Dạy học Ngữ văn hiện nay đang là sự quan tâm của ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Làm thế nào để tạo ra sự đam mê học văn đối với học sinh quả là rất khó đối với chúng tôi. Song là mọt giáo viên dạy Ngữ văn trước trách nhiệm to lớn đó bản thân tôi đã có nhiều trăn trở, tìm tòi, học tập qua tài liệu, qua đồng nghiệp. và đặc biệt sau mỗi giờ dạy đã cố gắng rút kinh nghiệm để giờ dạy sau có hiệu quả hơn.
Trong bài viết này tôi xin trình bày vài kinh nghiệm nhỏ trong việc soạn giảng một văn bản đặc sắc trong chương trình Ngữ văn 9 tập 1. Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Giờ dạy đã được đánh giá là thành công trong đợt dạy thể nghiệm sinh hoạt chuyên môn liên trường.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3842 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm soạn giảng truyện ngắn "Làng" tiết 61 - 62 Ngữ văn 9 tập I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm soạn giảng
truyện ngắn “Làng” tiết 61-62. Ngữ Văn 9 tập 1
A - Đặt vấn đề
Dạy học Ngữ văn hiện nay đang là sự quan tâm của ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Làm thế nào để tạo ra sự đam mê học văn đối với học sinh quả là rất khó đối với chúng tôi. Song là mọt giáo viên dạy Ngữ văn trước trách nhiệm to lớn đó bản thân tôi đã có nhiều trăn trở, tìm tòi, học tập qua tài liệu, qua đồng nghiệp... và đặc biệt sau mỗi giờ dạy đã cố gắng rút kinh nghiệm để giờ dạy sau có hiệu quả hơn.
Trong bài viết này tôi xin trình bày vài kinh nghiệm nhỏ trong việc soạn giảng một văn bản đặc sắc trong chương trình Ngữ văn 9 tập 1. Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Giờ dạy đã được đánh giá là thành công trong đợt dạy thể nghiệm sinh hoạt chuyên môn liên trường.
Giải quyết vấn đề
1. Thực trạng:
Hình thức dạy cũ (thuộc giảng văn) thầy giảng - trò nghe; thầy đọc - trò chép không còn phù hợp với phương pháp dạy học mới. Thực trạng trước đây trong giờ dạy học Ngữ văn đó là:
a. Về phía giáo viên:
Giáo viên còn phụ thuộc vào SGV, xem SGV là giáo án. Trong việc soạn giảng còn thiếu sáng tạo, quen khai thác theo cách cũ. Hoạt động trên lớp chủ yếu là thuyết trình giáo án; ghi bảng quá nhiều; ít tạo điều kiện cho học sinh làm việc. Đồ dùng dạy học hầu như không sử dụng, chủ yếu dạy chay. Đặc biệt là rất ít giới thiệu chân dung nhà văn. Những yếu tố ngoài văn bản không được chú trọng.
Trong giáo viên vẫn còn quan niệm giờ dạy tốt là một giờ giáo viên giảng hay.
b. Về phía học sinh:
Trong học tập học sinh còn thụ động, thiếu sáng tạo trong học tập... Thói quen nghe chép hoặc chép theo giáo viên trên bảng. Chưa tự tạo được cách ghi bài theo cảm nhận kết hợp với trình tự khai thác văn bản.
Học sinh còn ít soạn bài, soạn bài đối phó. Các em chưa đam mê trong học tập.
2. Nội dụng cụ thể:
Việc lên lớp giờ Ngữ văn với văn bản “Làng” tập 1, tiết phân phối chương trình 61,62 theo những điểm bổ sung sáng tạo mà tôi đã thực hiện ở học kì I năm học 2005 - 2006 đã tránh được thực trạng trên và tạo ra được sự chú ý, say mê từ phía học sinh; phát huy óc sáng tạo, năng lực tự chủ của học sinh.
Sau đây tôi xin trình bày giáo án mà tôi đã thiết kế cho giờ lên lớp tiết 61-62 văn bản “Làng”.
A: Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến. Thấy được nét khá đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ nhân vật quần chúng; rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
B: Chuẩn bị
- Giáo viên: + chân dung nhà văn Kim Lân, máy chiếu đa năng, phiếu học tập cho cá nhân, bảng phụ. Phô-tô toàn bài “Làng” phát trước cho học sinh tham khảo.
