Kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt

Như chúng ta đã biết, con người là chủ thể của mọi sự sáng tạo, chỉ có nâng cao chất lượng nguồn lực con người mới đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của sự đổi mới và phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế cho thấy, lứa tuổi học sinh THCS (đặc biệt là học sinh lớp 8, 9) có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, cái tốt xấu rất dễ tiêm nhiễm. Bởi vậy, ngày càng có nhiều học sinh có những biểu hiện suy thoái về đạo đức dẫn đến yếu kém trong học tập. Nhiều ý kiến cho rằng trách nhiệm đó thuộc về gia đình, về xã hội . Riêng tôi nghĩ trách nhiệm chính thuộc về nhà trường, về những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp có khả năng giáo dục, đẩy lùi, ngăn chặn được những biểu hiện lệch lạc đó. Muốn làm dược điều đó đòi hỏi sự đóng góp tích cực của đội ngũ những người làm công tác giáo dục của gia đình và xã hội, nhưng đóng vai trò chủ đạo vẫn là giáo viên chủ nhiệm lớp.

Hiện nay, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương rất nghiêm trọng như: Đánh bi da, điện tử, ăn cắp, xin đểu, chấn lột Vậy chúng ta - những người làm công tác giáo dục cần phải làm gì để góp phần ngăn chặn những biểu hiện sai trái đó ở học đường nhằm đem lại sự trong sạch cho môi trường giáo dục ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt Như chúng ta đã biết, con người là chủ thể của mọi sự sáng tạo, chỉ có nâng cao chất lượng nguồn lực con người mới đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của sự đổi mới và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, lứa tuổi học sinh THCS (đặc biệt là học sinh lớp 8, 9) có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, cái tốt xấu rất dễ tiêm nhiễm. Bởi vậy, ngày càng có nhiều học sinh có những biểu hiện suy thoái về đạo đức dẫn đến yếu kém trong học tập. Nhiều ý kiến cho rằng trách nhiệm đó thuộc về gia đình, về xã hội . Riêng tôi nghĩ trách nhiệm chính thuộc về nhà trường, về những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp có khả năng giáo dục, đẩy lùi, ngăn chặn được những biểu hiện lệch lạc đó. Muốn làm dược điều đó đòi hỏi sự đóng góp tích cực của đội ngũ những người làm công tác giáo dục của gia đình và xã hội, nhưng đóng vai trò chủ đạo vẫn là giáo viên chủ nhiệm lớp. Hiện nay, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương rất nghiêm trọng như: Đánh bi da, điện tử, ăn cắp, xin đểu, chấn lột… Vậy chúng ta - những người làm công tác giáo dục cần phải làm gì để góp phần ngăn chặn những biểu hiện sai trái đó ở học đường nhằm đem lại sự trong sạch cho môi trường giáo dục ? Năm học này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 8A, lớp gồm 42 em, trong đó nữ: - nam: . Sau khi nhận lớp, tôi lập tức tiến hành ổn định tổ chức, điều tra cơ bản tình hình học sinh về các mặt. Việc tìm hiểu cũng cần phải có chủ đích, có kế hoạch, phải nắm chắc độ tuổi, tâm lý, hoàn cảnh gia đình, cá tính từng đối tượng học sinh (đặc biệt là học sinh cá biệt). Tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm cũ, các giáo viên bộ môn năm trước, tôi được biết lớp 8A năm qua có nhiều mặt còn yếu kém, đặc biệt là mặt nề nếp kỷ cương. Do nề nếp kém dẫn đến chất lượng học tập kém. Nguyên nhân chính là trong lớp còn có nhiều học sinh quá nghịch ngợm, ý thức tổ chức kỷ luật kém làm ảnh hưởng đến phong trào chung. Qua tìm hiểu, tôi đã sơ bộ nắm được tình hình lớp về các mặt. Sau vài tuần nhận lớp, tôi nắm được một số đối tượng cá biệt như: Bùi Quang Thành, Trần Thanh hà, Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Đoàn Đạt, Trần Duy Mạnh, Nguyễn Văn Truyền… thường có những biểu hiện, hành vi: Không tự giác, không trung thực, nói tục, thường bỏ học đi đánh bi da, chơi điện tử, lười học bài, làm bài tập, trong lớp không chú ý, không ghi bài… dẫn đến học tập sa sút, lại hay cónhững phản ứng ngầm hoặc những cử chỉ không văn minh lịch sự với giáo viên. Tôi quyết định đi thăm gia đình phụ huynh những học sinh cá biệt. phần lớn các em thuộc các gia đình buôn bán nhỏ, bố hoặc mẹ làm những nghề tự do… không có