Câu 1: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật khi chạm đất là bao nhiêu ?
A. v = 9,8 m/s. B. v = 1,0 m/s. C. v ≈ 9,9 m/s. D. v ≈ 9,6 m/s.
Câu 2: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc a của ô tô là bao nhiêu?
A. a = - 0,2 m/s2 B. a = 0,2 m/s2 C. a = - 0,5 m/s2. D. a = 0,5 m/s2.
Câu 3: Từ thực tế, hãy xem xét trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thsẳng?
A. Một ô tô đang chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Một viên bi rơi từ độ cao 2m.
C. Một hòn đá được ném theo phương ngang.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn Vật lý 10 - Mã đề 136, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG
TỔ :Lý
KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN :Vật lý 10
Thời gian làm bài: 45phút;
(14 câu trắc nghiệm)
Họ, tên học sinh:..........................................................................
Lớp:...............................................................................
Mã đề
136
Chọn câu đúng và ghi lựa chọn (A,B,C,D) vào ô trả lời :
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
Câu 1: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật khi chạm đất là bao nhiêu ?
A. v = 9,8 m/s. B. v = 1,0 m/s. C. v ≈ 9,9 m/s. D. v ≈ 9,6 m/s.
Câu 2: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc a của ô tô là bao nhiêu?
A. a = - 0,2 m/s2 B. a = 0,2 m/s2 C. a = - 0,5 m/s2. D. a = 0,5 m/s2.
Câu 3: Từ thực tế, hãy xem xét trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thsẳng?
A. Một ô tô đang chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Một viên bi rơi từ độ cao 2m.
C. Một hòn đá được ném theo phương ngang.
D. Một tờ giấy rơi từ độ cao 3m.
Câu 4: Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường thẳng và có vận tốc luôn luôn bằng 80km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường và xe ô tô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 3 km.Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này như thế nào?
A. x = (80 – 3)t. B. x = 3 – 80t. C. x = 3 + 80t. D. x = 80t.
Câu 5: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều . Sau 20s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Hỏi quãng đường s mà ô tô đã đi được sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga và tốc độ trung bình vtb trên quãng đường đó là bao nhiêu?
A. s = 360 m; vtb = 9 m/s. B. s = 160 m; vtb = 4 m/s.
C. s = 480 m; vtb = 12 m/s. D. s = 560 m; vtb = 14 m/s.
Câu 6: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều ?
A. Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
B. Chuyển động của đầu van bánh xe đạp khi xe đang chuyển động thẳng chậm dần đều.
C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi vừa tắt điện.
D. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay ổn định.
Câu 7: Câu nào sai ?
Véctơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
A. có độ lớn không đổi. B. có phương và chiều không đổi.
C. đặt vào vật chuyển động tròn. D. luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn.
Câu 8: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều . Sau 20s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu?
A. a = 0,2 m/s2; v = 8 m/s. B. a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s.
C. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s. D. a = 1,4 m/s2; v = 66 m/s.
Câu 9: Hãy chỉ ra câu không đúng ?
A. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động.
B. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau.
C. Chuyển động đi lại của một pit-tôngtrong xi lanh là chuyển động thẳng đều.
D. Qũy đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
Câu 10: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một vật động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
B. Một quả táo nhỏ rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
C. Một vận động viên nhảy cầu đang lao từ trên cao xuống mặt nước.
D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống .
Câu 11: Câu nào sai?
A. Trong chuyển động thẳng biến đổi dều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.
B. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
C. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
D. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vecto vận tốc.
Câu 12: An đứng yên trong toa tàu cũng đang đứng yên. Bỗng toa tàu chạy về phía trước với vận tốc 7,2 km/h. Ngay lúc đó An chạy ngược chiều với chiều chuyển động của toa với vận tốc 7,2 km/h đối với toa. Hỏi vận tốc của An đối với sân ga bằng bao nhiêu?
A. vAn, ga = 0; B. vAn, ga = -7,2 km/h; C. vAn, ga = 7,2 km/h; D. vAn, ga = 14,4 km/h;
Câu 13: Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi?
A. Một trận bóng đá diễn ra từ lúc 15 giờ đến 16 giờ 45 phút.
B. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế.
C. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.
D. Lúc 8 giờ một xe ô tô khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe tới Vũng Tàu.
Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật ?
A. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.
B. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C. Tại một nơi và gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Lúc t = 0 thì v ≠ 0.
BÀI TẬP
Bài 1:Kim phút của một đồng hồ dài gấp 1,5 lần kim giờ. Hỏi tốc độ dài của đầu kim phút lớn gấp mấy lần tốc độ dài của đầu kim giờ.
Bài 2: Hai xe máy cùng xuất phát tại hai địa điểm A và B cách nhau 400m và chạy cùng chạy theo hướng AB trên đoạn đường thẳng đi qua A và B. Xe máy xuất phát từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2,5cm/s2. Xe máy xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,02m/s2. Chọn A làm mốc, gốc thời gian lúc hai xe xuất phát, chiều dương từ A đến B.
a.Viết phương trình chuyển động của mỗi xe.
b. Tính khoảng cách giữa hai xe sau 200s kể từ lúc xuất phát.
-----------------------------------------------
CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT
----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- N20082009_VL10_136.doc