+ Đọc tài liệu bổ sung kiến thức: tác giả nói về tác phẩm.
+ Soạn giáo án.
- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi ở SGK và một số câu hỏi của giáo viên.
- Tích hợp:
+ Phần văn: Văn bản “Lòng yêu nước” của I-li-a Ê-ren-bua, các văn bản về tình yêu quê hương, đất nước.
+ Phần Tiếng Việt: Từ địa phương; Từ vựng; Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
+ Tích hợp với lịch sử: Kháng chiến chống thực dân Pháp.
C: Tiến trình dạy học
* Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của học sinh
Kết quả cần đạt
I. Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chúng về tác giả, tác phẩm
* Giới thiệu chân dung nhà văn Kim Lân
? Em hãy trình bày những điểm cơ bản về tác giả cho cả lớp cùng nghe.
- Giáo viên giới thiệu bổ sung về các truyện ngắn khác của Kim Lân.
Ví dụ: Vợ Nhặt...
? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Giới thiệu lời tự thuật của Kim Lân khi viết “Làng”.
- Yêu cầu học sinh mở toàn văn bản “Làng”. Giáo viên giới thiệu toàn văn bản.
- Giáo viên hướng dẫn đọc phần trích, đọc mẫu. Gọi học sinh đọc.
- Giáo viên cho học sinh tóm tắt truyện, giáo viên tóm tắt truyện.
Dựa vào chú thích
Dựa vào chú thích
Nghe
Mở toàn văn bản và nghe giáo viên giới thiệu.
4 học sinh đọc, 2 học sinh tóm tắt
I. Đọc và tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả - tác phẩm
a. tác giả
- Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. Sinh năm 1920 quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
+ Kim Lân là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn.
+ Kim Lân am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
b. Tác phẩm
- Viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Đọc - tóm tắt truyện
II. Hướng dẫn học sinh đọc - tìm hiểu văn bản
? Truyện nói điều gì về người nông dân ở trong hoàn cảnh nào?
- Truyện ngắn Làng xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
Chuyển: Nhà văn đã tạo ra tình huống đặc biệt để thử thách chiều sâu của lòng yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai.
? Em hãy thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến khi kết thúc truyện?
Học sinh trả lời, giáo viên dùng máy chiếu... trình bày ý chính (có thể dùng bảng phụ)
Chuyển:
? Tâm trạng ấy nói lên điều gì ở nhân vật ông Hai?
? Vì sao ông Hai lại đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng theo Việt gian
Gợi ý: Tâm trạng ấy được biểu hiện như thế nào?
(?) Hành động, trạng thái, ngôn ngữ của nhân vật ông Hai (độc thoại, đối thoại)
Giáo viên cho học sinh trả lời, nhận xét
Giáo viên chốt ý cơ bản, dùng máy chiếu (hoặc bảng phụ)
- Sau khi bị mụ chủ nhà đuổi, không thể quay về làng. Tình thế nhân vật ông Hai như thế nào?
Giáo viên nói: Như vậy với mâu thuẫn nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã trở thành bế tắc và tuyệt vọng, đòi hỏi được giải quyết.
? Theo em tác giả đã xây dựng chi tiết nào để giải quyết bế tắc đó?
Giáo viên cho học sinh đọc từ “ông lão ôm thằng con út ... vợi đi được đôi lời”
? Vì sao ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ?
? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì trong tấm lòng của ông Hai với làng quê với đất nước, với cuộc kháng chiến? Giáo viên chốt
ở ý này giáo viên cho học sinh rõ:
Lúc thù là lúc ông Hai yêu làng nhất và thấy được tình yêu làng thống nhất trong ông.
? Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của ông Hai có mối quan hệ như thế nào?
Giáo viên kết luận
Giáo viên bình “Có lẽ chưa có ai trên đời khoe cái sự Tây nó đốt nhà tôi rồi đốt nhẵn một cách hả hê sung sướng thực sự như ông Hai. Trong cái sự cháy rụi của nhà ông, làng ông là sự hồi sinh của một làng chợ Dẫu khác vừa là cái làng ông vẫn từng yêu, vừa là một cái làng xứng đáng nhất với tình yêu ấy: Làng chợ Dẫu kháng chiến”.
