I. Phần Địa lí đại cương
Câu 1 : (4 điểm) Dựa vào Atlat tự nhiên các châu và kiến thức đã học, hãy :
a) Giải thích vì sao Hồng Hải là biển có độ muối cao nhất, Bantích là biển có độ muối thấp nhất thế giới ?
b) Trình bày hệ thống sông ngòi ở Đông Nam Á và giải thích tại sao sông ở khu vực Bắc Á lại bị lũ băng vào mùa xuân.
5 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 - Thpt năm học 2005 -2006 môn địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 - THPT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Năm học 2005 -2006
MÔN ĐỊA LÍ
A. Phần bắt buộc
I. Phần Địa lí đại cương
Câu 1 : (4 điểm) Dựa vào Atlat tự nhiên các châu và kiến thức đã học, hãy :
a) Giải thích vì sao Hồng Hải là biển có độ muối cao nhất, Bantích là biển có độ muối thấp nhất thế giới ?
b) Trình bày hệ thống sông ngòi ở Đông Nam Á và giải thích tại sao sông ở khu vực Bắc Á lại bị lũ băng vào mùa xuân.
Câu 2 : (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau đây, hãy vẽ đồ thị biểu diễn tình hình sản xuất điện năng của thế giới. Trình bày tình hình sản xuất điện năng trên thế giới hiện nay và các vấn đề môi trường cần phải giải quyết khi phát triển ngành công nghiệp điện lực.
Năm
1950
1960
1970
1980
1990
2000
Tỉ kwh
967
2304
4962
8247
11832
15800
II. Phần Địa lí Việt Nam
Câu 3 : (2 điểm) Dựa vào bảng số liệu 2, so sánh năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Giải thích.
Bảng 2. Năng suất lúa của vùng so với cả nước, các năm 2995 – 2000 (Đơn vị tính : tạ/ha)
1995
1998
2000
Đồng bằng sông Hồng
44,4
51,3
55,2
Đồng bằng sông Cửu Long
40,2
40,7
42,3
Cả nước
36,9
39,6
42,4
Câu 4 : (2 điểm) Dựa vào bảng số liệu 3, hãy :
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây.
b) Nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các loại cây lương thực và cây công nghiệp
Bảng 2. Diện tích gieo trồng phân theo loại cây (Đơn vị tính : nghìn ha)
Tổng số
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả
1990
9040,0
6750,4
1199,3
1090,3
2000
12447,5
8211,5
2229,4
2006,6
Câu 5 : (3 điểm) Dựa vào Atlat Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm khí hậu tháng giêng của nước ta.
II. Phần tự chọn
Học sinh chọn một trong hai câu sau :
Câu 6a : (5 điểm) Dựa vào Atlat Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy :
a) Trình bày sự phân bố dân cư ở vùng Bắc Bộ.
b) Chứng minh Hà Nội là một trong hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất nước ta. (đầu mối thứ hai là Thành phố Hồ Chí Minh)
Câu 6b : (5 điểm) Dựa vào Atlat Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy :
a. Nhận xét vị trí địa lí và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của từng vùng nông nghiệp nước ta. (3,5 điểm)
b. Lập bảng số liệu về tình hình sản xuất nông nghiệp nước ta, rút ra kết luận. (1,5 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 - THPT
Năm học 2005 -2006
MÔN ĐỊA LÍ
A. Phần bắt buộc
I. Phần Địa lí đại cương
Câu 1 : (4 điểm) Dựa vào Atlat tự nhiên các châu và kiến thức đã học, hãy :
a) Giải thích vì sao Hồng Hải là biển có độ muối cao nhất, Bantích là biển có độ muối thấp nhất thế giới ?
+ Hồng Hải : (0,25 điểm)
Nằm ở vùng hoang mạc (0,25 điểm)
Nước sông chảy vào ít (0,25 điểm)
Lượng nước bốc hơi cao (0,25 điểm)
+ Bantích (0,25 điểm)
Nằm ở vùng cận cực (0,25 điểm)
Nước sông chảy vào nhiều (0,25 điểm)
Lượng nước bốc hơi ít (0,25 điểm)
b) Trình bày hệ thống sông ngòi ở Đông Nam Á và giải thích tại sao sông ở khu vực Bắc Á lại bị lũ băng vào mùa xuân.
