Câu 1: Căn cứ vào dãy hoạt động hoá học, những kim loại tác dụng với axit HCl là
A. K, Al, Cu, Ag. B. Zn, Mg, Al, Fe.
C. K, Cu, Au, Ag. D. H, Na, Al, Pb.
Câu 2: Cách sắp xếp các kim loại theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:
A. Na, Fe, Pb, Cu, Ag. B. K, Cu, Ag, Mg, Al.
C. Fe, Cu, Al, Zn, Mg. D. Na, Mg, Cu, Au, Ag.
Câu 3: Để nhận biết các dung dịch mất nhãn chứa NaOH, H2SO4, CuSO4 chỉ cần dùng:
A. Ba(OH)2 B. Quì tím. C. Phenol phtalein D Cu.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2013-2014 môn: Hóa học - Lớp: 9 thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SƠN CAO
HỌ VÀ TÊN GV RA ĐỀ
Trần Quốc Việt
KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: Hóa học - LỚP: 9
THỜI GIAN: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày 30 tháng 11 năm 2013
CHỮ KÝ NGƯỜI RA ĐỀ KT
(kiểm tra đề trước khi ký)
GIÁO VIÊN DUYỆT ĐỀ
Nhận xét về đề kiểm tra
(Đồng ý cho nhân đề hay làm lại)
(ký và ghi rõ họ tên)
A. MA TRẬN ĐỀ:
Nội dung
Chủ đề
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Các loại hợp chất vô cơ
- T/c hóa học của muối.(TN6)
- T/c hoá học của bazơ .(TN8)
- Tính chất H2SO4 (loãng).(TN5),(TN7)
- Nhận biết dung dịch bằng chất chỉ thị.(TN3)
- Viết chuỗi PTPƯ (TL3)
Số câu
2
3
1
6
Số điểm
1
1,5
1,5
4
Tỉ lệ
10%
15%
15%
40%
kim loại
Biết dãy hoạt động hóa học của kim loại.(TN2)
Hiểu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.(TN1)
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,5
0,5%
1
Tỉ lệ
5%
5%
10%
Phi kim
- Biết tính chất hóa học của Clo.(TN4)
- Tính chất hóa học chung của phi kim(TL2)
Số câu
1
1
2
Số điểm
0,5
1,5
1
Tỉ lệ
5%
15%
10%
Tổng hợp
Hiểu cách nhận biết và làm bài tập nhận biết các chất.(TL1)
Vận dụng các công thức đã học trong tính toán định lượng(TL4)
- Giải bài toán tính theo PTHH (TL4)
Số câu
1
1
2
Số điểm
1,5
1,5
3
Tỉ lệ
15%
15%
30%
Tổng số câu
5
5
2
12
Tổng số điểm
3,5
3,5
3,0
10
Tỉ lệ
35%
35%
30%
100%
B. ĐỀ BÀI:
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: Căn cứ vào dãy hoạt động hoá học, những kim loại tác dụng với axit HCl là
A. K, Al, Cu, Ag. B. Zn, Mg, Al, Fe.
C. K, Cu, Au, Ag. D. H, Na, Al, Pb.
Câu 2: Cách sắp xếp các kim loại theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:
A. Na, Fe, Pb, Cu, Ag. B. K, Cu, Ag, Mg, Al.
C. Fe, Cu, Al, Zn, Mg. D. Na, Mg, Cu, Au, Ag.
Câu 3: Để nhận biết các dung dịch mất nhãn chứa NaOH, H2SO4, CuSO4 chỉ cần dùng:
A. Ba(OH)2 B. Quì tím. C. Phenol phtalein D Cu.
Câu 4: Tính chất nào sau đây không phải của khí Clo:
A. Tan hoàn toàn trong nước. B. Có màu vàng lục
C. Có tính tẩy khi tác dụng với nước D. Mùi hắc, rất độc.
Câu 5: Dung dịch H2SO4 (loãng) không phản ứng với dãy chất nào sau đây ?
A. Fe, Al, B. Cu, Ag
C. CuO, CaCO3 D. Cu(OH)2, Mg(OH)2,
Câu 6. Muối có tính chất hoá học nào trong số các tính chất hoá học sau :
A. Tác dụng với dung dịch axit và kiềm B. Tác dụng với axit, muối, kim loại
C. Tác dụng với muối và kim loại D. Bao gồm A và C
Câu 7. Cho các dung dịch sau dung dịch nào làm quỳ tím đổi sang màu đỏ?
A. NaOH B. KCl
C. H2SO4 D. KNO3
Câu 8. Cho các bazơ sau : Cu(OH)2, KOH, Ba(OH)2 , Fe(OH)3 bazơ nào bị nhiệt phân?
A. Cu(OH)2, Ba(OH)2 C. KOH, Ba(OH)2
B. KOH, Fe(OH)3 D. Cu(OH)2, Fe(OH)3
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1(1,5đ): Có 3 lọ kim loại ở dạng bột đều có màu trắng bạc là Mg, Al, Ag, bị mất nhãn. Bằng phương pháp hoá học hãy nêu cách nhận biết 3 lọ trên.
Câu 2(1,5đ): Trình bày tính chất hóa học chung của phi kim. Cho từng ví dụ minh họa.
Câu 3(1,5đ): Viết PTHH thực hiện dãy chuyển hóa sau :
Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3
Câu 3(1,5đ): Cho 5,4 gam nhôm vào 100 ml dung dịch H2SO4
a) Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc
b) Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng ( cho rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể ).
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Chọn và khoanh tròn vào chữ cái có phương án trả lời đúng nhất. mỗi đáp án đúng 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
B
A
B
D
C
D
II/ TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1(1,5đ):
Trích mỗi lo một ít làm mẫu thử
- Lấy các mẫu thử cho phản ứng với dung dịch NaOH, mẫu thử nào tan và xuất hiện bọt khí ta nhận ra lọ chứa bột Al. (0,5đ)
- PTHH: 2Al + 2H2O + 2NaOH 2NaAlO2 + 3H2
- Hai mẫu thử còn lại cho phản ứng với dung dịch HCl mẫu thử nào tan ra và xuất hiện bọt khí ta nhận ra lọ chứa Mg ( 0,5 đ )
- PTHH : Mg + 2HCl MgCl2 + H2
- Lọ còn lại chứa Ag. ( 0,5 đ )
Câu 2 (1,5đ) Mỗi ý đúng được 0,25đ. Mỗi PTHH đúng được 0,25đ.
1.Tác dụng với kim loại
2Na + Cl2 2NaCl
2.Tác dụng với Hiđro
2H2 + O2 2H2O
3.Tác dụng với oxi
S + O2 SO2
Câu 3 (1,5đ) Mỗi phương trình viết và cân bằng đúng được 0,5 đ. Cân bằng sai được 0,25đ.
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Câu 3 (1,5đ)
nAl = 5,4 : 27 = 0,2 mol 0.25 điểm
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 0.5 điểm
2(mol) 3(mol) 1 (mol) 3(mol)
0,2(mol) 0,3(mol) 0,1(mol) 0,3(mol) 0,25 điểm
VH2 = n . 22,4 = 0,3 . 22,4 = 6,72 lit 0,25 điểm
CM Al2(SO4)3 = n : V = 0,1 : 0,1 = 1 M 0,25 điểm
Chú ý: các cách giải khác, nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa.
................................HẾT...................................
Xác nhận của BGH Xác nhận của tổ
File đính kèm:
- de kiem tra hoc ki i hay.doc