- Chiếu lời bình này
Giáo viên kết luận
Giáo viên khái quát, ông Hai khoe làng trước cách mạng tháng 8 và sau cách mạng tháng tám.
? Em có nhận xét gì về nhận thức của ông Hai nói riêng và người nông dân nói chung?
Giáo viên nói: Niềm vui, lòng tự hào làng kháng chiến của ông Hai đã đánh dấu sự trưởng thành trong nhận thức, tình cảm của người nông dân Việt Nam về làng và tình yêu làng không thể tách rời khỏi tình yêu nước.
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận mở rộng vấn đề.
? Theo các em truyện ngắn “Làng” của Kim Lân ta chỉ nói đến tình yêu làng, yêu đất nước chung thuỷ với cuộc kháng chiến đã đủ chưa? Vì sao.
Giáo viên: Tình yêu quê hương đất nước trung thành với cuộc kháng chiến không phải mình ông Hai mà của tất cả nhân vật có mặt trong tác phẩm.
? Ta có nên ghét mụ chủ nhà không? Tất cả hay chỉ ở vài khía cạnh? Ta quý mụ chủ nhà ở điểm nào?
Giáo viên: Ta nên quý “bà chủ nhà hơi xét nét có phần chua ngoa, giả lả” này là ở điểm ghét Việt gian, ghét thực dân Pháp trung thành với cuộc kháng chiến không chỉ mụ chủ nhà mà cả chị cho con bú... đến yêu nước. Có như vậy ta mới khẳng định được tình yêu nước của người dân đối với làng xóm quê hương đất nước. Ta mới thấy được sự thành công của dân tộc ta qua hai cuộc kháng chiến cái gốc là ở người dân.
- Cho liên hệ với bài “Lòng yêu nước” Ngữ văn 6 tập 2 và các văn bản khác.
? Quan niệm về lòng yêu nước của I-li-a Ê-ren-bua trong văn bản “Lòng yêu nước” như thế nào?
Giáo viên: Mỗi con người có một cách biểu hiện lòng yêu nước quê hương đất nước. Người nông dân có cách thể hiện riêng của họ. “Làng” là một bằng chứng về điều đó.
Giáo viên tiếp sang phần C
- Chiếu câu hỏi dạng trắc nghiệm.
? Nhận xét nào sau đây đúng về cốt truyện của truyện ngắn “Làng”?
A: Cốt truyện diễn biến sự việc
B: Cốt truyện tâm lí
C: Hầu như không có cốt truyện
Giáo viên cho học sinh hiểu sơ qua về “Cốt truyện tâm lí”
- Phiếu học tập
? Tâm lí của nhân vật ông Hai được thể hiện qua phương diện nào?
A: Tâm lí nhân vật được thể hiện qua hành động.
B: Tâm lí nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại.
C: Tâm lí nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại.
D: Cả 3 ý trên.
Giáo viên đưa kết quả của học sinh trên đèn chiếu cho học sinh nhận xét, giáo viên chốt.
- Phiếu học tập
? Có ý kiến cho rằng: Tác giả đặt nhân vật vào tình huống bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
Có ý kiến lại cho rằng: Tác giả đặt nhân vật vào thử thách bên ngoài để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Giáo viên dùng đèn chiếu chiếu một số kết quả của học sinh. Cho học sinh nhận xét và chọn đáp án đúng.
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của truyện? Dẫn chứng cụ thể?
? Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai có đặc điểm như thế nào? Dẫn chứng cụ thể.
3: Hướng dẫn học sinh tổng kết bài.
? Với nghệ thuật viết truyện đặc sắc như vậy tác giả đã chuyển đến người đọc nội dung truyện như thế nào?
- Chiếu nội dung truyện ngắn “Làng”
4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Cho học sinh đọc diễn cảm đoạn “Ông lão ôm thằng con út” đến “cũng vơi đi đôi lời”
(Đóng vai: Người dẫn chuyện; Ông Hai; thằng con)
để kết thúc buổi học.
