Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh đề chính thức lớp 9 năm học : 2000-2001

Câu 1: ( 2,0 điểm)

 Có 2 dung dịch HCl nồng độ khác nhau, được ký hiệu (A) , (B) và dung dịch NaOH nồng độ không đổi.

- Trộn (A) và (B) theo tỉ lệ thể tích 3/1 được dung dịch (C). Trung hòa 10 ml dung dịch (C) cần 7,5 ml dung dịch NaOH.

- Trộn (A) và (B) theo tỉ lệ thể tích 1/3 được dung dịch (D). Trung hòa 10 ml dung dịch (D) cần 10,5 ml dung dịch NaOH.

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh đề chính thức lớp 9 năm học : 2000-2001, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH KỲ THI CHỌN HS GIỎI CẤP TỈNH ĐỀ CHÍNH THỨC LỚP 9 THCS – Năm học : 2000-2001 ---------------- ----------------------------- Môn HÓA HỌC Thời gian làm bài : 150 phút (không kể phát đề) Ngày thi: 17-3-2001 Câu 1: ( 2,0 điểm) Có 2 dung dịch HCl nồng độ khác nhau, được ký hiệu (A) , (B) và dung dịch NaOH nồng độ không đổi. Trộn (A) và (B) theo tỉ lệ thể tích 3/1 được dung dịch (C). Trung hòa 10 ml dung dịch (C) cần 7,5 ml dung dịch NaOH. Trộn (A) và (B) theo tỉ lệ thể tích 1/3 được dung dịch (D). Trung hòa 10 ml dung dịch (D) cần 10,5 ml dung dịch NaOH. Hãy tìm tỉ lệ thể tích (A) và (B) cần trộn, để sau khi trộn, thể tích dung dịch NaOH cần trung hòa bằng thể tích dung dịch sau khi trộn. Câu 2: ( 3,0 điểm) Viết đầy đủ phương trình phản ứng theo sơ đồ sau đây: (6) + I/ to A B C D E (1) (2) (3) (4) (5) + Z / t0 Các kí hiệu A, B, A, D, E, X, Y, Z, I ứng với một chất khác nhau. Câu 3: ( 3,0 điểm) Axit sunfuric 100% hấp thụ SO3 tạo ra ôleum có công thức H2SO4.nSO3. Hòa tan 6,76 gam ôleum trên vào H2O được 200ml dung dịch H2SO4. Cứ 5 ml dung dịch H2SO4 trên thì trung hòa vừa đủ với 8 ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định công thức ôleum. Câu 4: ( 3,0 điểm) Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ chứa 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,784 gam hỗn hợp B gồm 4 chất rắn Fe2O3, Fe3O4, FeO và Fe, trong đó số mol Fe3O4 bằng 1/3 tổng số mol FeO và Fe2O3 và có 0,046 mol CO2 thoát ra. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,028 mol H2. Tính số mol từng chất trong hỗn hợp A và B. Câu 5: ( 4,0 điểm) Hỗn hợp A gồm C2H4 và H2, có tỉ khối hơi của A đối với H2 bằng 7,5. Đun hỗn hợp A qua Ni, to thu được hỗn hợp B, có tỉ khối hơi của B đối với H2 bằng 9. Tính thành phần hỗn hợp A và B. Tính hiệu suất của phản ứng C2H4 và H2. Câu 6: ( 3,0 điểm) Đặt 2 cốc X, Y có khối lượng bằng nhau trên 2 đĩa cân, cân thăng bằng. Cho vào cốc X 0,1 mol Na2CO3 và cốc Y 0,06 mol BaCO3, cho tiếp 12 gam dung dịch H2SO4 98% vào cốc X, cân mất thăng bằng. Hỏi phải thêm bao nhiêu gam dung dịch HCl 14,6% vào cốc Y để cân thăng bằng. Biết rằng nước và axit bay hơi không đáng kể. Câu 7: ( 3,0 điểm) Trộn m gam bột Fe với p gam bột S rồi nung ở nhiệt độ cao không có mặt ôxi thì thu được hỗn hợp A. Hòa tan A bằng dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 0,8 gam chất rắn, dung dịch và hỗn hợp khí D gồm H2 và H2S. Sục khí D qua dung dịch CuCl2dư thì tạo