Kiểm tra viết 1 tiết – lớp 12 môn: Địa lí

KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT – LỚP 12

Môn: ĐỊA LÍ

I. MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một số chủ đề Địa lí tự nhiên nủa đầu học kì I,chương trình chuẩn;

 - Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp

 2. Về kỹ năng

- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh vào các tình huống cụ thể

- Kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu

 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra viết 1 tiết – lớp 12 môn: Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT – LỚP 12 Môn: ĐỊA LÍ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một số chủ đề Địa lí tự nhiên nủa đầu học kì I,chương trình chuẩn; - Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp 2. Về kỹ năng - Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh vào các tình huống cụ thể - Kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Tự luận 100% - Số lượng: 02 đề III. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ 3.1. Ma trận đề 1 Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng Nhận xét và giải thích Số câu: 1 Tỉ lệ 40 % = 4đ Tỉ lệ 75% = 3 điểm Tỉ lệ 25% = 1 điểm Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Nêu đặc điểm giai đoạn Tiền Cambri ở Việt Nam Tại sao nói giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam Số câu: 1 Tỉ lệ 30% = 3đ Tỉ lệ 66,7% = 2đ Tỉ lệ 33,3% = 1đ Đặc điểm chung tự nhiên Sự khác nhau giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta Số câu: 1 Tỉ lệ 30 % = 3đ Tỉ lệ 100% = 3đ Tổng số câu: 3 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % 3.2. Ma trận đề 2 Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng Nhận xét và giải thích Số câu: 1 Tỉ lệ 40% = 4đ Tỉ lệ 62,5% = 2,5 điểm Tỉ lệ 37,5% = 1,5 điểm Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Trình bày đặc điểm vị trí địa lý Việt Nam Nêu ảnh hưởng của vị trí đối với tự nhiên nước ta Số câu: 1 Tỉ lệ 30% = 3đ Tỉ lệ 66,7% = 2đ Tỉ lệ 33,3% = 1đ Đặc điểm chung tự nhiên Sự khác nhau giữa địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn Số câu: 1 Tỉ lệ 30% = 3đ Tỉ lệ 100% = 3đ Tổng số câu: 3 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % IV. Biên soạn đề kiểm tra theo ma trận ĐỀ: 01 Câu 1 (3,0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Anh (chị) hãy: a. Nêu đặc điểm giai đoạn Tiền Cambri ở Việt Nam b. Tại sao nói giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam? Câu 2 (3,0 điểm). Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta. Câu 3 (4,0 điểm). Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế. (Đơn vị: %) Năm 2000 2002 2004 2006 2007 Nông-lâm-ngư 100 113.8 143.9 183.4 214.2 CN-XD 100 127.1 177.3 249.5 293.1 Dịch vụ 100 120.5 158.8 216.7 254.9 (Nguồn niên giám thống kê nhà nước-NXB thống kê-năm 2007) a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng các khu vực kinh tế nước ta thời kỳ 2000 - 2007 b. Từ biểu đồ đã vẽ hãy nêu nhận xét và giải thích (Thí sinh được mang Átlát Địa lí Việt Nam vào phòng thi) - - - - - - Hết - - -- - - Họ và tên thí sinh:.............................................................. Số báo danh:........................... ĐỀ: 02 Câu 1 (3,0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Anh (chị) hãy: a. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý Việt Nam b. Nêu ảnh hưởng của vị trí đối với tự nhiên nước ta Câu 2 (3,0 điểm). Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn khác nhau như thế nào? Câu 3 (4,0 điểm). Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế. (Đơn vị: %) Năm 2000 2002 2004 2006 2007 Nông-lâm-ngư 100 113.8 143.9 183.4 214.2 CN-XD 100 127.1 177.3 249.5 293.1 Dịch vụ 100 120.5 158.8 216.7 254.9 (Nguồn niên giám thống kê nhà nước-NXB thống kê-năm 2007) a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng các khu vực kinh tế nước ta thời kỳ 2000 - 2007 b. Từ biểu đồ đã vẽ hãy nêu nhận xét và giải thích (Thí sinh được mang Átlát Địa lí Việt Nam vào phòng thi) - - - - - - Hết - - -- - - Họ và tên thí sinh:.................................................................. Số báo danh:....................... V. Hướng dẫn chấm và biểu điểm - Tổng điểm toàn bài là 10 điểm, làm tròn đến 0,5 điểm. - Bài làm đủ ý, trình bày rõ ràng cho điểm tối đa. 5.1 Hướng dẫn chấm và đáp án đề 01 Câu Nội dung Điểm Câu 1 a. Nêu đặc điểm giai đoạn Tiền Cambri ở Việt Nam - Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triẻn lãnh thổ Việt Nam + Các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây khoảng 2 tỉ năm + Giai đoạn Tiền Cambri diễn ra ở nước ta trong thời gian trên 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 540 triệu năm - Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ của nước ta hiện nay: chỉ diễn ra ở các vùng núi đồ sộ nhất nước ta như