễ hội trong mùa xuân.
*Chốt kiến thức: Mùa xuân là mùa đầu tiên trong 4 mùa xuân - hạ - thu - đông, là mùa bắt đầu của một năm mới. Mùa xuân đến cây cối đâm chồi nảy lộc, mưa phùn, thời tiết đôi khi se lạnh.
Mùa xuân là mùa có những lễ hội đặc sắc mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Mùa xuân đến tết đến các con thêm 1 tuổi, lớn hơn nên cần cố gắng vâng lời ông bà cha mẹ, cô giáo trở thành bé ngoan.
Trẻ kể những lễ hội đã được tham gia.
Trẻ xem băng
Trẻ lắng nghe
Hoạt động 3
(7-10 phút)
*Củng cố
Trò chơi: Bé nào khéo nhất
-Cách chơi: Chia trẻ thành 3 - 4 nhóm chơi. Mỗi nhóm có 1 tranh khổ rộng vẽ hình ảnh cây trụi lá (mùa đông) và một rổ có các lô tô nhỏ về các dấu hiệu của các mùa trong năm như: lá (xanh non, xanh đậm, vàng…), chồi non, mây, mưa, gió, mặt trời, hoa, ong, bướm, chim…hoạt động của con người. Trẻ ở các nhóm trang trí cho bức tranh mùa xuân.
- Luật chơi: Thời gian chơi sau 1 bản nhạc về mùa xuân, nhóm trẻ thắng cuộc là nhóm gắn được gắn đúng và nhiều chi tiết
Trẻ tập trung thành các nhóm chơi thực hiện làm bức tranh mùa xuân theo yêu cầu
Trò chơi: Thử tài của bé
- Tạo các Slide trên máy có các hình ảnh có dấu hiệu của mùa xuân và 1 số mùa khác.
- Cách chơi: Trẻ nhấp chuột chọn hình ảnh có dấu hiệu mùa xuân.
- Luật chơi: Nếu trẻ chọn sai - có hiệu ứng báo sai yêu cầu chọn lại. Nếu trẻ chọn đúng - được khen.
Hai trẻ 1 máy tính để chơi trò chơi
Trò chơi: Bé tập làm phim
- Tạo các Slide trên máy có các ô số 1 đến ô số 4. Ẩn dưới mỗi ô số là 1 hình ảnh mang dấu hiệu của mùa xuân được sắp xếp theo trình tự từ 1 -> 4.
Phía dưới có 4 hình ảnh có dấu hiệu mùa xuân và 2 hình ảnh có dấu hiệu của mùa khác.
- Cách chơi: Trẻ nghe yêu cầu, nhấp chuột vào các hình ảnh theo dự đoán của trẻ. Nếu nhấp đúng hình ảnh có thứ tự số 1 thì ô số 1 mới được mở. Cứ như vậy trẻ phải lần lượt mở được hết các ô số theo thứ tự từ 1 -> 4 thì đoạn phim sẽ hoàn thành.
- Luật chơi: Ô số 1 mở ra, ô số 2 mới mở được, cứ thế mở theo thứ tự từ 1 -> 4.
Chơi lần 1: Phim về thời tiết
Chơi lần 2: Phim về sự thay đổi của động thực vật.
Hai trẻ 1 máy tính để chơi trò chơi
Trò chơi 3:
Giải đố cùng ếch con
- Tạo các Slide có 4 hình màu sắc khác nhau để trẻ nhấp chuột chọn câu đố. Có 4 bức tranh làm đáp án cho trẻ lựa chọn là dấu hiệu của 4 mùa Xuân - hạ - thu - đông.
- Cách chơi: Trẻ nhấp chột chọn hình màu để nghe câu đố về mùa. nhấp chuột vào các hình ảnh phía dưới để lựa chọn đáp án. Sau khi trẻ giải hết 4 câu đố trẻ sẽ được xem đoạn phim về 4 mùa.
- Luật chơi: nếu trẻ chọn đúng đáp án sẽ hiện ra bằng 1 đoạn băng về mùa.
Hai trẻ 1 máy tính để chơi trò chơi
2- Kết thúc
Cô cho trẻ ra sân hoạt động với thiên nhiên: chăm sóc cây cối, quan sát cây cối, cảnh vật ngoài trời…
Lưu ý: Trong bài giảng tôi dự kiến thiết kế 4 trò chơi, nhưng trong thực tế sẽ lựa chợn 1 -> 2 trò chơi để dạy trẻ trong tiết dạy. Các trò chơi còn lại có thể cho trẻ sử dụng ngoài giờ học.
IV. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách hướng dẫn chương trình mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
2. Các phần mềm hỗ trợ bài giảng:
- Phần mềm Power Point Office 2003: Dùng để thiết kế bài giảng.
- Phần mềm windows media player: Dùng hỗ trợ âm thanh
- Phần mềm shockwave flash: hỗ trợ định dạng file video
- Phần mềm Ulead Video Studio 10.0: Dùng để xử lý băng hình.
- Phần mềm Free Video Convert V1.3.0.0: Dùng để convert các file nhạc, băng hình.
- Adobe Photoshos 7.0: Dùng để xử lý hình ảnh.
- Nero StarSmart: Dùng để sang băng đĩa
- Realtek HD Audio Manager: Dùng để hỗ trợ việc ghi âm thanh.
