A. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cuối kì I.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để viết một bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học của học sinh thông qua hình thức tự luận.
* Cụ thể đề kiểm tra cần đánh giá các chuẩn sau:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng làm bài văn NLXH và NLVH.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Hình thức: tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong thời gian 120 phút.
C. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn kì I, lớp 10.
- Chọn nội dung cần đánh giá; thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Thiết lập khung ma trận:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát chất lượng lần ii môn: ngữ văn - Trường THPT Vĩnh Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠOTRƯỜNG THPT VĨNH YÊN
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
A. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cuối kì I.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để viết một bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học của học sinh thông qua hình thức tự luận.
* Cụ thể đề kiểm tra cần đánh giá các chuẩn sau:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng làm bài văn NLXH và NLVH.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Hình thức: tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong thời gian 120 phút.
C. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn kì I, lớp 10.
- Chọn nội dung cần đánh giá; thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Thiết lập khung ma trận:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Cộng
Làm văn: Nghị luận xã hội
- Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Nhận thức từ một câu tục ngữ.
Số câu:
Số điểm . Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 4,0
Số câu: 1
Số điểm: 4,0
Tỉ lệ 40%
Làm văn: Nghị luận văn học (Học sinh chọn một trong 2 câu)
- Viết bài nghị luận văn học phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi để làm nổi bật bức tranh ngày hè và tâm hồn của thi nhân.
- Viết bài nghị luận văn học nêu cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.
Số câu:
Số điểm . Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 6,0
Số câu: 1
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ 60%
Số câu: 2
Tỉ lệ: 100%
(100%
= 10 điểm)
D. Biên soạn câu hỏi theo ma trận:
I. Phần chung (4,0 điểm)
Em có suy nghĩ và hành động như thế nào về câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
II. Phần riêng (6,0 điểm)
II.1. Phần dành cho lớp 10A6
Hãy phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi để làm nổi bật bức tranh ngày hè và tâm hồn của thi nhân.
II.2. Phần dành cho lớp 10A7
Trình bày cảm nghĩ của anh(chị) về hào khí thời Trần được thể hiện trong bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão).
E. Hướng dẫn chấm, biểu điểm:
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
CâuI
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
- Kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng ; có quan điểm rõ ràng.
Hạn chế tối đa các lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…
- Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ.
4,0
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các nội dung cơ bản sau:
- Giới thiệu vấn đề : Việc di đường giúp ta mở mang kiến thức.
0,25
Giải thích: ngày đàng là ngày đường; sàng là dụng cụ để lựa gạo, hạt tấm rơi xuống, những hạt nguyên sẽ còn lại.Nghĩa sâu xa, “sàng” là sự chứa đựng rất nhiều.Như vậy việc đi đường sẽ giúp ta mở mang rất nhiều điều hay.
1,0
- Bàn luận: Lời khuyên của ông cha ta hoàn toàn đúng.
+ Việc đi đường giúp ta mở mang kiến thức về tự nhiên và xã hội.
+ Hiểu được hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ: những cảnh đời giàu sang, nghèo khổ, những nỗi bất hạnh trong cuộc sống. Từ đó để rèn luyện bản thân.
+ Nhận thức về bản thân tốt hơn để rèn luyện và vươn lên.
+ Nuôi dưỡng tâm hồn: Yêu quê hương đất nước, nhân ái, bao dung, hi sinh.
+ Đi đường còn đòi hỏi trí tuệ và bản lĩnh chiến thắng thói xấu ở đời và tiếp thu có chọn lọc.
3’0
- Nhận thức và hành động của bản thân
0,5
- Khái quát lại vấn đề
0,25
* Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Nếu học sinh có suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
Câu II.1
- Giới thiệu vấn đề: Bức tranh cảnh ngày hè và tâm hồn thi nhân. 0,5
- Giải quyết vấn đề: 5,0
+ Bức tranh cảnh ngày hè:2,5
Cảnh thiên nhiên: Hài hòa giữa màu sắc, đường nét và âm thanh. Sử dụng những động từ mạnh: đùn đùn, phun, giương, tiễn... Sử dụng từ láy thuần Việt: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi. Nghệ thuật đối và đảo trật tự cú pháp. Nghệ thuật tả là chủ yếu.
Nhận xét: Bức tranh cảnh ngày hè mang đậm hồn quê đất Việt và căng tràn nhựa sống. Qua đó thể hiệ n tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự nhạy cảm tinh tế của người nghệ sỹ và thái độ tích cực với cuộc sống của tác giả.
+ Tâm hồn thi nhân: 2,5
Buồn vì thấy ngày như dài hơn nhưng không bi quan, chán nản mà vẫn tha thiết với cuộc sống. Nhà thơ không trốn đời mà vẫn có tư tưởng nhập thế.
Mơ ước có cây đàn của vua Ngu Thuấn để ca ngợi cuộc sống thanh bình, no đủ của nhân dân. Nhà thơ còn mơ ước nhân dân khắp nơi được sống mãi trong cảnh thái bình, không chỉ no đủ mà còn giàu sang.
Nhận xét: Tâm hồn đẹp, một nhân cách lớn, luôn lấy dân làm gốc, suốt đời chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. Vì vậy, Nguyễn Trãi tuy thân ở ẩn mà lòng không ẩn, nhàn thân mà không nhàn tâm.
- Kết thúc vấn đề:0,5
Cảm nhận chung về bài thơ. Đánh giá cảnh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.
- Giới thiệu khái quát bài thơ Tỏ lòng và ý nghĩa của tác phẩm 0,5
-GQVD: 5,0
+ Vẻ đẹp của hình tượng người tráng sĩ: kì vĩ, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ non sông. Đại diện tiêu biểu cho con người thời đại nhà Trần. 1,0
+ Khí thế và sức mạnh của đội quân nhà Trần át cả sao Ngưu. 1,0
NHận xét: Khát vọng giết giặc, khát vọng chiến thắng, lập công lớn và sống cuộc sống thái bình của quân và dân nhà Trần đã làm nên hào khí thời đại - hào khí Đông A. 0,5
Mối quan hệ giữa phản ánh của văn học với hiện thực lịch sử: Văn học đã phản ánh chân thực lịch sử hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến đánh đuổi giặc Nguyên- Mông. Phản ánh trung thực chứ không phải là ghi chép lịch sử. Phản ánh bằng hình tượng nghệ thuật nên lịch sử hiện lên không phải là hiểu sự kiện mà còn cảm bằng trái tim. Đó là sức mạnh của cả thời đại, lòng căm hờn, khí thế giết giặc (Sát Thát), tinh thần quyết chiến quyết thắng. 0,5
+ Nỗi lòng nhà thơ: 2,0
Quan niệm chí nam nhi của Nho giáo là tư tưởng tiến bộ, phù hợp với lý tưởng thời đại: đàn ông phải lập công, lập danh. Khích lệ nghĩa khí của đông đảo quần chúng, diệt trừ lối sống vị kỉ .
Cái thẹn đã làm nên nhân cách của Phạm Ngũ Lão: Sự khiêm tốn, khiêm nhường. Lời thề với chủ tướng Trần Hưng Đạo. Khát vọng lập công danh lớn sánh ngang với Vũ hầu Gia Cát Lượng...
- KTVD: 0,5
Từ ý nghĩa của bài thơ, bày tỏ tình cảm, trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước.
File đính kèm:
- de thi KSCL 10.doc