thành 9,6 gam kết tủa CuS. Biết tỉ khối của D đối với H2 bằng 9. Tính giá trị m và p. SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH KỲ THI CHỌN HS GIỎI CẤP TỈNH ĐỀ CHÍNH THỨC LỚP 9 THCS – Năm học : 2001-2002 ---------------- ----------------------------- Môn HÓA HỌC (Bảng A) Thời gian làm bài : 150 phút (không kể phát đề) Ngày thi: 17-3-2002 Câu 1: (5 diểm) Viết tất cả phương trình hóa học xảy ra khi: Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch FeSO4, lọc thu kết tủa để lâu trong không khí. Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH thu được dung dịch A; cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch A. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: (A) + (B) (C) + (D) (1) (E) + (F) → (G) (3) (D) + (B) (E) (2) (C) + (G) → Fe2(SO4)3 + (F) (4) Xác định công thức (A), (B), (C), (D), (E), (F), (G). Câu 2: (5 diểm) Xác định công thức FexOy trong hai trường hợp sau: Hòa tan hoàn toàn 4 gam FexOy cần vừa đủ 52,14 ml dung dịch HCl 10% (d=1,05g/ml). Hòa tan hoàn toàn 23,2 gam FexOy bằng H2SO4 đặc nóng dư thoát ra 0,05 mol SO2. Đem 0,1 mol sắt clorua tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 9,02 gam kết tủa. Xác định công thức sắt clorua và hiệu suất của phản ứng. Câu 3: (5 diểm) Chỉ có Na kim loại, 2 cốc thủy tinh có khối lượng bằng nhau, cân và đèn cồn. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết 2 lọ mất nhãn chứa 2 chất lỏng là rượu êtylic và axit axêtic. Có 4 ống nghiệm được đánh số (1), (2), (3), (4), mỗi ống nghiệm có chứa 1 trong 4 dung dịch sau: Na2CO3, MgCl2, HCl, KHCO3. Biết rằng: Khi đổ ống số (1) vào ống số (3) thì thấy có kết tủa. Khi đổ ống số (3) vào ống số (4) thì thấy có khí bay lên. Hỏi dung dịch nào được chứa trong từng ống nghiệm ? Câu 3: (5 diểm) Dẫn hỗn hợp khí (X) gồm: 1 mol C2H4 ; 1,5 mol H2 qua Ni nung nóng. Phản ứng xảy ra không hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí (Y). Cho (Y) qua bình đựng dung dịch Brôm dư, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy có hỗn hợp khí (Z) thoát ra và khối lượng bình đựng dung dịch Brôm tăng m gam. Đôùt cháy hoàn toàn hỗn hợp (Z) thu được 1,6 mol CO2 và 3,1 mol H2O. Tính m gam. SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH KỲ THI CHỌN HS GIỎI CẤP TỈNH ĐỀ CHÍNH THỨC LỚP 9 THCS – Năm học : 2002-2003 ---------------- ----------------------------- Môn HÓA HỌC (Bảng A) Thời gian làm bài : 150 phút (không kể phát đề) Ngày thi: 17-3-2003 Bài 1: ( 3,0 điểm) Hỗn hợp A gồm C2H6, C2H2, C2H4. Nếu lấy toàn bộ lượng C2H2 có trong 5,96 gam hỗn hợp A đem trùng hợp có xúc tác cacbon ở 600oC thu được 1,56 gam benzen. Mặt khác 9,408 lít hỗn hợp A ở đktc tác dụng vừa đủ 170 ml dung dịch Br2 2M. