Câu 1: (0,5đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý mà em cho là đúng.
1. Nhận xét nào chính xác về tác phẩm Lão Hạc.
A. Lão Hạc là truyện ngắn đầu tay của Nam Cao.
B. Lão Hạc là truyện ngắn xuất sắc nhất viết về người nông dân của Nam Cao.
C. Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc về người nông dân của Nam Cao.
2. Em hãy chỉ ra tư tưởng nhân văn sâu sắc nhất mà Nam Cao gửi gắm trong tác phẩm Lão Hạc.
A. Tố cáo, phê phán xã hội cũ sẵn sàng nghiền nát con người.
B. Khao khát bảo toàn nhân cách của con người, dù cái giá phải trả cho nó là cả sinh mạng.
C. Ca ngợi người nông dân
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra khảo sát chất lượng năm học: 2008 - 2009 môn Ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra khảo sát chất lượng
Năm học: 2008 - 2009
Môn Ngữ Văn - Lớp 9 (Thời gian làm bài 90 phút)
Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm).
Câu 1: (0,5đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý mà em cho là đúng.
1. Nhận xét nào chính xác về tác phẩm Lão Hạc.
A. Lão Hạc là truyện ngắn đầu tay của Nam Cao.
B. Lão Hạc là truyện ngắn xuất sắc nhất viết về người nông dân của Nam Cao.
C. Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc về người nông dân của Nam Cao.
2. Em hãy chỉ ra tư tưởng nhân văn sâu sắc nhất mà Nam Cao gửi gắm trong tác phẩm Lão Hạc.
A. Tố cáo, phê phán xã hội cũ sẵn sàng nghiền nát con người.
B. Khao khát bảo toàn nhân cách của con người, dù cái giá phải trả cho nó là cả sinh mạng.
C. Ca ngợi người nông dân
Câu 2: (0,5đ) Hãy kể tên các tác văn bản nhật dụng em đã học.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 3 : (1đ) Nối tên văn bản ở cột A với tình cảm, cảm xúc chủ yếu của tác giả ở cột B sao cho phù hợp.
A (Tên văn bản)
B (Tình cảm, cảm xúc chủ yếu của tác giả)
1. Ngắm trăng
1. Tình yêu đất nước sâu đậm, mãnh liệt thể hiện qua câu truyện lịch sử về cuộc chia tay giữa hai cha con Nguyễn Trãi
2. Hai chữ nước nhà
2. Niềm tự hào vô bờ bến về tư cách độc lập của dân tộc.
3. Thuế máu
3. Tình yêu thiên nhiên tha thiết, say mê vượt lên trên cảnh tù ngục tăm tối, cực khổ.
4. Nước Đại Việt ta
4. Phê phán đanh thép tội ác của thực dân Pháp và thể hiện nổi đau trước cảnh khốn khổ của những người dân thuộc địa.
Nối A1→.......... ; A2 →.......... ; A3 →........... ; A4 →........
Câu 4 : (1đ) Điền X vào các ô vi phạm phương châm về lượng, điền Y vào các ô vi phạm phương châm về chất trong những trường hợp sau .
A. Nói thiếu nội dung c
B. ăn không nói có c
C. Nói thừa nội dung c
D. ăn nói hàm hồ c
Câu 5: (1đ) Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ chấm sao cho đúng.
................(1)..................là câu do 2 hoặc nhiều ...............(2)...........không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là 1 vế câu.
II. PhầnTự luận (6đ)
Câu 1: (1đ) Chép lại và phân tích tác dụng biểu cảm của câu cảm trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh.
Câu 2: (5đ) Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
Hướng dẫn chấm ngữ văn 9
I. Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1: (0,5đ) Mỗi ý đúng cho 0,25 đ
1. C
2. B
Câu 2: (0,5đ) Kể đủ 3 văn bản nhật dụng đã học ở ngữ văn 8
- Thông tin về ngày trái đất năm 2000
- Ôn dịch thuốc lá
- Bài toán dân số
Câu 3: (1đ) Mỗi ý đúng cho 0,25 đ
A1→ B3 ; A2 → B1 ; A3 → B4 ; A4 →B2
Câu 4 : (1đ) Mỗi ý đúng cho 0,25 đ
A, C: X
B, D: Y
Câu 5: (1đ) Mỗi từ, cụm từ đúng cho 0,25 đ
(1) Câu ghép
(2) Cụm C-V
II. Tự luận (6đ)
Câu 1: (1đ)
Câu thơ trực tiếp miêu tả cảm xúc:
“Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” (0,5đ)
→ Cảm xúc, ấn tượng, nối nhớ quê hương khi xa cách được tập trung vào mùi vị của làng biển. (0,5đ)
Câu 2 : (5đ)
Hình thức ( 1 điểm ):
- Xác định đúng thể loại tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm.
- Bố cục mạch lạc, diễn đạt trong sáng, đúng chính tả.
Nội dung:
- Mở bài (0,5đ)
+ Giới thiệu bạn mình là ai?
+ Kỉ niệm xúc động nhất là kỉ niệm gì?
- Thân bài (3đ)
+ Thời gian, không gian, hoàn cảnh…của kỉ niệm
+ Nhân vật chính và các nhân vật khác
+ Sự việc chính và các chi tiết (mở đầu, diễn biến, kết quả)
+ Điều gì khiến em xúc động và xúc động như thế nào?
- Kết luận (0,5) Nêu cảm nghĩ về kỷ niệm đó.
File đính kèm:
- De thi van 9 ky 1.doc