+ Trình bày hệ thống sông ngòi ở châu Á : 1,5 điểm
+ Sông ngòi ở khu vực Bắc Á có nguồn cung cấp nước là băng, tuyết (0,25 điểm) nên bị lũ băng vào mùa xuân do băng tuyết tan. (0,25 điểm)
Câu 3 : (2 điểm) Dựa vào bảng số liệu 1, so sánh năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Giải thích.
Bảng 1. Năng suất lúa của vùng so với cả nước, các năm 2995 – 2000 (Đơn vị tính : tạ/ha)
1995
1998
2000
Đồng bằng sông Hồng
44,4
51,3
55,2
Đồng bằng sông Cửu Long
40,2
40,7
42,3
Cả nước
36,9
39,6
42,4
Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và cả nước liên tục tăng (0,25 điểm). Dẫn chứng : đồng bằng sông Hồng (0,25 điểm), đồng bằng sông Cửu Long (0,25 điểm), cả nước (0,25 điểm)
Nguyên nhân : áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp (0,25 điểm)
Năng suất lúa sông Hồng cao nhất nước (0,25 điểm), dẫn chứng (0,25 điểm)
Nguyên nhân : vùng thâm canh cao nhất cả nước (0,25 điểm)
Câu 4 : (2 điểm) Dựa vào bảng số liệu 2, hãy :
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây.
b) Nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các loại cây lương thực và cây công nghiệp
Bảng 2. Diện tích gieo trồng phân theo loại cây (Đơn vị tính : nghìn ha)
Tổng số
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây thực phẩm, cây ăn quả
1990
9040,0
6750,4
1199,3
1090,3
2000
12447,5
8211,5
2229,4
2006,6
Vẽ biểu đồ hình tròn đúng, đẹp, chính xác – vòng tròn 1990 phải nhỏ hơn vòng tròn 2000 (1 điểm). Vẽ sai hoặc thiếu một yếu tố không chấm toàn câu 3.
Nhận xét :
- Diện tích gieo trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp liên tục tăng. (0,25 điểm)
- Cây lương thực vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất. (0,25 điểm)
- Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả tăng nhanh (0,25 điểm). Dẫn chứng (0,25 điểm)
II. Phần địa lí Việt Nam
Câu 5a : (8 điểm) Dựa vào Atlat Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy :
a) Trình bày đặc điểm khí hậu tháng giêng của nước ta.
Khí hậu tháng Giêng nước ta :
Nhiệt độ :
+ Trung du và miền núi phía Bắc : nhiệt độ dưới 160C. (1/8 điểm)
+ Đồng bằng châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ : nhiệt độ 160C – 200C. (1/8 điểm)
+ Tây Nguyên : nhiệt độ 160C – 220C (1/8 điểm)
+ Duyên hải miền Trung và Nam Bộ : nhiệt độ 200C – 220C. (1/8 điểm)
Lượng mưa XI – IV :
+ vùng Bắc Bộ : 200 – 400mm. (1/8 điểm)
+ vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ : 400 – 1200mm. (1/8 điểm)
+ Huế và một khu vực phía nam : trên 1200mm. (1/8 điểm)
+ Tây Nguyên và phần lớn Nam Bộ : 200 – 400mm (1/8 điểm), phía tây tây Nguyên có nơi dưới 200mm (1/8 điểm).
+ Mũi Cà Mau : 400 – 1200mm (1/8 điểm).
Khí hậu :
+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp gió mùa đông bắc từ lục địa tràn xuống từng đợt (1/8 điểm).
+ Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định (1/8 điểm).
b) Trình bày sự phân bố dân cư ở vùng kinh tế Bắc Bộ. (2,5 điểm)
+ Tây Bắc : dưới 50 người/km2 (0,25 điểm)
+ Phía Bắc vùng Đông Bắc : 50 – 100 người/km2 (0,25 điểm)
+ Phía Nam vùng Đông Bắc tiếp giáp đồng bằng sông Hồng : 101 – 500 người/km2 (0,25 điểm)
+ Đồng bằng châu thổ sông Hồng :
phía tây : 101 – 500 người/km2 (0,25 điểm)
ven biển vịnh Bắc Bộ và quanh Hà Nội : trên 1000 người/km2 (0,25 điểm)
còn lại : 501 – 1000 người/km2 (0,25 điểm)
+ Thủ đô Hà Nội : trên 2 triệu người. (0,25 điểm)
+ các thành phố 200.000 – 500.000 người : Nam Định, Hải Phòng, Hạ Long (0,25 điểm)
+ các thành phố 100.000 – 200.000 người : Thái Nguyên, Việt Trì, Cẩm Phả, Hải Dương, Thái Bình (0,25 điểm)
+ các thị xã 50.000 – 100.000 và các thị xã dưới 50.000 dân : . (0,25 điểm)
Lưu ý : Nếu học sinh không nêu được các đô thị, nhưng có nói ý dân cư tập trung ở đô thị : 0,25 điểm.