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. Bài 2: ( 2,5 điểm) Hỗn hợp A gồm 4 gam NaOH và 10,7 gam Fe(OH)3. Để tác dụng vừa đủ hỗn hợp A cần V ml dung dịch hỗn hợp axit HCl 1M và H2SO4 0,5M. Tính V ? Bài 3: ( 3,0 điểm) Cho 135,36 ml dung dịch H2SO4 7% ( d= 1,035 g/ml) tác dụng vừa đủ 5,6 gam hợp chất X thu được 13,6 gam muối Y và chất Z. Biết hòa tan X vào H2O thu được dung dịch làm xanh giấy quỳ tím và có khả năng tác dụng khí CO2. Hỏi X, Y, Z là những chất nào ? Bài 4: ( 3,0 điểm) C D B E F Đốt cháy hoàn toàn a gam một hợp chất A của nitơ cần 5a/68 mol O2 chỉ thu được NO và 6a/68 mol H2O. Xác định công thức hóa học của A. Biết A chỉ chứa một nguyên tử nitơ. Bài 5: ( 2,5 điểm) Cho các chất NaAlO2, Al(OH)3, Al2O3, Al, Al(NO3)3 tương ứng với các kí hiệu B, C, D, E, F không theo thứ tự trên, thỏa mãn sơ đồ sau: Xác định B, C, D, E, F. Viết PTPƯ xảy ra, mỗi mũi tên là một phản ứng. Bài 6: ( 3,0 điểm) Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm Na, Al, Mg tác dụng hết với H2O dư thu được 4,48 lít khí ở đktc và phần rắn A. Lấy rắn A tác dụng hết với 300 ml dung dịch CuSO4 2M được 32 gam đồng kim loại. Tính khối lượng ,mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 7: ( 3,0 điểm) Hỗn hợp khí X gồm một hiđrôcacbon A mạch hở và H2. Đốt cháy hoàn toàn 4 gam A, toàn bộ sản phẩm thu được cho tác dụng dung dịch KOH dư, sau đó thêm BaCl2 dư vào thì thu được 49,25 gam kết tủa. Mặt khác 4 gam X tác dụng vừa đủ 250 ml dung dịch Br2 0,5M. Xác định công thức phân tử A và tính phần trăm thể tích hỗn hợp X. Cho Na=23, Mg=24, C=12, Br=80, K=39, Ca=40, Fe=56, Ba=137, Cl=35,5, S=32, N=14, H=1, O=16. – Hết – SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH KỲ THI CHỌN HS GIỎI CẤP TỈNH ĐỀ CHÍNH THỨC LỚP 9 THCS – Năm học : 2004-2005 ---------------- ----------------------------- Môn HÓA HỌC Thời gian làm bài : 150 phút (không kể phát đề) Ngày thi: 18-3-2005 Câu 1: ( 5,0 điểm) Viết các PTPƯ xảy ra khi cho NaHSO4 vào các dung dịch: Ba(HCO3)2, Na2S, NaAlO2. Từ hỗn hợp : Fe(OH)3 , CuO hãy viết các phản ứng điều chế từng kim loại riêng biệt. Khi trôïn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 thấy có kết tủa màu đỏ nâu và khí CO2 thoát ra. Kết tủa này bị nhiệt phân tạo ra chất rắn X và không có khí CO2 bay ra. Viết PƯ. Câu 2: ( 5,0 điểm) Nung m gam bột Fe trong không khí một thời gian ta thu được hỗn hợp A gồm 4 chất: Nếu hòa tan A bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư ta thu được 0,06 mol khí SO2 và dung dịch B. Cho NaOH dư vào B ta thu được 10,7 gam kết tủa. Nếu hòa tan A bằng dung dịch HCl dư thì có 0,03 mol khí H2 thoát ra. Tính m gam. Xác định khối lượng từng chất trong hỗn hợp A. Biết rằng A có tổng số mol là 0,07. Cho 13,7 gam Ba vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M (d= 1.1 g/ml) thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. Tính thể tích khí A ở đktc. Nung kết tủa B đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn. Tính C% chất tan trong dung dịch C. Câu 3: ( 5,0 điểm) Dung dịch A gồm K2CO3 và KHCO3. