Câu 1: (4 điểm)
Em hãy nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản của nước ta (có dẫn chứng chứng minh).
Câu 2: (3 điểm)
Em hãy trình bày ngắn gọn quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta.
Câu 3: (3 điểm)
Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005 (giá thực tế)
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra định kì – Học kì II - Thời gian: 45 phút môn: Địa Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VĂN CHẤN
Phân hiệu Nghĩa Tâm
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – HỌC KÌ II
Thời gian: 45 phút
Môn: Địa lí
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (4 điểm)
Em hãy nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản của nước ta (có dẫn chứng chứng minh).
Câu 2: (3 điểm)
Em hãy trình bày ngắn gọn quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta.
Câu 3: (3 điểm)
Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005 (giá thực tế)
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
1996
2005
Thành phần kinh tế
Nhà nước
74 161
249 085
Ngoài nhà nước (Tập thể, tư nhân, cá thể)
35 682
308 854
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
39 589
433 110
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005. (2,5 điểm)
b. Nêu nhận xét về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp qua 2 năm trên. (0,5 điểm).
.
ĐÁP ÁN
Câu 1: (4 điểm) Em hãy nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản của nước ta (có dẫn chứng chứng minh).
* Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi:
+ Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn
+ Vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú với khoảng 2000 loài cá nước mặn, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, hơn 1600 loài giáp xác, . Tổng trữ lượng hài sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác 1,9 triệu tấn.
+ Có nhiều ngư trường rộng lớn trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau – Kiên Giang (Vịnh Thái Lan), Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh (Vịnh Bắc Bộ), Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
+ Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn => phát triển thủy sản nước lợ. Ven bờ có nhiều vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cho cá đẻ..
+ Có nhiều sông suối, ao, hồ, kênh, rạch, các ô trũng ở đồng bằng có thể sử dụng để nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt, cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích, trong đó 45% thuộc tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
.
- Khó khăn:
+ Thiên tai, bão lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra. Mỗi năm có khoảng 9 – 10 cơn bão xuất hiện và đổ bộ vào nước ta, khoảng 30 – 35 đợt gió mùa Đông Bắc.
+ Một số vùng đồng bằng, diện tích đang bị ô nhiễm trầm trọng, môi trường ở một số khu vực ven biển đang bị suy thoái trầm trọng.
..
* Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện KT – XH
- Thuận lợi:
+ Nhân dân ta có truyền thống, kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
+ Phương tiện, kĩ thuật đánh bắt, nuôi trồng thủy sản đang ngày càng được đầu tư, chất lượng không ngừng được nâng lên.
+ Dịch vụ thủy sản được phát triển mạnh và mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Thủy sản.
+ Thị trường tiêu thụ đang tăng lên và ngày càng được mở rộng.
+ Những đổi mới trong chính sách trong phát triển ngành thủy sản của Nhà nước cũng có những tác động tích cực.
- Khó khăn:
+ Các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng nhìn chung còn chậm được đổi mới, nhất là những tàu thuyền và phương tiện phục vụ cho đánh bắt xa bờ.
+ Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
+ Công nghiệp chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo thương hiệu vững chắc còn nhiều hạn chế.
+ Người dân còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường, khoa học kĩ thuật, lối tư duy cũ trong sản xuất còn rất lớn .
+ Hệ thống chính sách, đầu tư của Nhà nước còn chậm đến với người dân.
.
Câu 2: (3 điểm): Em hãy trình bày ngắn gọn quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta.
- Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng
+ Tăng tỉ trọng của khu vực II (Công nghiệp – Xây dựng) và khu vực III (Dịch vụ) xong khu vực III còn chưa ổn định
+ Giảm tương đối tỉ trọng của khu vự I (Nông – Lâm – Ngư nghiệp)
- Xu hướng chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
- Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch:
+ Khu vực I, xu hướng là giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp (1990: 83,4%; 2005: 71,5 %), tăng tỉ trọng của ngành thủy sản thủy sản tăng từ 8,7% lên 24,8%. Trong nông nghiệp thì trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng.
+ Khu vực II, Công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đan dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng, công nghiệp khai khoáng giảm tỉ trọng. Trong từng ngành, cơ cấu lại thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phảm chất lượng cao và khả năng cạnh tranh được về giá cả, giảm tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Khu vực III: Đã có bước tăng trưởng một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan tới kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị, nhiều loại hình mới có sự phát triển mạnh mẽ như viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư, .
Câu 3:
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005. (2,5 điểm)
* Bảng xử lí số liệu: (1 điểm)
(đơn vị: %)
Năm
1996
2005
Thành phần kinh tế
Nhà nước
49.6
25.1
Ngoài nhà nước (Tập thể, tư nhân, cá thể)
23.9
31.2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
26.5
43.7
Tổng
100.0
100.0
* Vẽ biểu đồ: 2 biểu đồ hình tròn cho 2 năm (1,5 điểm)
- Có tên biểu đồ (0,25 điểm)
- Có đầy đủ chú giải (0,25 điểm)
- Thể hiện chính xác, chuẩn mực, đúng quy cách (1 điểm)
( Nếu đúng một biểu đồ thì tính ½ số điểm)
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005 (%)
* Nhận xét
- Giá trị sản xuất công nghiệp của KV Nhà nước giảm mạnh từ 49.6% còn 25.1%
- Giá trị sản xuất công nghiệp của KV Ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh từ ..
- Nguyên nhân:
+ Do chính sách đan dạng hóa các thành phần kinh tế
+ Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
+ Chú trọng phát triển công nghiệp
File đính kèm:
- ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT (HKII).doc