Hoàng Liên Sơn, khối nhô Kon Tum... - Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai đơn điệu: lớp vỏ thạch quyển, khí quyển ban đầu còn rất mỏng, thuỷ quyển mới xuất hiện với sự tích tụ các lớp nước trên mặt. Sinh vật bắt đầu xuất hiện ở dạng sơ khai đơn điệu như tảo, động vật thân mềm... b. Tại sao nói giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam? - Ở giai đoạn Tiền Cambri vỏ Trái đất chưa được định hình rõ ràng và có nhiều biến động, đây là giai đoạn sơ khai của lịch sử Trái đất. Các đá biến chất tuổi Tiền Cambri làm nên những nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta. - Trên lãnh thổ nước ta trong giai đoạn này chỉ có các nền cổ như: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã, khối nhô Kon Tum làm hạt nhân tạo những điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này. (Học sinh làm đủ ý, trình bày rõ ràng mới cho điểm tối đa) 3,0 đ 1,0đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 2 Sự khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta - Về giới hạn: Vùng núi ĐB nằm ở Tả ngạn sông Hồng, vùng núi TB nằm ở hữu ngạn sông Hồng - Về độ cao trung bình: Vùng núi ĐB có độ cao 1000m, là vùng có địa hình cao nhất nước ta - Về cấu trúc địa hình và hướng sơn văn + Vùng núi ĐB: là các cánh cung núi lớn (.) và các thung lũng cùng hướng + Vùng núi TB: địa hình chia thành 3 dải, phía Đông là dãy HLS cao đồ sộ, phía Tây là dãy núi trung bình giáp biên giới Việt – Lào, ở giữa thấp hơn là các dãy núi, cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối vùng vúi đá vôi ở Ninh Bình, Thanh Hóa (Học sinh làm đủ ý, trình bày rõ ràng mới cho điểm tối đa) 3,0 đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ 1,0đ Câu 3 a. Vẽ biểu đồ - Dạng biểu đồ: biểu đồ đường biểu diễn - Yêu cầu + Vẽ biểu đồ có 3 đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế + Đầy đủ: chú giải, tên biểu đồ + Chính xác: các đường bắt đầu từ giá trị 100%, năm đầu tiên phải trùng với gốc toạ độ, có chia khoảng cách giữa các năm Lưu ý: - Các loại biểu đồ khác không cho điểm. - Về yêu cầu, thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm b. Nhận xét, giải thích - Từ năm 2000 đến 2007 các khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng nhanh (dẫn chứng) - Các khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng không đều: tăng nhanh nhất là khu vực công nghiệp – xây dựng (dẫn chứng), tiếp đến là khu vực dịch vụ (dẫn chứng) và tăng chậm nhất là khu vực nông - lâm - ngư nghiêp (dẫn chứng) - Có sự tăng trưởng trên là do kết quả của công cuộc đổi mới ở nước ta ( H/S trả lời 1 ý: 0,25đ; 2 ý: 1,0; 3 ý: 1,5đ) 2,5đ 1,5đ 5.2 Hướng dẫn chấm và đáp án đề 02 Câu Nội dung Điểm Câu 1 a. Trình bày đặc điểm vị trí địa lý Việt Nam - Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của Đông Nam Á - Vừa gắn liền với lục địa Á – Âu vùa mở rộng ra TBD rộng lớn - Hệ toạ độ địa lí: + Điểm cực Bắc: 22023’ B (xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang) + Điểm cực Nam:8034’ B (xã Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau) + Điểm cực Tây: 102009’ Đ (xã Sín Thầu, Mường Nhé, ĐIện Biên) + Điểm cực Đông : 109024’ Đ (xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hoà) - Đại bộ phận nước ta nằm trong khu vực giờ số 7 (giờ quốc tế GMT) b. Ảnh hưởng của vị trí đối với tự nhiên nước ta - Vị trí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa - Vị trí mở rộng ra biển nên thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, làm cho cảnh quan thiên nhiên xanh tốt quanh năm khác hẳn với các nước Tây Á và Bắc Phi có cùng vĩ độ - Nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và TBD nên nước ta có nguồn khoáng sản phong phú - Là nơi giao thoa của nhiều luồng di cư động thực vật nên nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú - Tạo sự phân hoá đa dạng về tự nhiên giữa các vùng, miền - Nước ta cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán (Học sinh làm đủ ý, trình bày rõ ràng mới cho điểm tối đa) 0,5 đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,0 đ Câu 2 Sự khác nhau giữa địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn - Về vị trí, giới hạn: hai khu vực địa hình ở phía Bắc và Nam của dãy Trường Sơn - Về độ cao trung bình: Vùng núi TSB có độ cao TB 600 - 700m, vùng núi NTS có độ cao TB > 1000m - Về cấu trúc địa hình và hướng sơn văn: + Vùng núi BTS: địa hình kéo dài, hẹp ngang, gồm các dãy núi song song và so le hướng TB – ĐN + Vùng núi TSN: gồm các khối núi và cao nguyên kế tiếp nhau tạo thành hướng vòng cung lớn quay lưng ra biển. Có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông – Tây của địa hình NTS (Học sinh làm đủ ý, trình bày rõ ràng mới cho điểm tối đa) 3,0 đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ 1,0đ

File đính kèm:

  • docma tran de dap an dia li 12.doc