Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn: Địa lí thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (7,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày:

 a). Sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta.

b). Ảnh hưởng của khí hậu đối với việc phát triển nông nghiệp ở nước ta.

Câu 2: (6,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a). Phân tích tài nguyên để phát triển ngành du lịch nước ta.

b). Xác định tên và địa điểm của các di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới ở Việt Nam.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn: Địa lí thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề chính thức KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 1: (7,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày: a). Sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta. b). Ảnh hưởng của khí hậu đối với việc phát triển nông nghiệp ở nước ta. Câu 2: (6,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a). Phân tích tài nguyên để phát triển ngành du lịch nước ta. b). Xác định tên và địa điểm của các di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới ở Việt Nam. Câu 3: (7,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Diện tích và dân số Việt Nam theo vùng lãnh thổ năm 2002 Vùng Diện tích (km2) Dân số (triệu người) Trung du và miền núi Bắc Bộ 100965 11,5 Đồng bằng sông Hồng 14806 17,5 Bắc Trung Bộ 51513 10,3 Duyên hải Nam Trung Bộ 44254 8,4 Tây Nguyên 54475 4,4 Đông Nam Bộ 23550 10,9 Đồng bằng sông Cửu Long 39734 16,7 Cả nước 329297 79,7 Hãy xử lý các số liệu cần thiết và chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ. ------------------------------------------------Hết------------------------------------------------ ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ Câu Nội dung Điểm 1 a). Sự phân hóa của khí hậu nước ta: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nước ta không thuần nhất trên toàn quốc mà phân hóa mạnh mẽ theo thời gian (theo mùa)/ và theo không gian (từ thấp lên cao, Bắc vào Nam, Đông sang Tây), hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt: * Miền khí hậu phía Bắc: - Từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 180B) trở ra Bắc. - Có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng và mưa nhiều. * Miền khí hậu Đông Trường Sơn: - Bao gồm lãnh thổ Trung Bộ phía Đông dãy Trường Sơn: từ Hoành Sơn đến Mũi Dinh (vĩ tuyến 110B). - Có mùa mưa lệch hẳn về mùa đông; mùa hè khô nóng không mưa do ảnh hưởng của gió Lào. * Miền khí hậu phía Nam: - Bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên. - Có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. * Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam: Mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương. Do ảnh hưởng của địa hình, nhất là độ cao và hướng của các dãy núi lớn đã góp phần hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kiểu khí hậu khác nhau. b). Ảnh hưởng của khí hậu đối với việc phát triển nông nghiệp ở nước ta. * Thuận lợi: - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật nhiệt đới phát triển quanh năm. - Sự phân hóa đa dạng của khí hậu tạo điều kiện để tăng vụ, xen canh, đa canh góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. * Khó khăn: - Khí hậu nhiệt đới ẩm là môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. - Thiên tai thời tiết có hại: bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối, sương giá, xói mòn, xâm thực đất 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 2 Phân tích tài nguyên du lịch nước ta a). Tài nguyên du lịch tự nhiên: - Địa hình: + Địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan đẹp thu hút khách du lịch + Các dạng địa hình đặc biệt có giá trị du lịch như địa hình cáctơ (hơn 200 hang động), địa hình bờ biển, đảo - Khí hậu: Sự đa dạng của khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch,/ nhưng cũng có những khó khăn nhất định (thiên tai, sự phân mùa của khí hậu) - Nước: + Nhiều vùng sông nước như hệ thống sông Cửu Long, các hồ tự nhiên (Ba Bể) và nhân tạo (Hòa Bình, Thác Bà, Dầu Tiếng) đã trở thành các điểm tham quan du lịch. + Nước nóng, nước khoáng: với nhiều suối khoáng nổi tiếng (Kim Bôi, Bình Châu, Vĩnh Hảo) có giá trị đối với du lịch. - Sinh vật: Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên (Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã ) tạo điều kiện phát triển loại hình du lịch sinh thái. b). Tài nguyên du lịch nhân văn: - Các di tích văn hóa – lịch sử. - Các lễ hội: diễn ra khắp nơi tiêu biểu như các lễ hội Chùa Hương, Đền Hùng, núi Sam - Các tài nguyên du lịch nhân văn khác bao gồm văn hóa, văn nghệ dân gian, làng nghề, ẩm thực cũng có sức thu hút du khách. b). Tên và địa điểm các di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới ở nước ta: Tên di sản Địa điểm Cố đô Huế Thừa Thiên – Huế Phố cổ Hội An Quảng Nam Di tích Mỹ Sơn Quảng Nam Vịnh Hạ Long Quảng Ninh Phong Nha-Kẻ Bàng Quảng Bình 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.25 0.50 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 3 Chứng minh rằng dân số nước ta phân bố không đều: * Xử lý số liệu: Vùng Mật độ dân số (người/km2) % so với diện tích cả nước % so với dân số cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ 114 30,7 14,4 Đồng bằng sông Hồng 1182 4,5 22,0 Bắc Trung Bộ 200 15,6 12,9 Duyên hải Nam Trung Bộ 190 13,4 10,5 Tây Nguyên 81 16,5 5,5 Đông Nam Bộ 463 7,2 13,7 Đồng bằng sông Cửu Long 420 12,1 21,0 Cả nước 242 100 100 * Nhận xét: - Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ. - Dân cư tập trung đông đúc ở hai vùng đồng bằng (Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long) và vùng Đông Nam Bộ: + Đồng bằng sông Hồng dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước:/ chỉ chiếm 4,5% diện tích nhưng chiếm đến 22,0 % dân số cả nước,/ mật độ dân số gấp 5 lần mật độ trung bình cả nước. + Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 12,1% diện tích nhưng chiếm đến 21,0% dân số cả nước,/ mật độ dân số gấp 1,7 lần mật độ trung bình cả nước. + Đông Nam Bộ chỉ chiếm 7,2% diện tích nhưng chiếm đến 13,7% dân số cả nước,/ mật độ dân số gấp 1,9 lần mật độ trung bình cả nước. - Dân cư thưa thớt ở vùng núi và cao nguyên (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ). - Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất cả nước: chiếm đến 16,5% diện tích nhưng chỉ chiếm 5,5% dân số cả nước,/ mật độ dân số chỉ bằng 1/3 mật độ trung bình của cả nước. - Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng là vùng thưa dân: chiếm 30,7% diện tích nhưng chỉ chiếm 14,4% dân số cả nước,/ mật độ dân số chỉ bằng 1/2 mật độ trung bình cả nước. - Riêng 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ do dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng ven biển phía đông và thưa thớt ở vùng gò đồi phía tây/ nên có mật độ dân số thấp hơn mật độ trung bình cả nước (Bắc Trung Bộ: 200 người/km2, Duyên hải Nam Trung Bộ: 190 người/km2) 0.75 0.25 0.50 0.25 0.50 0.25 0.50 0.25 0.50 0.25 0.50 0.50 0.25 0.50 0.25 0.50 0.50

File đính kèm:

  • docđề thi & đáp án kì thi chọn HSG cấp huyện môn địa lý năm 2007-2008.doc
Giáo án liên quan