Đề ra.
Câu1.(1,5điểm).Thế nào gọi là nguồn âm? Lấy 2 ví dụ. Các nguồn âm này có chung đặc điểm?
Câu2.(1,5điểm).Thế nào gọi là tần số? Âm cao, âm thấp phụ thuộc như thế nào vào tần số?
Câu3.(2,5điểm) .Một học sinh cho rằng, các vật dao động ở tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz mới phát ra âm thanh. Nếu vật dao động có tần số lớn hơn 20000 Hz hoặc nhỏ hơn 20 Hz thì không phát ra âm thanh .
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý 7 - Đề1 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ I.
Môn: Vật Lý 7. -Đề1
Thời gian: 45 phút
Họ và tên:.......................................Lớp:.....
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO
Đề ra.
Câu1.(1,5điểm).Thế nào gọi là nguồn âm? Lấy 2 ví dụ. Các nguồn âm này có chung đặc điểm?
Câu2.(1,5điểm).Thế nào gọi là tần số? Âm cao, âm thấp phụ thuộc như thế nào vào tần số?
Câu3.(2,5điểm) .Một học sinh cho rằng, các vật dao động ở tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz mới phát ra âm thanh. Nếu vật dao động có tần số lớn hơn 20000 Hz hoặc nhỏ hơn 20 Hz thì không phát ra âm thanh .
Theo em, ý kiến trên có đúng không? Tại sao?
Câu4.(2,5điểm). Hãy tính độ sâu của đáy biển tại một nơi mà thời gian kể từ lúc tàu phát ra siêu âm đến khi nhận siêu âm phản xạ là 1,2 giây. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.
Câu5.(3điểm). Để chống ô nhiễm tiếng ồn, về nguyên tắc ta phải thực hiện những biện pháp gì? Trình bày cách làm cụ thể( hãy giải thích cho mỗi nguyên tắc).
BÀI LÀM.
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 7- ĐỀ1
Câu1.(2điểm)
Những vật phát ra âm thanh gọi là nguồn âm. 0,5 điểm
Ví dụ:
- Khi gõ dùi trống vào mặt trống, ta nghe thấy âm thanh do trống phát ra. Ta nói trống là một nguồn âm. 0,5 điểm
- Khi dùng tay gảy vào dây đàn, ta nghe thấy âm thanh phát ra từ đàn . Ta nói đàn là một nguồn âm. 0,5 điểm
* Các vật phát ra âm thanh đều dao động. 0,5 điểm
Câu2.(1,5 điểm)
* Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một giây. 0,5 điểm
* - Khi vật dao động càng nhanh tức là tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao( càng bổng). 0,5 điểm
- Khi vật dao động càng chậm tức là tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng thấp( càng trầm). 0,5điểm
Câu3. (1,5 điểm)
Ý kiến trên là không đúng. 0,5 điểm
Các vật dao động đều phát ra âm thanh, tuy nhiên tai con người chỉ có thể nhận biết được âm thanh ứng với những tần số nhất định(trong khoảng từ 20Hz đến 20000 Hz). Âm thanh do những vật dao động có tần số lớn hơn 20000 Hz (gọi là siêu âm) hoặc nhỏ hơn 20Hz(gọi là hạ âm), tai con người không nhận biết được. 1 điểm
Câu4. (2,5 điểm)
Quãng đường siêu âm đẫ truyền đi từ mặt nước đến đáy và từ đáy phản xạ trở lại mặt nước) là 2h. 0,5điểm
Ta có: 2h= v.t 1 điểm
Độ sâu của đáy biển h= vt/2 = (1500.1,2) : 2 = 900 m. 1 điểm
Câu5.(2,5điểm)
Để chống ô nhiễm tiếng ồn, ta có thể thực hiện biện pháp sau đây:
- Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra bằng cách điều chỉnh độ to của âm. 0,5 điểm
Chẳng hạn, có thể vặn nhỏ máy phát, chế tạo ống bô thích hợp cho các loại động cơ, xe máy.
0,5điểm
- Ngặn chặn đường truyền âm bằng cách dùng các vật liệu cách âm. 0,5 điểm
Chẳng hạn, dùng cửa kính, dùng rèm treo tường, cửa sổ và cửa ra vào… 0,5 điểm
- Hướng âm đi theo đường khác và hấp thụ âm hoặc bằng cách trồng nhiều cây xanh để phản xạ bớt tiếng ồn… 0,5 điểm
File đính kèm:
- kiem tra hoc ky.doc