3. Mạng Internet
- Google: Tìm kiếm thông tin
- Getty images, Clip.vn: Dowloald các đoạn video cilp
- Zing.mp3.com: Dowloald các bài hát, bản nhạc.
VI. ỨNG DỤNG CNTT TRONG BÀI GIẢNG
1. Bộ đĩa dạy trẻ về 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu – Đông
- Đề tài dạy về mùa là 1 đề tài khó, để dạy cho trẻ cảm nhận được về dấu hiệu của các mùa, thấy được sự thay đổi của các động thực vật, các hoạt động của con người diễn ra theo từng mùa nếu với đồ dùng dạy học đơn giản, tự tạo rất khó giúp trẻ thực hiện điều này, nhưng với những băng hình sống động, những hình ảnh trực quan rõ nét, kết hợp với sự trải nghiệm của trẻ về đặc điểm, dấu hiệu của các mùa trong bài giảng đã giúp cho học sinh hứng thú, tích cực tiếp thu được kiến thức.
- Nội dung của bộ đĩa gồm 6 đoạn băng:
+ Băng hình về mùa xuân
+ Băng hình các lễ hội trong mùa xuân
+ Băng hình về mùa hạ
+ Băng hình về mùa thu
+ Băng hình về mùa đông
+ Băng hình về 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu – Đông
- Bộ đĩa này giáo viên có thể sử dụng trên ổ CD của máy tính, đầu đĩa VCD.
2. Bài giảng điện tử: “Mùa xuân”
- Về mặt kiến thức tôi sử dụng 4 đoạn băng:
+ Đoạn băng 1: Giúp trẻ nhận thấy đặc điểm thời tiết đặc trưng của mùa xuân: Nắng xuân, bầu trời, mưa xuân, cây đâm chồi nảy lộc.
+ Đoạn băng 2: Giúp trẻ nhận thấy sự thay đổi của cảnh vật, đời sống của các loại động thực vật, các loài hoa đặc trưng của mùa xuân: Hoa xuân, hoa đào, chim chóc, ong bướm, ngày tết cổ truyền.
+ Đoạn băng 3: Giúp trẻ nhận biết hoạt động của con người trong mùa: Ngày tết, các lễ hội, tết trồng cây.
+ Đoạn băng 4: Giúp trẻ nhận thấy dấu hiệu chuyển giao mùa từ Đông ->Xuân -Hè.
- Để củng cố lại các kiến thức đã học tôi đã thiết kế 1 số trò chơi (trong bài dạy giáo viên có thể lựa chọn từ 1-2 trò chơi để sử dụng, còn các trò chơi kia có thể sử dụng cho trẻ chơi ngoài tiết học):
+ Trò chơi 1: Thử tài của bé
Mục đích: Giúp trẻ nhận ra dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân
Tiện ích: Hình thức chơi này giáo viên có thể phát triển trò chơi bằng cách thay đổi các hình ảnh khác để tạo cho trẻ nhận biết nhiều hơn về mùa xuân, hoặc các mùa khác.
+ Trò chơi 2: Bé nào khéo nhất
Có thể sử dụng hướng trò chơi này để thiết kế trên máy, tạo các bức tranh chưa hoàn chỉnh để cho trẻ hoàn chỉnh các bức tranh theo dấu hiệu mùa.
+ Trò chơi 3: Bé tập làm phim
Mục đích: Trẻ biết lựa chọn sắp đúng trình tự các hình ảnh về mùa xuân. rèn tính kiên trì, khả năng phán đoán, tư duy logic.
Tiện ích: Giáo viên có thể tạo nhiều đoạn phim nhỏ với hình thức trên chỉ cần thay đổi cách lựa chọn các hình ảnh có thể cho trẻ chơi được rất nhiều lần. Có thể thay đổi hình ảnh các mùa khác, hoặc các hoạt động khác để làm những đoạn phim theo ý muốn.
+ Trò chơi 3: Giải đố cùng ếch con
Mục đích: Trẻ đoán tên các mùa qua việc nghe và trả lời câu đố. Biết được sự thay đổi thời tiết theo từng mùa, mối quan hệ giữa thời tiết và sự thay đổi trong đời sống động, thực vật
Rèn khả năng ghi nhớ, phản xạ nhanh nhẹn, óc tưởng tượng.
Tiện ích: Có thể sử dụng các câu đố khác, đoạn clip khác về sự vật hiện tượng khác để cho trẻ chơi.
VII. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
1. Yêu cầu cấu hình máy tính:
- Máy tính được cài đặt chương trình Microsoft Window XP, Power Point Office 2003. Windows media player, Shockwave flash.
- Có ổ đĩa CD Room
2. Cách sử dụng:
- Cho đĩa CD vào ổ đĩa.
- Lựa chọn file dữ liệu chứa bài dạy lưu vào máy tính.
- Cài đặt Windows media player:
+Chọn bộ cài phần mềm Windows Media Player: Microsoft Powerpoint\Tool\Add-ins\Add new.
+ Chọn thư mục chứa file Wmp\OK
- Sử dụng chuột trái để chuyển hiệu ứng phần bài giảng, chú ý nghe các hiệu lệnh của chương trình để thực hiện các trò chơi.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Ngày 20 tháng 2 năm 2009
NGƯỜI SOẠN
File đính kèm:
- MTXQ Mua xuan(1).doc