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào A ta thu được 5,0 gam kết tủa. Bơm 0,01 mol khí CO2 vào A thì thu được dung dịch B có số mol 2 muối bằng nhau. Xác định số mol của từng muối có trong A. Dẫn khí CO dư đi qua m gam bột ôxit sắt nung nóng ta thu được Fe và khí CO2. Nếu cho lượng Fe ở trên vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thì thu được 13,44 lít khí NO2 ở đktc và dung dịch chứa Fe(NO3)3. Nếu cho khí CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2, sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa và dung dịch B có khối lượng tăng lên 3,2 gam so với ban đầu. Xác định công thức phân tử của ôxit sắt. Câu 4: ( 5,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam chất A chứa các nguyên tố (C,H,O) cần vừa đủ 6,72 lít O2 ở đktc ta thu được hỗn hợp sản phẩm B là CO2, hơi nước. Dẫn toàn bộ B lần lượt qua bình 1 chứa H2SO4 đặc và bình 2 chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình 2 tăng nhiều hơn bình 1 là 3,4 gam. Xác định công thức phân tử của A, biết rằng 40 < A < 50). Dưới tác dụng của nhiệt độ 0,1 mol C4H10 tạo ra được hỗn hợp A gồm ( C3H6, CH4, C2H4, C2H6). Cần bao nhiêu lít khí O2 ở đktc để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A ? --------------------------------- Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam một chất X chứa các nguyên tố A, B thu được một chất khí là ôxit của A và 15,3 gam một chất rắn là ôxit của B. Trong ôxit của A và ôxit của B , ôxi lần lượt chiếm 8/11 và 8/17 về khối lượng. Xác định công thức phân tử của X. Cho X tác dụng với H2O thu được khí Y. Cho Y tác dụng với Clo thu được hỗn hợp 4 sản phẩm hữu cơ Viết phương trình phản ứng và gọi tên các sản phẩm. SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH KỲ THI CHỌN HS GIỎI CẤP TỈNH ĐỀ CHÍNH THỨC LỚP 9 THCS – Năm học : 2005-2006 ---------------- ----------------------------- Môn HÓA HỌC (BẢNG A) Thời gian làm bài : 150 phút (không kể phát đề) Ngày thi: 18-3-2006 A) Phần trắc nghiệm: (6 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Hãy cho biết trong các câu sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S). Al2O3 và ZnO là các ôxit lưỡng tính; CO2 và NO là các ôxit axit. Nguyên tố R ở phân nhóm chính nhóm V thì ôxit cao nhất của nó là R2O5 và hợp chất với hiđrô là RH5. Trong các loại phân đạm: Urê CO(NH2)2, amoninitrat NH4NO3, amonisunfat (NH4)2SO4 thì phân đạm amonisunfat có hàm lượng nitơ thấp nhất. Câu 2: (1,5 điểm) Hãy ghép các chữ cái A, B, C, D ở cột thí nghiệm với các số 1, 2 , 3 ở cột hiện tượng để tạo thành câu có nội dung hợp lý. Thí nghiệm Hiện tượng A. Cho dung dịch Mg(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 1. Thấy có kết tủa xuất hiện. B. Cho từ từ từng giọt HCl vào dung dịch NaHCO3. 2. Thấy không có hiện tượng gì xảy ra C. Đun nóng dung dịch hỗn hợp NaHCO3 và BaCl2. 3. Lúc ban đầu không có khí thoát ra, sau một lúc thì có khí thoát ra. D. Cho từ từ từng giọt HCl vào dung dịch Na2CO3. Câu 3: (1,5 điểm) Mỗi phần trong câu hỏi này có kèm theo các phương án trả lời a, b, c, d. Hãy chọn một phương án trả lời đúng theo yêu cầu của từng phần trong câu hỏi: Để nhận biết 3 dung dịch HCl, H2SO4 loãng, HNO3 thứ tự dùng thuốc thử là: AgNO3, Ba(NO3)2; Ba(NO3)2, AgNO3; CuO, AgNO3; Cả a và b đều đúng. Hòa tan hỗn hợp CuO và Fe3O4 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho NaOH dư vào dung dịch