c) Chứng minh Hà Nội là một trong hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất nước ta. (đầu mối thứ hai là Thành phố Hồ Chí Minh) (4 điểm)
Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải quan trọng vì :
- có sân bay Nội Bài (0,25 điểm) là đầu mối các tuyến đường hàng không trong nước và quốc tế (0,25 điểm) : Hà Nội – TPHCM (0,25 điểm), Hà Nội – Hồng Công (0,25 điểm), Hà Nội – Viên Chăn – Băng Côc (0,25 điểm), Hà Nội – Matxcơva – Beclin (0,25 điểm)
- là đầu mối các tuyến đường sắt (0,25 điểm) : đường sắt Thống Nhất (0,25 điểm), đường sắt Hà Nội – Hải Phòng (0,25 điểm)
- là đầu mối các tuyến đường bộ (0,25 điểm) : quốc lộ 1, quốc lộ 5 và quốc lộ 18 (0,25 điểm), quốc lộ 6 và quốc lộ 32 (0,25 điểm), quốc lộ 70 và quốc lộ 3 (0,25 điểm)
- là đầu mối các tuyến đường sông trên hệ thống sông Hồng (0,25 điểm) : Hà Nội – Thái Bình (0,25 điểm), Hà Nội – Hải Phòng (0,25 điểm)
Câu 5b : Dựa vào Atlat Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy :
a. Nhận xét vị trí địa lí và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của từng vùng nông nghiệp nước ta. (3,5 điểm)
Bảy vùng nông nghiệp :
+ Vị trí địa lí : (0,25 điểm)
+ Sản phẩm đặc trưng của từng vùng : (0,25 điểm)
b. Giải thích vì sao ngành sản xuất lương thực bị hạn chế trong khi ngành chăn nuôi trâu bò và gia súc nhỏ lại phát triển ở vùng Bắc Trung Bộ. (3 điểm)
+ Phần lớn các tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng hoa màu so với tổng diện tích trồng cây lương thực từ 15 đến 40% (1992) (0,25 điểm)
+ Khu vực sản xuất lương thực chủ yếu là dải đồng bằng ven biển thuộc châu thổ sông Mã, sông Chu, sông Cả (0,5 điểm) các đồng bằng thung lũng ven sông (0,25 điểm)
+ Khó khăn : bão lụt (0,25 điểm), gió Lào (0,25 điểm), sự xâm nhập mặn của nước biển (0,25 điểm), sự lấn đất của cát biển hoặc cồn cát di động (0,25 điểm)
+ Diện tích miền núi và trung du khá rộng : thuận lợi phát triển chăn nuôi trâu bò. (0,25 điểm)
+ Diện tích hoa màu : thuận lợi chăn nuôi lợn và gia cầm (0,25 điểm)
+ Diện tích mặt nước : thuận lợi phát triển chăn nuôi vịt đàn (0,25 điểm)
c. Lập bảng số liệu về tình hình sản xuất nông nghiệp nước ta từ năm 1985 đến năm 1992 về mặt diện tích trồng trọt, rút ra kết luận. (1,5 điểm)
Lập đúng chính xác bảng số liệu : 0,5 điểm
Đơn vị : nghìn ha
1985
1990
1992
Lúa
5704
6028
6475
Hoa màu
1130
1083
1232
Cây công nghiệp lâu năm
470
657
698
Cây công nghiệp hàng năm
601
542
584
Nhận xét :
+ Lúa chiếm vị trí quan trọng nhất (0,25 điểm)
+ Diện tích cây công nghiệp tăng (0,25 điểm) đặc biệt là diện tích cây công nghiệp lâu năm (0,25 điểm)
+ Diện tích cây công nghiệp tăng chưa nhiều (0,25 điểm)
Nếu chưa đủ 1 điểm, nhận xét diện tích hoa màu có giảm rồi tăng (0,25 điểm), nhưng điểm nhận xét tối đa 1,0 điểm.
File đính kèm:
- DE THI HOC SINH GIOI 12.doc