Học sinh làm việc độc lập
Độc lập
Độc lập
Độc lập
Độc lập
Thảo luận
Học sinh ghi chép
Độc lập
Thảo luận
Một học sinh đọc cả lớp nghe
Độc lập
Thảo luận
Nghe giáo viên bình
Học sinh đọc thầm
Nghe
Độc lập
Nghe
Thảo luận
Trả lời
Độc lập
Độc lập
Độc lập
Độc lập
Dùng bút lông
Nhận xét kết quả
Bút lông
Quan sát nhận xét
Độc lập
Độc lập
II. Đọc - Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung
a. Nội dung:
Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai - một người nông dân buộc phải rời làng đi tản cư trong thời kì kháng chiến.
2. Phân tích chi tiết
a. Tình huống truyện và diễn biến tâm trạng của ông Hai.
+ Làng theo giặc, lập tề.
+ Diễn biến tâm trạng và hành động.
Å Ông Hai sững sờ...
Å ám ảnh, day dứt
Å Sợ hãi
Å Đau xót tủi hổ
b. Tình yêu làng quê và yêu nước của ông Hai
Làng yêu làng thiết tha
theo xung đột Nội tâm yêu nước mạnh mẽ
giặc
Lòng yêu nước tha thiết không
thù làng rộng lớn bao trrùm lên dứt
tình cảm làng quê được
tình
quê
ị Đau đớn, tủi hổ
Ông Hai bế tắc, tuyệt vọng
+ Ông Hai trò chuyện với đứa con út
Trút nỗi lòng tâm sự
Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dẫu. Tấm lòng chung thuỷ với kháng chiến với cách mạng mà đứng đầu là cụ Hồ. Tình cảm bền vững sâu nặng, thiêng liêng
+ Sự thống nhất giữa tình yêu làng và tình yêu nước.
+ Tấm lòng của ông Hai đối với làng, với đất nước, với cuộc kháng chiến.
C. Nghệ thuật viết truyện.
- Cốt truyện tâm lí
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, đối thoại, độc thoại
- Tác giả đặt nhân vật vào tình huống bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.
+ Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai: Chung của người nông dân; cá tính của nhân vật (hay nói chữ)
3. Tổng kết
- Nghệ thuật
- Nội dung
Truyện ngắn “Làng” đã giới thiệu một cách chân thực sinh động một tình cảm chân thành, bền chặt và sâu sắc là tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu đất nước gắn với cuộc kháng chiến của ông Hai - một người buộc phải đi tản cư, và đó chính là tình cảm của người nông dân thời kì đầu kháng chiến.
4: Luyện tập
a. Luyện tập ở nhà
Bài 1.2 (SGK)
b. Soạn bài: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
C: Kết luận:
Thiết kế giáo án là công việc không dễ đối với giáo viên nói chung và đối với tôi nói riêng, nhất là đảm bảo đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay. Nhưng theo tôi nghĩ điều đó là cái đích mà chúng tôi vươn tới, nó không quá xa mà thực sự đã và đang ở trong tầm tay. Việc soạn giảng của tôi như đã trình bày đã sử dụng tối đa các phương pháp dạy học đối với môn Ngữ văn; đảm bảo tính tích cực, tích hợp. Giáo án sử dụng nhiều đến đèn chiếu song tôi đã có phương án sử dụng bảng phụ hỗ trợ nếu gặp bất trắc. Lên lớp cần linh hoạt hơn.
Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ trong soạn giảng một văn bản mà tôi rút ra được từ thực tế giảng dạy. Có thể trong giáo án tôi thiết kế và đã ứng dụng ở đây các đồng nghiệp cũng đã tiến hành có hiệu quả. Vì thế mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để kinh nghiệm được hoàn thiện.
d: kiến nghị:
Nâng cao hiệu quả dạy văn đang là sự quan tâm của ngành và đó là vấn đề khó. Cho nên tôi xin có một vài đề xuất nhỏ là trong năm học Phòng giáo dục và Sở giáo dục cần phải có những cuộc hội thảo, chuyên đề trong phạm vi huyện, tỉnh để đi sâu vào phương pháp giảng dạy văn có hiệu quả. Để từ đó, giáo viên học tập, tích luỹ kinh nghiệm phục vụ dạy học tốt hơn.
File đính kèm:
- Kinh nghiem soan giang truyen ngan(1).doc