A thì thu được kết tủa B. Nung kết tủa B trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn C gồm: CuO, FeO; CuO, Fe2O3; Cu, Fe2O3; CuO, Fe3O4. Nhúng quỳ tím ẩm vào khí Cl2 và sau đó đưa ra ngoài ánh sáng thì: Quỳ tím chuyển sang màu xanh; Quỳ tím chuyển sang màu đỏ; Quỳ tím không đổi màu; Quỳ tím chuyển sang màu đỏ rồi sau đó mất màu. Câu 4: (1,5 điểm) Hãy chọn công thức thích hợp sau đây: K2SO4, Na2SO4, BaCl2, NaOH, (CH3COO)2Ca, Al2(SO4)3 để điền vào chỗ trống. . . . . có đánh số trong bài trả lời sau: Một học sinh làm thí nghiệm và báo cáo kết quả như sau: Rót dung dịch muối của kim loại kiềm từ lọ…(1)…vào lọ . . .(2). . .thấy có kết tủa trắng. Rót dung dịch từ lo. . .(3)…vào lọ . . .(4). . .thấy kết tủa keo, tiếp tục rót thêm kết tủa đó bị tan. Rót dung dịch từ lọ có muối dùng làm phân bón cho cây trồng là. . .(5). . .vào lọ . . .(6). . .ban đầu chưa có kết tủa, rót thêm thì có lượng nhỏ kết tủa. B) Phần tự luận: (14,0 điểm) Câu 5: (5,0 điểm) 1) Đốt cháy hoan toàn một hyđrocacbon X thu được 3,3 gam CO2 và 1,62 gam H2O. a) Xác định công thức phân tử của X. b) Monoclo hóa X tạo ra 1 sản phẩm duy nhất . Xác định công thức cấu tạo của X. 2) Chia 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm một ankan (A), một anken (B), một ankin (C) thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho qua Ag2O dư thấy thể tích hỗn hợp giảm 30% và thu được 3,6 gam kết tủa. Phần 2 cho qua dung dịch brôm dư thấy khối lượng bình brôm tăng 0,67 gam và có 0,4 mol brôm đã tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn khí ra khỏi bình brôm rồi hấp thu sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 14,775 gam kết tủa. Xác định A, B, C. Câu 6: (5,0 điểm) 1) Thổi 336 ml khí CO2 (đktc) vào 10 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X. Thêm 0,0075 mol Ca(OH)2 vào X thì thu được kết tủa Y. Tính khối lượng Y. 2) Lắc 0,81 g bột nhôm trong 200 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian, thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được 100,8 ml khí H2 (đktc) và còn lại 6,012 gam hỗn hợp D gồm 2 kim loại. Cho B tác dụng NaOH dư, được kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam CuO. Tính nồng độ mol/lít của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch ban đầu. Câu 7: (2,0 điểm) Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 52, tỉ số giữa hạt mang điện và không mang điện trong hạt nhân là 0,944. xác định nguyên tố X và viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho đơn chất của X lần lượt tác dụng với nước, dung dịch NaOH nguội, dung dịch NaOH đặc nóng, dung dịch Na2SO3, dung dịch NH3, dung dịch FeSO4 và dung dịch SO2. Câu 8: (2,0 điểm) Đem 2,24 lít (đktc) một hyđrocacbon A mạch hở tác dụng hết với dung dịch chứa 0,2 mol Br2. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol A thì thu được 0,2 mol CO2. xác định công thức cấu tạo của A. Từ A và các hóa chất phụ có đủ, viết phương trình phản ứng điều chế nhựa PVC, cao su buna.

File đính kèm:

  • docMot so de thi HSG tinh Binh Dinh .doc