Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 thcs cấp tỉnh môn: Địa lý thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a). Trình bày đặc điểm chính của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

b). Giải thích vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?

Câu 2: (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:

a). Kể tên và sắp xếp các nhà máy thủy điện theo nhóm có công suất: dưới 1000MW, trên 1000 MW.

b). Giải thích sự phân bố của các nhà máy thủy điện nước ta.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 thcs cấp tỉnh môn: Địa lý thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS CẤP TỈNH. Đề chính thức Khóa ngày 26/02/2008 Môn: ĐỊA LÝ Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 2 trang, gồm 6 câu. -------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 1: (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a). Trình bày đặc điểm chính của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. b). Giải thích vì sao tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ? Câu 2: (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a). Kể tên và sắp xếp các nhà máy thủy điện theo nhóm có công suất: dưới 1000MW, trên 1000 MW. b). Giải thích sự phân bố của các nhà máy thủy điện nước ta. Câu 3: (4,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Diện tích đất nông nghiệp của nước ta (đơn vị: nghìn ha) Loại đất nông nghiệp 1992 2000 - Đất trồng cây hàng năm 5.506,0 6.129,5 - Đất trồng cây lâu năm 1.191,0 2.181,9 - Đất đồng cỏ chăn nuôi 328,0 499,0 - Diện tích mặt nước nuôi thủy sản 268,0 535,0 a). Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp của hai năm 1992 và 2000. b). Nhận xét và giải thích cơ cấu sử dụng đất. Câu 4: (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy: a). Trình bày những thuận lợi để vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. b). Nêu một số cây công nghiệp chính của vùng. Câu 5: (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (đơn vị: tạ/ha) Năm Vùng 1995 2000 2002 Đồng bằng sông Hồng 44,4 55,2 56,4 Đồng bằng sông Cửu Long 40,2 42,3 46,2 Cả nước 36,9 42,4 45,9 a). Hãy so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước rút ra nhận xét và giải thích. b). Nêu lợi ích của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng. Câu 6: (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng năm 1999 Các vùng Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số (%) Trung du và miền núi Bắc Bộ + Tây Bắc + Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 2,19 1,30 1,11 1,47 1,46 2,11 1,37 1,39 Cả nước 1,43 Hãy nhận xét và giải thích về tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng nước ta năm 1999. ----------------------------------------------HẾT--------------------------------------------- KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS CẤP TỈNH ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Khóa ngày 26 tháng 02 năm 2008 Môn: ĐỊA LÝ Câu Nội dung Điểm 1 (4,0 điểm) a). Đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước: nhiệt độ thấp, có mưa phùn. - Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn (mùa đông kéo dài nhất nước ta). - Mùa hạ: nóng ẩm và mưa nhiều. b). Giải thích: - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống (mỗi năm có trên 20 đợt gió mùa cực đới tràn về). - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam. - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không có địa hình che chắn. Các dãy núi cánh cung mở rộng về phía Bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió mùa đông bắc dễ dàng xâm nhập vào Bắc Bộ. 0,50 0,50 0,50 1,0 0,50 1,0 2 (2,0 điểm) a). Kể tên và sắp xếp các nhà máy thủy điện: - Nhà máy thủy điện trên 1000 MW: Hòa Bình. - Nhà máy thủy điện dưới 1000 MW: thí sinh kể đúng tên 5 nhà máy thì cho 0,25 điểm; từ 6 nhà máy trở lên cho 0,5 điểm. (nếu thí sinh không xếp nhóm nhưng kể được tên 10 nhà máy thì cho 0,5 điểm) b). Giải thích: - Các nhà máy thủy điện phân bố chủ yếu trên các con sông ở vùng trung du và miền núi. - Trung du, miền núi có địa hình cao, dốc, nước chảy xiết - Địa hình chia cắt mạnh tạo các thung lũng, dãy núi cao xen kẻ... thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước. 0,25 0,50 0,50 0,50 0,25 3 (4,0 điểm) a). Vẽ biểu đồ: Yêu cầu: - Xử lý số liệu: Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp: (đơn vị %) Loại đất nông nghiệp 1992 2000 - Đất trồng cây hàng năm 75.5 65.6 - Đất trồng cây lâu năm 16.3 23.3 - Đất đồng cỏ chăn nuôi 4.5 5.3 - Diện tích mặt nước nuôi thủy sản 3.7 5.7 Tổng số 100.0 100.0 - Vẽ 2 biểu đồ hình tròn cho 2 năm (R1992 < R2000) - Chính xác, đẹp. - Có chú giải, tên biểu đồ. b). Nhận xét và giải thích: * Nhận xét: - Đất trồng cây hàng năm: cơ cấu diện tích giảm (dẫn chứng) - Đất trồng cây lâu năm: Cơ cấu diện tích tăng mạnh (dẫn chứng) - Đất trồng đồng cỏ chăn nuôi và diện tích mặt nước nuôi thủy sản có cơ cấu diện tích tăng (dẫn chứng). * Giải thích: Có sự thay đổi về cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp là do tốc độ tăng diện tích các loại đất khác nhau: - Diện tích đất trồng cây hàng năm tăng chậm (dẫn chứng) - Diện tích đất trồng cây lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng nhanh (dẫn chứng). 0,50 1,50 0,25 0,25 0,50 0,50 0,25 0,25 4 (4,0 điểm) a). Những điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp vùng Đông Nam Bộ: - Đất đai màu mỡ: Đất xám (phù sa cổ) và đất đỏ badan thích hợp trồng cây công nghiệp. - Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, có hai mùa: mùa mưa và mùa khô phân hóa rõ rệt, ít thiên tai. - Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp. - Cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là GTVT và TTLL. - Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp. - Có các chương trình hợp tác đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trồng và chế biến cây công nghiệp. b). Một số cây công nghiệp chính: - Cao su: đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng (70% diện tích và 90% sản lượng) - Cà phê: đứng thứ hai sau Tây Nguyên. - Ngoài ra còn có cây điều, đậu tương, lạc, mía, thuốc lá... 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,25 0,25 5 (3,0 điểm) a). So sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. - Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước đều tăng qua các năm (dẫn chứng) - Đồng bằng sông Hồng là vùng có năng suất lúa cao nhất trong cả nước do có trình độ thâm canh cao. b). Lợi ích của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng. - Vào mùa đông (tháng 10 – tháng 4 năm sau) thời tiết Đồng bằng sông Hồng thường lạnh và khô do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. - Gió mùa đông bắc mỗi lần tràn về thường gây ra rét đậm, rét hại. - Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Ngô vụ đông, khoai tây, rau quả ôn đới và cận nhiệt... làm cho sản phẩm nông nghiệp đa dạng và đem lại lợi ích kinh tế cao. 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 6 (3,0 điểm) a). Nhận xét: - Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta còn có sự chên lệch giữa các vùng. - Tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất là Khu vực Tây Bắc và Vùng Tây Nguyên (dẫn chứng). - Ngoài ra Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ cũng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn trung bình cả nước (dẫn chứng). - Các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Khu vực Đông Bắc có tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn trung bình cả nước (dẫn chứng). - Vùng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất cả nước là Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng) * Giải thích: - Những vùng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao tâp trung chủ yếu ở miền núi và trung du, là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người việc thực hiện chính sách dân số gặp nhiều khó khăn. 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50

File đính kèm:

  • docĐề thi & đáp án kì thi chọn HSG lớp 9THCS cấp tỉnh môn địa lý năm 2008.doc