điều kiện chăm lo quan tâm đến con em dẫn đến con em hư hỏng, lười học. Thông qua bạn bè của các em, tôi nắm được một số nét cá tính của những em này như thích tự do, ưa nhẹ nhàng, phỉnh nịnh. Vậy, muốn giáo dục được nhữnghọc sinh cá biệt này thì phải đi theo phương pháp giáo dục tâm lý, sở thích. Tôi lập kế hoạch giáo dục của lớp dựa trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, giúp các em hiểu được việc làm và tác động của những biểu hiện lệch lạc về đạo đức trên là không phù họp với mong muốn của gia đình, xã hội, thầy cô… cho các em học tập, thảo luận nội quy của trường, lớp để các em có ý thức tự giác tuân theo. Thấy rõ đó là điều kiện cần thiết để học tập tiếp bộ và cũng là cơ sở để xếp loại đạo đức hàng tháng. Trong công tác giáo dục học sinh cá biệt, người chủ nhiệm lớp phải nghiêm khắc nhưng cũng phải độ lượng, phải thực sự yêu thương, quan tâm đúng mực đến học sinh, hàng ngày, thông qua bộ môn mình phụ trách, qua hoạt động tập thể, qua sinh hoạt đội, qua gia đình và hội phụ huynh để giáo dục các em. Đặc biệt là tổ chức đội TNTP HCM - là tổ chức tốt nhất để đưa các em vào nề nếp, lôi cuốn các em hoạt động, tạo điều kiện để các em hoà đồng. Hàng tháng cần tổ chức cho các em sinh hoạt ngoài giờ theo chủ đề. Ví dụ: Tháng 11: Chủ điểm “Tôn sư trọng đạo”. - Về tình cảm: Giúp các em nhận thức được tình nghĩa thầy trò, công ơn đối với thầy cô. - Về đạo đức: Thể hiện thái độ kính trọng, lễ phép, yêu quý thầy cô. - Về văn hoá: Giúp các em tự giác học tập, rèn luyện theo các chỉ tiêu đã đăng ký. Sau một tháng sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm cho học sinh đánh giá kết quả, trước hết các em tự đánh giá bản thân sau đó là tổ đánh giá, cuối cùng là giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại. Chọn ra những điển hình tốt học tập, trong rèn luyện. Đặc biệt là việc giúp đỡ những đội viên còn chậm tiến. Nhằm xây dựng cho các em tình bạn trong sáng lành mạnh, có tinh thần tương thân, tương ái, biết đấu tranh phê và tự phê trong sinh hoạt. Đặc biệt là trong những tiết sinh hoạt lớp cuối tuần hoặc sinh hoạt đội hàng tháng, giáo viên chủ nhiệm lớp cần tổ chức cho các em tự kiểm điểm phê bình lẫn nhau, biết nêu gương tốt, thành thật nhận lỗi, phấn đấu trở thành người học sinh ngoan. Trong sinh hoạt cần tổ chức cho các em vui chơi, múa hát tạo tính hồn nhiên vô tư, giúp bài trừ những thói xấu. Cần chú ý quan tâm, đi sâu, đi sát những đối tượng học sinh cá biệt để kịp thời uốn nắn giúp đỡ các em. Cần kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục: Nhà trường - gia đình và xã hội. Về phần mình giáo viên chủ nhiệm cần làm thế nào để học sinh hiểu mình để các em gần gũi tin cậy tiến đến đồng tình với những biện pháp mình đưa ra. Muốn vậy, giáo viên chủ nhiệm phải thực sự quan tâm, yêu thương, tâm tình, cởi mở, khích lệ các em dù chỉ là những tiến bộ nhỏ nhoi hàng ngày. Đối với gia đình, chúng ta cần hiểu được tâm lý của họ, thông báo cho họ biết những tiến bộ thường ngày của con em đồng thời trao đổi với họ về yêu cầu mức độ giáo dục con em. Làm thế nào để họ hiểu, nể người giáo viên chủ nhiệm, từ đó họ mới có mong muốn gửi gắm, tin cậy. Kết quả là số học sinh cá biệt trong lớp tôi chủ nhiệm không còn có những biểu hiện như bỏ học đi đánh bi da, điện tử, gây gổ đánh nhau,... mà các em chăm học hơn. Vì thế học kỳ 1 vừa qua lớp tôi được xếp vào loại xuất sắc về nề nếp. Trên đây chỉ là một vài việc làm nhỏ của người giáo viên chủ nhiệm trong quá trình công tác để đạt được mục đích và nhiệm vụ của mình. Với kết quả đó, tôi có thể rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh cá biệt: Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự nhạy bén và ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng xấu đối với học sinh. Phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác này, đặc biệt phải kiên trì, thực sự yêu thương các em. Bên cạnh đó cần biết kết hợp hài hoà các biện pháp giáo dục, làm tốt công tác phối kết hợp với các tổ chức tập thể, gia đình, xã hội./.

File đính kèm:

  • docKinh nghiem GD hoc sinh ca biet.doc
Giáo án liên quan