Kiểm tra tiếng Việt 8 - Trường THCS Cao Ngọc

Bài 1.( 2 điểm)

Cho đoạn văn:

 Rồi chị túm lấy cổ hắn ấn giúi, ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

 ( Ngô Tất Tố- Tức nước vỡ bờ)

1. Thống kê các từ cùng trường từ vựng về bộ phận của cơ thể người ?

2. Thống kê các từ cùng trường từ vựng về hoạt động của người ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra tiếng Việt 8 - Trường THCS Cao Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs cao ngọc kiểm tra tiếng việt 8 Họ và tên……………………. Thời gian…………………………… Lớp………………………….. Bài 1.( 2 điểm) Cho đoạn văn: Rồi chị túm lấy cổ hắn ấn giúi, ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. ( Ngô Tất Tố- Tức nước vỡ bờ) Thống kê các từ cùng trường từ vựng về bộ phận của cơ thể người ? Thống kê các từ cùng trường từ vựng về hoạt động của người ? Bài 2.( 2 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 1. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng ? A. Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. B. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác. C. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác. 2. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp ? A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. B. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác. C. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngươcj với nghĩa của một số từ ngữ khác. 3. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây : giáo viên, bác sĩ, luật sư, nông dân, công nhân ? A. Con người. B. Môn học. C. Nghề nghiệp. D. Tính cách. 4. Các từ : học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, giáo vụ, bàn, ghế, sách, vở, bút, mực, phấn, bảng, lớp học, cờ, trống đều được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ “nhà trường” . Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Bài tập 3. ( 2 điểm) Trong các câu sau có sử dụng biện pháp tu từ gì? a) Tiếng đồn cha mẹ anh hiền Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ đôi. b) Bác Dương thôi đã thôi rồi. c) Bà về năm đói làng treo lưới Biển động hòn Mê giặc bắn vào. d) Con rận bằng con ba ba Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh. Bài tập 4.( 4 điểm) Xác định thành phần chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép sau và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong mỗi câu ghép là gì ? Nếu trời mưa thì lớp tôi sẽ không đi cắm trại nữa. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Mình đọc hay tôi đọc. Tuy Lan ở xa trường nhưng Lan luôn đến lớp đúng giờ.

File đính kèm:

  • dockiem traTV 8- b1.doc